Bạn đang xem bài viết 6 Bài Soạn “Số Phận Con Người” Của M.sô được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài soạn “Số phận con người” số 5Kiến thức cần đạt
Số phận con người là trích đoạn được trích trong tuyển tập Mi-khai-in-Sô-lô-khốp theo bản dịch của Nguyễn Duy Bình, NXB Cầu vồng, Mát-xcơ-va, 1987 thuộc bài học tuần 27 – Ngữ văn 12 với yêu cầu nội dung cần đạt được:
– Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô-lô-khốp.
– Tin trưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.
Bài 1 trang 124 Ngữ văn 12. Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
– Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng đúng sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.
Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra”, trở thành “người mất hồn”. Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.
– Bước ra khỏi cuộc chiến không biết đi về đâu, đành về tá túc nhờ nhà người bạn và làm nghề lái xe cho nông trường.
– Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống – lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.
– Anh đã khóc trước mặt của bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ, cũng là nạn nhân của chiến tranh, lang thang, vất vưởng, đói rách, ăn xin, nhưng chú bé vẫn thật hồn nhiên, trong sáng). Nỗi đau của anh không diễn tả được bằng lời mà nó nuốt đắng trong tim nghẹn ngào thành những giọt nước mắt.
Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên – đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
Bài 2 trang 124 Ngữ văn 12. Việc An-đrây nhận cậu bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a, và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được hiểu như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
– Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động. Việc làm đó đã tác động sâu sắc đến cả hai người:
+ Bé Va-ni-a có được người chở che, mái ấm gia đình.
+ An-đrây tìm lại được ý nghĩa cuộc sống, tìm được tình yêu thương để xóa mờ nỗi đau chiến tranh.
– Tâm hồn ngây thơ của cậu bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây đã được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động:
Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a:
+ Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu nhưng đôi mắt rất sáng.
+ Khi được Xô-cô-lốp gọi, leo lên xe hỏi, chờ trả lời.
+ Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, chốc chốc nhìn Xô-cô-lốp …
+ Trả lời những câu hỏi một cách hồn nhiên.
+ Nồng nhiệt thể hiện tình cảm, sự ước ao, hi vọng khi được nhận làm con.
Lòng nhân hậu của Xô cô lốp:
+ Khi gặp Va-ni-a: thấy quý và nhớ.
+ Khi nghe thấy tiếng thở dài của bé: dùng những hình ảnh nhỏ bé, đáng thương để so sánh với Va-ni-a tội nghiệp.
+ Chăm sóc Va-ni-a như con đẻ.
+ Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va-ni-a đau khổ.
– Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật, vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
Bài 3 trang 124 Ngữ văn 12. An-đrây Xô-có-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào?
Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp:
– Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ni-a làm con trong công cuộc thường nhật: việc nuôi dưỡng chăm sóc, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm hồn vẫn còn đau đớn.
– Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
Bài 4 trang 124 Ngữ văn 12. Nhận xét về thái độ của người kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện?
– Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết.
– Tin tưởng vào tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a.
– Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của những thế hệ con người Nga trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
– Đoạn cuối: lời kêu gọi, nhắc nhở sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với những con người bất hạnh.
Bài 5 trang 124 Ngữ văn 12. Theo anh (chị) trong đoạn trích này, tác giả đã nghĩ gì về số phận con người ?
Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát, nhưng nhà văn vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc.
Luyện tập
Câu 1 luyện tập trang 124 Ngữ văn 12
Yêu cầu: Tìm cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
– Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của ô-lô-khốp, tôn trọng tính chân thật. Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.
– Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi), thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Va-ni-a…)
– Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Tác giả ví hai cha con Xô- cô- lốp là “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị… bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ”. Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô- cô- lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.
Câu 2 luyện tập trang 124 Ngữ văn 12
Đoạn văn viết tiếp câu chuyện về cha con Xô-cô-lốp: Tưởng tượng và viết một đoạn văn về cuộc sống tương lai của hai bố con Anđrây Xô-cô-lốp
Bài soạn “Số phận con người” số 1Bài soạn “Số phận con người” số 5
I. Đôi nét về tác giả Sô-Lô-Khốp
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô- cô-lốp trước khi gặp bé Va-ni-a
– Năm 1944, sau khi thoát tù, Xô-cô-lốp mới biết tin vợ và con trai anh bị giết hại, niềm tin cuối cùng là A-na-tô-li cũng bị tên thiện xạ Đức giết chết
+ Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực, không biết đi về đâu, anh chọn làm lái xe cho nông trường
– Xô-cô-lốp tìm đến rượu dịu bớt nỗi đau dù anh biết tác hại của nó
– Anh khóc trước mặt chú bé Va-ni-la tội nghiệp, cũng là nạn nhân sau chiến tranh, lang thang, đói rách
→ Hai số phận cùng cực, nghiệt ngã được đặt cạnh nhau với mục đích tố cáo chiến tranh
Hình ảnh Xô-cô-lốp thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, nói lên giá đắt của chiến thắng, đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên.
Câu 2 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời hai cha con:
+ Bé Va-ni-la được bảo vệ, có nơi nương tựa
+ An-đrây có thể tìm lại được ý nghĩa sống, tình yêu thương xoa đi nỗi đau chiến tranh
– Tâm hồn ngây thơ của Va-na-a
+ Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu, đôi mắt sáng
+ Được cha gọi lên xe, hỏi, chờ trả lời
+ Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, thỉnh thoảng nhìn cha
+ Thể hiện niềm hạnh phúc, ước ao, hi vọng khi được nhận làm con
– Lòng nhân hậu của An-đrây:
+ Luôn yêu thương, nhớ đứa con nuôi Va-ni-la
+ Quyết định nhận nuôi Va-ni-la vì tình yêu thương từ tận đáy lòng
+ Âm thầm gánh mọi đau khổ,không muốn cho Va-ni-a biết
→ Người từng trải, giàu tình yêu thương, trách nhiệm
– Điểm nhìn nhân vật trùng với điểm nhìn tác giả, chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yêu
Câu 3 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Xô-cô-lốp vượt lên nỗi đau:
+ Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni-la trong công việc thường ngày
+ Việc nhận nuôi dưỡng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào
+ Nỗi khổ đau, sự dằn vặt từ quá khứ vẫn còn hành hạ anh
– An-đrây Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn. Đó là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô- cô- lốp
Câu 4 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Thái độ người kể chuyện:
+ Thể hiện lòng khâm phục, ngưỡng mộ, cũng như sự quý mến bản lĩnh con người kiên cường, nhân hậu
+ Khát khao, tin tưởng vào tương lại thông qua hình ảnh bé Vania
+ Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn, cống hiến âm thầm, to lớn những thế hệ người Nga trong cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc
Đoạn cuối kêu gọi nhắc nhở quan tâm, trách nhiệm của xã hội đối với những con người bất hạnh
Câu 5 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Suy nghĩ của tác giả về số phận con người:
+ Mỗi người trong cuộc đời sẽ có những số phận khác nhau, có thể gặp nhiều bất hạnh, mất mát nhưng tác giả không làm mất đi hi vọng vào niềm tin, hạnh phúc con người.
+ Nhà văn tin tưởng sâu sắc khi con người dựa vào, chia sẻ, đồng hành với nhau con người xứng đáng được hạnh phúc
Bài 1 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Nét mới trong truyện ngắn Số phận con người khi miêu tả chiến tranh vệ quốc:
– Cốt truyện và chi tiết thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô lô- khốp, tôn trọng tính chân thật
+ Tác phẩm không tạo ra cái kết viên mãn, để đi tới kết thúc có hậu mà mở ra nhiều khó khăn, trở ngại để tìm kiếm hạnh phúc
+ Tác giả miêu tả chân thực chiến tranh, bộ mặt thật của nó là đau khổ, chết chóc
+ Tác giả tạo ra nhiều tình tiết nghệ thuật, để thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật
– Nhân vật
+ Xây dựng nhân vật là những người bình dị, thậm chí nhỏ bé trong các mối quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh
+ Tác giả ví con người như hai hạt cát côi cút, bị bão tố thổi bạt tới những miền hoang
+ Từ hoàn cảnh đau khổ làm nổi bật con người với tính cách kiên cường, hồn hậu, đó là những người vĩ đại
Bài 2 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Khi tới miền đất mới, Xô- cô – lốp bắt tay vào tìm việc để có tiền nuôi nấng Vania. Ông xin lái xe người ta không nhận, chật vật tìm việc cuối cùng ông tự mình dùng số tiền dành dụm bấy lâu mở trang trại nhỏ, cả hai cha con dốc lòng dốc sức làm việc. Những người hàng xóm mới của ông thấy thương cho sự côi cút của hai cha con nên cũng giúp hai cha con. Dần dần, hai cha con không phải lo lắng tới chuyện cơm áo, Xô-cô-lốp xin cho Vania đi học, vì thương cha nên cậu luôn nỗ lực học tập. Cuối cùng, Xô-cô-lốp cũng chờ được ngày thấy đứa con Vania bé bỏng năm nào trưởng thành, hai cha con sống hạnh phúc bên nhau.
Bài soạn “Số phận con người” số 1
Bài soạn “Số phận con người” số 4Bài soạn “Số phận con người” số 1
GỢI Ý ĐỌC – HIỂU
Câu 1
Tóm lược tác phẩm: An-đrây Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chiến đấu chống phát xít trong Thế chiến thứ hai và đã phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn: anh bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái bị bom chết, con trai còn lại cũng hi sinh nốt vào đúng ngày chiến thắng. Trở lại cuộc sống đời thường dân sự, gặp Va-ni-a hoàn cảnh đáng thương: mất gia đình vì chiến tranh; phải sống lang thang vất vưởng không nơi nương tựa, Xô-cô-lốp tự nhận là “bố” và đem đứa trẻ mồ côi tội nghiệp đó về nuôi dưỡng. Tưởng là hai tâm hồn cô đơn lạnh lẽo sưởi ấm cho nhau sống với nhau yên ấm. Nhưng Xô-cô-lốp không may trong một chuyên chở hàng thuê bị thu bằng lái xe. Thế là hai “bố’ con” lại thất thều dắt nhau đi nơi khác kiếm sống. Đứa con vô tư nên vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố. Còn bố phải cố gượng mà che giấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự thật cay đắng.
An-đrây Xô-cô-lốp, nhân vật chính của truyện, có một cuộc đời bất hạnh. Sinh năm 1900, khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương và sau đó lại bị đọa đày trong trại tập trung của bọn phát xít. Sau khi chạy về với quân ta, bắt theo viên sĩ quan Đức, Xô-cô-lốp mới biết cả gia đình anh đã chết hết giữa năm 1942 chỉ còn một mình đứa con trai A-na-tô-li sống sót, cũng đã nhập ngũ và đang cùng bộ đội tiến đánh Berlin. Nhưng thật bất hạnh, đúng ngay ngày chiến thắng thì dứa con trai anh – đại úy pháo binh A-na-tô-li lại bị giặc bắn lén chết. Thê’ là anh “đã chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hồn”.
Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ xin làm lái xé cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Va-ni-a, bố’ mẹ đều chết cả trong chiến tranh, không nơi nương tựa chú sống bơ vơ.
Câu 2
Đang khi buồn đau bế tắc, An-đrây Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là một nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh. Thằng bé chừng năm, sáu tuổi “rách bươm xơ mướp. Mặt mủi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”. Sự ngây thơ tội nghiệp, mồ côi không nơi tựa nương “ai cho gì thì ăn nấy”, “bạ dâu ngủ đó” của chú bé khiến An-drây Xô- cô-lốp xúc động xót thương và yêu mến và đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó lùm con!”
Tác giả tả niềm vui ấm áp bất chợt đến với cả hai: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy”… Sức mạnh của tình yêu thương thật là kì diệu. Nó sưởi ấm hai trái tim cô đơn lạnh giá và đem lại cho cả hai niềm vui sống. An-đrây Xô-cô-lốp tâm sự: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết”. “Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã bị suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn”.
Điểm nhìn của tác giả cũng hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Cái chính ở đây là phải sắp xếp lại cuộc sống làm sao để trẻ em được sung sướng hạnh phúc; phải chăm sóc hết lòng cho bao -nhiêu đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
Câu 3
Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến, Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường. Anh vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. Đã vào tuổi 46, Xô-cô-lốp vẫn phải một mình xoay sở. Thật không đơn giản chút nào việc anh nhận bé Va-ni-a làm con. Đây là một công việc mới mẻ và đầy khó khăn: sự vụng về của người đàn ông phải nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Anh tâm sự: “Chỉ có mình tôi thì cần gì dâu?… nhưng thêm nó thì khác…”. Rồi đời thường với bao rủi ro lúc nào cũng có thề xảy ra đôi với người lái xe như anh. Chẳng hạn như chuyện xe ô tô của anh quệt phải con bò: “Con bò đứng dậy ve vẩy đùa rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái”. Anh thuật lại với nụ cười hóm hỉnh với một dư vị chua chát. Bị tịch thu bằng lái là cuộc sông bị ảnh hưởng.
Anh lại phải ra di. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau tìm đến một nơi khác để kiếm sống.
May mà Xô-cô-lốp còn có chỗ dựa quan trọng là tình bạn, là tấm lòng của hai người bạn chiến đấu cùng đơn vị trước đây. Tình bạn cao cả đó đã sưởi ấm tâm hồn anh.
Xô-cô-lốp chân thành tâm sự: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”… “nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi… Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại vì giữa ban ngày mà tô’i tăm mặt mũi. Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm con trai tôi phải khiếp sợ”.
Nỗi đau vẫn không nguôi ám ảnh Xô-cô-lốp. Anh chịu đựng lặng thầm và tâm sự chân tình: “Và đây là một diều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giác thì gối ướt đẫm nước mắt”. Xô-cô-lốp đã khóc trong giấc chiêm bao. Anh đã kiên cường nuốt thầm nước mát đề cho bé Va-ni-a không phải khóc.
Câu 4
Với kết cấu kiểu truyện lồng vào truyện, số phận con người có hai người kể chuyện: một là Xô-cô-lốp và hai là tác giả, người thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp.
Người kể chuyện (tác giả, tạm coi như vậy) dựa theo giọng điệu, cách ăn nói, tính nết tâm trạng của Xô-cô-lốp mà trực tiếp thể hiện tính cách của nhân vật này. Người cựu chiến binh lái XG ăn nói bỗ bã, nhiều khẩu ngữ bình dân và thuật ngữ nghề nghiệp chả indy chốc, uống li rượu lử người, chìm nghỉm, tựớc bằng lái. Người đọc cũng thấy rõ khi kế cho tác giả nghe về cuộc đời đau khố của mình Xô-cô-lốp có thái độ tin cậy, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực và dễ xúc động.
Người kể chuyện về Xô-cô-lốp tỏ rõ thiện cảm của mình đốii với “người khách lạ đã trở thành thân thiết này”. Nhà văn xúc động vô cùng trước số phận con người “với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con”.
Đặc biệt thái độ của ông còn được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuổì truyện:
“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, coh người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững dược vù sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lẽn sẽ có thể đương dầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”.
Qua đoạn trữ tình ngoại đề này, Xô-cô-lốp nói lời khâm phục và tỏ lòng tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Khác hẳn lối tô hồng hiện thực và kết thúc “đại đoàn viên”, có hậu, nhà văn báo trước muôn vàn khó khăn chướng ngại mà con người cần phải chiến thắng trên đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
Câu 5
Qua đoạn trích này, Xô-cô-lốp thể hiện những suy nghĩ của mình về tính cách con người Nga, số phận của họ trong hiện tại và tương lai.
Nghĩ về tính cách con người Nga, “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái bao la, nhà văn đã bộc lộ một thái độ “vững tin mạnh mẽ”. Tự nhiên, tôi muốn nghĩ rằng cun người Nga dó là con người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thế đương đầu với mọi thử thách… Với tác phẩm đặc sắc này Xô-cô-lốp ngợi ca sức mạnh tiềm ẩn và biết bao công hiến lặng thầm to lớn của cả một thế hệ những An-drây Xô-cô-lốp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Khép lại tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mồi số phận cá nhân:
“Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại dấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô:
– Dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh, đề cập đến số phận của con người sau chiến tranh. Theo tác giả: “Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật, đôi khi khắc nghiệt nhưng bao giờ cũng táo bạo là để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình có khả năng xây dựng tương lai đó”.
– Với một dung lượng không lớn, Số phận con người đã khám phá chiều sâu những chiến công hiển hách của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Hai mươi lăm triệu người Liên Xô đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng của bọn phát xít.
Bài tập 2
Bằng trí tưởng tượng của mình, học sinh viết một đoạn văn nói về cuộc sống tương lai của hai bô’ con An-đrây Xô-cô-lốp.
Bài soạn “Số phận con người” số 2Bài soạn “Số phận con người” số 4
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Hoàn cảnh Xô – cô – lốp:
+ Chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người… cuối cùng của tôi”.
+ Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương.
+ Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ.
* Tâm trạng:
+ Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng, cô đơn.
+ Anh tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau.
+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.
Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
– Việc Xô – cô – lốp nhận nuôi bé Va – ni – a có tác động rất lớn tới hai cha con:
+ An-đrây Xô-cô-lốp tìm lại được ý nghĩa và mục đích sống, Va-ni-a tìm được nơi nương tựa và được yêu thương.
+ Cả hai đều sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi được sưởi ấm bởi tình yêu thương.
+ Cả hai đều được xoa dịu những mất mát, đau đớn mà chiến tranh gây ra.
– Tâm hồn ngây thơ của Va – ni – a và tấm lòng nhân hậu của Xô – cô – lốp được biểu hiện:
* Va – ni – a:
+ Khi được nhận nuôi, vô cùng sung sướng và xúc động
+ Niềm hạnh phúc hồn nhiên, sôi nổi của trẻ thơ khi tìm lại được bố: như con chim chích, ríu rít líu lo, ôm hôn và không chịu tách rời An-đrây Xô-cô-lốp.
+ Thỉnh thoảng nhớ về người bố ngày xưa
+ Hay đặt cho bố nhiều câu hỏi, khi ngủ vẫn gác chân lên cổ bố.
* Xô – cô – lốp:
– Thương cảm với số phận của Va – ni – a
– Chăm sóc chu đáo như con đẻ.
– Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va – ni – a đau khổ.
– Có bé, anh thấy mình như được hồi sinh, anh thấy mọi thứ như bắt đầu trở nên “êm dịu hơn”
– Điểm nhìn của An – đrây Xô – cô – lôp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.
Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh thần trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường
– Khắc phục khó khăn của cuộc sống thường ngày để chăm lo cho Va-ni-a, tập làm quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ.
– Từ bỏ rượu, nỗ lực làm việc để nuôi con.
– Mất việc vì đâm phải con bò, anh kiên cường đưa con cuốc bộ đến Ka-sa-rư tìm công việc mới.
– Chống chọi với nỗi đau mất vợ con vẫn âm ỉ tìm về trong giấc mộng hàng đêm
* Sức mạnh vượt qua khó khăn:
– Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, lòng yêu thương trẻ.
– Bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm.
Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
– Người kể chuyện: xúc động, yêu quý và cảm phục tình cảm của hai cha con, tấm lòng nhân hậu của Xô – cô -lốp.
– Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề:
+ Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết.
+ Tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a.
+ Tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và Con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5 (124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, họ có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát nhưng vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc.
– Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi), thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.
– Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô-cô-lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.
– Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a. Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh. Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
Câu 2 (124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hai cha con dừng lại cuộc hành trình, sống ở một ngôi làng nhỏ. Người dân ở đó tuy nghèo khổ vì tất cả đều đang xây dựng lại mọi thứ từ những đổ vỡ của chiến tranh nhưng họ lại đầy ắp tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Ngày ngày Xô-cô-lốp đi vỡ đất trồng cầy, Va-ni-a tới trường với bạn bè… Cả hai sống hạnh phúc, vui vẻ. Những vết thương buốt nhót ngày xưa dần nguôi ngoai và tạm ngủ yên trong kí ức của họ.
Tóm tắt
Mùa xuân 1946, “tôi” gặp cha con Sô-cô-lốp đang trên hành trình đến Ka-sa-rư. Trên chuyến đò, Sô-cô-lốp kể cho “tôi” cuộc đời bất hạnh của anh. Sô-cô-lốp bước vào chiến tranh để lại vợ và ba con nhỏ. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh và bỏ trốn khỏi nhà tù Đức nhờ một lần được chúng huy động lái xe. Khi trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã chết. Niềm hi vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-li, một đại úy pháo binh, cũng bị phát xít Đức bắn chết. Sô-cô-lốp rơi vào cảnh không nhà cửa, không gia đình. Anh đến nhà một người bạn cũ ở U-riu-pin-xcơ và làm lái xe ở đây. Để chống chọi với nỗi mất mát, Sô-cô-lốp chìm trong men rượu mỗi tối. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp và nhận nuôi cậu bé Va-ni-a mồ côi tội nghiệp. Việc này đã khiến cả hai cha con hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Để nuôi con, anh bỏ rượu, khắc phục nhiều khó khăn trong công việc và nỗi đau đớn trong trái tim mình. Nhưng Sô-cô-lốp gặp xui xẻo khi đâm phải con bò, anh bị tước bằng lái. Sô-cô-lốp quyết định cùng con trai đến Ka-sa-rư nhờ một người bạn để tìm công việc mới và tiếp tục chăm lo cho con.
Bố cục
Bố cục (3 phần)
Phần 1: Từ đầu đến “chú bé đang nghịch cát đấy”: Trước khi Xô – cô – lốp và Va – ni – a gặp nhau
Phần 2: Tiếp theo đến “chợt lóe lên như thế”: Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va – ni – a
Phần 3: Còn lại: Số phận của Xô – cô – lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.
Nội dung chính
Tính cách nhân hậu và bản lĩnh kiên cường của con người Xô viết.
Bài soạn “Số phận con người” số 6Bài soạn “Số phận con người” số 2
I- Tìm hiểu chung về truyện ngắn Số phận con người
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II- Soạn bài Số phận con người
Câu 1 trang 124 SGK văn 12 tập 2:
Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô- lô- cốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va- ni-a:
Hoàn cảnh: chịu trăm ngàn cay đắng: bị thương sau chiến tranh, vợ và con gái chết bom, con trai tử trận
Tâm trạng:
Câu 2 trang 124 SGK văn 12 tập 2:
Việc Xô- lô- cốp nhận bé Va- ni- a làm con nuôi đã tác động to lớn đến hai cha con:
Câu 3 trang 124 SGK văn 12 tập 2:
Cách Xô- lô- cốp vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:
Câu 4 trang 124 SGK văn 12 tập 2:
Thái độ của người kể chuyện: đồng cảm với số phận bất hạnh của hai cha con, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn
Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề: lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân
Câu 5 trang 124 SGK văn 12 tập 2:
Cảm nghĩ của Sô- lô- khốp đối với số phận con người: số phận con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát nhưng không thể đánh mất niềm tin, hy vọng. Dù cuộc đời có ngang trái đến đâu, chỉ cần có tình yêu thương, chúng ta có thể vượt qua tất cả và xoa dịu những niềm đau
III- Luyện tập truyện ngắn Số phận con người
Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô: Sô- lô- khốp không hân hoan ca tụng chiến thắng mà hé mở số phận con người với những góc khuất, nỗi đau mà chiến tranh để lại, báo hiệu một cuộc sống nhiều khó khăn, thách thức mà con người phải đối mặt sau khi chiến tranh đi qua
Tưởng tượng về cuộc sống của hai bố con Xô- cô- lốp
Sau chuỗi ngày dài rong ruổi, đi qua biết bao con đường, cuối cùng hai bố con cũng đến Ka- sa- rư. Va- ni- a vẫn như chú chim con tíu tít, lúc nào cũng quanh quẩn bên cạnh bố và dần làm quen với cuộc sống mới. Hàng ngày, Xô- cô- lốp vẫn vất vả làm việc để bảo đảm cuộc sống cho hai cha con, nhờ có Va- ni- a anh cảm thấy bớt hiu quanh hơn và tìm thấy cho mình một lí do để sống. Chiến tranh qua đi, mất mát, đau thương dẫu chẳng thể nguôi nhưng con người vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước. Va- ni- a còn cả một tương lai tươi sáng đang đón đợi, và Xô- cô- lốp- người đàn ông đã chai sạn đi vì cuộc đời, phải chăng cần lắm những phút giây được sống cho riêng mình?
Bài soạn “Số phận con người” số 6
Bài soạn “Số phận con người” số 3Bài soạn “Số phận con người” số 6
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Sô Lô khốp (1905 – 1984).Ông xuất thân trong một gia đình lao động vùng sông Đông Nga.Ông là người tích cực trong mọi hoạt động và được phong tặng nhiều danh hiệu như anh hùng lao động , viện sĩ viện hàn lâm.Ông nhận được giải thưởng như: giải thưởng lê nin, giải thưởng quốc gia, giải thưởng nô ben văn học.Các tác phẩm của ông luôn phản ánh một cách chân thực cuộc sống hiện thực nước Nga.Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, đất vỡ hoang, số phận con người.
Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết từ khi chiến tranh thế giới kết thúc năm 1957, tinh thần dân chủ tràn ngập nước Nga. Đồng thời khi đó văn học nghệ thuật đi sâu vào thâm nhập tìm hiểu đời sống số phận con người.Thể loại: tiểu thuyết anh hùng ca.Tác phẩm thể hiện cái nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Sự đổi mới cách miêu tả nhân vật khám phá tính cách Nga và khí phách anh hùng, nhân hậu của người lính Xô -viết. Sự thật táo bạo được nhà văn tôn trọng trong từng câu văn, câu viết, từng chi tiết từng hình ảnh. Ông dám nói lên sự thật cay đắng, khắc nghiệt. Ông coi sứ mệnh cao cả của nghệ thuật là nói về người lao động, người nhân dân.
3. Tóm tắt tác phẩm
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của anh lính lái xe An-đrây Xô-cô-lốp.
Trong những năm nội chiến, Xô-cô-lốp tham gia Hồng quân. Nạn đói xảy ra, gia đình anh bị chết. Anh phải làm nhiều nghề để kiếm sống và đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, anh ra trận, bị bắt làm tù binh, bị tra tấn. Khi trốn thoát về được với Hồng quân thì anh mới biết vợ và hai con gái đã bị bom sát hại trước đó hai năm. Anh tiếp tục chiến đấu và đúng vào ngày chiến thắng, con trai của anh đã hi sinh. Sau chiến tranh, anh xuất ngũ và làm lái xe cho một đội vận tải. Gặp bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ), anh nhận nó làm con.Cuộc sống của anh từ đó thêm khó khăn song đã ấm áp hơn. Anh phải nén chịu, giấu đi những mất mát đau đớn của thể xác và tinh thần để bé Va-ni-a được hạnh phúc. Một lần gặp rủi ro, anh bị thu bằng lái xe. Sau sự việc đó, anh lại cùng con đến Ka-sa-rư để kiếm sống.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Đăng bởi: Tú Nguyễn
Từ khoá: 6 Bài soạn “Số phận con người” của M.Sô-lô-khốp lớp 12 hay nhất
6 Bài Soạn “Nhân Vật Giao Tiếp” Lớp 12 Hay Nhất
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 6
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu ở bên dưới
Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
a) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hôi?
Trong hoạt động giao tiếp các nhân vật có các đặc điểm sau:
Nhân vật giao tiếp là Tràng, mấy cô gái và “thị”
Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi
Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ
Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?
Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ)
d) Họ có quan hệ xa lạ hay thân thiết khi bắt đầu cuộc giao tiếp không?
Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào?
Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen học mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất thoải mái.
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Đoạn trích trang 19 sgk ngữ văn 12 tập 2
a) Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào Bá Kiến nói với một người nghe , trường hợp nào Bá Kiến nói với nhiều người nghe?
Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói vơi Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chỉ Phèo).
b) Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe thì như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra sao?
Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
Với mấy bà vợ-Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên “quát”.
Với dân làng-Bá Kiến là cụ lớn, thuộc từng lớp trênlời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).
Với Chí Phèo-Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến “ăn vạ”. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng.
Với Lí Cường-Bá Kiến là cha, cụ quát con những thực chất là để xoa dịu Chí Phèo.
c) Đối với Chí Phèo Bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước sau đây:
1. Bá Kiến đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo
Nói với vợ: Các bà đi vào nhà, đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì! Rồi quay sang bọn người làng dịu giọng một chút” cả các ông, các bà nữa, về thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?”
Mục đích là đuổi khéo mọi người, để cô lập Chí Phèo dễ dàng nói chuyện, đối phó với Chí Phèo hơn.
2. Bá Kiến hạ nhiệt cơn tức giận cuả Chí Phèo bằng hành động và lời nói.
Bá Kiến đã vuốt giận Chí Phèo bằng lời lẽ ngọt ngào và cách xưng hô tâng bốc: Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.
3. Bá Kiến nâng vị thế của mình lên ngang hàng với mình và nhận Chí Phèo là có họ hàng. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.
4. Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo? Đòn cuối cùng Bá Kiến mắng Lí Cường với giọng đắc thắng là để tôn Chí Phèo và Bá Kiến đã được mục đích dập tắt ngọn lửa căm thù trong lòng Chí Phèo, bóp chết ý định trả thù của Chí trong trứng nước.
d) Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến có đạt đươc mục đích và hiệu quả giao tiếp không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến có phản ứng như thế nào khi nghe những lời nói của Bá Kiến?
Bá Kiến đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp:
Những người nghe trong cuộc hội thoại đều răm rắp nghe lời Bá Kiến.
Chí Phèo hung hãn khi đến nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục, thấy lòng nguôi nguôi
Giải đáp câu hỏi và bài tập
Bài tập 1: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:
Anh Mịch nhăn nhó, nói:
-Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
-Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
-Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.
-Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?
– Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.
– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
-Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
-Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Trả lời
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 2Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 6
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Hoạt động giao tiếp trên có các nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và “thị”. Các nhân vật có đặc điểm:
– Về lứa tuổi: họ đều là những người trẻ tuổi.
– Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.
– Về tầng lớp xã hội: họ đều là những người dân lao động nghèo đói.
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên như sau:
– Lượt lời 1: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.
– Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng và “thị” là người nghe.
– Lượt lời 3: “Thị” là người nói, Tràng (chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.
– Lượt lời 4: Tràng là người nói, “thị” là người nghe.
– Lượt lời đầu tiên của “thị” hướng tới Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị trí xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).
d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ. Nhưng sau đó họ nhanh chóng trở nên thân tình vì cùng lứa tuổi, cùng vị thế xã hội.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân – sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần khi đã quen, họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị trí xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Lí Cường và Chí Phèo.
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo, Lí Cường. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).
b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng ngườỉ nghe.
– Với mấy bà vợ – Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên “quát”.
– Với dân làng – Bá Kiến là “cụ lớn” thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (“Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này”).
– Với Chí Phèo – Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến “ăn vạ”. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.
– Với Lí Cường – Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng để xoa dịu Chí Phèo.
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:
– Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.
– Dùng lời nói ngọt nhạt đế vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo. Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.
– Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.
d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh Mịch
Ông Lí
Vị thế xã hội
Vị thế xã hội thấp (thuộc giai cấp bị trị, bị áp bức, bóc lột, bị o ép nhiều bề); ở đây là nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá
Bề trên – Vai vế cao – là người đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến ở làng, thuộc giai cấp thông trị. Thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng thống
Lời nói
Van xin (gọi ông, lạy…) để khỏi phải đi xem bóng đá
Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, lệnh….)
Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp,
a. Chú ý thái độ và lời nói của họ.
– Viên đội sếp Tây: quát tháo
– Chú bé con: thầm thì
– Chị con gái: thốt ra
– Anh sinh viên: kêu lên
– Bác cu li xe: thở dài
Một nhà nho: lẩm bẩm.
HS suy nghĩ về vị thế xã hội để giải thích: vì sao viên đội sếp Tây lại có thể quát tháo dân chúng với những lời lẽ thô bỉ như vậy.
b. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:
– Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.
– Chị em gái: phụ nữ nên chú ý cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.
– Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
– Bác cu li xe: chú ý đến đôi ủng.
– Nhà nho: người có trình độ nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho
Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.
Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. HS chú ý từ ngữ xưng hô:
– Bà lão: bác trai, anh ấy…
– Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…
b. Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên.
– Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn.
– Bà lão hỏi về bệnh tình anh Dậu – chị Dậu trả lời tỉ mỉ.
– Bà lão mách bảo trốn đi – chị Dậu tán thành và nghe theo.
c. Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tôi lửa tắt đèn có nhau.
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 2
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 3Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 2
1.1. Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a, Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp:
– Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên).
– Về giới tính: khác nhau.
– Về tầng lớp xã hội: đều là những người nông dân – những người làm thuê, cùng tầng lớp dưới của xã hội đương thời.
b,
– Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, nghĩa là có sự luân phiên lượt lời: mấy cô gái chờ việc – thị – Tràng – thị.
– Lượt đầu tiên của nhân vật thị hướng đến hai đối tượng. Lượt lời này gồm hai câu:
+ Câu thứ nhất nói với mấy cô bạn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy”.
+ Câu thứ hai hướng đến nhân vật Tràng: “Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy”.
c, Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội cùng độ tuổi, cùng tầng lớp xã hội).
d, Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.
– Sự chi phối lời nói nhân vật của các đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
– Có vị thế xã hội bình đẳng, gần gũi nhau về độ tuổi nên các nhân vật nói năng suồng sã, vừa nói vừa cười như nắc nẻ…
– Do sự khác nhau về giới tính nên các cô gái gọi nhân vật Tràng là “anh”.
– Do xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng các đại từ nhân xưng.
1.2. Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a,
– Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.
– Những trường hợp bá Kiến nói với một người nghe:
+ Lượt lời 3 đến lượt lời 8, bá Kiến nói với một người nghe (Chí Phèo).
– Những trường hợp bá Kiến nói với nhiều người nghe:
+ Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn, dân làng).
+ Lượt lời thứ 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và Lí Cường).
b,Vị thế xã hội của bá Kiến với từng người nghe:
– Với mấy bà vợ – bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên quát.
– Với dân làng: hắn là một người có uy hơn, là “cụ bá” nhưng trong đám ấy, độ tuổi không đều, có người nhỏ tuổi, cũng có người già cả. Bởi vậy, hắn nói “dịu giọng hơn một chút” nhưng thực chất là đuổi: “Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
– Với Chí Phèo – bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến “ăn vạ”. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa đề cao, coi trọng.
– Với Lí Cường – Bá kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo.
c, Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện hành vi giao tiếp như sau:
– Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, để đối thoại riêng với Chí Phèo.
– Dùng lới nói ngon ngọt, nhỏ nhẹ để hỏi han Chí Phèo.
– Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình, tỏ ý coi trọng Chí, coi Chí như bạn bè.
– Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo, khiến Chí tưởng bá Kiến vì trọng mình mà mắng con cái, thậm chí bắt con tiếp đón mình.
d, Với chiến lược giao tiếp như vậy, bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp rất tốt. Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời bá Kiến. Đến một kẻ hung hãn như Chí Phèo mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
1.3. Luyện tập
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Còn anh Mịch chỉ là một nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.
– Anh Mịch: điệu bộ đáng thương, tội nghiệp, xưng hô “ông – con”, cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “lạy” (được dùng đến 4 lần).
– Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, roi… dậm dọa”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”, câu nói cộc lốc, cụt ngủn, vô tình: “kệ mày”, “không được à?”, “mặc kệ chúng bay”…
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:
– Viên đội xếp Tây.
– Đám đông.
– Quan Toàn quyền Pháp.
Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người.
– Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, lời nói rất ngộ nghĩnh.
– Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài) khen với vẻ thích thú.
– Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
– Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.
– Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a, Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. Điều đó chi phối cách nói và cách nói của hai người – thân mật.
– Bà lão: bác trai, anh ấy,…
– Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ,…
b, Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau.
c, Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 1Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 3
Câu 1 (trang 18 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”
– Đặc điểm của nhân vật giao tiếp
+ Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi
+ Giới tính: Tràng – nam, còn lại là nữ
+ Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ
b, Nhân vật giao tiếp chuyển vai người nói, vai người nghe luân phiên nhau
+ Lượt 1: Tràng nói, các cô gái nghe
+ Lượt 2: các cô gái là người nói, Tràng là người nghe
+ Lượt 3: “thị” nói, Tràng và các cô gái còn lại nghe
+ Lượt 4: Tràng nói, “thị” là người nghe
c, Nhân vật giao tiếp bình đẳng về vị trí xã hội
d, Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp có quan hệ hoàn toàn xa lạ, sau đó họ dần thân với nhau hơn (vì cùng lứa tuổi, vị thế)
e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.
Câu 2 (trang 20 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, Các nhân vật giao tiếp đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, dân làng Vũ Đại
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp Chí Phèo, Lí Cường. Khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe
b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe
– Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)
– Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng
– Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo
– Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy
c, Dẹp đám đông để cô lập Chí Phèo
– Dùng lời lẽ nhẹ nhàng, xoa dịu tâm trí của Chí Phèo. Sau đó thân mật, xưng hô như người nhà để khích lệ, tạo sự thân thiết
+ Nâng vị thế Chí Phèo ngang hàng với với mình để trấn an Chí, khiến Chí thấy bản thân được hãnh diện, ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng
d, Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đạt mục đích giao tiếp. Người liều lĩnh, bất cần như Chí bị thu phục
Luyện tập
Bài 1 (trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá
– Lời nói: hành động nói: cầu xin, van lạy
* Ông lí
– Vị thế: Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị
Bài 2 (trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp
– Viên đội sếp tay: quát tháo
– Chú bé con: thầm thì
– Chị con gái: thốt ra
– Anh sinh viên: kêu lên
– Bác cu-li xe: thở dài
– Nhà nho: lẩm bẩm
Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:
– Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên
– Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú
– Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn
– Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng
Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu
→ Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai
Bài 3 (trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, Quan hệ bà lão hàng xóm với chị Dậu là quan hệ hàng xóm thân tình. Thể hiện qua cách xưng hô:
– Bà lão: bác trai, anh ấy
– Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…
b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên
+ Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn
+ Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình
+ Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo
c, Cách nói thân tình, gần gũi, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 4Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 1
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiên trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
– Trong giao tiếp, các đặc điểm về quan hệ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hoá,… luôn luôn chi phối lời nói của những nhân vật giao tiếp cả về nội dung lẫn hình thức ngôn từ.
– Để việc giao tiếp đạt được mục đích và hiệu quả, mỗi nhân vật giao tiếp, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn đề tài, nội dung, phương thức giao tiếp, … cho phù hợp.
(Theo SGK Ngữ văn 12, tập hai)
II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
Câu 1. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 18) và trả lời câu hỏi
a) Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp (Tràng, cô gái “vợ tương lai” của Tràng, mấy cô gái chờ việc làm thuê) trong hoạt động giao tiếp đã cho là:
– Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên);
– Về giới tính: khác nhau;
– Về tầng lớp xã hội: cùng tầng lớp, đều là những người nông dân – những người làm thuê, làm mướn, là tầng lớp dưới của xã hội đương thời.
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói – người nghe rất nhịp nhàng, trong khi người này nói thì những người khác nghe. Sự luân phiên lượt lời là: mấy cô gái chờ việc – “vợ tương lai” của Tràng – Tràng – “vợ tương lai” của Tràng. Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” – “vợ tương lai” của Tràng hướng đến hai đối tượng.
Lượt lời này gồm hai câu. Câu thứ nhất “Có khối cơm trắng mấy giò đấy” hướng đến mấy cô bạn ngồi chờ việc với mình, nhằm trả lời cho hành động “đẩy vai cô ả này ra với hắn” (Tràng) và đặc biệt là câu trêu đùa của các bạn: “Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!”. Câu thứ hai: “Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?” hướng đến nhân vật Tràng, nhằm hỏi về sự hư thực của lời hò: “Muốn ăn cơm trắng với giò này – Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”.
c) Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (cùng độ tuổi, cùng tầng lớp xã hội, trong trường hợp này, yếu tố giới tính không chi phối nhiều đến vị thế xã hội).
d) Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.
e) Sự chi phối lời nói nhân vật của các đặc điểm về vị thế xã hội, quan hê thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghể nghiệp…
– Có vị thế xã hội bình đẳng, gần nhau vể độ tuổi và nghể nghiệp nên các nhân vật nói năng suồng sã, không câu nệ cách thức, vừa nói vừa “cười như nắc nẻ”, “cong cớn”, “ngoái cổ lại… cười”, “cười tít”; dùng các từ như “kìa”, “này”, “đằng ấy”; phần lớn các câu nói đều không có chủ ngữ,…
– Do sự khác nhau về giới tính nên các cô gái gọi Tràng là “anh” (trong xã hội ta, giới nam thường được giới nữ tôn trọng gọi là “anh”).
– Do xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng các đại từ nhân xưng (do chưa xác định được chắc chắn).
Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 19) và phân tích theo các câu hỏi nêu bên dưới.
a) Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.
Đối tượng người nghe của những trường hợp bá Kiến nói:
– Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn; dân làng).
– Lượt lời 3 đến lượt lời 8, hắn nói với một người nghe (Chí Phèo).
– Lượt lời thứ 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và lí Cường).
b) Vị thế của bá Kiến đối với từng người nghe và sự chi phối của vị thế đó đối với cách nói và lời nói của hắn:
– Với các bà vợ, hắn là chồng, là người trên nên hắn “quát” các bà, ra lệnh cho họ “đi vào nhà” và mắng “đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?”.
– Với dân làng, hắn vẫn là một người có uy hơn, là “cụ bá”; nhưng trong đám ấy, độ tuổi không đều, có người nhỏ tuổi, cũng có thể có người già cả. Bởi vậy, hắn nói “dịu giọng hơn một chút” nhưng ý tứ của câu nói là yêu cầu bọn họ giải tán, thậm chí trách: ”Có gì mà xúm lại như thế này?”.
– Với Chí Phèo, bá Kiến hơn hẳn về vị thế xã hội, tuổi tác,… Nhưng trong trường hợp này, bá Kiến là kẻ bị kết tội (là cha của kẻ đánh Chí Phèo! Và là đối tượng “trả thù” của Chí). Bởi vậy, với Chí Phèo, bá Kiến hết sức nhỏ nhẹ, ân cần “khẽ lay mà gọi”, “thân mật hỏi”, “xốc Chí Phèo”,… gọi Chí là “anh”, quát mắng con trai trước mặt Chí, …
– Với lí Cường, bá Kiến là cha nên hắn có thể “quát” con. Mặt khác, hai cha con hắn là những kẻ “cùng hội cùng thuyền” trong việc gây ra những tội lỗi với Chí Phèo, vì vậy, khi mắng con, hắn còn “đưa mắt nháy con một cái” hàm ý nhắc nhở con trong việc xử lí tình huống.
c) Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện chiến lược giao tiếp như sau:
– Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo. Hắn đuổi vợ rất gay gắt nhằm cho mọi người biết hắn rất công bằng, không thiên vị người nhà. Hắn đuổi bọn người làng bằng giọng nói dịu hơn để tránh mất lòng họ nhưng ý tứ lại là yêu cầu, trách móc điều đó tạo ra cái uy trong câu nói của hắn, buộc những người làng muốn hay không cũng phải về.
Bá Kiến đuổi hết mọi người đi để dễ bề đối phó, lừa gạt Chí. Nếu mấy mụ vợ ở lại, bọn họ xì xèo dễ làm mất lòng Chí khiến Chí nổi khùng, sự việc sẽ rất rắc rối. Mấy người làng còn ở lại, Chí còn ăn vạ, kêu la; đuổi hết bọn họ về chẳng những dễ thương lượng với Chí mà khi ấy, Chí cũng mất luôn cả “hứng” ăn vạ.
– Bá Kiến “hạ nhiệt” cơn tức của Chí Phèo bằng cả hành động và lời nói. Hắn nói với Chí Phèo hết sức nhỏ nhẹ, ân cần “khẽ lay mà gọi”, “thân mật hỏi”, “xốc Chí Phèo”,… gọi Chí là “anh”,… Hắn hỏi han Chí (“Anh Chí ơi! Sao lại làm ra thế?”, “Về bao giờ thế?”), mời mọc Chí (“Đi vào nhà uống nước”),… Những điều đó dường như bộc lộ những thiên ý vô cùng tốt đẹp với Chí Phèo, khiến Chí Phèo khó có thể tiếp tục làm căng với hắn.
– Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hàng với mình: gọi Chí là “anh” – cách xưng hô thường chỉ dùng với người trên, tỏ ý tôn trọng; nói trống “Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước”; dùng ngôi gộp “ta” – tỏ ý coi trọng Chí, coi Chí như bạn bè. Đặc biệt là chi tiết bá Kiến nhân là có họ với Chí Phèo.
– Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo. Hắn kết tội con rất gay gắt: “quát” con “Tội mày đáng chết”. Việc làm ấy thực chất là để lừa Chí Phèo, khiến Chí Phèo tưởng bá Kiến vì trọng mình mà quát mắng con cái, thậm chí bắt con tiếp đón mình trang trọng.
d) Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp rất tốt: Chí Phèo từ chỗ lăn lộn “Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi” sau khi nghe bá Kiến nói mấy câu đã “càng thấy lòng nguôi nguôi”, “ngồi lên”. Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến chỉ còn biết lặng lẽ làm theo tất cả những gì hắn nói. Kể cả Chí Phèo. Và khi ấy, bá Kiến biết mình “đã thắng”.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Ngược lại, anh Mịch chỉ là một anh nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ đủ đường. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.
– Anh Mịch có những điệu bộ hết sức đáng thương, tội nghiệp “nhăn nhó”; từ xưng hô “ông – con” tỏ ý hạ mình thật thấp mà nâng vị thế lí trưởng lên; cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “Lạy” (được dùng đến 4 lần), “Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy”,… liên tục sử dụng câu cầu khiến tỏ ý van xin thống thiết: “ông làm phúc tha cho con”, …
– Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, giơ roi… dậm doạ”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”; câu nói cộc lốc, cụt ngủn, võ tình: “Kệ mày”, “không được à ?”, “Mặc kệ chúng bay”, …
– Viên đội xếp Tây là người Pháp, trong con mắt bọn thực dán Pháp khi ấy, người Việt Nam ta là kẻ “man di mọi rợ” cần được khai hoá văn minh (v’à đây cũng là cái cớ để chúng xâm lược nước ta). Chính vì vậy, bọn chúng tự cho mình là có dòng giống cao quý mà đối xử với người Việt Nam ta rất dã man, khinh thường. Đó là lời lí giải cho hành động “quát tháo” người dân của tên đội xếp Tây. Hơn thế, hắn còn hách dịch chửi bới, gọi người dân ta là “cái giống tởm”: “Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!”.
– “Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì”. Nhắc đến “sừng” là nhắc đến loài vật. Thằng bé con mới chỉ quen biết nhiều với thế giới loài vật (con trâu, con bò,…) nên nhìn quan Toàn quyền nó để ý ngay – đến đặc điểm khác giữa quan với người thường là cái mũ trên đầu (thể hiện quyền lực). Nhưng trong mắt một thằng bé con, vô tình, quan giống như một loài vật hai sừng không hơn.
– “Ô! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra”. Với giới nữ nói chung, họ thường để ý đến quần áo, đầu tóc,… Quan Toàn quyền xuất hiện, chị con gái chỉ để ý đến “cái áo dài đẹp chửa” của ngài. Qua câu nói đó, ta hiểu rằng, trong mắt người con gái ấy, quan hiện lên giống như một kẻ chải chuốt, lẳng lơ.
– “Ngài sắp diễn thuyết đấy! – Một anh sinh viên kêu lên”. Giới trí thức, đặc biệt là sinh viên quen sống trong -môi trường nhà trường, thường xuyên quen với việc giảng giải, nói năng, diễn thuyết. Nhìn thấy quan Toàn quyền, anh sinh viên nọ nghĩ ngay đến việc quan sắp diễn thuyết. Chi tiết này hé lộ một đặc điểm khác của Va-ren: hắn chỉ là một tên ba hoa, khoác lác.
– “Đôi bắp chân ngài bọc ủng! – Một bác cu-li xe thở dài”. Giữa người cu-li xe với đôi ủng của quan Toàn quyền có một mối liên hệ thú vị mà cay đắng: những vị khách ngồi xe của bác cu-li có thể đá vào người bác bất cứ lúc nào – khi muốn giục bác đi nhanh, khi muốn gây áp lực để… quỵt nợ!,… Vì vậy, khi thấy quan, người cu-li xe chỉ để ý đến đôi bắp chân ngài – đôi bắp chân ấy bọc ủng – (nếu đá thì sẽ rất đau!). Câu nói của người cu-li xe thể hiện một góc cạnh khác của con người Va-ren: hắn là một kẻ dã man.
– “Rậm râu, sâu mắt! – Một nhà nho lẩm bẩm”. Những bậc túc học thường rất thâm thuý. “Rậm râu, sâu mắt” là câu thành ngữ chỉ kẻ thâm độc, xảo trá. Nhìn quan Toàn quyền, nhà nho chỉ sử dụng một câu thành ngữ ngắn gọn để thể hiện sự đánh giá của mình về bản chất của tên quan Toàn quyền bỉ ổi, xấu xa.
Câu 3. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 22) và trả lời các câu hỏi.
a) Bà lão hàng xóm và chị Dậu tuy có sự khác nhau về tuổi tác (bà lão hàng xóm nhiều tuổi hơn) nhưng họ cùng tầng lớp ương xã hội (tầng lớp nông dân lao động bị áp bức, bóc lột đến tận cùng). Mặt khác, họ lại là hàng xóm thân tình, yêu quý và thương xót lẫn nhau. Điều đó đã chi phối đến lời nói và cách nói của hai người.
– Bà lão “lật đật chạy sang”, khi về thì “vẻ mặt bãn khoăn”, đó là dáng điệu của một người thật sự quan tâm, thương xót cho hoàn cảnh người khác.
– Cả hai đề cập đến hoàn cảnh khốn cùng của nhà chị Dậu, bà lão hỏi han chị Dậu rất chân tình, khuyên bảo đầy thiện ý. “Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ…”. Ngược lại, chị Dậu nói với bà lão với vẻ đầy biết ơn và thật thà kể lại hoàn cảnh bất hạnh của mình, không giấu giếm: “Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm”.
– Cách xưng hô, lời gọi đáp của họ rất thân mật nhưng vẫn tỏ ý tôn trọng nhau. Bà lão gọi anh Dậu là “bác trai”, nói trống với chị Dậu (một cách nói tỏ ý bình đẳng), gọi chị Dậu “Này,…”. Chị Dậu gọi bà lão là “cụ” tỏ ý tôn kính, đáp lời bà lão “Cảm ơn cụ”, “Vâng”,…
b) Hai nhân vật trong cuộc đối thoại luân phiên lượt lời đều đặn và lời thoại có tính nhân quả, lô gích với nhau.
c) Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có nhữrig nét văn hoá rất đáng trân trọng.
Cả hai đều là những người nghèo khổ, bần cùng nhưng họ nói năng rất có văn hoá, vừa thể hiện được tình nghĩa hàng xóm, láng giềng vừa thể hiện được sự tôn trọng về vị thế của nhau. Bà lão rất quan tâm đến hàng xóm, thương xót hoàn cảnh bất hạnh của người khác. Gia đình chị Dậu tuy nghèo khổ nhưng không vì thế mà bà coi thường, trong nói năng bà vẫn rất tôn trọng cái gia đình khốn khó ấy: bà gọi anh Dậu là “bác ấy”, nói trống với chị Dậu – cách nói ấy tỏ ý rất tôn trọng người đối thoại với mình. Chị Dậu với bà lão, rất chân tình kể về tình hình của anh Dậu và những dự tính về sự lo toan của mình đối với chồng, điều đó thể hiện sự chất phác, thật thà và lòng thương chồng của chị. Nói chuyện với bà lão hàng xóm, chị gọi “cụ”, xưng “cháu”, đáp lời bà cụ, một điều “cảm ơn”, hai điều “vâng” rất ngoan ngoãn… Tất cả những điều đó thể hiện bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 4
Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 5Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” số 4
Câu 1 trang 18 SGK văn 12 tập 2:
a. Các nhân vật giao tiếp có cùng lứa tuổi, tầng lớp xã hội: những người lao động nghèo và khác nhau về giới tính
b. Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, có sự luân phiên lượt lời
Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng đến các bạn gái khác
c. Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị trí xã hội
d. Lúc đầu, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ, không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật, gần gũi
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính… đã chi phối đến lời nói của các nhân vật:
Câu 2 trang 20 SGK văn 18 tập 2:
a. Các nhân vật trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Chí Phèo
Bá Kiến nói với Chí Phèo là nói với một người nghe. Còn khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Lí Cường là nói cho nhiều người nghe
b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
Luyện tập Nhân vật giao tiếp
Câu 1 trang 21 SGK văn 12 tập 2:
Sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ:
Ông lí
Hạng cùng đinh, nghèo khổ, nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá
Là người, bề trên, có chức sắc, thừa lệnh quan bắt người dân đi xem bóng đá
Lời nói của kẻ bề dưới, van xin, cầu cạnh, khúm núm
Lời nói hống hách, hăm dọa với thái độ mặc kệ
Câu 2 trang 21 SGK văn 12 tập 2:
Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích: trước cùng một sự kiện, mỗi người quan tâm đến một phương diện và thể hiện điều đó trong lời nói của mình:
Câu 3 trang 22 SGK văn 12 tập 2:
a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ làng xóm láng giềng thân tình
b. Sự tương tác về hành động nói theo các lượt lời của bà lão láng giềng và chị Dậu: hỏi thăm- cảm ơn, hỏi thăm về sức khỏe- trả lời chi tiết, mách bảo- nghe theo, dự định- giục giã
c. Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy họ là những người lao động nghèo khổ nhưng luôn cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể hiện sự tôn trọng và ứng xử có lịch sự
Đăng bởi: Thùy Dương Nguyễn
Từ khoá: 6 Bài soạn “Nhân vật giao tiếp” lớp 12 hay nhất
Soạn Bài Câu Ghép Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 11 (Trang 111)
Soạn bài Câu ghép
Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
1. Tìm các cụm C – V trong những câu in đậm.
a. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
– Chủ ngữ: tôi, vị ngữ: quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
– Trong vị ngữ chính có chứa cụm chủ vị phụ: chủ ngữ là mấy cánh hoa tươi, vị ngữ là mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
– Chủ ngữ: mẹ tôi, vị ngữ: âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
– Chủ ngữ 1: cảnh vật chung quanh tôi, vị ngữ 1: đều thay đổi
– Chủ ngữ 2: chính lòng tôi, vị ngữ 2: đang có sự thay đổi lớn
– Chủ ngữ 3: tôi, vị ngữ 3: đi học
2. Phân tích cấu tạo của câu có hai hay nhiều cụm C – V
– Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Chủ ngữ: tôi, vị ngữ: quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Trong vị ngữ chứa cụm chủ vị: chủ ngữ: mấy cánh hoa tươi, vị ngữ: mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
– Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Chủ ngữ 1: cảnh vật chung quanh tôi, vị ngữ 1: đều thay đổi
Chủ ngữ 2: chính lòng tôi, vị ngữ 2: đang có sự thay đổi lớn
Chủ ngữ 3: tôi, vị ngữ 3: đi học
3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu sau:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C – V
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu có hai hoặc nhiều cụm C – V
Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Các cụm C – V không bao chứa nhau
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
4. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
– Câu đơn: a
– Câu ghép: c
Tổng kết:
– Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.
– Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
1. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích mục
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Các vế câu được nối bằng dấu phẩy.
3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu ghép.
Một số ví dụ như:
– Sử dụng một quan hệ từ: Trời mưa nên tôi nghỉ học.
– Sử dụng một cặp quan hệ từ: Dù trời rất đẹp nhưng tôi vẫn không muốn đi chơi.
…
Tổng kết:
Có hai cách nối các vế câu:
– Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
Nối bằng một quan hệ từ.
Nói bằng một cặp quan hệ từ
Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.
– Không dùng từ nối: giữa các vế câu thường có dấu phẩy, dấu chấm phẩm hoặc dấu hai chấm.
a.
– Các câu ghép là:
U van Dần, u lạy Dần!
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!
Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?
Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.
– Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu phẩy).
b.
– Câu 1:
Câu ghép: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu phẩy).
– Câu 2:
Câu ghép: Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( có dùng từ nối)
Các vế câu được nối bằng cách: sử dụng từ nối (giá… mà… mà…)
c.
– Câu ghép là: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.
– Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu hai chấm).
d.
– Các câu ghép là: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá
– Các vế câu được nối bằng cách: sử dụng từ nối (nên)
a. Vì tôi được học sinh giỏi nên bố đã mua cho tôi một chiếc cặp mới.
b. Nếu anh ta không học bài thì điểm thi sẽ rất thấp.
c. Tuy thời gian không còn nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng làm nốt bài.
d. Không những trời mưa mà gió thổi rất to.
Câu 3. Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách.
a. Bỏ bớt quan hệ từ
b. Đảo trật tự các vế câu
Gợi ý:
a.
– Bỏ bớt quan hệ từ: Tôi được học sinh giỏi nên bố đã mua cho tôi một chiếc cặp mới.
– Đảo trật tự các vế câu: Bố đã mua cho tôi một chiếc cặp mới vì tôi được học sinh giỏi.
b.
– Bỏ bớt quan hệ từ: Anh ta không học bài thì điểm thi sẽ rất thấp.
– Đảo trật tự các vế câu: Điểm thi sẽ rất thấp nếu anh ta không học bài.
c.
– Bỏ bớt quan hệ từ: Thời gian không còn nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng làm nốt bài.
– Đảo trật tự các vế câu: Tôi cố gắng làm nốt bài dù thời gian không còn nhiều.
d.
– Bỏ bớt quan hệ từ:Trời mưa mà gió thổi rất to.
– Đảo trật tự các vế câu: Gió thổi rất tô mà trời còn mưa.
a. Cả lớp chưa làm xong thì thời gian đã hết.
b. Anh ta ghét của nào trời trao của nấy.
c. Bọn giặc càng hung ác thì nhân dân càng khổ cực.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):
a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.
Gợi ý:
a.
Việc sử dụng bao bì ni lông của con người đang gây nguy hiểm đến môi trường của Trái Đất. Chúng ta đã biết rằng bao bì ni lông có đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hàng năm, có hàng triệu tấn bao bì ni lông được thải ra môi trường. Chúng đã cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật bị nó bao quanh, sự phát triển của cỏ gây xói mòn đất ở đồi núi. Những bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt vào mùa mưa. Cống rãnh bị tắc tạo thuận lợi cho muỗi phát triển – lan truyền dịch bệnh… Bao ni lông màu đựng thực phẩm có chứa kim loại chì, ca-đi-mi sẽ gây nguy hại đến não, ung thư phổi. Đặc biệt là khi đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, khi con người hít phải sẽ gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến nội tiết… Không những môi trường bị ô nhiễm mà sức khỏe của con người cũng bị tổn hại. Chính vì vậy, chúng ta hãy hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông.
b.
Khi học sinh viết một bài tập làm văn, việc lập dàn ý sẽ đem đến nhiều lợi ích. Trước hết, lập dàn ý giúp chúng ta sắp xếp lại được những nội dung chính của bài viết. Từ đó chúng ta có thể phát hiện ra những nội dung còn thiếu, sửa lại những nội dung thừa hay sai. Và quan trọng nhất người viết có thể sắp xếp lại các ý theo một bố cục hợp lý. Một bài viết hay thì bố cục phải mạch lạc, rõ ràng. Chính vì vậy, việc lập dàn ý vô cùng quan trọng khi viết văn.
Các câu ghép là:
– Đoạn a: Không những môi trường bị ô nhiễm mà sức khỏe của con người cũng bị tổn hại.
– Đoạn b: Một bài viết hay thì bố cục phải mạch lạc, rõ ràng.
Câu 1. Xác định câu ghép trong các đoạn văn sau:
“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”
(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)
Câu 2. Chuyển đối vế câu trong các câu ghép sau đây:
a. Vì đường trơn nên xe cộ đi lại rất khó khăn.
b. Do chúng tôi chăm sóc cẩn thận nên những hàng cây đều xanh tốt.
c. Dù cô ấy không xinh đẹp nhưng mọi người lại rất yêu mến.
d. Nếu mưa lũ kéo dài thì đường có khả năng cao sẽ bị sụt lún.
Gợi ý:
Câu 1. Các câu ghép là:
– Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu 2.
a. Xe cộ đi lại rất khó khăn vì đường rất trơn.
b. Những hàng cây đều xanh tốt nhờ có sự chăm sóc cẩn thận của chúng tôi.
c. Mọi người rất yêu mến tuy cô ấy không xinh đẹp.
d. Đường có khả năng cao sẽ bị sụt lún do mưa lũ kéo dài.
a.
– Các câu ghép:
U van Dần, u lạy Dần!
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!
Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?
Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.
– Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu phẩy).
b.
– Câu 1:
Câu ghép: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu phẩy).
– Câu 2:
Câu ghép: Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( có dùng từ nối)
Các vế câu được nối bằng cách: sử dụng từ nối (giá… mà… mà…)
c.
– Câu ghép: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.
– Các vế câu được nói bằng cách: không dùng từ nối (sử dụng dấu hai chấm).
d.
– Các câu ghép là: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá
– Các vế câu được nối bằng cách: sử dụng từ nối (nên)
a. Vì thời tiết rất xấu nên chúng tôi được nghỉ học.
b. Nếu cô ta không đến thì tôi sẽ trở về nhà.
c. Tuy chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng kết quả vẫn không được tốt.
d. Không những nắng gắt mà còn rất nóng bức.
Câu 3. Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách.
a. Bỏ bớt quan hệ từ
b. Đảo trật tự các vế câu
Gợi ý:
a.
Bỏ bớt quan hệ từ: Tôi được học sinh giỏi nên bố đã mua cho tôi một chiếc cặp mới.
Đảo trật tự các vế câu: Bố đã mua cho tôi một chiếc cặp mới vì tôi được học sinh giỏi.
b.
Bỏ bớt quan hệ từ: Anh ta không học bài thì điểm thi sẽ rất thấp.
Đảo trật tự các vế câu: Điểm thi sẽ rất thấp nếu anh ta không học bài.
c.
Bỏ bớt quan hệ từ: Thời gian không còn nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng làm nốt bài.
Đảo trật tự các vế câu: Tôi cố gắng làm nốt bài dù thời gian không còn nhiều.
d.
Bỏ bớt quan hệ từ: Trời mưa mà gió thổi rất to.
Đảo trật tự các vế câu: Gió thổi rất tô mà trời còn mưa.
Advertisement
a. Tôi vừa dọn dẹp sạch sẽ thì cậu đã bày ra.
b. Tôi chỉ tới đâu, cậu ta chạy tới đấy.
c. Chúng tôi càng cố gắng, kết quả càng tốt hơn.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):
a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.
Gợi ý:
a.
Sử dụng bao bì ni lông sẽ gây nguy hiểm đến môi trường của Trái Đất. Bao bì ni lông có đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hàng năm, có hàng triệu tấn bao bì ni lông được thải ra môi trường gây trở quá trình sinh trưởng của thực vật bị nó bao quanh, sự phát triển của cỏ gây xói mòn đất ở đồi núi. Bao ni lông bị vứt xuống cống còn làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt vào mùa mưa. Cống rãnh bị tắc tạo thuận lợi cho muỗi phát triển – lan truyền dịch bệnh… Bao ni lông màu đựng thực phẩm có chứa kim loại chì, ca-đi-mi sẽ gây nguy hại đến não, ung thư phổi. Đặc biệt là khi đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, khi con người hít phải sẽ gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến nội tiết… Môi trường bị ô nhiễm, sức khỏe của con người cũng bị tổn hại. Con người cần hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông.
b.
Việc lập dàn ý sẽ đem đến nhiều lợi ích. Đầu tiên, lập dàn ý giúp người viết sắp xếp lại được những nội dung chính của bài viết. Tiếp đó, chúng ta có thể phát hiện ra những nội dung còn thiếu, sửa lại những nội dung thừa hay sai. Cuối cùng dàn ý giúp người viết có thể sắp xếp lại các ý theo một bố cục hợp lý. Một bài viết hay thì bố cục phải mạch lạc, rõ ràng. Lập dàn ý là một bước quan trọng khi viết một bài văn, bởi vậy người viết cần chú trọng bước này.
Các câu ghép là:
– Đoạn a: Môi trường bị ô nhiễm, sức khỏe của con người cũng bị tổn hại
– Đoạn b: Lập dàn ý là một bước quan trọng khi viết một bài văn, bởi vậy người viết cần chú trọng bước này.
Viết đoạn văn về có câu ghép từ cặp quan hệ từ “vì… nên…”.
Gợi ý:
Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Vì vết sẹo dài trên má nên bé Thu đã không nhận ra cha. Điều đó khiến ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.
Soạn Bài Hội Thoại Soạn Văn 8 Tập 2 Bài 26 (Trang 92)
Soạn bài Hội thoại
Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
2. Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
3. Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
Gợi ý:
1.
Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên – dưới:
Bà cô Hồng là vai trên, Hồng là vai dưới.
2.
Cách xử của người cô đáng chê trách: Người cô đã dùng những lời lẽ cay độc để khiến cháu cảm thấy buồn bã, đau lòng. Khi đứa cháu xúc động đến nước mắt trào ra người cô vẫn cố nói tiếp.
3.
– Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:
Cúi đầu không đáp.
Cười đáp lại cô.
Im lặng, cúi đầu xuống đất.
Cười dài trong tiếng khóc.
Hỏi lại cô, trả lời cô lễ phép.
– Hồng vẫn giữ thái độ lễ phép vì: Hồng là cháu (ở vai dưới), phải tôn trọng người lớn hơn mình.
Câu 1. Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Gợi ý:
– Nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của binh sĩ dưới quyền: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.”
– Khoan dung khi khuyên bảo tướng sĩ chân tình:
“Huống chi ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc… để vét của kho có hạn”.
“Nay ta bảo thật các ngươi… lưu thơm.”
“Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung… há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất.”
Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b. Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c. Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
Gợi ý:
a. Vai xã hội:
Lão Hạc: địa vị xã hội thấp, nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.
Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn, nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.
b.
– Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc).
– Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ , gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già). Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).
c. Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:
– Thân mật như nói với người đồng trang lứa: “Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng”.
– Quý trọng khi nói với người tri thức: “Ông giáo dạy phải!” và “Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.”
– Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: “lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.
Câu 3. Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
Gợi ý:
Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống.
“Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh.
Xiu làm theo một cách chán nản.
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Advertisement
“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Hen-ri)
– Vai xã hội: trên – dưới, thân sơ
Xiu: chị
Giôn-xi: em
– Cách đối xử của họ với nhau: Họ là những người bạn thân thiết, sống cùng nhau. Xiu tỏ ra quan tâm, chăm sóc Giôn-xi rất chu đáo.
6 Bài Soạn “Luyện Tập Làm Văn Bản Tường Trình” Lớp 8 Hay Nhất
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 6
Bài 1. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:
a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.
b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh, chi đội trưởng đã viết bản tường trình.
c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.
Trả lời:
a) Sai về việc sử dụng văn bản trường hợp này bạn viết bản kiểm điểm mới đúng.
b) Để chuẩn bị đại hội Đội TNTP, chi đội trưởng viết bản báo cáo mới đúng.
c) Cô tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt chi đội viết bản tường trình là không đúng. Văn bản bạn cần viết là văn bản báo cáo.
Bài 2. Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
Một số tình huống cần làm bản tường trình:
– Các bạn phát hiện trong lớp bị mất lọ hoa, bàn ghế bị xáo trộn.
– Một bạn bị mất chiếc cặp sách ở sân thể dục.
– Nhóm bạn lớp 8A chặn đường bắt nạt một bạn lớp 8C.
Bài 3. Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hoà Bình, ngày 15 tháng 02 năm 2023
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc xảy ra vụ lộn xộn trong lớp ngày 14 tháng 02 năm 2023
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Hải Tân Tên em là: Hoàng Thu Hồng, lớp trưởng lớp 8H trường THCS Hải Tân Ngày 14 tháng 02 năm 2023 vừa qua, tại phòng học lớp 8H xảy ra một vụ lộn xộn, thay mặt tập thể lớp, em xin tường trình lại vụ việc như sau:
Vào khoảng 07h 15′ ngày 14 tháng 02 năm 2023, vào thời gian nghỉ 5′ giữa tiết 1 (môn Hoá học) và tiết 2 (môn lịch sử), khi cô giáo vừa rời lớp, bạn Trần Minh Việt, học sinh, lớp 9B, có mang một bó hoa vào lớp tặng cho bạn Nguyễn Thị Minh Hoà và đề nghị bạn Hoà ra ngoài. Nhưng bạn Hoà có trả lời là đang giờ nghỉ ngắn, không được phép ra ngoài nên không thể vi phạm nội quy nhà trường. Bạn Việt đồng ý rồi hẹn bạn Hoà vào giờ ra chơi. Bạn Việt rời khỏi lớp, bạn Hoà đặt bó hoa xuống bàn học trống cuối lớp.
Sau tiết học thứ hai, vào khoảng 8h05′, cô giáo đã rời phòng học, cả lớp đang cất sách vở thì có tiếng đạp cửa phòng học rất mạnh. Bạn Trần Bích Vân, học sinh lớp 9B cùng một nhóm các bạn nữ cũng lớp xông vào lớp, lao đến chỗ bạn Hoà. Bạn Vân vừa nói tục vừa lăng mạ bạn Hoà, trong đó có những lời như “cướp người yêu của tao”, “mày chán sống à”,… Bạn Nguyễn Ngọc Trúc lấy bó hoa đập liên tục vào bạn Hoà, bạn Nguyễn Ngọc Minh dùng tay đánh bạn Hoà. Học sinh trong lớp 8H không kịp phản ứng trước những hành động của nhóm học sinh nữ lớp 9B. Bạn Trần Hoà Bình liền đi gọi tổ bảo vệ. Các bạn nam trong lớp giữ tay nhóm học sinh nữ lớp 9B khiến hai bên xảy ra xô xát. Đến khi các chú bảo vệ lên thì nhóm học sinh nữ lớp 9B mới ngừng lại.
Em xin cam kết những điều em nêu trên là đúng sự thực. Nếu sai, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.
Người viết tường trình
Hồng
Hoàng Thu Hồng
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 2Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 6
Phần I: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)
Mục đích viết tường trình là gì?
Mục tiêu viết tường trình:
– Trình bày những thiệt hại.
– Trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình.
– Các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét.
Câu 2 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)
Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau?
Tường trình và báo cáo giống nhau ở thể thức trình bày, nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
Ở văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.
Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.
Câu 3 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)
Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
Văn bản tường trình phải có đầy đủ họ tên người gửi, người nhận, địa điểm.
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)
Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:
a) Một bạn học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.
c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tạp thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.
a) Ở đây phải viết TƯỜNG TRÌNH dưới hình thức bản tự kiểm điểm. Việc đi học muộn là một khuyết điểm phải tường trình để cô giáo chủ nhiệm xem xét, cân nhắc.
b) Ở đây cần có nội dung tổng kết và dự thảo kế hoạch phương hướng. Cho nên BÁO CÁO là phù hợp nhất
c) Những gì đã thực hiện, đã đạt được thì nên viết văn bản BÁO CÁO để nói về những thành tích, những ưu điểm và thấy những điểm cần khắc phục.
Câu 2 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
Có thể nêu ra hai tình huống sau đây:
(1) Bạn Mai ở trong lớp rất hay nghịch ngợm vô ý thức. Nhân giờ ra chơi bạn đã lấy cuốn sách Ngữ văn 8 của Minh Nhật bỏ vào trong cặp của Hạo Nhiên. Vào giờ học, Hạo Nhiên “tỉnh bơ” lấy sách ra mà tưởng là của mình. Bị phát hiện, mọi người vu cho Hạo Nhiên ăn cắp sách. Bị oan, cho nên Hạo Nhiên viết bản tường trình gửi cô chủ nhiệm giải quyết.
(2) Hôm nay giờ thể dục. Thầy giáo đã dặn trước các bạn tuần trước là sẽ tập hợp lại ở hồ bơi cách trường 3km. Hạo Nhiên bị đau chân do trượt té khi lau nhà bị bong gân không thể nhắn ai được, cho nên bạn không tới hồ bơi cùng các bạn. Thầy giáo ghi vào sổ đầu bài về việc vắng mặt vô kỉ luật của Hạo Nhiên và cho lớp giờ học loại C.
Theo đề nghị của lớp và cô chủ nhiệm, Hạo Nhiên viết tờ tường trình để mong thầy thông cảm và “xóa án” giờ C cho lớp.
Câu 3 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)
Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.
Có thể viết văn bản tình huống (2) như sau:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Về việc không học giờ thể dục tập bơi)
Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.
Em là Thái Bảo Hạo Nhiên, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:
Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2023) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 3/10/2023, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.
Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin thầy thông cảm xóa đánh giá giờ c ở trong “Số đầu bài” của lớp.
Người làm tường trình
(Kí tên)
Thái Bảo Hạo Nhiên
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 2
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 1Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 2
I. Ôn tập lí thuyết
1. Mục đích viết tường trình: trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần xem xét.
2. Tường trình và báo cáo có những điểm giống và khác nhau:
+ Khác: Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
II. Luyện tập
Bài 1 ( trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Trong tình huống này cần phải viết bản kiểm điểm.
b, Không dùng văn bản tường trình mà dùng Báo cáo kế hoạc thực hiện đại hội.
c, Không dùng văn bản tường trình mà phải dùng bản Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
Bài 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Một số tình huống cần viết bản tường trình:
– Các bạn trong lớp phát hiện trong lớp học mất một chiếc bàn và một chiếc ghế học sinh.
– Tường trình việc có ai đó đã vẽ bậy lên bức tường mới được quét vôi.
Bài 3 ( trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Bản tường trình về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10/12/2023
Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm
Kính gửi: Cô Nguyễn Thanh Thảo giáo viên phụ trách môn Hóa học.
Em là: Phạm Việt Dũng, học sinh lớp 8A học sinh trường THCS Bình Minh xin phép được tường trình với cô một việc như sau:
Trong giờ học Hóa tiết 2-3 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 3 ống nghiệm và 1 lọ nước cất. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
(kí tên)
Phạm Việt Dũng
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 5Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 1
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Mục tiêu viết tường trình
Trình bày những thiệt hại
Trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình
Các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét
2. Tường trình và báo cáo giống nhau ở thể thức trình bày, nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc. Ở văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.
3. Bố cục của văn bản tường trình có 3 phần. Đọc lại a) b) c) ở trang 135 và 136.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:
a) Ở đây phải viết TƯỜNG TRÌNH dưới hình thức bản tự kiểm điểm. Việc đi học muộn là một khuyết điểm phải tường trình để cô giáo chủ nhiệm xem xét, cân nhắc.
b) Ở đây cần có nội dung tổng kết và dự thảo kế hoạch phương hướng. Cho nên BÁO CÁO là phù hợp nhất
c) Những gì đã thực hiện, đã đạt được thì nên viết văn bản BÁO CÁO để nói về những thành tích, những ưu điểm và thấy những điểm cần khắc phục.
Câu 2. Có thể nêu ra hai tình huống sau đây:
(1) Bạn Mai ở trong lớp rất hay nghịch ngợm vô ý thức. Nhân giờ ra chơi bạn đã lấy cuốn sách Ngữ văn 8 của Minh Nhật bỏ vào trong cặp của Hạo Nhiên. Vào giờ học, Hạo Nhiên “tỉnh bơ” lấy sách ra mà tưởng là của mình. Bị phát hiện, mọi người vu cho Hạo Nhiên ăn cắp sách. Bị oan, cho nên Hạo Nhiên viết bản tường trình gửi cô chủ nhiệm giải quyết.
(2) Hôm nay giờ thể dục. Thầy giáo đã dặn trước các bạn tuần trước là sẽ tập hợp lại ở hồ bơi cách trường 3km. