Xu Hướng 10/2023 # 10 Tác Dụng Của Mướp Đắng Đối Với Sức Khoẻ Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 17 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 10 Tác Dụng Của Mướp Đắng Đối Với Sức Khoẻ Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 10 Tác Dụng Của Mướp Đắng Đối Với Sức Khoẻ Có Thể Bạn Chưa Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mướp đắng là gì?

Mướp đắng là một loại rau quả với nhiều tên gọi khác nhau như khổ qua, mướp mủ, bí đắng…có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Quả có vỏ màu xanh, thịt trắng, có hạt, vị đắng mùi thơm đặc trưng.

Mướp đắng mọc nhiều ở phía nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Philippin.

Có hai loại giống phổ biến là mướp đắng Trung Quốc và Ấn Độ. Mướp đắng Trung Quốc có hình dáng gần giống với dưa chuột, màu xanh nhạt và da sần sùi. Mướp đắng Ấn Độ có đầu hẹp, thân thuôn nhọn và có các đường gờ góc cạnh trên bề mặt vỏ.

Quả non được dùng trong để nấu ăn, mướp đắng còn mang lại lợi ích sức khỏe trong đó hạt và lá phơi khô làm thuốc.

Mướp đắng có chứa một số hợp chất chống oxy hóa đã được chứng minh là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tốt trong điều kiện thực nghiệm, có hiệu quả chống lại các gốc tự do.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả lá và quả của mướp đắng đều là những hợp chất phenolic có lợi với khả năng giảm thiểu các chất oxy hóa có hại. [1]

Chúng bảo vệ chúng ta khỏi nhiều bệnh do quá trình oxy hóa gây ra, bao gồm ung thư, lão hóa, bệnh tim và các tình trạng mãn tính.

Mướp đắng giúp chống oxy hóa

Quả bầu đắng chứa nhiều polyphenol. Những hợp chất này được biết đến với khả năng giảm viêm trong cơ thể.

Một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bột mướp đắng có thể cải thiện đáng kể các cytokine chống viêm thông qua việc ngăn chặn sự kích hoạt các con đường tín hiệu. Mướp đắng làm giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa não do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra và ngăn ngừa hiệu quả chứng viêm thần kinh.[2]

Một nghiên cứu trên chuột bị nhiễm trùng huyết, việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn của chúng, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid, giảm tích tụ chất béo, và cải thiện lượng đường huyết thấp

Advertisement

Bổ sung mướp đắng rừng có thể làm giảm các dấu hiệu hoặc chỉ số sinh hóa viêm và các cytokine tiền viêm trong cơ thể, từ đó cải thiện phản ứng viêm ở chuột bị nhiễm trùng huyết.[3]

Chống viêm bằng mướp đắng

Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do khiếm khuyết trong bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai.

Mướp đắng có chứa các hợp chất có vai trò làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Uống nước ép hoặc bột hạt mướp đắng làm giảm lượng glucose trong máu lúc đói và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở người bị tiểu đường.

Các dữ liệu thử nghiệm của mướp đắng cho thấy sự cải thiện tiết insulin và tác dụng tăng chất dẫn truyền của mướp đắng, đồng thời giúp gan và cơ của bạn xử lý và lưu trữ glucose tốt hơn.[4]

Mướp đắng hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường

Các thành phần trong mướp đắng có tác dụng ức chế tuyến trùng đường ruột. Ăn mướp đắng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của chúng ta và điều trị nhiều tình trạng đường ruột, bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích.

Mướp đắng tốt cho hệ tiêu hóa

Lượng cholesterol cao trong cơ thể tạo thành các mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, làm tăng nguy cơ các bệnh về tim. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm lượng cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Kali, magie và canxi trong mướp đắng làm giảm mức cholesterol xấu – LDL trong máu của chúng ta và duy trì mức cholesterol tốt hoặc HDL. Cholesterol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh về tim. Vì vậy, mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Mướp đắng bảo vệ sức khỏe tim mạch

Mướp đắng ít calo và nhiều chất xơ nên giúp giảm trọng lượng cơ thể. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm, giúp giảm cảm giác đói và no lâu hơn.

Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày uống viên nang chứa 4.8g chiết xuất mướp đắng sẽ giúp giảm lượng mỡ bụng đáng kể.[5]

Giảm cân bằng mướp đắng

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo giúp tăng cường sức khỏe làn da và hỗ trợ thị lực. Trong mướp đắng có khoảng 471IU lượng tham chiếu hằng ngày chiếm 44% vitamin A.

Những món ăn và thức uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và bệnh chàm, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.

Làm đẹp cho da và tóc bằng mướp đắng

Vitamin A trong mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).

Cụ thể, lutein và zeaxanthin được biết là tích tụ trong võng mạc, giúp bảo vệ cục bộ chống lại tổn thương oxy hóa. Hơn nữa, mướp đắng có chứa vitamin E và vitamin C cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh AMD.

Mướp đắng giúp tăng cường thị lực

Mướp đắng khả năng phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể uống một ly trà mướp đắng không đường mỗi ngày để đem lại hiệu quả mong muốn.

Mướp đắng giúp điều trị sỏi thận

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật.

Mướp đắng là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và cũng rất hiệu quả trong chứng trào ngược dạ dày – thực quản và chứng khó tiêu.

Mướp đắng giúp tăng cường hệ miễn dịch

    Lợi ích của củ cải đường đối với bệnh tiểu đường

    Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả lựu

    Nguồn: WebMD, Narayana Health

    Nguồn tham khảo

    Phenolic contents and antioxidant activity of some food and medicinal plants

    Momordica charantia, a Nutraceutical Approach for Inflammatory Related Diseases

    Anti-inflammatory effect of Momordica charantia in sepsis mice

    Anti-diabetic properties and phytochemistry of Momordica charantia L. (Cucurbitaceae)

    6 Benefits of bitter melon (bitter grourd) and its extract

    6 Tác Dụng Của Protein Đậu Nành Có Thể Bạn Chưa Biết

    Protein đậu nành là những loại vitamin được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, đậu tương lên men,…

    Khác với đa số các loại protein có nguồn gốc từ thực vật, protein đậu nành cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Ngoài ra, bên trong loại protein này còn có chứa isoflavon – một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa tiềm năng cùng rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như magie, canxi, sắt, kẽm,…

    Protein đậu nành đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc bổ sung nhiều protein đậu nành vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và thậm chí là ngăn ngừa ung thư.

    Protein đậu nành cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể

    Bổ sung chế độ ăn uống giàu protein đậu nành là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ giảm cân.

    Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đã chứng minh những bữa ăn cung cấp đầy đủ protein đậu nành sẽ giúp giảm trung bình 7,8kg ở người lớn tuổi bị béo bụng.[1]

    Protein đậu nành là một công cụ hiệu quả giúp giảm cân

    Các sản phẩm từ đậu nành có tác động rất tích cực đến sức khỏe tim mạch.[2]

    Các loại chất béo có trong trong máu như LDL-Cholesterol và Triglycerid là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

    Theo một đánh giá từ 35 nghiên cứu của trường Đại học Cambridge vào năm 2023, bổ sung đậu nành sẽ giúp giảm hàm lượng LDL-Cholesterol (xấu) và tăng HDL-Cholesterol (tốt), từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.[3]

    Các sản phẩm từ đậu nành có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch

    Protein đậu nành chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

    Chất xơ không hòa tan được bổ sung từ chế độ ăn uống giàu protein đậu nành sẽ làm giảm và ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp no lâu hơn và đặc biệt là có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng.[4]

    Protein đậu nành chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

    Thực phẩm từ đậu nành có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin B, kẽm và sắt. Một số chất bổ sung cũng có calci và vitamin D trong đó.

    Phức hợp vitamin B (vitamin B complex) bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12 sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, đồng thời thúc đẩy chuyển hóa carbohydrat và chất béo thành năng lượng hữu ích, do đó cải thiện các vấn đề về sức khỏe.

    Bên cạnh đó, các khoáng chất như phospho, kali, kẽm và sắt có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch.

    Các sản phẩm từ đậu nành cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất

    Nữ giới trong thời kỳ mãn kinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề do sự thay đổi nội tiết tố.

    Isoflavon – một chất dinh dưỡng trong đậu nành có cấu trúc tương tự estrogen, sẽ thay thế vai trò của estrogen bên trong cơ thể, giúp giảm đáng kể tình trạng bốc hỏa, cáu gắt, khó ngủ,…xảy ra.[5]

    Bên cạnh đó, một vài thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh, isoflavon còn giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh thông qua các cơ chế tăng cường hấp thụ canxi ở xương, kích thích tạo xương và làm chậm quá trình hủy xương.[6] [7]

    Isoflavone có trong protein đậu nành có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu nành có đặc tính chống oxy hóa cao, giúp thúc đẩy tiêu diệt các tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của các mạch máu bên trong khối u.[8]

    Chế độ ăn giàu đậu nành sẽ giúp ngăn ngừa ung thư

    Bên cạnh những lợi ích mà protein đậu nành mang lại, chúng ta cần phải lưu ý một vài tác dụng phụ sau:[10]

    Cản trở quá trình điều tiết tuyến giáp.

    Mất cân bằng testosteron.

    Quá mẫn (dị ứng).

    Gia tăng các tế bào ung thư.

    Alzheimer.

    Protein đậu nành có thể ngăn ngừa quá trình bài tiết tuyến giáp

    Protein đậu nành chứa chất kháng dinh dưỡng

    Đậu nành chứa phytates, một hợp chất thực vật thường được xếp vào nhóm chất kháng dinh dưỡng (cùng với lectin, oxalat và tannin). Các chất kháng dinh dưỡng này có thể làm giảm sự hấp thu của các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm.

    Các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành sẽ không có hại trừ khi chế độ ăn uống bị mất cân bằng nghiêm trọng

    Protein đậu nành chứa phytoestrogen

    Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên xuất hiện trong đậu nành, có các đặc tính tương tự như estrogen, có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.

    Nhiều người tránh ăn protein đậu nành vì lo ngại phytoestrogen sẽ phá vỡ mức độ hormone tự nhiên trong cơ thể.

    Tuy nhiên, các nghiên cứu uy tín hiện nay không cho thấy bằng chứng chứng minh sản phẩm từ đậu nành có thể thúc đẩy ung thư vú hay làm suy giảm hormone testosterone ở nam giới.[13][14]

    Advertisement

    Chưa có bằng chứng chứng minh các sản phẩm từ đậu nành có thể thúc đẩy ung thư vú hay làm suy giảm hormon sinh dục nam

    Whey protein là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của whey protein đối với cơ thể

    Whey protein và protein thực vật loại nào tốt

    Nguồn: WebMD, Pubmed

    Nguồn tham khảo

    Effect of protein source during weight loss on body composition, cardiometabolic risk and physical performance in abdominally obese, older adults: a pilot feeding study

    Association between consumption of soy and risk of cardiovascular disease: A meta-analysis of observational studies

    Soya products and serum lipids: a meta-analysis of randomised controlled trials

    Fiber: How Much Do You Need?

    Soy Isoflavones

    Decreased bone resorption with soy isoflavone supplementation in postmenopausal women

    Soy isoflavones attenuate bone loss in early postmenopausal Chinese women : a single-blind randomized, placebo-controlled trial

    Impact of soy isoflavones on the epigenome in cancer prevention

    Soy and isoflavones consumption and breast cancer survival and recurrence: a systematic review and meta-analysis

    What Are The Side Effects Of Soybeans?

    The potential health effects of dietary phytoestrogens

    Neither soy nor isoflavone intake affects male reproductive hormones: An expanded and updated meta-analysis of clinical studies

    Cây Vối Có Tác Dụng Gì? 9 Công Dụng Của Cây Vối Đối Với Sức Khỏe

    Vì sao cây vối có tác dụng chữa bệnh?

    Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, là loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 5 – 6m.

    Cây vối được trồng hay mọc tự nhiên ở các vùng nhiệt đới, ở nước ta mọc chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ và vùng đồng bằng. Cây có nụ, lá và cành non có mùi hương đặc trưng, mùi thơm dễ chịu.

