Bạn đang xem bài viết 10 Tình Huống Không Nên Quan Hệ Tình Dục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi đang mắc bệnh
Đối với những người bị bệnh, chức năng sinh lý của cơ quan không còn hoạt động bình thường, nhất là đối với người mắc bệnh cao huyết áp, huyết áp không ổn định, bệnh về tim mạch… Khi dùng các tư thế quan hệ tình dục sẽ kích thích đến hệ thống thần kinh trung ương, làm huyết áp tăng cao, co thắt mạch máu, dễ gây nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não.
Những người bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B… thì nên tránh quan hệ “chăn gối” để tránh nguy cơ rủi ro lây sang bạn tình. Việc quan hệ tình dục vào thời điểm bị các bệnh này không chỉ có nguy cơ lây nhiễm mà còn làm suy giảm sức khoẻ của người bệnh.
Khi mệt mỏi
Không phải thời điểm nào cũng có thể quan hệ tình dục, bởi khi quan hệ tình dục sẽ đốt cháy rất nhiều năng lượng, thông thường sau khi “quan hệ” xong cơ thể sẽ có cảm giác mệt, buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm nào sung sức nhất và khoẻ mạnh nhất để quan hệ tình dục, tránh tình trạng sau khi lao động nặng nhọc nhưng vẫn cố “quan hệ”, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong
Khi đang ngày “đèn đỏ”
Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường, nồng độ axit ở âm đạo lúc này cũng bị máu hoà loãng, khiến cho khả năng phòng chống vị khuẩn suy giảm, niêm mạc tử cung của phụ nữ bị tổn thương. Khi làm “chuyện ấy” trong những ngày này, âm đạo sẽ bị ra nhiều máu hơn, dẫn đến thời gian kinh nguyệt bị kéo dài. Không những thế, đó còn là lý do khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, dẫn đến viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phụ nữ.
Sau khi uống rượu, bia
Một chút rượu bia sẽ giúp kích thích, tạo hưng phấn cho cả 2 “yêu” thêm cuồng nhiệt và sẽ giúp nàng lên đỉnh đạt cực khoái nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chất kích thích rượu bia, sử dụng quá nhiều những chất có cồn này sẽ không có ích mà còn phản tác dụng. Vì nó có thể gây kích thích hệ thống tim mạch, dẫn đến co thắt mạch máu, tăng lượng máu lưu thông, tăng huyết áp, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não. Mặc khác, rượu bia còn làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh của nam giới, suy giảm chức năng sinh sản nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài.
Khi đang mang thai
Nếu phụ nữ có thai kỳ bình thường thì việc quan hệ tình dục hoàn toàn không ảnh hưởng tới sự an toàn của thai phụ và thai nhi. Quan hệ tình dục đúng cách còn giúp bà bầu điều hoà được cảm xúc, cảm giác thư thái và em bé trong bụng mẹ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi quan hệ nên có những động tác nhẹ nhàng, không nên quá mạnh.
Còn đối với trường hợp phụ nữ đã từng sảy thai, sinh non… hoặc có dấu hiệu khác thường thì không nên quan hệ tình dục mà cần có sự tư vấn hợp lý của bác sĩ.
Khi mới sinh
Sau khi vừa sinh con, âm đạo và tử cung của phụ nữ thường phải chịu những tổn thương khá lớn, phải cần có thời gian để hồi phục. Hơn nữa, khi sinh xong sức khoẻ của phụ nữ rất yếu do mất nhiều máu, khả năng phòng chống bệnh tật suy giảm. Nếu bạn quan hệ sớm quá thì sẽ làm tử cung lâu khỏi, thậm chí sẽ khiến tử cung bị chảy máu, băng huyết. Vì thế, trong thời gian này cũng nên hạn chế làm “chuyện ấy” khoảng 2 tháng
Khi quá no hoặc quá đói
Khi ăn no, dạ dày và ruột sẽ căng lên và xung huyết, máu lên não không đủ, do đó không thích hợp để quan hệ. Còn khi đói, thể lực của con người bị suy sụp, tinh lực không dồi dào như lúc no vì vậy quan hệ sẽ không được như ý muốn.
Khi vừa tắm xong
Tắm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm các mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tốt hơn. Vì thế, việc quan hệ tình dục ngay khi tắm xong sẽ làm gia tăng tuần hoàn máu ở cơ quan sinh dục, dễ bị xung huyết , mất cân bằng máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng tình dục.
Khi chưa vệ sinh cơ thể
Trước khi sinh hoạt tình dục nên vệ sinh cơ thể trước, đặc biệt là vùng cơ quan sinh dục, vì nếu sinh hoạt tình dục trong môi trường ô nhiễm sẽ dễ gây viêm nhiễm phụ khoa cho cả đàn ông và phụ nữ, ngoài ra còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của cả hai người, cản trở sự thành công của “chuyện ấy”, còn có thể tạo ra tâm lý “hãi” cho đối phương.
Khi stress
Khi tâm trạng không được thoải mái, vợ hoặc chồng chưa sẵn sàng “vào cuộc” thì tốt nhất là không nên quan hệ tình dục. “Yêu” trong lúc tinh thần căng thẳng dễ gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bản thân, nếu một trong hai người đang có tâm trạng nặng nề khi quan hệ, quan hệ theo kiểu gượng ép, rất có thể là nguyên nhân làm phụ nữ bị lãnh cảm và đàn ông bị liệt dương.
Minh Anh (Tổng hợp)
Giai Đoạn Cãi Nhau Trong Tình Yêu: Mối Quan Hệ Đầy Thách Thức
Tìm hiểu về giai đoạn cãi nhau trong tình yêu, hậu quả và cách xử lý một cách hiệu quả. Cùng khám phá cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ tình yêu.
Trong một mối quan hệ tình yêu, cãi nhau là một phần không thể thiếu. Giai đoạn cãi nhau trong tình yêu là một thử thách lớn đối với cả hai bên. Tuy nhiên, nếu được xử lý một cách đúng đắn, giai đoạn này có thể là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giai đoạn cãi nhau trong tình yêu, những hậu quả của nó, và cách xử lý một cách hiệu quả.
Trong mỗi mối quan hệ tình yêu, giai đoạn cãi nhau là điều không thể tránh khỏĐây là thời gian khi những mâu thuẫn và xung đột bắt đầu xuất hiện. Cãi nhau có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của một mối quan hệ, từ giai đoạn ban đầu cho đến khi hai người đã sống chung một gia đình.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tạo ra giai đoạn cãi nhau trong tình yêu. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
Sự khác biệt trong giá trị và quan điểm: Mỗi người có một cách nhìn và giá trị riêng, và khi hai người hợp nhất lại, sự khác biệt này có thể dẫn đến mâu thuẫn và cãi vã.
Thiếu giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp là yếu tố cốt lõi trong một mối quan hệ tình yêu. Thiếu giao tiếp hiệu quả có thể tạo ra hiểu lầm và gây ra cãi vã.
Stress và áp lực từ bên ngoài: Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều áp lực và stress. Những áp lực này có thể ảnh hưởng đến tình yêu và góp phần tạo ra giai đoạn cãi nhau.
Có một số dấu hiệu nhận biết giai đoạn cãi nhau trong tình yêu mà bạn có thể nhận ra. Một số dấu hiệu chính bao gồm:
Tăng cường xung đột và mâu thuẫn: Cãi nhau trở thành một phần thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, và mâu thuẫn ngày càng gia tăng.
Thiếu lòng tin và sự đồng thuận: Sự tin tưởng và đồng thuận giữa hai người giảm sút, và sự hoà hợp trong quan điểm và ý kiến cũng giảm đ
Giao tiếp kém hiệu quả: Hai người không thể truyền đạt ý kiến và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và hiệu quả.
Cãi nhau liên tục và căng thẳng có thể gây ra căng thẳng tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên. Mối quan hệ trở nên căng thẳng và không còn đem lại niềm vui và hạnh phúc như trước đây.
Giai đoạn cãi nhau có thể làm suy giảm khả năng giao tiếp và hiệu quả trong mối quan hệ. Hai người không thể truyền đạt ý kiến và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và dễ dàng. Điều này dẫn đến sự mất mát và xa cách trong mối quan hệ.
Giai đoạn cãi nhau nếu không được giải quyết một cách hiệu quả có thể đe dọa sự ổn định và kéo dài của mối quan hệ. Những mâu thuẫn và xung đột liên tục có thể dẫn đến sự suy yếu và tan vỡ mối quan hệ.
Để xử lý giai đoạn cãi nhau trong tình yêu một cách hiệu quả, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:
Thấu hiểu và lắng nghe lẫn nhau là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết mâu thuẫn. Hãy dành thời gian để lắng nghe ý kiến và cảm xúc của đối tác một cách chân thành và không đánh giá.
Để giải quyết một mâu thuẫn, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp tác. Hãy tránh đổ lỗi cho nhau và tìm kiếm sự đồng thuận và giải pháp chung.
Trong giai đoạn cãi nhau, hãy luôn thể hiện tình yêu và sự tôn trọng đối với đối tác. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ tốt yêu cầu sự chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau.
Nếu giai đoạn cãi nhau trở nên quá áp lực và không thể tự giải quyết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoàGia đình, bạn bè, hoặc tư vấn chuyên gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn và đối tác vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thời gian của giai đoạn cãi nhau trong tình yêu phụ thuộc vào mỗi mối quan hệ cụ thể. Có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý một cách hiệu quả, giai đoạn này có thể kéo dài lâu hơn và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Dù có thể có những mâu thuẫn và xung đột không thể giải quyết hoàn toàn, nhưng giai đoạn cãi nhau trong tình yêu có thể được xử lý một cách hiệu quả. Quan trọng là sẵn lòng lắng nghe và cống hiến cho mối quan hệ.
Để tỉnh táo và bình tĩnh trong giai đoạn cãi nhau, hãy tập trung vào việc kiểm soát cảm xúc và thực hiện hơi thở sâu. Hãy nhớ rằng việc giữ bình tĩnh và tôn trọng đối tác là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ khỏe mạnh.
Giai đoạn cãi nhau trong tình yêu là một phần không thể thiếu của một mối quan hệ. Nếu được xử lý đúng cách, giai đoạn này có thể là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ. Hãy nhớ rằng việc thấu hiểu, lắng nghe, và tôn trọng đối tác là yếu tố quan trọng để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy thực hiện những bước hợp tác và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Với tình yêu và sự chăm sóc, bạn và đối tác có thể vượt qua giai đoạn cãi nhau và xây dựng một mối quan hệ tình yêu bền vững.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Rượu Thuốc Và Sức Khỏe Tình Dục
Các đấng mày râu, muốn duy trì phong độ và sự nam tính của mình, xin đừng đùa với rượu. Rượu như một phù thủy có phép thuật, có thể biến một người đàn ông khỏe mạnh, rất “ổn” trở thành một người không còn một chút nam tính, thậm chí bạn còn trở thành một bệnh nhân của bệnh vô sinh…
1.Một nguyên nhân gây liệt dương
hormone sinh dục nam có tác dụng duy trì đòi hỏi tình dục và kích thích tuyến tiền liệt, túi tinh bài xuất tinh dịch. Như vậy, có thể nói rượu làm giảm hoặc làm mất đòi hỏi tình dục, có thể gây vô sinh nam do không đủ về số lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và hình thái tinh trùng. Thông thường, lượng tinh dịch từ 2 đến 5ml, có 20 triệu tinh trùng/ml, trên 60% số lượng tinh trùng ở dạng hoạt động mạnh và trên 60% tinh trùng có hình thái bình thường.
Với người nghiện rượu mãn tính, cơ thể thiếu vitamin B1 gây ra bệnh não, làm giảm hoặc mất khả năng tình dục như – xuất tinh sớm – không đạt được cực khoái, không có khả năng cương cứng…
2.Và các tác hại khác
Rõ ràng, lạm dụng rượu không làm cho bạn mạnh mẽ hơn, đàn ông hơn mà còn làm cho bạn mắc phải hội chứng lệ thuộc rượu. Lệ thuộc rượu có nhiều biểu hiện khác nhau, phối hợp với nhau và thay đổi tùy thuộc vào mỗi người. Biểu hiện có thể nhận thấy là sự biến đổi về nhân cách: khả năng kiềm chế, nóng giận, ghen tuông, dễ bị kích động, giận dữ đột ngột, hành vi gây gổ… Các biểu hiện khác như ăn mặc cẩu thả; thờ ơ với việc ăn uống; thay đổi thời điểm uống từ buổi chiều sang buổi sáng, thay vì uống bia chuyển sang uống rượu mạnh; hứa hẹn cai rượu nhiều lần…
Nếu bạn là người nghiện rượu, cơ thể bạn sẽ lâm vào tình trạng rối loạn các chức năng. Bạn bị đau bụng, chuột rút, chân tay đờ đẫn, run, cảm giác kiến bò, mạch không đều, mặt đỏ, đi lại không vững, nói năng lẫn lộn, nhíu lưỡi, suy nghĩ chậm chạp, trí nhớ giảm sút…
Lúc này, rượu là chất độc kích thích cơ thể, làm hạ đường huyết, tăng triglycerid trong máu tác động xấu đến tim, gan, mạch máu, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Người nghiện rượu ăn ít vì số calo do rượu cung cấp có thể bù đắp cho những nhu cầu năng lượng của cơ thể, nhưng số calo này không có nguồn gốc là protein, vitamin và muối khoáng vì thế người nghiện rượu thường bị suy dinh dưỡng.
Mẹo tăng cường sinh lý nam giới
1. Ngọc đế hoàn :
Ngọc Đế Hoàn giúp bổ thận, mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị sinh lý yếu. Gia tăng khả năng tình dục nam giới. Kích thích cơ quan sinh dục cương cứng nhanh.
Kéo dài thời gian giao hợp. Hỗ trợ chống liệt dương, hỗ trợ chống xuất tinh sớm.
Hỗ trợ phục hồi khả năng sinh lý nhanh, giúp cơ thể cường tráng khỏe mạnh
2. Rocket 1h
Rocket 1h giúp tăng tiết hormon nam giới testosteron một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, hỗ trợ điều trị quá trình mãn dục ở nam giới.
10 Bài Văn Phân Tích Tình Huống Truyện Độc Đáo Trong Truyện Ngắn “Vợ Nhặt” Của Kim Lân
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 10
Sự thăng hoa của tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến việc sáng tạo ra tình huống truyện độc đáo. Kim Lân là một nhà văn nông thôn chuyên viết về những chuyện nông thôn như: Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí, Chuyện ông già trên núi Côi Kê….Trong đó, “Vợ nhặt” là tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi nhà văn Kim Lân với những nghệ thuật sáng tạo độc đáo: đó là tình huống truyện.
Tình huống truyện được hiểu là tình thế xảy ra truyện, là “cái khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là “cái khoảnh khắc chứa đựng cả đời người” (Nguyễn Minh Châu). Qua tình huống truyện, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh, góp phần nổi bật tư tưởng của tác phẩm. Tình huống truyện “Vợ nhặt” vừa là một tình huống lạ, độc đáo lại vừa là một tình huống oái oăm, trớ trêu.
Tình huống truyện trong “Vợ nhặt” vô cùng độc đáo: Đó là việc anh Tràng lấy được vợ trong nạn đói lịch sử, trong những ngày mà người chết đầy đường, đoàn người dắt díu nhau đi tìm cái ăn, xóm ngụ cư đêm dêm vang lên trong tiếng hờ khóc người chết.
Tình huống ấy trước hết được coi là tình huống lạ, độc đáo. Ta thấy hành động lấy được vợ của Tràng vô cùng khác thường mà phải gọi là “nhặt vợ” thì đúng hơn. Dưới mắt những người dân xóm ngụ cư, người như Tràng lấy được vợ là chuyện không tưởng. Quan niệm dân gian trước giờ luôn xem nhẹ việc lấy chồng ngụ cư – vốn là tầng lớp dưới đáy thường bị xã hội xem thường, rẻ khinh. Hơn nữa, Tràng lại là một người xấu xí, nghèo khổ. Giữa thời buổi ấy, nuôi được thân mình đã khó mà lại còn đèo bòng chuyện vợ con. Nhưng đáng thương hơn cả là hành động nhặt vợ ấy. Vợ – đáng lẽ hải được cưới hỏi tử tế, đàng hoàng, phải đầy đủ mâm cỗ rước về nhưng nay lại rẻ rúng bằng một câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc.
Tràng nhặt được vợ trong một tình huống vừa kì quặc, vừa oái oăm, vừa vui mừng, vừa bi thảm. Mặc dù lạ nhưng việc Tràng lấy được vợ là điều vô cùng hợp lí. Người đọc toàn hoàn bằng lòng với việc xảy ra. Anh Tràng lấy vợ lúc này là đúng bởi vì nếu không phải năm đói thì chắc chẳng có người đàn bà nào chịu lấy anh. Hơn nữa, hành động nhặt vợ kia còn thể hiện được sự cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của những con người năm đói.
Bên cạnh đó, tình huống truyện còn thể được sự éo le, oái oăm, trớ trêu. Nếu trong hoàn cảnh bình thường thì anh Tràng lấy vợ là niềm vui cho bà mẹ và xóm ngụ cư. Vậy mà éo le thay, việc anh Tràng lấy vợ không biết là nên vui hay nên buồn. Chính Tràng ban đầu cũng không ngờ được việc mình lấy được vợ. Chỉ bốn bát bánh đúc và một câu bông đùa – hôn nhân chưa bao giờ tưởng có thể đơn giản được như thế. Dưới con mắt của người dân xóm ngụ cư, anh Tràng lấy vợ khiến người ta tò mò, ngạc nhiên, lo sợ cho anh. Tình hình hiện tại biết bao u ám “cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào” thế nhưng Tràng vẫn đèo bòng chuyện vợ con.
Với bà cụ Tứ, bà còn nghĩ đến những điều tệ hại hơn: “biết rằng chúng nó lấy nhau liệu có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?”. Với Tràng, anh đã từng cảm thấy hơi chợn khi nghĩ về niềm hạnh phúc bé nhỏ vừa tìm được “thóc gạo này đến thân mình chẳng biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng?” Với thị – người vợ vừa được nhặt về, nỗi tủi hổ dường như lấn át cả niềm vui. Nói trắng ra, thị lấy Tràng cũng vì muốn sống sót qua cơn đói, muốn tìm một chiếc phao cứu sinh. Sự éo le ấy còn lan tỏa ra khung cảnh xung quanh. Đêm tân hôn của hai người khốn khổ diễn ra trong cái gió lồng lộng từ bờ sông thổi vào, ngọn đèn dầu vàng đục và tiếng hờ khóc của người chết vang lên trong xóm ngụ cư.
Từ những điều đã phân tích trên, ta thấy tình Tràng lấy được vợ mang lại giá trị hiện thực sâu sắc. Trước nhất, nó phơi bày số phận của người nông dân trước cách mạng tháng tám. Vì nghèo khổ nên Tràng không thể nào lấy được vợ, phải chờ đến cơ hội “trời cho”. Càng mỉa mai hơn khi cơ hội ấy chính là nạn đói lịch sử, là thảm cảnh đau thương của biết bao con người chết đói khiến cho người đàn bà tự nguyện vứt bỏ nhân phẩm, vứt bỏ giá trị theo không anh về làm vợ. Con người hiện lên như cái rơm, cái rác bị vứt ngoài lề cuộc sống. Trong khung cảnh đói khát ấy, anh lấy vợ mà chẳng ai mừng cho, bữa cơm đầu tiên sau ngày cưới thật thảm hại, lấy vợ trong nỗi xót xa, cay đắng khôn cùng.
Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” cũng là điều khiến người đọc phải suy nghĩ trước sau. Kim Lân đã gợi lên trong lòng người đọc niềm xót xa khôn nguôi, qua đó gợi cho người đọc sự cảm thông về số phận người dân nghèo. Đồng thời, góp phần phát hiện phẩm chất đáng quí của người nông dân ngay giữa hoàn cảnh đói khát. Trong cái đói, mẹ con anh đã biết cưu mang một người xa lạ. Việc Tràng cưới vợ trước xuất phát từ bản chất xót thương, muốn cứu vớt thị. Lời mời “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” có vẻ như đùa nhưng thực ra là cơ hội dễ dẫn thị từ bên bờ vực của cái đói, cái chết về đến hạnh phúc gia đình.
Tràng lo lắng, quan tâm, trân trọng từng hạnh phúc bình dị, đơn sơ: đưa chị vào hàng ăn một bữa cơm thật no, sắm cho chị một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt, mua dầu thắp đèn cho sáng đêm tân hôn… Tràng còn âm thầm theo dõi thái độ của thị và cảm thấy lo lắng trước sự lặng lẽ: “quái sao nó lại buồn thế nhỉ”? Tràng giới thiệu thị với mẹ một cách đàng hoàng để thị vơi bớt tủi hổ: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau”. Đặc biệt, Kim Lân qua việc khắc họa nhân vật còn thể hiện niềm tin vào sự đổi đời.
Đây là nét nhân đạo mới mẻ ở ông. Nghe vợ kể chuyện nông dân Thái Nguyên, Bắc Giang phá kho thóc chia cho dân nghèo khiến Tràng chợt nhớ đến cảnh đoàn người với cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp. Phải chăng anh thấy tiếc vì không tham gia đoàn biểu tình ấy? Ở những con người năm đói là sự vươn lên mạnh mẽ. Cái đói không những không đánh gục ngã được họ mà làm cho họ tìm thấy niềm tin ở tương lai.
Tóm lại, tính huống Tràng lấy vợ thực sự mang lại cái nhìn tin tưởng của người đọc về sự thay đổi của số phận người nông dân. Chính vì vậy, qua “Vợ nhặt”, chúng ta càng hiểu hơn về tư tưởng của Kim Lân: “Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó (…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người dù đói thế nào đi chăng nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ”.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 9Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 10
Viết về nạn đói ăn năm Ất Dậu, “Vợ nhặt” của Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc nhất, độc đáo nhất trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Với một vốn sống phong phú về nông thôn và người nhà quê, với một tấm lòng nhân hậu bao dung, câu chuyên anh trai cày thô kệch “nhặt” được vợ, đã được tác giả kể lại một cách cảm động, đậm đà. Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật và xây dựng tình tiết – cốt truyện đầy kịch tính là giá trị tư tưởng và nghệ thuật đích thực được thể hiện qua tình huống “nhặt” vợ của anh cu Tràng.
Tóm tắt tình huống “nhặt” vợ: Anh cu Tràng, mồ côi bố, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, hắn làm nghé kéo xe bò thuê. Con mắt “nhỏ tí”, bộ mặt “thô kệch”, cái đầu “trọc nhẵn” lại có tật “vừa đi vừa nói lảm nhảm…”. Cứ tưởng rằng hắn sẽ nằm suông đến già. Ai ngờ… chỉ “tầm phơ tầm phào đâu có hai bận”, một câu hò rất phong tình, bốn bát bánh đúc ngoài chợ tỉnh, chẳng cheo cưới gì thế mà hắn đã “nhặt” được vợ. Đó là một cô gái, áo quần rách như tổ đỉa, nhưng đã “liếc mắt cười tít” làm cho Tràng “thích lắm”.
Tràng “nhặt” được vợ khi trận đói đã và đang diễn ra vô cùng khủng khiếp. Người chết đói như ngả rạ. Từng đám người chạy đói “xanh xám như những bóng ma”. Mùi gây của xác người… Quạ bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen, “cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Xóm ngụ cư “xác xơ heo hút”. Tràng “nhặt” vợ mà cảm thấy “chợn” vì giữa trận đói, nuôi cái thân mình còn khó mà “lại còn đèo bòng”. Trên đường dẫn “vợ mới vợ miếc” về nhà, hắn “phớn phơ” khác thường, “tủm tỉm cười nụ”, “hai mắt thì sáng lên lấp lánh”,… Còn thị thì “thèn thẹn hay đáo để”.
Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Lũ trẻ con cong cổ gào lên: “Chông vợ hài”. Có người “thở dài”, có người “thì thầm” hỏi. Lại có người “cười lên rung rúc”. Có người lo và thương cho Tràng: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ “đứng ngay đầu giường” thằng con trai mình. Bà vừa tủi thân, vừa mừng vừa lo: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được đói cơn đói khát này không”. Tối “tân hôn” của Tràng đã có hai hào dầu thắp sáng, nhưng “tiếng khóc hờ tỉ tê” của những gia đình mới có người chết đói, nghe càng rõ trong đêm khuya.
Mẹ chồng chỉ có một nồi cháo cám ăn mừng nàng dâu mới. Tiếng trống thúc thuế vẫn dội lên “dồn dập vội vã”.Và trên đê Sộp những người đói ầm ầm kéo nhau đi, phía trước có lá cờ đỏ to lắm! Tình huống “nhặt” vợ đã được Kim Lân sáng tạo nên bằng cảm hứng nhân văn sâu sắc. a. Ông đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ, hoạn nạn. Ông xót thương cho nỗi đau khổ của dân tộc trước thảm hoạ năm Ất Dậu “người chết như ngả rạ”. Ông ái ngại cho một cô gái bị nạn đói cướp đi gần hết. Không còn tên tuổi. Không còn bố mẹ, anh chị em. Không gia đình quê hương. Mặt người “gầy sọp”, áo quần rách như tổ đỉa. Đói quá, mất đi vẻ duyên dáng, “cắm đầu một chặp bốn bát bánh đúc”. Giá trị, phẩm giá của người con gái trở nên rẻ rúng đáng thương! Trước mắt thị là vực thảm, là chết đói, thị phải “theo trai”, phải lấy Tràng…
Kim Lân nhân hậu lắm. Ông đã tả cặp mắt, nụ cười của Tràng rất đẹp, rất vui. Ông đã phát hiện ra chút duyên thầm, nét nữ tính của thị. Cái mắt cười câu mắng yêu và cái củng vào trán Tràng của thị trong tối tân hôn, được nhà văn diễn tả đầy ý vị. Hạnh phúc đến với Tràng, tuy muộn mằn, tuy phải “nhặt” mới có vợ, nhưng đáng tự hào và trân trọng biết bao. Anh đã mua hai hào dầu thắp sáng tối tân hôn, để xua tan cái tối tãm, nghèo khổ, cô độc, để mừng “vợ mới vợ miếc”, để soi sáng hạnh phúc tương lai. Tình tiết hai hào dầu rất giàu ý nghĩa nhân đạo.
Kim Lân đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Ông đã tả giọt nước mắt trong nỗi lo, niềm vui của người mẹ nghèo khi nhận nàng dâu mới. Niềm tin “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”; nồi cháo cám đắng chát mà người mẹ già gọi là “chè khoán ngon đáo để”, những câu chuyện vui, chuyện sau này của người mẹ chồng nói vói con trai và con dâu lúc ăn cháo cám. Tất cả thể hiện một cách cảm động tình thương người, niềm tin đối với con người của tác giả.
Đối với thực trạng xã hội đương thời, thông qua tình huống Tràng “nhặt” vợ, Kim Lân căm thù lên án và vạch trần tội ác của Nhật – Pháp đã bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, vơ vét sưu thuế, gây ra trận đói kinh khủng năm Ất Dậu 1945, làm hơn hai triệu đồng bào t bị chết đói! Nạn đói đã hạ thấp giá trị con người. Chẳng cần cheo cưới, chỉ cần bốn bát bánh đúc mà người ta có thể “nhặt” được vợ.
Qua tình tiết khi trống thúc thuế dồn dập dội lên, thì nàng dâu mới loan tin ở mạn Bắc Giang, Thái Nguyên, người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật – chia cho người đói,… Và đám người đói kéo đi trên đê Sộp, phía trước là lá cờ đỏ to lắm bay phấp phới. Kim Lân đã thể hiện rất hay tình cảm của hàng triệu nông dân Việt Nam hướng về cách mạng. Cứu đói, cứu khổ, cứu đời và đem đến độc lập, tự do cho dân tộc chính là sự xuất hiện lá cờ đỏ ấy. Qua hình ảnh lá cờ đỏ, cảm hứng nhân đạo của truyện “Vợ nhặt” đã được nhân lên thành cảm hứng nhân văn tuyệt đẹp.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 9
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 8Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 9
Một câu chuyện hay thường bao gồm những tình huống truyện xuất sắc. Chẳng hạn trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, tình huống truyện có một không hai đó chính là sự đối lập giữa tên tử tù Huấn Cao và người quản ngục, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chốn đề lao phong kiến và cái đẹp của con người. Hay trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tình huống truyện lại độc đáo ở chỗ Chí Phèo muốn hoàn lương nhưng không thể nên đã giết Bá Kiến. Còn ở đây, trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, tình huống truyện lại được thể hiện qua ngay nhan đề của tác phẩm: vợ nhặt.
Đầu tiên những đồ nhặt được thì thường là đồ dùng vật dụng mà người khác không dùng nữa vất đi hoặc là những thứ đồ họ chẳng may làm rơi vãi. Tiếp đến những thứ đồ được nhặt lại thường nằm ở ven đường, những nơi hẻo lánh, khuất lấp hay bờ bụi. Nhặt được đồ thì người nhặt hẳn cũng mừng vui hớn hở như bắt được vàng. Nghe đồ nhặt được trong tình huống này người ta lại nghĩ ngay đến những đồ dùng rẻ rúng nào đó. Thế nhưng trên thực tế, thứ “đồ” mà ở đây người ta nhặt được lại khá đặc biệt. Có vẻ như tình huống này đã thách thức tất cả những quy luật thường thấy ở trên.
Đầu tiên người nhặt được đồ là anh cu Tràng, quả đúng anh Tràng là người khó khăn thật, nếu không nói là đói kém quay quắt. Nhà nghèo lại là dân ngụ cư, cả anh và mẹ đều trông chờ vào những công việc cửu vạn của anh mà dạo này đó là việc xe thóc cho Liên đoàn. Tính mạng của hai mẹ con chưa chắc đã được đảm bảo bởi nó còn chịu chi phối bởi tiếng trống thúc thuế vẫn vang dồn ngoài đường, mẹ con bà thậm chí phải ăn cháo để sống qua ngày.
Trong bối cảnh như vậy, nếu anh nhặt được món đồ vật chất, giá trị nào đó thì đây quả là một món hời từ trên trời rơi xuống, cứu cánh cho cả gia đình nhà anh. Thế nhưng anh lại nhặt được … một cô vợ, một cô vợ theo đúng nghĩa. Tràng xe thóc cho Liên đoàn, thấy đám con gái ngồi đợi việc thì cũng chỉ hò trêu đùa: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò – Lại đây mà kéo xe bò với anh”. Câu hò của anh Tràng là nửa đùa nửa thật, nó bâng quơ và cũng không đòi hỏi đáp lại. Thế nhưng người vợ nhặt lại bám víu vào đó như bám víu một cái phao giữa đại dương, thị đã chạy ngay lại để đẩy xe bò cho Tràng. Khi gặp lại lần hai, thị gần như xấn xổ vào mặt Tràng mà mắng tới tấp.
Thị ngồi xuống ngay tắp lự và ăn một chặp 4 bát bánh đúc không nói một câu, không ngẩng đầu nhìn ai. Sau đó chào hỏi bằng vài câu và Tràng lại tiếp tục rủ thị về nhà cùng mình cho vui. Người vợ nhặt ấy thế nhưng lại theo về thật, đến Tràng cũng ngạc nhiên và giật mình. Bản thân Tràng cũng nghĩ “thời buổi này biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng”. Câu nói của anh hoàn toàn có thể hiểu là một câu bông đùa, tán tỉnh người con gái. Chẳng ai lại đi cầu hôn theo cái cách của Tràng cả.
Tính cho đến lúc thị theo Tràng về nhà, họ mới chỉ gặp nhau đúng 2 lần, nói chuyện với nhau không quá vài câu. Họ thậm chí chưa biết rõ về tên tuổi, quê quán, gia đình, xuất thân của nhau, chính người vợ nhặt khi về thấy gia cảnh nhà Tràng cũng không khỏi nán một tiếng thở dài. Tràng lấy vợ không mất một món sính lễ, không cả một mâm cơm mời họ hàng, không mất thời gian làm quen, tán tỉnh, không trải qua các công đoạn thường có của mỗi cặp đôi, chỉ đơn giản là một người hỏi, một người trả lời và nên duyên vợ chồng.
Tình huống nhặt vợ của Tràng quả là một tình huống oái oăm và dở khóc dở cười. Có thể vì đèo bòng thêm một mạng người mà cả gia đình nhà Tràng sẽ chết đói. Thế nhưng sau cùng anh vẫn chặc lưỡi và thây kệ, sau cùng thì bà cụ Tứ cũng chỉ thở dài và nói “thôi thì các con đã phải cái duyên, cái kiếp… u cũng mừng lòng”.
Vậy đấy, quả là một tình huống nhặt vợ theo đúng nghĩa, một tình huống có một không hai trong văn học Việt Nam. Nhà văn Kim Lân cũng thật khéo léo, tài tình khi xây dựng được tình huống như vậy nhưng lại không khiến cho tác phẩm bị phô, lố bịch mà trái lại nó lại rất dễ hiểu, dễ cảm thông trong bối cảnh xã hội như vậy.
Tình huống truyện độc đáo đã giúp cho tác phẩm Vợ nhặt lôi cuốn người đọc trong từng phân đoạn, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi tác phẩm. Từ đây tính cách của các nhân vật cũng được bộc lộ rõ nét hơn và làm hơn tâm hồn và nhân cách của các nhân vật.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 7Truyện ngắn Vợ nhặt từng được nhiều người không ngần ngại gọi là kiệt tác, thần bút. Vợ nhặt có tiền thân và truyện Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Người Việt Nam ai đã từng sống qua năm 1945 chắc khó có thể quên nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng hai triệu đồng bào. Nếu Cách mạng tháng Tám là một cơn bão táp lịch sử lớn thì đứng trước cơn bão ấy dân tộc ta đã phải trải qua không khí ngột ngạt, cùng cực của cái đói. Đó chính là bối cảnh hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt. Dựa trên nền hiện thực ấy Kim Lân đã sáng tạo tình huống truyện độc đáo để diễn tả niềm vui, hạnh phúc và khát vọng sống ở những người lao động nghèo khổ.
Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Nói như Nguyễn Minh Châu, “tình huống truyện là lát cắt, là khúc của đời sống nhưng qua đó, ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”. Có thể nói tình huống là một môi trường để nhân vật bộc lộ sắc nét tính cách của mình. Trong truyện Vợ nhặt, đó là tình huống “nhặt” được vợ.
So với những lần trước thì lần trở về này chẳng có gì khác về thời gian, về con đường quanh co nhưng lần này Tràng mang một tâm trạng khác hẳn. Niềm khấp khởi trong lòng người đàn ông nghèo khổ được vợ ấy toát lên nơi gương mặt, ánh mắt: “mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường”. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Phút chống Tràng quên hết đòi khổ ê chề trước mắt mà chỉ thấy tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Phải thấu hiểu và trân trọng niềm hạnh phúc ở người dân nghèo khổ đến chừng nào mới diễn tả được cảm giác này “một cái gì mới mẻ lạ lẫm mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”.
Sự xuất hiện của người đàn bà ấy đã khuấy động lên cái không khí tối sầm của xóm ngụ cư nghèo khổ. Bọn trẻ con chạy theo trêu Tràng, còn người lớn thì xôn xao bàn tán. Thoạt đầu họ nghĩ là bà con Tràng nhưng rồi dáng vẻ e thẹn, ngượng ngùng của người đàn bà đã mách người ta về sự thực. Một lúc sau bỗng có tiếng cười lên rung rúc “Hay là vợ anh cu Tràng” Ừ khéo là vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.
Kim Lân đã quan sát tài tình một tình huống thú vị và diễn tả nó đúng bằng lời ăn tiếng nói của người quê. Sự xuất hiện của người đàn bà lạ khiến mọi người xóm ngụ cư ngạc nhiên đã đành, thú vị hơn nữa là chính Tràng cũng ngạc nhiên. Người trong cuộc, người đã dẫn vợ về mà cứ ngạc nhiên với việc mình đã có vợ. Khi đã đem người đàn bà vào nhà nhìn thị ngó ngoáy giữa nhà mình mà Tràng cứ đi ra đi vào suy nghĩ vẩn vơ. “Ra hắn có vợ rồi đấy ư? Hà!”. Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ “tầm phơ tầm phào”, đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ Tràng đâu đã được một người con gái nào để ý đến.
Thậm chí đến sáng hôm sau ngày có vợ Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên. Buổi sáng ấy, Tràng trở dậy muộn hơn, trong người cảm thấy lửng lơ êm ái như vừa trong giấc mơ đi ra. “Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Người đàn ông nghèo khổ ấy chưa thể thích ứng với niềm vui khá mới mẻ, với bước ngoặt quá đột ngột trong đời mình.
Tại sao có sự việc lạ lùng trên, có những sự ngạc nhiên ấy? Như thể giải đáp cho người đọc, Kim Lân ngược dòng thời gian hai lần tầm phơ tầm phào mà nên vợ nên chồng. Ở đây, chúng ta được chứng kiến nghệ thuật đảo ngược trình tự thời gian của Kim Lân. Chuyện Tràng có được vợ thật buồn cười, chỉ hai lần tình cờ gặp gỡ, chỉ mấy câu nửa đùa nửa thật mà người đàn bà nọ bám lấy Tràng, đã sẵn sàng trao gửi cuộc đời mình nơi Tràng. Nhưng nghĩ ra ta thấy thị còn biết bám vào đâu nữa. Dân gian có câu Chết đuối bám phải cọc thì chính là là tình cảm của người phụ nữ này. Đằng sau tiếng cười, người đọc nhận ra một sự thật xót xa, đó chính là cái đói và chỉ có cái đói khủng khiếp là tác nhân duy nhất để đẩy hai con người ấy lại gần nhau rồi nên vợ nên chồng.
Đây chẳng có màu sắc của tình yêu hay tình nghĩa, chỉ hai lần gặp gỡ mà người đàn bà nọ biến đổi khác hẳn. Lần trước thì còn lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, còn liếc mắt cười tít khiến chàng sung sướng lắm. Nhưng lần sau vừa thấy Tràng đang uống nước ở cổng chợ tỉnh thì thị từ đâu sầm sầm chạy đến rồi sưng sỉa trách móc. Cái đói đã làm thị tiều tụy, hốc hác khiến Tràng chưa thể nhận ra “hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọp hẳn đi. Trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ thấy còn hai con mắt”. Khi được mời ăn hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng rực lên. Thị sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.
Quả là cái đói khiến con người ta mất hết thể hiện, quên hết tình tứ. Chính từ đấy ta nhận ra một phần giá trị hiện thực lớn lao của truyện ngắn Vợ nhặt. Câu chuyện của người phụ nữ này sống dậy thảm cảnh đói năm 1945 mà dân tộc ta đã phải gánh chịu. Cũng từ đây chúng ta hiểu vì sao Kim Lân không đặt cho người vợ nhặt của Tràng một cái tên riêng mà lại dùng đại từ chung là “thị”. Nào cần một cái tên riêng cho thân phận người phụ nữ này vì ở thị có bóng dáng của bao người phụ nữ lúc bấy giờ. Không biết bao nhiêu người vì cái đói vì sự sinh tồn cũng đành cư xử như thị. Trong thảm cảnh ấy, thị không hơn gì một cái rơm, cái rác mà người ta có thể nhặt được ở nơi đầu đường xó chợ.
Phải chăng đó là ý nghĩa tiêu biểu, điển hình của nhân vật. Dẫu sao chuyện nên vợ nên chồng cũng đã thành sự thật. Trở về hiện tại, người đọc chúng ta lại đứng trước sự chờ đợi mới “liệu bà cụ Tứ có chấp nhận người vợ nhặt của Tràng không?”. Cuộc sống của gia đình này rồi đây sẽ ra sao, mọi người cư xử với nhau như thế nào. Kim Lân đã đặt các nhân vật của mình vào tình huống thử thách éo le để khám phá vẻ đẹp của tình huống, của khát vọng hạnh phúc. Ở đây là rách ít đùm rách nhiều. Ngay mẹ con Tràng cũng đang lo lắng với miếng ăn, chuyện cái chết vì đói đe dọa. Vậy mà họ vẫn sẵn sàng che chở, cưu mang người đàn bà ấy.
Bà cụ Tứ vui vẻ chấp nhận người con dâu, ai ủi, động viên vợ chồng Tràng chịu khó bảo nhau mà làm ăn. Buổi tối ấy ngọn đèn dầu được thắp lên trong căn nhà lạnh lẽo, tăm tối bấy lâu nay. Ánh sáng của ngọn đèn hay chính là ánh sáng của niềm vui mang đến với những con người nghèo khổ. Từ tình huống này, Kim Lân đã khẳng định được rằng những người đó không hướng đến cái chết mà chỉ hướng đến sự sống, dù phải ở hoàn cảnh đói khổ nghiệt ngã đến mấy người dân lao động vẫn biết vui với những gì mình đang có, vẫn lấp lánh niềm tin vào tương lai.
Thiên truyện khép lại bằng hình ảnh Tràng ngồi tư lự nhớ đến Việt Minh. Trong đầu Tràng vẫn thấy hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Vậy là Kim Lân đã mở ra trước mắt các nhân vật của mình dự cảm về sự đấu tranh, về sự đổi đời. Không biết bà cụ Tứ, không biết vợ chồng Tràng có vượt qua nổi cơn đói mà sống đến ngày cách mạng thành công hay không? Dẫu sao khép lại trang cuối cùng của truyện ngắn Vợ nhặt người đọc vẫn mong, vẫn tin rằng họ sẽ là một trong số những người góp phần làm nên cơn bão táp Cách mạng tháng Tám.
Là hạt nhân của cấu trúc thể loại, tình huống truyện trong Vợ nhặt đóng vai trò rất quan trọng giúp nhà văn dựng được chân dung nhân vật một cách sắc nét đồng thời thể hiện được tự nhiên, sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Đến với truyện ngắn Vợ nhặt, chúng ta bắt gặp một cái nhìn ưu ái của người lao động, một ngòi bút tài hoa khi dựng tình huống, khi tả cảnh, tả người, Kim Lân cứ dẫn người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Vợ nhặt gồm nhiều tình huống được thay đổi linh hoạt nhờ sự tổ chức nghệ thuật của nhà văn. Bởi thế đây là tác phẩm đa dạng đan xen nhiều màu sắc thẩm mỹ. Ở đây có đen tối nghiệt ngã khác thường mà cũng tươi sáng lấp lánh lạc quan, vừa hài mà cũng vừa bi. Nói cách khác, đây là câu chuyện cười ra nước mắt để người đọc thấm thía hơn cái nghèo, cái đói và niềm vui sống đáng quý của người dân lao động.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 6Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 7
Sự thành công của mỗi truyện ngắn có sự góp mặt của nhiều yếu tố, trong yếu tố đóng vai trò then chốt là: tình huống, nhân vật và cách trần thuật, nhà văn có những điểm mạnh riêng để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm mình. Kim Lân đã rất thành công trong các truyện ngắn của mình khi sáng tác được những tình huống truyện đặc sắc. Đọc Vợ nhặt của Kim Lân ta cảm rõ điều đó.
Trong Vợ nhặt của Kim Lân, tình huống truyện đã giúp nhà văn xây dựng bộc lộ sâu sắc tính cách và tâm lí nhân vật. Đồng thời gúp ông bộc lộ tâm tư ti và những điều mà bản thân ông muốn gửi gắm cho bạn đọc. Truyện cũng thế mà hấp dẫn hơn. Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về.
Sự hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Như một nghịch lý, nó gây ngạc nhiên cho mọi trường trong xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ, mẹ Tràng cho cả bản thân Tràng là kẻ đã “nhặt” được vợ. “… người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…”Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn Người thì “cười lên rung rúc”. Người lại lo dùm cho anh ta “Ôi chao ! đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thời này không ?”.
Bà cụ Tứ hiểu tình cảm con mình hơn ai hết nên càng khó tin Tràng có vợ, có người đàn bà đứng ngay ở đầy giường con mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ? “ Bà cụ làm sao hiểu nổi. Nghèo như con bà ai người ta thèm lấy có vợ được. Vả lại trời làm đói khát thế này, nuôi thân chẳng nổi, lấy gì vợ nuôi con? Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ, ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ?”.
Đúng là một tình huống lạ. Nhưng khi hiểu ra rồi thì lại thấy có gì đáng ngạc nhiên đâu. Cái lý do dễ hiểu biết bao, nhưng cũng buồn tủi biết bao, tội nghiệp bao! Điều này, bà cụ tứ sống gần hết đời người phải làm bạn với cái nghèo mới sự thấm thía: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhem của bà cụ rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cho qua được cơn đói khát này không ?”.
Lòng bà cụ thật là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi. Mừng vui vì dù sao con mình có có vợ, điều mà bổn phận làm mẹ bà đã không lo nổi cho con: “ ừ, thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng “. Nhưng lo buồn, tủi nhục vì “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Như thế là tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách các nhân vật. Bà cụ Tứ do từng trải nhiều nên tâm lí diễn biến phức tạp hơn cả. Còn Tràng thì lo ít, vui nhiều. Mới đầu cũng “chợn”, nhưng liều sau đó chặc lưỡi kệ !”. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nổi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc: “Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc !”.
Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình một cách lạ lùng. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.
Buồn tủi nhất là tâm trạng của người vợ Tràng “nhặt” được. Lấy chồng chuyện thiêng liêng là sự phó thác cả cuộc đời mình cho người đàn ông mình yêu quý. Vậy mà chị ta nào có biết Tràng là ai, tốt xấu thế nào đâu. Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là theo ngay về. Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể “nhặt” được ngoài đường, xó chợ…
Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan có căn cứ gì rõ rệt “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”… vẫn tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đâu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa.
Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì..”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai bà đã yên bề gia thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên…”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn: “Tràng ạ. Khi nào có liền ta mua lấy đôi gà. Tau tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảng đi ngoảng lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”
Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua đi lại thực hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần Người đáng quý trong mỗi con người. Cái phần Người ấy sẽ giúp họ vượt qua đoạn khó khăn này. Sẽ lại thiếu sót nêu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kể hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống.
Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.
Có thể khẳng định, truyện ngắn Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông cũng là đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc nhớ mãi một Vợ nhặt với tình huống truyện độc đáo và chất nhân văn cao cả của tác phẩm.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 6
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 5Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 6
Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng , tạo tình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách. Tư tưởng của thiên truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống ấy, các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn.Truyện Vợ nhặt của Kim Lân thuộc loại tác phẩm như thế.
Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về. Sự hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Như một nghịch lý, nó gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ, mẹ Tràng, và cho cả bản thân Tràng là kẻ đã “nhặt” được vợ.
“… người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…” Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Người thì “cười lên rung rúc’. Người lại lo dùm cho anh ta Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ dài về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Bà cụ Tứ hiểu tỉnh cảnh con mình hơn ai hết nên càng khó tin Tràng có vợ. Thấy có người đàn bà đứng ngay ở đầu giường còn mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: ”Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Bà cụ làm sao hiểu nổi. Nghèo như con bà ai người ta thèm lấy mà có vợ được. Vả lại trời làm đói khát thế này, nuôi thân chẳng nổi, lấy gì nuôi vợ nuôi con? Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ, ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”
Đúng là một tình huống thật lạ. Nhưng khi hiểu ra rồi thì lại thấy có gì đáng ngạc nhiên đâu. Cái lý do dễ hiểu biết bao, nhưng cũng buồn tủi biết bao, tội nghiệp biết bao! Điều này, bà cụ Tứ gần hết đời người phải làm bạn với cái nghèo mới thật sự thấm thía: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cho qua được cơn đói khát này không?”
Lòng bà cụ thật là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi. Mừng vui vì dù sao con mình cũng cd vợ, điều mà bổn phận làm mẹ bà đã không lo nổi cho con: ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng. Nhưng lo buồn, tủi nhục vì “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, Mà con mình mới có vợ được…”
Như thế là tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu. sắc tâm trạng, tính cách các nhân vật Bà cụ Tứ do từng trải nhiều nên tâm lý diễn biến phức tạp hơn cả. Còn Tràng thì lo ít, vui nhiều. Mới đầu cũng “chọn”, nhưng liền sau đó chặc lưỡi mặc kệ!”. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại lấy vậy làm thích ý làm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nỗi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc: “Chán quá chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc”.
Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ờ trong giấc ma di ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình một cách lạ lùng. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”
Buồn tủi nhất là tâm trạng của người vợ Tràng “nhặt” được. Lấy chồng là chuyện thiêng liêng là sự phó thác cả cuộc đời minh cho người đàn ông mà mình yêu quý. Vậy mà chị ta nào có biết Tràng là ai, tốt xấu thế nào đâu. Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là theo ngay về, Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự trọng, thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể “nhặt” được nơi đầu đường, xó chợ… Tác giả “Vợ nhạt” quả đã sáng tạo được một tình huống truyện thật độc đáo. Một tình huống vừa rất hiện thực, vừa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Lên án tội ác của bọn đế quốc Nhật Pháp đã gây ra cho nhân dân ta nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm 1945, đã là đề tài của hàng loạt tác phẩm thơ văn sau Cách mạng tháng Tám, 1945 (Thơ Văn Cao, truyện ngăn, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi. ..v.v.) Với Vợ nhặt, Kim Lân đã giải quyết đề tài ấy một cách riêng vừa vô cùng cảm động, vừa buộc người ta đọc phải suy nghĩ nhức nhối, day dứt mãi, lớp thanh thiếu niên ngày nay đọc chắc không thể tưởng tượng nổi cái giá của con người đã cd lúc rẻ mạt đến thế. Nghĩa là không bằng con vật. Cái Tý của Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn còn cao giá hơn nhiều. Chỉ vài bát bánh đúc mà thành vợ hẳn hoi, thân phận con người như thế có hơn gì cỏ rác. Bọn phát xít thực dân đã từng đấy nhân dân ta đến nông nỗi như thế đấy. Lời kết tội của Vợ nhặt thật là ngắn gọn sâu sắc thấm thía biết bao!
Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan có căn cứ gì rõ rệt – “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời“. – Vẫn tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đấu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 4Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 5
Vợ nhặt của Kim Lân được khai thác từ đề tài nạn đói năm 1945 nhưng cái đọng lại sau cùng của người đọc về tác phẩm không phải là ám ảnh về cái chết, sự mất mát mà là ánh sáng ấm áp của tình người. Đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết, con người vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành, đẹp đẽ nhất, đúng như Nguyễn Khải đã từng viết “ sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh”. Xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, tác giả Kim Lân trong Vợ nhặt không chỉ thu hút được sự quan tâm, kích thích sự tò mò, khám phá của độc giả mà qua đó còn thể hiện được bao quan điểm nhân sinh sâu sắc.
Tình huống truyện được hiểu là những diễn biến, sự kiện đặc biệt, phức tạp. Tình huống truyện càng độc đáo thì câu chuyện càng hấp dẫn. Trong truyện ngắn vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được tình huống vừa lạ lùng, vừa éo le, một tình huống mang đến cho những người xung quanh câu chuyện bất ngờ, ngạc nhiên cùng bao cảm xúc phức tạp.
Tràng là chàng trai nghèo xấu xí, dáng người thô kệch với “hai mắt hí gà gà vào bóng chiều, bộ mặt thô kệch, lưng to bè như lưng gấu”. Tràng sinh sống cùng mẹ trong một ngôi nhà lụp xụp xóm ngụ cư. Có thể nói với điều kiện của anh Tràng thì khó có thể lấy được vợ trong hoàn cảnh bình thường, càng bất khả thi hơn khi nạn đói xảy ra. Thế nhưng trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, trong đó có cả người trong cuộc là Tràng, Tràng đã có vợ, nói đúng hơn là “nhặt” được vợ trong lúc nạn đói diễn ra khủng khiếp nhất.
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim LânTình huống nhặt được vợ của anh Tràng là tình huống lạ lùng nhưng không kém phần éo le, trái ngang, khi sự việc diễn ra người dân xóm ngụ cư không biết nên mừng cho anh Tràng hay buồn vì sự kiện ý nghĩa nhất của đời người lại diễn ra trong khung cảnh đói khát, liệu hạnh phúc ấy có được lâu bền hay không. Ngay bản thân bà cụ Tứ khi biết con trai có vợ cũng trải qua những cảm xúc vô cùng phức tạp, từ ngạc nhiên lo lắng, vui mừng cho hạnh phúc của con, buồn tủi vì làm mẹ mà không lo được cho con.
Cảnh đám cưới của Tràng và chị vợ nhặt cũng diễn ra thật lạ lùng, sự kiện hạnh phúc có ý nghĩa thiêng liêng nhất của đời người nhưng lại được diễn ra trong không khí ngột ngạt, u tối bởi ám ảnh đói khát, khi sự sống và cái chết chỉ cách biệt bởi ranh giới vô cùng mỏng manh. Tình huống để Tràng và người vợ nhặt quen biết rồi đi đến quyết định gắn bó cả đời với nhau cũng chỉ là những câu nói đùa vu vơ, vài bát bánh đúc. Hoàn cảnh gặp mặt có phần hài hước, lạ lùng ấy lại là nút thắt quan trọng gắn kết giữa hai con người, từ những người xa lạ họ đã gắn kết với nhau bởi mối quan hệ đặc biệt. Lấy vợ khi nạn đói hoành hành tuy có thiếu thốn về vật chất nhưng cả Tràng và người vợ nhặt đều có chung khao khát hạnh phúc, có niềm tin vào cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Trong tình huống độc đáo, ấn tượng ấy người đọc còn ấn tượng bởi tâm trạng của những người dân xóm ngụ cư và của chính bản thân Tràng. Những người dân xóm ngụ cư đã quen nhìn Tràng là một chàng trai xấu xí với nụ cười hềnh hệch, chàng trai nghèo mà xấu xí ấy ngỡ như không bao giờ lấy được vợ lại có vợ trong tình huống không ai ngờ đến nhất. Nhìn người đàn bà e thẹn, rón rén đi sau Tràng mọi người đều vô cùng ngạc nhiên “đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”. Chính sự kiện lạ lùng ấy đã mang đến một không khí tươi mát, lạ lùng vào không khí u ám vì đói khát làm cho cuộc sống của những người dân nghèo ấy có phần đổi khác so với thường ngày.
Tuy nhiên, những người dân xóm ngụ cư cũng tỏ thái độ lo lắng cho tương lai của Tràng và người vợ nhặt “ giời đất này còn rước cái của nợ….qua được cái thì này không?” Tràng là người trong cuộc nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên vì tình huống “nhặt vợ” đầy lạ lùng của mình. Khi người vợ nhặt về nhà, ngồi ở đầu giường Tràng vẫn ngỡ như đang trong cơn mơ “ bây giờ hắn đá có vợ rồi đó ư?” Chi tiết này thể hiện cái éo le của hoàn cảnh, anh Tràng là người dân nghèo khổ nên ngay cả khi hạnh phúc đến vẫn không dám tin vào thực tại.
Bà cụ Tứ nhìn người đàn bà lạ ngồi trên giường lại chào mình bằng “u” bà đã rất bất ngờ, hấp hãy đôi mắt nhìn cho kĩ, ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nạn đói đã cướp đi sự nhạy cảm, tinh tế của người mẹ khi có con trong độ tuổi lập gia đình.
Như vậy, thông qua tình huống nhặt vợ đầy đặc biệt, tác giả Kim Lân đã tái hiện được không khí đói khát, chết chóc của nạn đói nhưng từ cái nền đói khát đó tác giả đã làm nổi bật lên ánh sáng của tình người, làm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp ở những người dân nghèo khổ.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 4
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 3Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 4
Kim Lân được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của nông thôn Việt Nam. Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lắng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo. Trong số những tác phẩm của ông thì truyện ngắn Vợ nhặt được in trong tập ” Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962 là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Trong tác phẩm ông đã ghi lại sự thật mặn chát của cuộc đời người nông dân trong nạn đói 1945, tất cả sự thật nghiệt ngã ấy được nhà văn thông qua tình huống truyện Vợ nhặt.
Xây dựng tình huống là vấn đề then chốt của truyện ngắn, là cánh cửa mở ra để người đọc đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. Nhà văn thường xây dựng hoàn cảnh điển hình để đặt nhân vật vào đó khám phá vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật đồng thời tái hiện bức tranh đời sống xã hội. Kim Lân cũng thế, ông đã tái hiện không gian năm đói 1945 làm phông nền cho việc anh cu Tràng nhặt được vợ. Cái năm Ất Dậu ngày ấy đã trở thành nỗi kinh hoàng của lịch sử, là vết thương lòng không bao giờ mờ được trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói là con số mà hàng trăm hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc tới con cháu ta không khỏi rùng mình ghê sợ về cái thời mà trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên từng hồi thê thiết.
Dưới đất bên những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ như những bóng ma. Người Thái Bình, Nam Định đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau đi trông xanh xám dật dờ như những bóng ma. Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, tất cả tạo nên một bầu không khí ảm đạm tang tóc và thê lương. Cái đói, cái chết len lỏi vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm đến từng người, cõi âm hòa với cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của cái chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát ấy thì một việc hệ trọng nhất của một đời người lại diễn ra một cách nhanh chóng vội vàng – đó là việc anh cu Tràng có vợ.
Tràng có vợ là một truyện lạ bởi hắn vốn là một người xấu trai mà dân ngụ cư cho là ế vợ “hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch”. Nhìn Tràng chẳng khắc gì sản phẩm mà tạo hóa chạm khắc vội vàng. Thật vậy, lời văn của Kim Lân như thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật trên từng câu chữ. Một người xấu như Tràng mà có vợ, thậm chí nhặt được vợ đó chẳng phải là một chuyện lạ hay sao.
Không chỉ xấu mà Tràng còn rơi vào kiếp nghèo, nghèo đến tận đáy cùng của xã hội. Hãy nhìn căn nhà mà hai mẹ còn Tràng ở chẳng khác gì túp lều xiêu mưa ngã gió mọc trên những búi cỏ dại ” lổn nhổn “, thêm vào đó tài sản của Tràng còn là một đống quần áo rách vắt khươm mươi niên trong một góc nhà, là hai cái ang nước để khô cong trơ trọi dưới gốc cây ổi , là đống rác mùn tung bành ngay giữa lối đi. Có thể nói cái nghèo đã kéo ghì cuộc sống của mẹ con Tràng xuống sát đất để rồi cái chết đang rình rập bủa vây. Kim Lân đã chọn những chi tiết rất thật, rất đời thường, lựa chọn những ngôn ngữ mộc mạc giản dị và gần gũi để tái hiện bức tranh hiện thực đời sống xám ngắt trong năm Ất Dậu 1945. Đã nghèo, Tràng lại còn mang thân phận của dân ngụ cư nên thật tội nghiệp, bởi coi khinh miệt thị dân ngụ cư đã đi sâu vào tiềm thức đến mức trở thành lời truyền miệng:
Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư
Đặc biệt là ở việc Tràng có vợ chỉ với một câu nói bông đùa trong lần gò lưng kéo xe bò thóc, hắn nhìn thấy những cô gái ngồi vêu mặt ra ở dốc tỉnh, Tràng đoán họ ngồi đó để nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có việc gọi thì làm. Họ chính là kiếp người trôi dạt bị cơn bão táp của đói khát đẩy xô. Trước cảnh đó Tràng cất câu hò cho đỡ nhọc chứ không có ý chòng gẹo cô nào:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì
Chẳng hiểu sao lúc đó chàng lại có thể nói ra những lời có cánh đến như vậy. Dẫu biết rằng có khối đấy mà cơm trắng mấy giò thế mà Thị vẫn ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Hắn thích chí cười tít cả mắt bởi từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có ai cười với hắn tình tứ như thế. Câu hò cất lên giữa ngày đói khát sẽ chẳng bao giờ lịm tắt mà luôn để lại dư vang, biết đâu một ngày nào đó nó trở thành chiếc phao cứu sinh cứu vớt người chết đuối vì đói khát. Đôi khi nó là cái cớ là nhịp cầu dẫn con người đến với nhau. Quả thật lần thứ hai khi trả hàng xong Tràng ngồi uống nước ở cổng chợ tỉnh thì Thị ở đâu sầm sập chạy đến đứng sưng sỉa trước mặt Tràng:” Điêu! người thế mà điêu”. Thoáng đầu Tràng chẳng hiểu gì nhưng trong phút chốc Tràng nhận ra Thị, Thị hôm nay rách quá, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ trơ lại hai con mắt. Nghĩa là Thị đang mấp mé bên bờ vực của cái chết, chỉ biết dõi theo câu hò xăm xăm đi tới tìm Tràng mà thôi, kiếp đời trôi dạt như Thị thì biết đâu là bến bờ neo đậu:” Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Thị đích thực là người của cái thời:
Con đói lả trên lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đi nấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi
Đã có bao triết lý ném ra giữa đời để bênh vực những người như Thị, ví như ngạn ngữ Hi Lạp cho rằng:” Có ai chết hai lần để học bài học kinh nghiệm về cái chết bao giờ đâu” hay Nguyễn Khải đã có lúc khẳng định ” Muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống cho dù phải sống táo bạo, sống ghen tị với mọi người và hờn giận với chính bản thân mình”. Thật vậy, hãy một lần ta đặt mình vào hoàn cảnh của Thị ta sẽ thấu hiểu được nỗi tủi hờn và nhục nhã trong Thị. Và như vậy Thị thật đáng thương, đáng chia sẻ hơn là đáng trách. Xong bữa tiệc bánh đúc Thị cầm cây đũa quệt ngang miệng và nói “hà, ngon”, “về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”, Tràng nói:” làm đếch gì có vợ. Này nói đừa chứ có về với tớ thì khuôn hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng cứ nghĩ mình nói đùa, ai ngờ Thị về thật. Thế là một đám cưới diễn ra.
Tràng có vợ thực là một chuyện éo le đám cưới của Tràng và Thị cứ ngỡ như chỉ có trong chuyện cổ tích, vậy mà nó lại là một đám cưới có thật ở xã hội Việt Nam khi chìm dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Đám cưới gì mà không một lễ nghi dạm hỏi? chẳng lẽ bốn bát bánh đúc là toàn bộ sính lễ ư? Đám cưới gì mà không một kẻ đón người đưa, thậm chí cuộc đón dâu từ chợ huyện về xóm ngụ cư chỉ có hai người. Cô dâu với chiếc nón rách nghiêng nghiêng che nửa khuôn mặt, quần áo rách như tổ đỉa. Chú rể thị lúc nào cũng ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch tự đắc với mình. Đám cưới đi trên nền tảng của một đám tang chung toàn dân tộc, những tưởng rằng họ đang dắt díu nhau về cõi chết. Tràng thật liều – cái liều của Tràng là ở thời buổi này nuôi than mình còn chưa nổi lại còn đèo bòng. Thị cũng thật liều – Thị liều nhắm mắt đưa than, theo không một chàng trai xa lạ về làm vợ.
Biết đâu hai cái liều hợp lại sẽ thành một tổ ấm.Về đến nhà,bước chân vào căn nhà rúm ró xiêu vẹo, quần áo, niêu bát vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất, Thị “nén một tiếng thở dài”, “cái ngực gầy lép của Thị nhô lên”. Dường như trong hơi thở dài ấy chứa đựng nỗi thất vọng bởi nhìn cảnh ngộ của gia đình Tràng thì liệu Tràng có phải là cái bến vững chắc cho con thuyền đời thị neo đậu hay không? Mặc dù Tràng đon đả thanh minh: “không có người đàn bà nhà cửa thế đấy”, “ngồi đây…ngồi xuống đây, tự nhiên!” thế nhưng Thị chỉ dám ngồi “mớm” ở mép giường. Ai dám bảo Thị trơ trẽn nữa, ai dám bảo Thị đánh rơi mất long tự trọng nữa, mà lúc này con người thật của thị đã trỗi dậy trong sự tủi nhục ngậm ngùi chua chát.Thị ngồi mớm ở mép giường trông nó chông chênh như chính cuộc đời của Thị vậy.
Còn Tràng nhìn Thị ngồi ngay giữa nhà mà chợt nghĩ hóa ra mình đã có vợ rồi và chàng không hiểu vì sao Thị lại buồn như thế. Người đời thường nói: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó khăn” ấy thế mà việc có vợ đối với Tràng dễ như trở bàn tay, như nhặt rơm nhặt rác ở ngoài đường. Sinh ra cũng là kiếp người mà sao Thị tội nghiệp đến vậy, nhìn Thị mà nỗi buồn thêm nặng trĩu.Tâm trạng của bà cụ Tứ thì chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang và mâu thuẫn. Bà cụ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi thân vì sự trớ trêu của số phận, bà mẹ nghèo nặng trĩu những nỗi lo âu cho tương lai của con mình :”liệu chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không”.
Câu hỏi chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh kiếp bần hàn không lối thoát và cả sự rình rập trước ngõ của cơn ác mộng về cái đói chưa bao giờ dữ dội đến thế”. Trong lòng bà, ta cảm thấy cả nỗi buồn của một người mẹ không được thấy con trong ngày vui, không có lấy một mâm cơm làm lễ gia tiên. Trong lời nghẹn ngào tâm sự của bà còn có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của một người mẹ đối với con :”Năm nay đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” . Cái chậc lưỡi mặc kệ số phận của Tràng; hành động “nén một tiếng thở dài” tủi thân của người đàn bà khi liếc nhìn gia cảnh nhà chồng; sự nghẹn ngào, xót xa của bà cụ Tứ trước hạnh phúc của con trai mình… khiến người đọc không biết nên vui hay nên buồn, không cảm nhận được đây là hạnh phúc hay bất hạnh, sự sống hay là cái chết.
Có thể nói, ấn tượng của người đọc với tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân chính là ở tình huống truyện đầy độc đáo, bất ngờ nhưng cũng không kém phần éo le của thiên truyện. Thành công đó khiến truỵên ngắn của Kim Lân sống được với thời gian. Cái nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu người bị chết đói ấy, rồi một lúc nào đó sẽ lùi vào dĩ vãng. Nhưng câu chuỵên “nhặt vợ” của anh Tràng thì vẫn sống cùng tâm hồn, cùng nỗi đau và niềm tin của người dân Việt Nam.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 2Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh bỉ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. Đó là một điều lạ. Lạ vì hai lí do. Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo! Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ!
Nhưng điều tưởng không thể nào có được, lại đã xẩy ra, đã trở thành hiện thực. Bởi vì, nếu không phải năm đói, người ta không đói quá, thì ai thèm lấy Tràng. Và đây là “vợ nhặt”, có cần cheo cưới gì đâu. Năm đói thế nào cũng xong, có thế người như Tràng mới lấy được vợ.
Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm cư ngụ, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và của chính Tràng nữa. Như vậy, tình huống này đã làm cho câu chuyện có thể triển khai, phát triển dễ dàng bằng các cảnh với các chi tiết rất hấp dần: Cảnh xóm ngụ cư xì xào bàn tán khi Tràng dẫn vợ về nhà.
Cảnh buổi tối bà cụ Tứ gặp người con dâu được “nhặt về” trong sự sững sờ này đến sự ngạc nhiên khác,.. Chuyện có vợ bất ngờ với cả chính Tràng nữa, khiến anh ta không thế nào tin nổi trong buổi tối dẫn vợ về báo cho mẹ biết và ngay cả sáng hôm sau khi đã là vợ chồng (“Nhìn thị (vợ Tràng) ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”). Tình huống trên, đồng thời hết sức éo le. Đó là chuyện nên vui hay nên buồn nên mừng hay nên lo?
Chính điều này lại thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn có thể khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú và tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trong cái tình huống hết sức éo le ấy, ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ ở trong tâm trạng của mọi người: Người trong xóm ngụ cư mừng cho anh ta và cũng lo cho anh ta. Bà cụ Tứ mừng cho con nhưng vừa thương vừa tủi, vừa lo cho con.
Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn”: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Tình huống trên dẫn đến cái hạnh phúc thật mong manh, tội nghiệp của đôi vợ chồng và bà mẹ nghèo khổ. Hạnh phúc của vợ chồng Tràng và niềm vui của bà cụ Tứ cứ phải diễn ra trong một không khí ảm đạm chết chóc, với những tiếng hờ khóc người chết đói vẳng đưa tới (“Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”). Hạnh phúc của họ đã diễn ra trong âm hưởng của tiếng khóc thê thảm ấy.
Và tiếp đó là bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: ăn cháo cám. Ăn mà không dám nhìn nhau… Tình huống đó đà tạo cảm hứng, tạo cảnh, tạo chi tiết để nhà văn có thề viết nên những trang thật cảm động về câu chuyện “Vợ nhặt” rất hiện thực và cũng rất nhân đạo trong trận đói khủng khiếp năm 1945.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 1Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 2
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hòa bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa dề là Vợ nhặt. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống ép le, trở trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà kiếm được cô vợ nhặt – một cô gái đang dở sống dở chết vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát. Đêm tân hôn của họ diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo, điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Bữa cơm cưới của họ chì có cháo loãng, rau chuối và muối hột. Mẹ chồng đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.
Cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Anh dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Hai người lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, tồi tàn ở mé sông. Nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn, ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang. Khung cảnh ngập tràn tử khí. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Bóng đen chết chóc đang bao phủ khắp nơi.
Tràng dẫn người đàn bà mới quen về để làm vợ, để tạo dựng gia đình, tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to lớn bất ngờ của đời anh: anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan. Mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại lấy vợ vào lúc này. Quả là chuyện lạ lùng và thú vị!
Trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Đầu tiên là lũ trẻ. Đang ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười, trêu ghẹo anh Tràng: Anh Tràng ơi, chông vợ hài! Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng muốn chia vui với anh. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Ấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết.
Bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u… thì bà mới vỡ lẽ: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình… Thì ra là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn. Buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái, nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Còn lo bởi bà cụ băn khoăn: biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Càng ngẫm nghĩ, bà cụ càng thương con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn: Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.
Đến ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Ngạc nhiên đến sửng sốt, không tin là sự thật: Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng… Ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vợ. Chuyện xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì.
Tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện là một tình huống éo le, trớ trêu, không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả đặc tả đêm tân hôn của vợ chổng Tràng với những chi tiết thật ấn tượng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói.
Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của họ bị cái đói, cái chết bủa vây. Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào !
Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” số 1
Đặt các nhân vật vào tình huống độc đáo, Kim Lân đã miêu tả thành công nhân vật với những tâm trạng khác nhau. Trong tình cảnh đói khát, chết chóc thê thảm ấy, những con người khốn khổ vẫn biết sống lạc quan trong niềm vui của sự cưu mang, nương tựa, chăm sóc cho nhau thì thật là đáng trân trọng. Khép lại trang văn, dấu ấn để lại trong lòng độc giả chính là những ý nghĩa mang giá trị tình đời, tình người ấy.
Đăng bởi: Thị Bích Liên Đỗ
Từ khoá: 10 Bài văn phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Top 10 Bản Tình Ca Hàn Quốc Mang Vibe Buồn Về Tình Yêu Hay Nhất Nên Nghe
TRY AGAIN chúng tôi X NCT JAE HYUN
Bài hát: Try again
Trình bày: Jae Hyun với sự góp giọng của Dear
Là câu chuyện buồn về tình yêu dang dở, với âm nhạc du dương dẫn dắt người nghe về một mối tình không thành và chàng trai cố gắng níu kéo, hàn gắn mảnh tình của mình. Nhưng có lẽ mọi sự cố gáng ấy đều không thể đem cô gái anh yêu trở về.
ONLY X LEE HIBài hát: Only
Trình bày: Lee Hi
Vừa mới phát hành đã được sự tích cực của người nghe với giọng ca ngọt ngào dễ dàng mang đến sự chữa lành trong tâm hồn, là tiếng lòng của một người con gái luôn tìm kiếm một tình yêu vĩnh cửu và muốn dành trọn cho người mình yêu. Vì thế cũng được nhiều bạn trẻ đồng cảm và nhanh chóng viral trên tik tok.
I WILL GO TO YOU LIKE THE FIRST SNOW X AILEEBài hát:I will go to you like the frist snow.
Trình bày: Ailee
Nếu là một mọt phim Hàn thì chắc hẳn ” I will go to you like the first snow” chắc hẳn không xa lạ gì đúng không nào? Nằm trong ost part 9 của phim Yêu Tinh, với giọng ca đầy nội lực mà da diết đã thể hiện được tiếng lòng của nhân vật nữ chính – hạnh phúc cũng như những đau đớn trong chuyện tình yêu mình đang có, về lời hứa nơi tuyết rơi đầu mùa.
SWEET NIGHT X VBài hát: Sweet Night
Trình bày: Taehyun
Là một bản nhạc pop ballad nhẹ nhàng nằm trong nhạc phim của ” Iteawon Class” . Ca khúc do V trình bày cũng được nhiều người chú ý và nhận được lượt like đông đảo, được sáng tác bằng tiếng Anh cùng với chất giọng sâu lắng và dễ dàng xoa dịu trái tim của bạn.
ALL WITH YOU X TEAYEONBài hát: All with you
Trình bày: Teayeon
Là bản nhạc phim của bộ phim “Moon loves” đình đám được ra mắt vào năm 2023. Là một bản balllad ngọt ngào chạm đến trái tim người nghe, mang một câu chuyện tâm sự của một cô gái hạnh phúc muốn bên cạnh người mình yêu và hi vọng có ai đó thấu hiểu tấm lòng của cô.
MY DEAR X CHEN (EXO)Bài hát: My dear
Trình bày: Chen
Ca khúc năm trong ablum của nam ca sĩ mang tên Dear My Dear, bài hát như một lời nhắn nhủ để gửi đến người yêu của mình và nhân vật như đắm say với tình yêu của bản thân.
CAN YOU HEAR MY HEART X LEE HIBài hát: Can you hear my heart
Trình bày: Lee Hi
Lại là một ost của phim “Moon loves” với giai điệu buồn và trầm lắng ‘ liệu anh có nghe được tiếng lòng của trái tim em không? ‘. Với giọng ca quen thuộc Lee Hi đã mang đến cho chúng ta về câu chuyện của người con gái cần được thấu hiểu và chia sẽ của người mình yêu như tiếng lòng của bao nhiêu trái tim đang yêu khác.
INTAGRAM X DEANBài hát: Intagram
Trình bày: Dean
Bài hát với một giai điệu buồn mang mác về câu chuyện sau chia tay của một chàng trai. Anh chìm đắm vào nổi buồn của mình và không quên được người mình yêu, luôn tìm vào intagram của người yêu cũ để vơi bớt đi sự cô đơn của bản thân.
WITH YOU X JIMIN (BTS), HA SUNGWOONBài hát: With you
Trình bày: Jimin, Ha Sungwoon
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa giọng hát ngọt ngào của Jimin và giọng hát hấp dẫn của Ha Sungwoon cùng với giai điệu guitar và piano. Nằm trong ost của phim ” Our Blues với giọng ca ấm áp truyền tải thông điệp trong tình yêu rằng tôi sẽ luôn ở bên cạnh và đồng hành cùng em và giằng xé rằng chúng ta sẽ gặp và tái ngộ trong giấc mơ của nhau.
THROUGH THE NIGHT X IUBài hát: Through the night
Trình bày: IU
Dường như đã chạm đến trái tim mỗi người với những điều chất chứa trong bài hát. Ca khúc được IU viết trong một đêm khó ngủ với cô và dựa vào những trải nghiệm trong chuyện tình không thành của mình, bài hát với thanh âm đượm buồn với ý nghĩa là lời tỏ tình chân thật nhất đối với người mình yêu.
Hi vọng list nhạc trên có thể xoa dịu tâm hồn và âm nhạc sẽ chữa lành tâm hồn của các trái tim thôn thức khi yêu.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Hồng Phúc
Từ khoá: Top 10 bản tình ca Hàn quốc mang vibe buồn về tình yêu hay nhất nên nghe
10 Bộ Phim Về Tình Bạn Hay Nhất Bạn Nên Xem
Lady Bird (Tuổi Nổi Loạn, 2023)
Đạo diễn: Greta Gerwig
Diễn viên: Saoirse Ronan, Laurie Metcalf, Tracy Letts
Điểm IMDB: 7.4
Lady Bird: Tuổi nổi loạn là một bộ phim hài-chính kịch do Greta Gerwig đạo diễn và viết kịch bản, với sự tham gia diễn xuất của Saoirse Ronan, Laurie Metcalf, Lucas Hedges, Timothée Chalamet, Tracy Letts, Beanie Feldstein, Stephen Henderson và Lois Smith. Lấy bối cảnh tại Sacramento, California, phim là một câu chuyện về tuổi mới lớn về một học sinh trung học lớp 12 (Ronan) và mối quan hệ hỗn loạn với mẹ của cô.
Lady Bird: Tuổi nổi loạn được công chiếu ra mắt tại Liên hoan phim Telluride vào ngày 1 tháng 9 năm 2023. Phim được công chiếu tại Mỹ vào ngày 3 tháng 11 năm 2023 bởi hãng phim A24 và tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2023. Với kinh phí làm phim 10 triệu USD, tính đến ngày 21 tháng 2 năm 2023, phim đã thu về tổng cộng 48,6 triệu USD. Diễn xuất của Ronan và Metcalf cũng như phần kịch bản và công tác đạo diễn của Gerwig đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Lady Bird: Tuổi nổi loạn đã được Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh, Viện phim Mỹ và tạp chí Time bầu chọn làm một trong top 10 điện ảnh hay nhất năm.
Ingrid Goes West (Hành Trình của Ingrid, 2023)
Đạo diễn: Matt Spicer
Diễn viên: Aubrey Plaza, Elizabeth Olsen, O’Shea Jackson Jr.
Điểm IMDB: 6.6
Lady Bird (Tuổi Nổi Loạn, 2023)
Ingrid Goes West là một bộ phim hài nhẹ nhàng do Matt Spicer đạo diễn và được biên kịch bởi Spicer và David Branson Smith, đã tham dự cuộc thi tại Liên hoan phim Sundance 2023. Trong phim, Ingrid Thorburn (Aubrey Plaza) là một người phụ nữ trẻ bị xáo trộn về tinh thần ở Pennsylvania. Hành vi của cô ngày càng trở nên bất thường và nguy hiểm. Cô thậm chí cực kì giận dữ và điên cuồng, đến phá hoại hôn lễ của bạn cô vì họ đã không mời cô.
Ingid dường như đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái chết của mẹ cô, qua một loạt các sự kiện, cô cảm thấy thất vọng về bản thân. Cô có quyết định quan trọng trong cuộc đời là buông mọi thứ hiện tại và chuyển đến bờ biển phía Tây đẻ kết bạn với Taylor Sloane (Elizabeth Olsen), một người nổi tiếng trên mạng xã hội có một cuộc sống gần như hoàn hảo. Một cuộc sống mới bắt đầu với những khởi đầu mới, những người bạn mới sẽ như thế nào? Quyết định của Ingid liệu có chính xác? Cuộc sống của cô liệu sẽ ra sao?
Ingrid Goes West (Hành Trình của Ingrid, 2023)
The Perks of Being a Wallflower (Câu Chuyện Tuổi Teen, 2012)
Đạo diễn: Stephen Chbosky
Diễn viên: Logan Lerman, Emma Watson, Ezra Miller
Điểm IMDB: 8.0
Ingrid Goes West (Hành Trình của Ingrid, 2023)
The Perks Of Being A Wallflower là câu chuyện về tuổi mới lớn. Charlie – cậu học sinh đang gặp khó khăn thực sự về việc tiếp thu các từ vựng mới, cố gắng khắc phục chứng bệnh kỳ lạ của mình bằng cách gửi đi những bức thư – không người nhận. Sam, cô bạn cùng trường của cậu đã đưa cậu đến thế giới của tình dục, ma túy… The Perks Of Being A Wallflower đã chạm đến những vấn đề gần gũi trong cuộc sống của các cô cậu nhóc tuổi teen. Đặc biệt, sự ngọt ngào, thi vị của tình yêu và tình bạn được dàn diễn viên của The perks of being a wallflower lột tả một cách khéo léo, tự nhiên, mang lại cho khán giả những giây phút nhẹ nhàng, ý nghĩa.
Phim Câu Chuyện Tuổi Teen là câu chuyện về tuổi mới lớn. Riêng tư hơn cả một cuốn nhật ký, những lá thư của Charlie vô cùng kỳ quặc và độc đáo,hài hước và gây sốc. Không ai biết cậu sống ở đâu. Không ai biết cậu viết cho ai. Thứ duy nhất chúng ta biết là những điều cậu chia sẻ. Bị giằng xé giữa việc cố gắng sống một cuộc sống bình thường với việc cố trốn thoát khỏi cuộc sống đó đã đẩy cậu vào những tình huống lạ đời. Đó là thế giới của những cuộc hẹn đầu và những sự hỗn tạp, của những xung đột gia đình và những người bạn mới.Câu Chuyện Tuổi Teen Đó còn là thế giới của tình dục, ma túy, và của The Rocky Horror Picture Show, nơi mà tất cả những gì người ta cần đó là một bài hát trên chuyến đi đến vô tận.
