Bạn đang xem bài viết 5 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Mua Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi bạn thốt lên rằng “Tôi yêu căn nhà này!” thì bạn cũng cần nhớ rằng “Tình yêu là mù quáng”. Do đó, trước khi xuống tiền mua nhà, bạn hãy xét kỹ 5 điều sau đây để chắc chắn rằng bạn đã tìm được căn nhà chân ái.
Bị chế ngự bởi những cảm xúc mạnh mẽ khi chỉ mới xem qua nhà mẫu hay vì quá yêu thích tầm nhìn từ căn nhà, nhiều người mua lại bỏ qua những thứ như hàng xóm tệ hại, sơ đồ mặt bằng lộn xộn hay nền đất yếu,…
Thị trường bất động sản điên cuồng hiện nay chỉ làm trầm trọng thêm những sai lầm do cảm xúc – người mua cảm thấy họ cần phải làm bất cứ điều gì để có được một căn nhà cho riêng mình, và người bán sẽ tận dụng lợi thế của thị trường nóng chiếm lợi từ người mua.
Sai lầm #1 của người mua nhà: Một căn nhà đẹp giữa một vị trí tồi tệNhiều chuyên gia bất động sản cho biết người mua dễ bị cảm xúc chi phối trước một căn nhà đẹp mà quên đi môi trường xung quanh.
Điều này càng dễ bị bỏ qua nếu bạn mua nhà hình thành trong tương lai, tức bạn sẽ xuống tiền khi mới chỉ xem nhà mẫu (ở một vị trí khác).
Mùi hôi, tiếng ồn, hàng xóm bất hảo,… có thể là những thứ đi kèm nếu bạn mua nhà mà bỏ qua nguyên tắc “Vị trí, vị trí, vị trí”.
Bạn nên nhớ rằng mình có thể dễ dàng xây thêm một phòng tắm, ngăn tường để tạo thêm một phòng ngủ nhưng không thể rời khỏi những hàng xóm bất hảo trừ khi bạn hoặc họ dọn đi nơi khác!
Sai lầm #2 của người mua nhà: Lầm tin những hình ảnh “ảo”Vô số tin đăng bán nhà trên mạng hiện nay có những ảnh chụp hình nhà đẹp mắt với lối đi thông thoáng, phòng ngủ rộng rãi.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn vội đặt cọc vào những căn nhà như thế mà thậm chí chưa đến thăm trực tiếp một lần!
Tuy nhiên, rất nhiều người mua — đặc biệt là với những người mua ở xa hoặc không muốn đến xem nhà người lạ vì đại dịch — dễ sa vào bẫy của những tin đăng trực tuyến thiếu uy tín.
Bên cạnh đó, những người mua nhà hình thành trong tương lai cũng dễ mắc phải lỗi này. Lúc bạn mua – căn nhà chưa được xây, và khi đã xây xong – bạn nhận nhà với nỗi thất vọng!
Hãy lý trí! Hãy thực tế! Hãy nhìn vào những con số trên bản vẽ và các cam kết bàn giao trên hợp đồng. Và khi nhận nhà, nếu có sự sai khác giữa thực tế và những cam kết trên hợp đồng mua bán nhà, bạn có thể khiếu nại, thậm chí là đòi hoàn tiền và không nhận nhà.
Sai lầm #3 của người mua nhà: Không kiểm tra những thứ khó nhìn thấy“Đó là một sai lầm khiến người mua mất rất nhiều tiền sau này,” anh Hà Linh, một môi giới chuyên nghiệp tại chúng tôi cho biết.
Một trong những khách hàng của anh ấy tính bỏ qua việc kiểm tra đường ống thoát nước vì cho rằng không cần thiết và mất thời gian. Nhưng anh đã thuyết phục khách hàng để các đường ống được soi một cách chuyên nghiệp bằng một camera nhỏ, nhờ đó phát hiện ra một vết nứt lớn trên đường ống. Bởi vì nó được phát hiện sớm nên người bán đã phải giảm giá bán so với ban đầu.
Trong một số trường hợp khác, việc kiểm tra đã giúp phát hiện ra các lớp vật liệu lợp mái được đặt không đúng cách, nền móng bị lỗi, hệ thống dây điện và hệ thống ống nước phụ được che giấu bởi tấm ốp gỗ. Những thứ đó đều gây tốn kém và mất thời gian để sửa chữa.
Theo như anh Hà Linh nói: “Mua nhà không kiểm tra những chi tiết khó nhìn thấy cũng như đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó.”
Việc kiểm tra cũng rất quan trọng ngay cả khi bạn muốn san bằng căn nhà hiện có để xây một căn nhà mới. Trong căn nhà cũ có thể có một bể tự hoại chôn dưới sân hoặc amiăng trong mái nhà hoặc hệ thống điều hòa không khí.
Kiểm tra là cách duy nhất để người mua có thể chắc chắn rằng họ có thể tiến hành sửa chữa và xây dựng theo ý họ muốn sau này.
Mua nhà không kiểm tra những chi tiết khó nhìn thấy cũng như đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó.
Sai lầm #4 của người mua nhà: Mua một căn nhà nghỉ dưỡng với chi phí bảo trì caoKhi mua căn nhà để dành cho việc nghỉ dưỡng, hầu hết mọi người đều tập trung vào bất động sản mà họ “mơ ước” chứ không nghĩ đến chi phí sở hữu, cải tạo, sửa chữa và chi phí bảo trì liên tục có thể làm cạn kiệt tài khoản ngân hàng của họ. Và khi đó, nghỉ dưỡng không mang lại sự thảnh thơi mà là phiền hà.
Gần đây, anh Hà Linh cũng đã nói chuyện với một khách hàng về việc mua một căn nhà ven biển để nghỉ dưỡng. Đó là một căn nhà cũ cần được nâng cấp rất lớn như hệ thống dây điện, hệ thống điều hòa và mái nhà.
Nó cũng đang có một cái sân lớn với nhiều cỏ. Anh Hà Linh đã hỏi khách hàng của mình rằng: “Chị có chắc rằng mình muốn mua một căn nhà thứ hai để nghỉ dưỡng chứ không phải để tìm thêm một công việc thứ hai chứ?”.
Sai lầm #5 của người mua nhà: Tự trói tay mìnhĐặc biệt đối với những người muốn mua nhà trong chung cư hay trong khu compound. Bạn có hỏi chủ đầu tư về những quy định để được thay đổi màu sơn, nơi để xe hay việc thay đổi kết cấu căn nhà chưa? Đa số câu trả lời là Không!
Đó là lý do tại sao người mua dự định mua nhà trong bất kỳ cộng đồng nào mà có ban quản lý nên đặc biệt chú ý về những điểm này. Bạn chắc hẳn không muốn sống trong một căn nhà mà mãi buồn bực do không được làm theo ý mình.
Nguyên Phương
Đăng bởi: Phạm Bá Danh
Từ khoá: 5 sai lầm lớn nhất của người mua nhà
Xả Cơ Và 5 Sai Lầm Thường Gặp Nhất Của Người Mới Tập Bulking
Xả cơ là một trong những cách giúp tăng trưởng cơ bắp hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xả sao cho hiệu quả và nhiều người xả sai cách dẫn đến cơ thì ít mà mỡ thì 1 rừng.
5 sai lầm khi xả cơ gymer mới thường xuyên mắc phải Ăn mọi thứ bạn thấyBạn cần phải nạp năng lượng từ đúng nguồn thực phẩm dành cho tập luyện, bạn cũng phải nên tính xem 1 ngày mình cần bao nhiêu calo, protein, carb và chất béo. Giai đoạn xả thức ăn là cực kỳ quan trọng, nếu chọn sai nguồn thức ăn thì coi như bạn đã thất bại trong quá trình này rồi.
Xả cơ không biết khi nào dừng
Trong quá trình xả, bạn cần phải biết lúc nào mình dừng và chuyển sang giai đoạn siết cơ, việc xả không điểm dừng có thể khiến bạn chuyển sang béo quá mức và tăng lượng mỡ thừa quá nhiều.
Hãy lên kế hoạch cho chu kì xả của mình bằng 1 mục tiêu cụ thể nào đó, ví dụ bây giờ là mùa thu, bạn sẽ xả cho đến mùa xuân và thời gian chuẩn bị tới mùa hè bạn sẽ siết. Hoặc bạn sẽ dự kiến xả tối đa trong 3 tháng, thời gian còn lại bạn sẽ siết. Hoặc là bạn sẽ đặt ra mục tiêu là xả đến khi đạt được 10kg cơ thì sẽ chuyển sang siết.
Hãy đưa ra 1 kế hoạch cụ thể để theo đó mà làm, đừng làm 1 chuyện không có kế hoạch sẽ không kiểm soát được quá trình xả siết của bạn.
Mắc kẹt trong “khoảng không không lối thoát”Khoảng không này tức là sự “lạc trôi” của bạn trong hàng tá câu hỏi như “Mình có nên xả cơ không ? Tới lúc mình siết cơ chưa nhỉ ? Mình có đang tăng nhiều mỡ quá không ? Hay mình tăng ít mỡ thế nhỉ ? Mình có bị yếu đi không nhỉ ? Mình bị điên mất rồi ?”
Khi bạn vào quá trình xả cơ, bạn sẽ tăng cơ nạc đồng thời bạn cũng tăng luôn mỡ, đó là điều hiển nhiên. Khi bạn siết cơ, bạn sẽ trông “nạc” hơn và tất nhiên người sẽ gọn lại hơn. Nếu bạn không cẩn thận, nó có thể hủy hoại những nỗ lực của bạn rất nhanh.
Mâu thuẫn giữa các mục tiêu đề ra cũng khiến bạn bị bối rối. Bạn cố gắng giữ trông mình thật cơ bắp mà lúc đó bạn đang muốn xả hay trong quá trình bạn siết mà bạn ăn như xả cơ. Kết quả là quá trình của bạn không ra đâu vào đâu cả.
Để thoát khỏi nó, bạn hãy đặt ra mục tiêu cụ thể ngắn hạn lẫn dài hạn để bạn biết chính xác mình cần làm gì và giữ cho đầu óc của bạn luôn tỉnh táo, giữ tâm trí mạnh mẽ hơn.
Ví dụ đặt mục tiêu ngắn hạn là bạn cố gắng lấy được nhiều cơ bắp nhất cơ thể trong 9 tuần xả cơ, đây cũng là thời gian xả cơ phù hợp với hầu hết người mới tập làm quen. Mục tiêu dài hạn sẽ là mùa hè tới bạn sẽ có một cơ bụng 6 múi dày và to cùng với 1 bắp tay cuồn cuộn. Bạn sẽ có 3 tháng để siết cơ sau khi xả. Bạn sẽ thấy đỡ lo lắng hơn khi lượng mỡ lúc này chưa tăng quá cao.