    Ngoài tác dụng tạo bóng mát, lá và nụ của cây còn được ủ để nấu nước uống, cây vối có tác dụng chữa bệnh nên được dân gian sử dụng từ lâu.

    Vì trong lá và nụ cây vối có chứa các thành phần như tanin, chất khoáng, vitamin và tinh dầu. Các chất kháng sinh trong lá vối giúp chống lại vi khuẩn. Thông thường, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu quả. Và có tác dụng chữa một số bệnh như gout, đái tháo đường, bệnh mỡ máu,…

    Công dụng của lá vối, nước vối Hỗ trợ điều trị gout

    Bệnh gout là bệnh viêm khớp nặng phổ biến, người bệnh sẽ trải qua những con đau dữ dội.

    Nguyên nhân do sự tích tụ acid uric, do tăng sản sinh từ nhiều nguồn như thức ăn, bia rượu,…, do sự bài tiết không tốt của thận. Lắng đọng ở khớp nào gây đau ở đó, tình trạng sưng, đỏ, đau các khớp

    Lá và nụ cây vối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, lợi tiểu, thải độc giúp tăng đào thải acid uric. Từ đó giảm nguy cơ hình thành bệnh gout.

    Cây vối giúp tăng đào thải acid uric

    Hỗ trợ chữa bệnh ngoài da, lở ngứa, chốc đầu

    Lá vối có khả năng sát khuẩn dùng để trị lở ngứa, chốc đầu và một số bệnh ngoài da.

    Cách thực hiện:

    Dùng lá vối tươi sau đó vò nát.

    Nấu lá với nước sôi, nấu kỹ.

    Lấy nước để tắm gội và rửa nơi lở ngứa.

    Có thể dùng lá phơi khô sắc với nước.

    Tắm nước lá vối điều trị chốc đầu

    Giải khát

    Nước lá vối cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Lá vối còn có công dụng giải khát, thanh lọc gan thận, tăng đào thải chất độc qua nước tiểu.

    Đối với uống nước lọc thì khoảng sau 30 – 40 phút cơ thể sẽ đào thải hết. Còn uống nước vối thì cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó. Nhờ sự đào thải chậm sẽ giúp cơ thể không mất nước giảm tình trạng khát nước.

    Giải khát bằng nước lá vối

    Cách thực hiện:

    Dùng khoảng 6 – 8 lá tươi.

    Hơ qua lửa để lá héo lại.

    Hãm với nước sôi.

    Uống hằng ngày như uống trà.

    Hỗ trợ tiêu hoá

    Lá vối có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, nước lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa đầy bụng và khó tiêu.

    Nước lá vối hỗ trợ tiêu hóa

    Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng

    Lá vối chứa nhiều chất dinh dưỡng, chống oxy hóa và tính kháng viêm từ tinh dầu. Giúp giảm tình trạng đau bụng, khó chịu do viêm đại tràng mạn tính.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 200g lá vối tươi

    Vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

    Hỗ trợ trị đau bụng:

    Chuẩn bị: 3 lá vối tươi, 8g vỏ ổi, 10g tiêu, núm quả chuối.

    Thái nhỏ phơi khô nguyên liệu.

    Sắc với 400ml nước sôi đến khi còn khoảng 100ml.

    Uống 2 lần/ngày, uống liên tục 2 – 3 ngày.

    Điều trị viêm đại tràng bằng nước lá vối

    Công dụng nụ vối Hỗ trợ điều trị tiểu đường

    Trong nụ vối có chứa thành phần flavonoid hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước nụ vối giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 20g lá vối khô.

    Sắc lấy nước.

    Uống 3 lần/ngày.

    Nụ cây vối hỗ trợ điều trị tiểu đường

    Giảm mỡ máu

    Hoạt chất tanin và các vitamin trong nước nụ vối sẽ giúp cho gan được giải độc hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

    Advertisement

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 15 – 20g nụ vối.

    Hãm với nước.

    Uống 3 lần/ngày.

    Điều trị mỡ máu bằng nụ vối

    Công dụng vỏ cây vối

    Vỏ cây vối có tác dụng hỗ trợ điều trị bỏng, sẽ giúp giảm đau, hết phồng, giảm tiết dịch và chống nhiễm khuẩn.

    Cách thực hiện:

    Cạo bỏ vỏ thô của vỏ cây vối.

    Giã nát rồi hòa với nước sôi để nguội.

    Lọc lấy nước và thoa lên vùng da bị bỏng.

    Vỏ cây vối giúp trị vết bỏng

    Công dụng rễ vối

    Rễ cây vối có công dụng chữa viêm gan, vàng da.

    Cách thực hiện: Dùng 200g rễ vối sắc uống mỗi ngày.

    Điều trị viêm gan bằng rễ cây vối

    Những lợi ích sức khỏe của nhân sâm

    Tinh dầu bạc hà: lợi ích, cách dùng, tác dụng phụ cần lưu ý

    Những lợi ích sức khỏe của tinh dầu tràm

    Nhân sâm (ginseng) là gì? Tác dụng của nó đối với sức khỏe

    Nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc Gia, Sở Y tế Nam Định

    8 Tác Dụng Của Thuốc Xuyên Tâm Liên Đối Với Sức Khỏe

    Thuốc xuyên tâm liên là gì?

    Xuyên tâm liên là một loại thảo mộc bắt nguồn từ Ấn Độ và Sri Lanka. Sau một thời gian, chúng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Mỹ, châu Phi, Úc, Caribe.

    Xuyên tâm liên có nhiều tên gọi khác nhau: cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo. Người ta dùng bộ phận mọc trên mặt đất và phần rễ để làm thuốc.

    Xuyên tâm liên là loại thảo dược tính hàn, vị đắng dùng để trị các chứng như sốt, sốt rét, táo bón, gan,…

    Hạ sốt

    Xuyên tâm liên được dùng để hạ sốt do cảm lạnh và cảm cúm rất hiệu quả. Nó cũng có tác dụng đối với bệnh sốt rét, chứng cuồng loạnvà co giật.

    Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không khỏe và nhiệt độ thấp, hãy thử uống một ít chiết xuất xuyên tâm liên để khỏe lại sớm hơn.

    Xuyên tâm liên có thể được dùng để hạ sốt

    Bảo vệ gan

    Xuyên tâm liên có rất nhiều đặc tính bảo vệ gan.Nó giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái tạo các tế bào gan mới, ngăn chặn sự phát triển của các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,… góp phần hướng tới một lá gan khỏe mạnh.

    Sử dụng xuyên tâm liên giúp cho gan khỏe mạnh

    Loại bỏ ký sinh

    Xuyên tâm liên giúp loại bỏ các ký sinh trùng như giun sán, giun đũa, sán dây và sán lá ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp chữa lành các triệu chứng gây ra do sự tấn công của ký sinh trùng trong cơ thể.

    Tiêu chảy, thiếu máu phổi và gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng chiết xuất xuyên tâm liên.

    Xuyên tâm liên có đặc tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các loại kí sinh trùng

    Chăm sóc da

    Xuyên tâm liên có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ chăm sóc da. Đặc tính chống oxy hóa của chúng giúp làm sạch da, rất hữu ích trong việc điều trị các tình trạng da khác nhau như phát ban, viêm, khô da, ngứa da, cảm giác nóng và mẩn đỏ.

    Xuyên tâm liên cũng có thể được dùng bằng cách pha loãng với nước để làm sạch rỉ trên da.

    Advertisement

    Ngoài ra, nó còn có thể được làm thành bột nhão và được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như chàm và mụn trứng cá. Nước sắc thu được từ cây xuyên tâm liên giúp chữa phát ban trên da.

    Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị các chứng ban đỏ, ngứa trên da

    Hỗ trợ điều trị thiếu máu

    Xuyên tâm liên giúp tạo ra nhiều máu hơn trong cơ thể và giúp điều trị tình trạng thiếu máu. Thiếu máu có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng.

    Thiếu máu thường gặp ở phụ nữ do việc mất máu theo chu kỳ sinh lý mỗi tháng. Điều này gây ra một hậu quả nặng nề cho cơ thể phụ nữ, đặc biệt là trong và sau khi mang thai. [3]

    Thiếu máu gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

    Giảm lượng đường trong máu

    Xuyên tâm liên có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích giải phóng insulin và tăng hấp thu glucose của các tế bào cơ.

    Tiểu đường là một căn bệnh về lối sống phổ biến do sự gia tăng căng thẳng, thói quen ăn uống thất thường và lối sống không lành mạnh. Xuyên tâm liên giúp làm giảm lượng đường có trong máu bằng cách kích thích các tế bào tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.

    Xuyên tâm liên có hiệu quả với người tiểu đường

    Chống ung thư

    Xuyên tâm liên có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư tiến triển và kiểm tra ung thư. Nó có hiệu quả nhất trong trường hợp ung thư gan.

    Đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của loài cây này vì việc tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh ung thư luôn được các bác sĩ và nhà khoa học ưu tiên hàng đầu.

    Xuyên tâm liên giúp chống lại các tế bào ung thư

    Điều trị bệnh hệ thần kinh trung ương

    Xuyên tâm liên tạo ra một chất chuyển hóa gọi là swertiamartin, được sử dụng trong điều trị căng thẳng và lo lắngcấp tính do tác dụng của nó lên hệ thần kinh trung ương. Nó cũng có hiệu quả trong chứng co giật. [4]

    Sử dụng xuyên tâm liên giúp giảm stress cho cơ thể

    Lưu ý khi sử dụng

    Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng xuyên tâm liênkhông an toàn để sử dụng trong các trường hợp sau:

    Mang thai và cho con bú: Hiện chưa có thông tin đầy đủ để biết liệu xuyên tâm liên có an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không, vì vậy nên cân nhắc sử dụng xuyên tâm liên trên các đối tượng này để tránh được các tình huống xấu có thể xảy ra.

    Loét đường ruột: Bạn nên tránh sử dụng xuyên tâm liên khi bị loét đường ruột vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

    Bệnh tiểu đường: Ở một số người, xuyên tâm liên có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường máu của bạn khi đang sử dụng loại dược liệu này.

    Phẫu thuật: Bạn nên ngưng dùng xuyên tâm liên ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Điều này là do xuyên tâm liên có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.

    Lưu ý khi sử dụng xuyên tâm liên trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú

    Sản phẩm Xuyên tâm liên tại Nhà thuốc An Khang

    Hộp 10 vỉ x 10 viên

    Xuyên Tâm Liên Fito thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau

    Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ

    Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Công dụng của Saffron đối với sức khỏe, làm đẹp

    Đương quy là gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

    Nguồn: chúng tôi chúng tôi pharmeasy.in

    Nguồn tham khảo

    Swertia chirata: A traditional herb and its medicinal uses

    Health benefits of Chiretta

    Health benefits of Chiretta

    Anthelmintic activity of Swertia chirata against gastrointestinal nematodes of sheep

    10 Tác Dụng Đáng Kinh Ngạc Của Táo Đỏ Mà Có Thể Bạn Không Biết

    Giúp làm đẹp

    Theo nghiên cứu của Đại học Cornell Mỹ, vitamin C và chất quercetin trong táo sẽ có khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ, từ đó quá trình lão hóa của con người được diễn ra chậm hơn. Đồng thời với người già bị mất trí nhớ thì táo luôn là loại quả tốt nhất.

    Phụ nữ ăn táo hàng ngày giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Táo rất giàu chất xơ hòa tan làm giảm lượng đường trong máu. Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể. Người ta dùng rượu Táo làm làm bớt gầu tóc và làm chất thơm để khử mùi hôi của cơ thể, nhất là ở những người có mồ hôi dầu.

    Giàu chất xơ

    Giúp làm đẹp

    Chất pectin có trong táo luôn được đánh giá là thành phần dinh dưỡng tốt nhất. Đặc biệt là chất xơ rất giàu trong vỏ táo, chất này rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol.

    Táo nhiều chất xơ hòa tan làm giảm sự tích tụ cholesterol gây ra các mảng bám trong động mạch. Các hợp chất phenolic trong vỏ táo cũng ngăn ngừa sự hình thành cholesterol trong động mạch – nguyên nhân dẫn đến lưu thông máu chậm gây ra bệnh động mạch vành.

    Theo nghiên cứu, nồng độ pectin càng cao thì lượng cholesterol trong máu càng được giảm thấp. Bên cạnh đó pectin còn giúp ổn định lượng đường có trong máu, thông qua việc biến một chất gel dính khi bị ướt nằm bên trong dạ dày, từ đó làm chậm quá trình hấp thụ đường, sau này lượng đường sẽ từ từ được hấp thụ vào trong cơ thể.

    Giàu chất xơ

    Giúp tăng khả năng ghi nhớ và các chứa năng của não bộ

    Giàu chất xơ

    Vỏ ngoài màu đỏ của táo được chứa hợp chất anthocyanins hữu cơ tự nhiên sẽ giúp ngăn ngừa sự suy giảm các chức năng tinh thần do vấn đề tuổi tác gây ra và có khả năng tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó hợp chất thường có trong thực vật là flavonoids (bao gồm cả chất anthocyanins) sẽ giúp giảm thiểu được sự mất mát có trong chức năng nhận thức.

    Giúp xương chắc khỏe

    Giúp tăng khả năng ghi nhớ và các chứa năng của não bộ

    Trong táo có chứa các thành phần dinh dưỡng khoáng vi lượng như phloridzin Boron và boron nên sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn thông qua tương tác với Vitamin D.Phloridzin và magie, từ đó xương được bảo vệ có hiệu quả và tránh làm loãng xương ở phụ nữ khi tới thời kì sau mãn kinh, bởi nó sẽ giúp tăng mật độ và sức khỏe cho xương hơn.

    Nhờ chứa một lượng dưỡng chất canxi, magiê và phốt pho đáng kể, quả táo ta sẽ giúp cho xương và răng của bạn chắc khỏe hơn. Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric.

    Chống nhiễm khuẩn và táo bón

    Giúp xương chắc khỏe

    Trong các bữa ăn gia đình, nếu bạn dùng táo để tráng miệng thì việc phòng chống các bệnh về răng miệng, sâu răng và viêm dạ dày rất tốt. Bạn nên ăn từ 1-2 quả táo mỗi ngày nếu như cơ thể thường xuyên bị nóng, táo bón… để dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

    Táo được xem là liều thuốc tốt điều trị cả tiêu chảy lẫn táo bón. Các chất xơ trong táo giúp đại tràng hoạt động tốt, hệ thống ruột làm việc trơn tru hơn. Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ.

    Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2-3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón. Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung.

    Chống nhiễm khuẩn và táo bón

    Nhuận mật

    Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi. Người có sỏi mật có thể uống rượu Táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần 1/2 ly kết hợp với uống 1/4 ly dầu Ô liu có thể làm tan sỏi mật. Đồng thời, Táo có thể làm giảm lượng cholesterol. Do vậy người ăn nhiều Táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu.

    Hạ huyết áp

    Nhuận mật

    Nếu cơ thể của bạn chứa quá nhiều sodium thì rất dễ dẫn đến đau đầu, trúng gió… đặc biệt là bị cao huyết áp. Do đó nếu như kiên trì ăn táo vào mỗi ngày, sẽ giúp lượng kali (có trong táo) tăng lên, từ đó lượng sodium thừa sẽ bị thải ra ngoài và huyết áp của bạn sẽ được duy trì ổn định hơn.

    Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng kali cho cơ thể để ổn định huyết áp, bổ sung canxi tốt cho răng và xương.Cụ thể ăn táo thường xuyên có tác dụng tăng cường khả năng tuần hoàn máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Và theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì táo còn có khả năng ổn định huyết áp, rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Táo có thể gọt vỏ ăn nguyên quả hoặc chế biến thành nước ép để uống.

    Hạ huyết áp

    Giảm nguy cơ đột quỵ

    Hạ huyết áp

    Táo đỏ luôn là một loại thực phẩm có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của người cao tuổi. Theo nghiên cứu Nhật, nếu mỗi ngày bạn tiêu thụ 1-2 quả táo (tương đương 400gr táo) sẽ làm giảm chất béo trung tính có trong máu, đây là chất sẽ gây ra xơ cứng động mạch, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và tăng huyết áp. Ngoài ra việc ăn táo hàng ngày còn giúp tăng thành mạch máu và sức đề kháng, bởi lượng vitamin C có trong táo rất nhiều.

    Phòng chống bệnh ung thư

    Giảm nguy cơ đột quỵ

    Theo nghiên cứu khoa học, vì trong táo đỏ có chất polyphenol nên nó sẽ giúp khống chế được tế bào ung thư phát triển. Táo là một nguồn tốt của một số chất chống oxy hóa, táo có thể giảm nguy cơ ung thư.

    Còn theo sự nghiên cứu của Phần Lan thì chất flavonoids có trong táo lại là khắc tinh của các tế bào ung thư. Do đó nếu thường xuyên ăn táo thì sẽ giảm được 20% xác xuất mắc bệnh ung thư phổi. Còn theo nghiên cứu của Pháp thì chất astaxanthin được tìm thấy trong táo sẽ có khả năng giúp con người ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo, nước ép táo, hoặc một số các hợp chất thực vật trong táo, có tác dụng chống ung thư. Trong một nghiên cứu mang tên “Một quả táo mỗi ngày”, những người tiêu thụ 1 hoặc nhiều quả táo mỗi ngày thì giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, trong đó có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại trực tràng thấp hơn 20% và ung thư vú thấp hơn 18%.

    Giảm cholesterol xấu

    Phòng chống bệnh ung thư

    Vì trong táo có chứa chất axit ursolic, axit gluconic và pectin nên sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể con người. Bên cạnh đó việc ăn táo còn giúp bạn giảm được các nguy cơ mắc phải các bệnh về xơ cứng động mạch và tim mạch.

    Khi chất xơ hòa tan sẽ nảy sinh ra loại gel giống như cao su ngâm trong LDL cholesterol xấu, do đó chúng sẽ giúp cơ thể kéo chất đó ra. Ngoài ra, các chất xơ đã được hòa tan có trong táo khi kết hợp với chất béo có trong ruột sẽ giúp cơ thể của bạn được khỏe mạnh hơn, bởi hợp chất đó sẽ giảm được cholesterol xấu.

    Giảm cholesterol xấu

    Khi nhắc đến táo, thì ắt hẳn với đa số mọi người nó luôn là loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những công dụng đáng nể từ loại quả này. Với bài viết các lợi ích đáng kinh ngạc từ quả táo, chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm cho mình nhiều kiến thức về việc tại sao mỗi ngày chúng ta nên ăn ít nhất một quả táo!

    Đăng bởi: Thái Nguyễn Quốc

    Từ khoá: 10 tác dụng đáng kinh ngạc của táo đỏ mà có thể bạn không biết

    Một Số Tác Dụng Phụ Của Quả Khổ Qua Đối Với Sức Khỏe

    1. Kích thích sẩy thai

    Quan niệm kiêng ăn khổ qua (còn gọi là mướp đắng)  khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều khổ qua. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.

    Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn khổ qua.

    2. Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản

    Nếu đang mong có con, bạn cần loại khổ qua khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều khổ qua sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.

    3. Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ

    Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái khổ qua còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.

    Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.

    4. Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận

    Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn khổ qua vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

    5. Hôn mê do hạ đường huyết

    Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều khổ qua. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.

    Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn khổ qua.

    6. Thiếu máu tan huyết

    Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà khổ qua có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.

    Khi bạn tiêu thụ quá nhiều khổ qua, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.

    Nguồn: suckhoe

    Từ khóa:

    Đăng bởi: Nguyễn Văn Cừ

    Từ khoá: Một số tác dụng phụ của quả khổ qua đối với sức khỏe

    Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Tác Dụng Của Mướp Đắng Đối Với Sức Khoẻ Có Thể Bạn Chưa Biết trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!