Sunny (Tháng năm rực rỡ, 2011)
Đạo diễn: Hyeong-Cheol Kang
Diễn viên: Ho-jeong Yu, Eun-kyung Shim, Hee-kyung Jin
Điểm IMDB: 7.8
The Perks of Being a Wallflower (Câu Chuyện Tuổi Teen, 2012)
Im Na Mi là học sinh mới chuyển đến học tại trường trung học nữ sinh Jinduk. Mỗi khi cảm thấy lo lắng, Na Mi lại không thể kiểm soát nỗi giọng quê mùa của mình. Một ngày nọ, Na Mi bị một băng nữ sinh bắt nạt. Đúng lúc đó, một nhóm nữ sinh khác nhảy vào cứu Na Mi. Đó là các bạn Chun Hwa – một cô gái cương trực nhất trường Jinduk, Jang Mi – luôn ám ảnh với những đôi mắt hai mí, Jin Hee – nữ hoàng chửi thề, Geum Ok – yêu văn chương, Bok Hee – mơ tưởng đến các cuộc thi sắc đẹp và một Su Ji xinh đẹp, lạnh lùng và kiêu ngạo. Sau khi kết thân, họ cùng lập thành nhóm SUNNY và nguyện sẽ ở bên nhau mãi mãi. Tuy nhiên, có một tai nạn bất ngờ làm các thành viên nhóm SUNNY mỗi người một nơi.
25 năm sau, Im Na Mi ngày nay đã kết hôn, đang sống yên bình với một người chồng tốt và cô con gái dễ thương. Nhưng cô vẫn thấy cuộc sống của mình trống vắng một thứ gì đó. Một hôm, cô tình cờ gặp lại Chun Hwa tại bệnh viện. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ này, Na Mi quyết định tìm lại các thành viên SUNNY ngày xưa. Bước ra khỏi cuộc sống thường nhật, Na Mi bắt đầu mở cuộc tìm kiếm những người bạn trong quá khứ, hồi tưởng lại tình bạn trong sáng và bắt gặp chính mình trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời.
Mary and Max (2009)
Đạo diễn: Adam Elliot
Diễn viên: Toni Collette, Philip Seymour Hoffman, Eric Bana
Điểm IMDB: 8.1
Sunny (Tháng năm rực rỡ, 2011)
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về một người bị mắc chứng Asperger (chứng rối loạn tự kỷ) và một tình bạn bền bỉ, lâu dài. Mary khi ấy 8 tuổi, sống ở vùng ngoại ô Melbourne (Australia) một ngày vô tình tìm thấy người bạn tâm giao là Max – ông già béo phì, 44 tuổi, người Do Thái, sống cô độc tại New York, Mỹ nhờ cuốn danh bạ điện thoại của gia đình.
Hai người trở thành bạn qua thư suốt nhiều năm liền. Tình bạn ấy trở thành động lực lớn lao an ủi hai số phận đáng thương, hai tâm hồn cô độc, bất kể cho đến cuối đời, họ cũng không kịp gặp nhau. Mary and Max đánh dấu sự trở lại của đạo diễn người Australia – Adam Elliot – sau giải Oscar cho Harvie Krumpet (2004). Bộ phim không chỉ được nhớ đến bởi câu chuyện cảm động mà còn được đánh giá cao bởi công nghệ Stop Motion hoàn hảo dành cho phim hoạt hình đất sét.
Mary and Max (2009)
3 Idiots (3 Chàng Ngốc, 2009)
Đạo diễn: Rajkumar Hirani
Diễn viên: Aamir Khan, Madhavan, Mona Singh
Điểm IMDB: 8.4
Mary and Max (2009)
Ba chàng ngốc (tiếng Anh: 3 Idiots) là bộ phim hài của điện ảnh Ấn Độ (Bollywood), công chiếu năm 2009. Phim đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh của Ấn Độ, có chi phí 35 triệu rupee (7,7 triệu USD) nhưng đến đầu tháng 2/2012 thống kê thu về 385 triệu rupee (84,7 triệu USD), lập kỷ lục doanh thu tại Ấn Độ, gây cơn sốt tại nhiều nước.
Phim do Rạjkumar Hirani làm đạo diễn, là một câu chuyện về ba người bạn thân cùng học tại Học viện Cơ khí Hoàng gia (ICE). Họ có những hoàn cảnh, tính cách và sở thích khác nhau. Rancho (Aamir Khan) là một anh chàng phóng khoáng, thông minh, và đôi lúc còn rất liều lĩnh. Farhan (R. Madhavan), cũng là người kể chuyện trong phim, có ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh động vật hoang dã, nhưng vì ước muốn của gia đình nên đã thi vào Học viện Cơ khí. Raju (Sharman Joshi) có niềm đam mê trở thành kĩ sư, nhưng ngoài sở thích cá nhân anh còn phải học với áp lực vực dậy kinh tế gia đình với bà mẹ là giáo viên về hưu, bố liệt giường và chị gái ế chồng do không có tiền sắm của hồi môn. Trở thành bạn của nhau, ba người đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn và áp lực trong trường đại học. Với cá tính của mình, Rancho đã gây ảnh hưởng lớn đến hai người bạn, giúp họ vứt bỏ nỗi sợ hãi, sống thật với chính mình và vượt qua mọi khó khăn theo đuổi đam mê.
Mean Girls (Những Cô Nàng Lắm Chiêu, 2004)
Đạo diễn: Mark Waters
Diễn viên: Lindsay Lohan, Jonathan Bennett, Rachel McAdams
Điểm IMDB: 7.0
3 Idiots (3 Chàng Ngốc, 2009)
Mean Girls – ở Việt Nam thường gọi với tên “Cô gái lắm chiêu” hay “Những cô nàng lắm chiêu”) là phim điện ảnh hài tuổi teen nổi tiếng của Mỹ do đạo diễn Mark Waters thực hiện, công chiếu vào năm 2004. Bộ phim đã trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển đối với giới trẻ bằng việc phản ánh chân thật những vấn đề ở chốn học đường tại Mỹ, Canada… Tuy nói về tuổi thiếu niên, nhưng nội dung phim khá thực tế và người lớn, chứ không phải thuộc dạng phim mơ mộng, hồn nhiên, nhí nhảnh như những bộ phim teen thường thấy.
Cady Heron là một cô bé 16 tuổi sinh trưởng ở châu Phi và được giáo dục tại gia từ nhỏ. Bộ phim xoay quanh những tình huống dở khóc dở cười mà cô gặp phải khi lần đầu tiên bước chân vào trường trung học. Tại trường trung học North Shore ở Evanston, Illinois, với sự giúp đỡ của Janis và Damian, Cady biết thêm nhiều điều về những nhóm học sinh ở đây, đặc biệt là nhóm Plastics mà cô nên đặc biệt tránh xa. Nhóm này gồm có Gretchen Wieners – một cô gái giàu có nhưng hay tự ti về bản thân, Karen Smith – tốt bụng, đáng yêu nhưng ngốc nghếch và dẫn đầu bộ ba Plastics là cô nàng Regina George độc mồm, một thời từng là bạn thân của Janis, nhưng trở nên căm ghét nhau từ năm lớp 8 khi Regina tung tin đồn Janis là đồng tính nữ. Tuy nhiên, nhóm Plastics đã chú ý tới Cady, mời cô ngồi ăn trưa chung và đi mua sắm sau giờ học. Biết được nhóm Plastics chấp nhận Cady vào hội, Janis đã vạch ra kế hoạch trả thù Regina, thuyết phục Cady làm gián điệp để phá hoại nhóm Plastics.
Mean Girls (Những Cô Nàng Lắm Chiêu, 2004)
Sex and the City (Chuyện ấy là chuyện nhỏ, 1998)
Đạo diễn: Darren Star
Diễn viên: Sarah Jessica Parker, Kim Cattrall, Kristin Davis
Điểm IMDB: 7.1
Mean Girls (Những Cô Nàng Lắm Chiêu, 2004)
Sex and the City là phim truyền hình hài lãng mạn của Mỹ được viết kịch bản bởi Darren Star và sản xuất bởi HBO. Bộ phim được phát sóng từ năm 1998 đến 2004 và phim có tổng cộng 94 tập. Trải qua 6 năm phát sóng chương trình nhận được sự đóng góp của nhiều nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn và nhất là từ Michael Patrick King. Phim từng được tạp chí Time bình chọn trong danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại.
Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi, 1995)
Đạo diễn: John Lasseter
Diễn viên: Tom Hanks, Tim Allen, Don Rickles
Điểm IMDB: 8.3
Sex and the City (Chuyện ấy là chuyện nhỏ, 1998)
Câu chuyện đồ chơi (tên tiếng Anh: Toy Story) là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ 3D và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Được đạo diễn bởi John Lasseter, Câu chuyện đồ chơi xoay quanh một nhóm các đồ chơi có cảm xúc và hành động giống con người nhưng giả vờ là vật vô tri mỗi khi có người ở xung quanh, với hai nhân vật chính là cao bồi Woody và cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear. Kịch bản của phim được viết bởi Andrew Stanton, Joss Whedon, Joel Cohen và Alec Sokolow. Phần nhạc phim được sáng tác bởi Randy Newman.
Được phát hành vào 22 tháng 11 năm 1995, Câu chuyện đồ chơi đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu ở Bắc Mỹ trong tuần đầu ra mắt. Bộ phim thu về hơn 361 triệu đô la trên toàn cầu, nhận được rất nhiều sự khen ngợi về những đột phá trong kỹ thuật hoạt hình và kịch bản thông minh, tinh tế. Câu chuyện đồ chơi được rất nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử hoạt hình. Bộ phim nhận được 3 đề cử Oscar và giành được một giải Oscar cho thành tựu đặc biệt. Câu chuyện đồ chơi được lựa chọn để lưu trữ và bảo tồn tại National Film Registry vì có “ý nghĩa quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ ” vào năm 2005, năm đầu tiên mà bộ phim đủ điều kiện.
Stand by Me (Hãy Đứng Bên Tôi, 1986)
Đạo diễn: Rob Reiner
Diễn viên: Wil Wheaton, River Phoenix, Corey Feldman
Điểm IMDB: 8.1
Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi, 1995)
Stand By Me kể về cuộc phiêu lưu của 4 người bạn đang ở độ tuổi từ 12 lên 13: Gordie, Chris, Teddy và Vern. Cả 4 cậu bé đi xuyên qua rừng sâu, dọc theo tuyến đường sắt để tìm kiếm xác chết của một cậu bé đồng trang lứa cùng thị trấn. Một câu chuyện gây xúc động mạnh về tình bạn của các cậu bé trai và đầy những chiêm nghiệm của sự trưởng thành.
Stand By Me mở đầu bằng bối cảnh những năm giữa thập niên 80, nhà văn Gordie Lachance tình cờ đọc một bài báo khiến anh nhớ lại những năm tháng tuổi thơ của mình. Đó là mùa hè năm 1959, ở thị trấn Castle Rock, Oregon, nước Mỹ, Gordie, khi đó vẫn còn là cậu bé 12 tuổi thường xuyên tụ tập với 3 cậu bạn thân là Chris, Teddy và Vern. Một ngày, 4 cậu nhóc quyết định thực hiện cuộc phiêu lưu đi tìm xác của một cậu bé đã chết vì bị tàu đâm nằm đâu đó trong khu rừng. Các cậu bé tưởng tượng ra cảnh chúng sẽ trở thành người hùng trong mắt mọi người khi tìm ra xác chết mà các nhà chức trách cũng chưa thể xác định được.
Phim gây ấn tượng với người xem bằng khung cảnh bao la, rộng lớn, đậm chất nước Mỹ vào những năm 1980. Đạo diễn Rob Reiner đã nắm bắt và kết hợp những hoài niệm của tuổi thơ cùng với yếu tố hài hước đen tối một cách nhịp nhàng để tạo ra Stand by Me, bộ phim dành cho tuổi mới lớn được yêu thích nhất mọi thời đại.
Đăng bởi: Thảo Phương
Từ khoá: 10 bộ phim về tình bạn hay nhất bạn nên xem
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Tình Huống Không Nên Quan Hệ Tình Dục trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!