Nắm rõ được Macros của mình khi tập luyện sẽ giúp bạn kiểm soát nó dễ dàng hơn.
Thiếu kiên nhẫnBạn bỏ ra nhiều thời gian tập, tập nặng hơn, ăn nhiều hơn nhưng vẫn chưa thấy kết quả nào và điều đó làm bạn thấy nản lòng ?
ĐỪNG, bất kể quá trình xây dựng cơ bắp nào cũng cần có thời gian và nó cũng thường đi kèm với nhiều thất bại.
Mọi thứ cần có thời gian để điều chỉnh và sửa chữa đặc biệt là với những người chưa từng thực hiện xả và siết cơ bao giờ trước đó.
Bạn không thể xây dựng 1 căn nhà trong 1 ngày, nhà càng to thì thời gian xây càng lâu, cơ bắp cũng vậy và bạn cần phải kiên nhẫn hơn. Tìm thử các điểm nào mình chưa phù hợp hoặc chưa đúng cách để sửa.
Bạn có thể thấy không hài lòng nhưng bạn không được từ bỏ bởi vì bạn chưa thấy kết quả.
Tập luyện quá giới hạn của mìnhKhi bạn đang xả cơ, bạn sẽ được bảo là phải tập thật nặng, đẩy buổi tập của bạn đến 1 điểm xa nhất, nhưng bạn cũng nên nhớ 1 điều, cơ cũng cần phải nghỉ ngơi và hồi phục và bạn đừng để nó phải “quá giới hạn quá lâu”.
Nếu bạn sử dụng 1 nguồn năng lượng cho 1 buổi tập luyện thế nào, hãy sử dụng 1 nguồn năng lượng như thế để hổi phục và sửa chữa, đặc biệt là khi bạn đang muốn tăng cơ nhiều nhất có thể.
Khi tới giới hạn của mình, hãy mạnh dạn nghỉ 1 ngày, lùi 1 bước có thể giúp bạn tiến thêm liên tục nhiều bước hơn là tiến nhiều bước rồi dừng lại hẳn đúng không. Bạn không thể tập luyện nếu bạn bị chấn thương.
Đẩy bản thân tới giới hạn nhưng cũng biết tôn trọng bản thân mình, bạn cần nó đi theo bạn cả hành trình chứ không phải chỉ 1 khoảng khắc.
Có thể bạn thích: Top 10 VĐV Street Workout có sức khỏe khủng nhất
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu
Từ khoá: Xả cơ và 5 sai lầm thường gặp nhất của người mới tập bulking
Top 5 Sai Lầm Thường Gặp Ở Người Mới Bắt Đầu Tập Calisthenics
Với những người mới tập Calisthenics thì chuyện mắc phải sai lầm là điều không tránh khỏi, quan trọng là bạn sẽ được cảnh báo sớm và không mắc phải 5 sai lầm đó nữa.
5 sai lầm thường gặp khi tập Calisthenics bạn nên tránh Sai lầm số 1: Bỏ bê việc tập thân dướiBộ môn Calisthenics nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng nó yêu cầu rất nhiều về kĩ thuật cũng như sức mạnh và không phải ai cũng nắm rõ được những kĩ thuật hoặc các lưu ý khi tập luyện và từ đó dẫn đến các kết quả không tốt. Bài viết từ Al Kavadlo – chuyên gia về Calisthenics sẽ giúp bạn.
Một trong những thói quan sai lầm nhất của những bạn mới tập Calisthenics là không thèm tập thân dưới.
Điều này cũng không phải khó hiểu bởi vì đa số các động tác đều sử dụng đôi tay là chính và những bạn tập Calisthenics cũng thường chỉ tập trung vào ngực, tay, vai hoặc xa hơn là bụng mà thôi, còn phần thân dưới thì gần như không ngó ngàng gì tới.
Điều này không chỉ đối với dân Calisthenics mà ngay cả các anh đi tập tạ cũng như vậy.
Nhưng có 1 sự thật là thân dưới của bạn chiếm 50% cơ thể, nhưng nếu bạn không có 1 đôi chân khỏe thì bạn không thực sự khỏe như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần tập chân 1-2 lần mỗi tuần là đủ và điều đó sẽ khiến bạn khỏe hơn rất nhiều đấy.
Bạn có thể thưc hiện các bài tập Squat cơ bản và các biến thể của squat và từ từ đi đến bài khó hơn là single-leg pistol squats chẳng hạn.
Sai lầm số 2: Chỉ tập các bài isolationTrong tập luyện thông thường, chúng ta thường có những bài tập gọi là Isolation (Bài tập chỉ tác động vào nhóm cơ tập mà không cần sự tham gia của các nhóm cơ khác). Tuy nhiên trong Calisthenics thì những bài tập kết hợp nhiều nhóm cơ sẽ mang lại lợi ích hơn là sử dụng các bài tập isolation.
Đừng hiểu sai ý của tôi ở đây, tập isolation có những lợi ích nhất định, nhưng nó thích hợp trong bodybuilding hơn. Còn trong Calisthenics thì hầu hết các bài tập là compound. Một ví dụ thực tế là bài hít xà (pull up) có tác dụng lên cơ bụng (rectus abdominis) nhiều hơn là bạn gập bụng nữa.
Câu hỏi “Tập bài này thì vô nhóm cơ nào?” thật sự không hề được đề cập đến trước đây cho đến khi môn thể hình trở nên thu hút nhiều người hơn.
Sai lầm số 3: Vội vàngChúng ta đều biết rằng thực hiện bài Muscle Up hoặc One Arm Pull Up sẽ trông ngầu như nào nhưng để làm được như thế thì bạn cần phải có thời gian tập luyện thật sự nghiêm túc trước khi thực hiện các bài tập khó đó.
Mặc dù tập bodyweight là 1 hình thức tập an toàn nhưng với mất kỳ kĩ thuật tập kém nào đều có thể gây nên chấn thương.
Một nền tảng thể lực tốt là khi bạn có thể thực hiện được ít nhất 30 lần hít đất hoặc 10 cái hít xà đúng kĩ thuật cũng như là các bài squat.
Tập trung vào những bài cơ tập cơ bản và đừng thử nghiệm bất kỳ bài tập nâng cao nào khi bạn chưa thật sự sẵn sàng. Các khớp và cơ bắp sẽ cám ơn rất nhiều.
Sai lầm số 4: Không tập đủ ROMTrừ những người thực hiện 1 bài không đủ ROM (Range Of Motion – phạm vi chuyển động) là có ý đồ riêng thì những người thực hện không đủ ROM đều tin rằng họ đang tập đúng.
Đây chính là lý do tại sao bạn cần phải có các HLV có trình độ giúp đỡ bạn.
Nếu bạn không có thì có thể quay lại video của mình và tự kiểm tra hoặc nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng tập luyện.
Việc quay lại video sẽ giúp bạn không chỉ có cái đăng lên mạng khoe bạn bạn mà cũng giúp bạn đánh giá lại kĩ thuật của mình.
Sai lầm số 5: Lấy số lượng hơn chất lượngKhi nghe ai đó có thể hít đất cả trăm cái không mệt thì bạn hẳn sẽ trầm trồ nể phục họ nhưng nếu biết họ thực hiện 100 cái hít đất đó hoàn toàn sai kĩ thuật hoặc không đủ ROM thì có lẽ sự nể phục đó sẽ giảm đi không ít.
Khi bạn tập trung quá nhiều vào số lượng mà quên đi chất lượng thì bạn đang đánh mất những gì bạn có. Bạn sẽ thật sự tốt hơn ở 5-6 lần tập đúng kĩ thuật và đủ ROM hơn là bạn thực hiện 20 cái nhưng chẳng có cái nào chuẩn.
Nếu bạn vẫn đang hi sinh kĩ thuật tập để lấy số lượng thực hiện được thì tốt nhất là nên dừng lại, hãy đảm bảo kĩ thuật thực hiện thật tốt. Dành thời gian đánh giá kĩ thuật tập của mình nhiều hơn thay vì làm những việc không nên làm đó.
Đăng bởi: Như Nguyễn
Từ khoá: Top 5 sai lầm thường gặp ở người mới bắt đầu tập Calisthenics
Use Case Diagram Và 5 Sai Lầm Thường Gặp – Thinhnotes.com
Use Case là kỹ thuật dùng để mô tả sự tương tác giữa người dùng và hệ thống với nhau, trong một môi trường cụ thể và vì một mục đích cụ thể.
Sự tương tác ở đây có thể là:
Người dùng tương tác với hệ thống như thế nào?
Và dĩ nhiên, sự tương tác này phải nằm trong một môi trường cụ thể, tức là nằm trong một bối cảnh, phạm vi chức năng cụ thể, hoặc rộng hơn là trong một hệ thống/ phần mềm cụ thể.
Sau cùng, việc mô tả sự tương tác này phải nhằm diễn đạt một mục đích cụ thể nào đó. Use Case phải diễn rả được Requirement theo góc nhìn cụ thể từ phía người dùng.
Tương tác ở đây là gì?
Độc giả đọc bài notes
Độc giả yêu thích bài notes
Độc giả nhận xét bài notes
Độc giả gửi bài notes cho độc giả khác qua email
Môi trường cụ thể? Quá đơn giản, đó là trang blog chúng tôi (không phải trang Admin).
Mục đích cụ thể?
Người dùng có thể đọc được bài notes trên blog (đơn giản bỏ qua)
Người dùng có thể chia sẻ bài notes này trên các nền tảng khác để nhiều người khác có thể đọc được
Người dùng có thể viết nhận xét khen chê gạch đá các kiểu cho tác giả
Đó là tất tần tật những nội dung mà một Use Case sẽ thể hiện.
Hình vẽ Use Case (Use Case Diagram)
Đặc tả Use Case (Use Case Specification).
Use Case Diagram là một thành viên trong họ UML (Unified Modeling Language).
Mỗi Diagram trong bộ UML này đều có những mục đích khác nhau. Tùy trường hợp, tùy dự án mà anh em sẽ “rút hàng” ra chiến như thế nào cho hợp lý.
2. Các thành phần của Use Case Diagram
2.1. Actor, Use Case, Communication Link và Boundary
Cũng không có gì quá phức tạp, Use Case Diagram gồm 5 thành phần chính:
Use Case
Communication Link
Và, Relationships.
Actor thì có thể là Người dùng, hoặc một System nào đó. Vì UML quy định Actor là hình thằng người nên có thể anh em sẽ nhầm lẫn chỗ đó phải là người dùng nhưng hổng phải.
Ai là người sử dụng hệ thống?
Ai sẽ là người Admin của hệ thống (tức người cài đặt, quản lý, bảo trì… hệ thống)?
Hệ thống lưu trữ dữ liệu, vậy ai là người input dữ liệu vào hệ thống?
Hệ thống lưu trữ dữ liệu, vậy ai là người cần những dữ liệu output?
Chẳng hạn như làm các services. Mình có một anh bạn làm BA, giải pháp mà ảnh cùng đồng bọn làm ra là 1 services không được dùng bởi con người, mà được dùng bởi một hệ thống khác để xác thực người dùng.
Communication Link thể hiện sự tương tác giữa Actor nào với System. Nối giữa Actor với Use Case.
Boundary of System là phạm vi mà Use Case xảy ra. Ví dụ trong hệ thống CRM, phạm vi có thể là từng cụm tính năng lớn như Quản lý khách hàng, Quản lý đơn hàng, hoặc cả một module lớn như Quản lý bán hàng.
Ô kê nãy giờ dễ ẹc, mấy cái này nhìn sơ qua là anh em biết ngay cái một.
Cái cuối cùng mới chính là cái mà mình tin là nhiều anh em vẫn còn rất dễ lộn, đó là Relationship.
2.2. Relationship
a) Include
Include nghĩa là mối quan hệ bắt buộc phải có giữa các Use Case với nhau.
Xét về nghĩa, Include nghĩa là bao gồm, tức nếu Use Case A có mối quan hệ include Use Case B, thì nghĩa là: Use Case A bao gồm Use Case B. Để Use Case A xảy ra, thì Use Case B phải đạt được.
Rõ ràng anh em thấy: để nhận xét được một bài viết, anh em cần phải đăng nhập vào 1 tài khoản nào đó, để blog nhận diện anh em là ai, tên gì, quê quán, giai gái ra sao.
Ví dụ ở blog mình là anh em sẽ cần đăng nhập vào tài khoản WordPress. Sau khi đăng nhập xong, anh em phải soạn thảo nhận xét, tức là gõ nhận xét, chỉnh sửa, xóa tới xóa lui. Sau khi viết xong nhận xét, anh em sẽ bấm nút Submit để hoàn thành chẳng hạn.
Hay nói cách khác để Use Case: Nhận xét bài notes xảy ra, thì Use Case: Đăng nhập WordPress và Use Case: Soạn thảo nhận xét phải bắt buộc hoàn thành trước tiên.
Thực sự không có quy tắc nào rõ ràng cho việc khi nào cần tách Use Case ra thành các Use Case nhỏ và cho nó một mối quan hệ Include cả.
Việc tách hay không tách phụ thuộc duy nhất vào người vẽ. Và lý do lớn nhất để mối quan hệ Include ra đời là giúp cho các Use Case của chúng ta DỄ QUẢN LÝ hơn; làm cho Use Case Diagram trông có vẻ nguy hiểm hơn mà thôi 😎
Độ phức tạp lớn thì khi tách ra mình mới có được những Use Case vừa phải, đủ để diễn đạt dễ hiểu cho các stakeholders. Còn tận dụng được ở các Use Case sau là sao?
Ví dụ Use Case A gồm 2 Use Case nhỏ bên trong là X và Y. Do đó Use Case A được tách thành Use Case X và Use Case Y.
Nhưng, Use Case C gồm Use Case X và Use Case Z bên trong, nhưng chỉ có Use Case X là được tách ra cho mối quan hệ Include. Vì có thể Use Case Z “không đáng” để tách ra thành một Use Case nhỏ hơn.
Chúng ta tách Use Case X từ Use Case A để Use Case C có thể tận dụng được mà không cần vẽ lại. Tương tự, tách Use Cas Y từ Use Case B để Use Case A có thể tận dụng mà cũng không cần vẽ lại.
Còn Use Case Z, vì nó không được “dùng lại” ở một Use Case bất kỳ nào sau đó, nên người vẽ có thể cân nhắc có tách nó ra hay không!
Nếu Use Case đó đủ lớn và khá là high-level, thì có lẽ chúng ta nên tách. Còn nếu ngược lại, Use Case đã rõ ràng, là một requirement từ phía User cụ thể thì không đáng để anh em tách nó ra thành một Use Case nhỏ, chỉ làm hình thêm thêm rối mà thôi.
b) Extend
Extend là mối quan hệ mở rộng giữa các Use Case với nhau.
Nếu Include là mối quan hệ bắt buộc, thì Extend là một mối quan hệ không bắt buộc. Nó thể hiện mối quan hệ có thể có hoặc có thể không giữa các Use Case với nhau.
Lấy ví dụ Grab phía trên, anh em sẽ dễ dàng có được một mối quan hệ Extend như sau.
Anh em có thể thể hiện rõ ý chỗ này bằng một thứ luôn đi kèm với Extend, đó là Extension Point 😎
Extension Point nôm na là điều kiện mà Use Case có mối quan hệ Extend sẽ xảy ra. Còn để sát nghĩa thì anh em có thể hiểu chữ Point ở đây nghĩa là điểm dữ liệu thể hiện sự khác biệt.
//Theo mình nhớ là hình như anh em chỉ có thể gửi tiền tip cho tài xế, nếu cuốc xe đó anh em chấm họ maximum là 5 sao.//
Vậy thì anh em sẽ vẽ Use Case Diagram chỗ đó như sau.
Extension Point không nhất thiết phải là một dữ liệu nào đó trên hệ thống, mà có thể là một “điều kiện” bất kỳ, miễn là nó thể hiện được trường hợp cụ thể mà Use Case sẽ xảy ra.
c) Generalization
Generalization đơn giản là quan hệ cha con giữa các Use Case với nhau. Nhưng khác biệt với Include và Extend là nó còn được dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các… Actor với nhau.
Đăng nhập thì có thể đăng nhập qua số điện thoại, hoặc đăng nhập qua email.
Đặt hàng thì có đặt hàng qua điện thoại, hoặc đặt hàng qua website.
Hoặc tìm kiếm thì có thể tìm kiếm bằng từ khóa, hoặc tìm kiếm theo nhóm sản phẩm.
Hoặc mối quan hệ cha-con giữa các Actor. Ví dụ:
Hoặc Vendor thì có thể gồm Retailers và Wholesalers.
Nhìn chung, Generalization giúp anh em thể hiện rõ hơn các yêu cầu bằng việc gom nhóm các Use Case lại theo quan hệ cha-con. Cá nhân mình thì rất ít khi vẽ relationship này, chủ yếu chỉ dùng Include và Extend là chính.
Ví dụ Use Case A có include đến Use Case B và C. Thì Use Case A’ là con của Use Case A cũng sẽ có mối quan hệ Include đến Use Case B và C, mặc dù không được thể hiện trên hình.
…
3. Một số sai lầm phổ biến khi vẽ Use Case
Use Case Diagram là thứ để anh thể hiện được requirement của khách hàng.
3.1. Chuyện đặt tên
Trong mô hình hóa, chuyện đặt tên là rất-rất-rất quan trọng.
Chỉ cần người đọc họ nhìn vô diagram mà thấy ngay 1 dòng chữ khó hiểu, thì ngay lập tức tụt bà nó hết mood, hết muốn xem tiếp rồi.
Nói về Use Case thì có 1 vài lưu ý sau cho anh em:
Tên Use Case thì phải ghi rõ ràng, rành mạch, đẹp nhất là dưới format: Verb + Noun.
Ví dụ: Đổi điểm thành viên, Chuyển tiền nội địa, Chuyển tiền quốc tế, Duyệt nhận xét bài viết.
Và đặc biệt là tránh đặt tên quá dài và không nên dùng kiểu bị động.
3.2. Vẽ Use Case mà thành phân rã chức năng
Đây chính xác là lỗi mà mình hay gặp nhất, rất thường xuyên gặp khi vẽ Use Case.
Đầu tiên là chữ Manage rất rộng nghĩa. Yêu cầu quản lý A gồm 5 việc, thì không có nghĩa yêu cầu quản lý B cũng gồm 5 việc. Use Case là diagram thể hiện yêu cầu của End-Users, nhằm đạt được một mục đích nào đó.
Ở ví dụ trên, nếu nói Manage Gears, Manage Brakes, hay Manage Air Conditioner thì quá tối nghĩa, chả ai hiểu nhằm mục đích sau cùng là để làm gì.
Nguyên nhân có thể do người vẽ chưa nắm đủ thông tin về yêu cầu của End-Users, ảnh chưa hiểu rõ rốt cuộc thì người dùng họ muốn làm gì trên hệ thống, hay hệ thống phải tương tác những gì với hệ thống khác.
Từ đó mới có chuyện anh em nhìn vô Use Case Diagram ở trên mà cảm thấy mông lung như một trò đùa. Do đó, chúng ta chỉ vẽ Use Case khi đã có đủ thông tin cần thiết:
Ngoài ra, khi đã có đủ thông tin nhưng Use Case mình vẽ vẫn bị confuse. Lý do có thể do các Use Case mình vẽ bị lệch các cấp độ Requirement với nhau.
Để sửa lại Use Case trên, đơn giản mình chỉ cần bỏ Use Case A: Quản lý học viên ra, vì nó là thứ rất chung chung, không thể hiện được mục đích cụ thể, so với 2 Use Case còn lại.
3.3. Rối nùi Use Case
Vấn đề của hình này là ôm đồm quá nhiều. Dẫn đến quá nhiều Use Case xuất hiện trong cùng một Diagram, đã vậy cũng không có Boundary of System rõ ràng.
Như anh em thấy, Use Case này vẽ rất sai ở những điểm như sau:
Đặt tên Use Case sai: quá nhiều cụm danh từ cho Use Case.
Không có Boundary of System.
Một note nhỏ quan trọng cho anh em, Use Case Diagram sạch đẹp là chỉ nên có trên dưới 10 Use Case trong đó. Các Use Case còn lại anh em hãy dùng Boundary of System để phân chia theo phân hệ một cách hợp lý nhất có thể.
Hình này rõ ràng là quá thứ dữ. Thật ra trường hợp này cũng khá phổ biến, mình trước kia bị hoài. Mấu chốt đến từ một số điều sau:
Chưa tận dụng các Relationship để thể hiện, khiến cho các Use Case quá rời rạc nhau, và trông rất không hợp logic.
Người vẽ không dùng Boundary of System để phân nhóm, giới hạn các Use Case.
3.4. Quá chi tiết các chức năng CRUD
Như ví dụ trên, mỗi thực thể là một lần CRUD. Như vậy quá tốn effort, trong khi 96,69% là ở phân hệ nào, hay dữ liệu nào, anh em cũng đều cần phải CRUD dữ liệu hết.
Điều này tạo ra một sự lặp đi lặp lại ở các Use Case Diagram, nhưng không thể hiện được gì nhiều cho người xem. Để giải quyết vấn đề này, anh em có thể có làm 1 trong 2 cách sau.
Thêm một dòng note trước đoạn mô tả Use Case trong tài liệu: “Toàn bộ dữ liệu đều có chức năng Thêm/ Đọc/ Sửa/ Xóa và chịu tác động bởi sự phân quyền từ phía Quản trị hệ thống” hoặc đại loại vậy. Để cho các stakeholder biết được rằng hệ thống có chức năng CRUD các dữ liệu này.
Nhưng nên nhớ CRUD ở đây là đứng từ góc nhìn End-Users: hệ thống có cho phép End-Users CRUD dữ liệu hay không?
Nhưng theo góc nhìn của End-Users, thì không một người dùng nào (kể cả System Admin) có thể tạo thủ công dữ liệu khuyến mãi trên CRM, mà End-Users họ chỉ Đọc/ Sửa/ Xóa dữ liệu được lấy về này thôi.
Do đó ở đây anh em cần mô tả rõ là có phải tất cả dữ liệu đều cho phép End-Users CRUD được hay không (không tính phân quyền).
Tạo hẳn một Use Case với tên là: Manage “X”, với X là một đối tượng bất kỳ.
Nếu không đầy đủ 4 tính năng CRUD, thì anh em có thể làm 1 cái note nhỏ bên trên, nói rõ Manage là có những tính năng gì, không có những tính năng gì.
3.5. Thẩm mỹ
Cuối cùng vẫn quay về vấn đề thẩm mỹ. Nguyên nhân việc Use Case mất thẩm mỹ đến từ 2 lý do:
Mắt thẩm mỹ kém: chiếm 0,00000000000069%
Ẩu, cẩu thả: chiếm 99,00000000000000069%
Làm gì cũng vậy, đặc biệt là mô hình hóa để làm document. Ẩu là thứ mình nên cố gắng hạn chế nó nhất. Vì làm đúng 1 lần, đẹp 1 lần, sau này đỡ mắc công làm lại chứ hông có gì hết.
Một số điểm anh em cần chú ý sau:
Kích cỡ các Use Case trong Diagram là phải như nhau, kể cả cha-con, lẫn các mối quan hệ Include. Tuy nhiên, Use Case có Extend sẽ được vẽ to hơn một chút.
Nhớ phải đánh dấu Use Case ID trong hình vẽ.
Các mối quan hệ không được chồng chéo lẫn nhau. Anh em có thể vẽ 1 Actor ở 2 vị trí khác nhau để tránh các đường nối bắt chéo lên nhau.
Khi vẽ Use Case Diagram, tập trung vào câu hỏi What để tìm ra Use Case, tránh câu hỏi How, vì khi đó anh em rất dễ đi vào detail.
Và nếu được, hãy tô màu lên Use Case để nhìn Diagram được rõ ràng, sáng sủa và mạch lạc 🙂
.
.
.
Hi vọng qua bài này anh em đã hiểu rõ bản chất của Use Case, và biết cách vẽ Use Case Diagram. À mà không những biết cách vẽ, mà còn vẽ đúng, vẽ đẹp và tránh được những lỗi sai thường gặp nữa.
uml-diagrams.org/use-case-diagrams
Bái bai và hẹn gặp lại anh em!!!
Những Sai Lầm Trong Tài Chính Nhà Khởi Nghiệp Cần Nắm Rõ
1. Giai đoạn khởi đầu
Ở bước khởi đầu này, rất nhiều nhà đầu tư lao thẳng vào quá trình sản xuất (thay vì gia công), trong khi kinh nghiệm tích lũy chưa có. Thứ 2 là họ chỉ lên kế hoạch cho số vốn khởi động mà không dự tính đầy đủ các khoản tiền mặt làm vốn lưu động nên thường thất bại khi không đủ lực để duy trì thu nhập hiện tại. Bên cạnh đó, nhiều người mong muốn làm lớn ngay từ ban đầu mà không chịu khởi đầu với quy mô nhỏ, điều này càng làm cho họ mất vốn lớn nếu thất bại.
2. Giai đoạn thực hiệnĐối với những mô hình nhỏ, rất nhiều nhà đầu tư tận dụng các nguồn lực sẵn có như: nhà xưởng, điện nước, kế toán, giao hàng, vận hành… nên thường không tính toán được giá thành đầy đủ của sản phẩm. Thời kỳ này, họ thường lấy công làm lời nên khi quy mô được mở rộng, phải bỏ vốn ra đầu tư thêm sẽ dễ dàng gặp rào cản khi giá thành sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, dẫn tới kinh doanh thiếu hiệu quả và có khả năng âm vốn.
Do vậy, nhà đầu tư cần tính toán lại giá thành, đồng thời, phải có một nguồn tài chính gấp hàng chục lần hiện tại để nâng từ quy mô “lấy công làm lời” sang quy mô sản xuất vừa. Bởi lẽ, nếu không có đủ nguồn tài chính bạn sẽ không thể duy trì để đạt điểm hòa vốn cho quy mô mới khi mà lượng hàng tiêu thụ không ổn định, khoản lỗ kéo dài.
3. Giai đoạn huy động vốnỞ giai đoạn này có rất nhiều nhà đầu tư tìm cách huy động vốn cho mô hình của mình. Nhiều người vì quá cần vốn nên gửi bản kế hoạch kinh doanh tới bất cứ nhà nhà đầu tư nào mà họ tìm được địa chỉ liên hệ. Điều này sẽ khiến họ khó tìm được nhà đầu tư tâm huyết mà lại lộ kế hoạch kinh doanh cho đối thủ.
Còn đối với những nhà sáng lập quá thận trọng, họ không dám dấn thân đầu tư mạo hiểm và đánh mất những khoản góp vốn khổng lồ vì sợ thâu tóm nếu quy mô thành công. Bởi, hầu hết các nhà sáng lập đều nhầm lẫn doanh nghiệp là gia sản, không phải là tài sản của mình. Do vậy không chấp nhận sự đánh đổi khi sang nhượng, nhận góp vốn, hỗ trợ điều hành. Vì thế, nhiều mô hình vẫn cứ lẹt lẹt ở quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình khi nhận được khoản đầu tư khổng lồ một thời gian thì lại mất trắng do đồng vốn không được sử dụng đúng mục đích. Mặt khác, sự bất đồng quan điểm giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư “thiên thần” cũng khiến công ty đi vào khủng hoảng. Do vậy, trước khi chấp nhận khoản tiền huy động từ nhà đầu tư thiên thần, nhà sáng lập nên lập một bản hợp đồng thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Đồng thời, thăm dò ý kiến và đánh giá của nhà đầu tư để thấy được mục đích của nhau. Từ đó tìm ra những phẩm chất phù hợp với cá tính của mình ở những người thật sự mong muốn đầu tư.
Quản lý tiền bạc hiệu quả là một quá trình liên tục và không có điểm dừng. Biết nắm bắt cơ hội, lựa chọn đầu tư đúng đắn là một kỹ năng vô cùng quan trọng của nhà khởi nghiệp. Đây là một trong những yếu tố chính quyết định đến việc con thuyền khởi nghiệp của bạn sẽ đi được bao xa. Hãy không ngừng nâng cao và bổ sung kiến thức để vượt qua những giai đoạn khó khăn.
9 Sai Lầm Về Kiêng Cữ Sau Sinh
Kiêng chuyện chăn gối sau sinh Nằm than vào mùa lạnh
Kiêng chuyện chăn gối sau sinh
Từ thuở xưa, việc để chậu than dưới gầm dường cho mẹ sau sinh nằm xảy ra như một điều hiển nhiên bởi chưa có nhiều hiểu biết về khoa học. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong than chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là khí CO2, gây bệnh về đường hô hấp cho cả mẹ và con. Bởi vậy, mà với những mẹ sinh con vào mùa lạnh nên nằm trong phòng có đèn sưởi, an toàn mà vẫn ấm áp
Nằm than vào mùa lạnh
Kiêng vận động Xem ti vi, đọc báo làm cho mắt ngày càng kém Kiêng chải đầu trong những ngày kiêng cữXem ti vi, đọc báo làm cho mắt ngày càng kém
Người xưa cho rằng, phụ nữ sau sinh mà chải đầu thì sẽ làm cho da đầu trở nên yếu và dễ rụng tóc. Điều này không hề đúng, thậm chí là phản khoa học bởi lúc vượt cạn mồ hôi của mẹ ra rất nhiều làm cho mái tóc suôn mệt nhanh chóng bị bết lại. Vì thế, sau khi sinh, người mẹ phải được gội đầu để làm sạch mái tóc. Mẹ chỉ cần lưu ý rằng cần gội đầu bằng nước ấm và thảo dược thiên nhiên, sấy khô ngay sau khi gội để tránh nhiễm lạnh. Lúc chải đầu cũng không nên cào đầu quá mạnh để tránh bị tổn thương vùng da đầu còn yếu
Kiêng chải đầu trong những ngày kiêng cữ
Uống nước trà và nước tiểu em bé để đưa sữa về Sinh con xong không được ăn quá nhiều chất bổ dưỡngUống nước trà và nước tiểu em bé để đưa sữa về
Ăn uống dường như là nỗi ám ảnh của mỗi bà mẹ sau sinh, phải làm bạn hàng tháng với thịt kho nghệ, canh rau ngót bởi các cụ bảo ăn thế mới lành bụng, không bị tiêu chảy, không gây hại tới con. Quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi để trải qua cú vượt cạn vất vả người mẹ đã phải mất rất nhiều sức lực, cơ thể bị mất máu, mất sức nên cần phải bổ sung những chất bổ dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ cũng như có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé bú. Chính vì vậy mà việc ăn những món bổ dưỡng sau sinh là điều tối cần thiết mà các mẹ không nên lơ là chút nào
Sinh con xong không được ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Kiêng đánh răng Kiêng tắm gộiKiêng tắm gội
Kiêng cữ sau sinh là khoảng thời gian nghỉ ngơi để người mẹ bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ nhưng nghỉ ngơi và kiêng cứ như thế nào cho đúng cách mới là điều quan trọng nhất. Hãy tránh xa những quan niệm sai lầm về kiêng cữ để tìm cho mình những phương thức an toàn nhất có lợi cho việc phục hồi sức khoẻ nhanh nhất
Đăng bởi: Hòa Thái
Từ khoá: 9 Sai lầm về kiêng cữ sau sinh
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Mua Nhà trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!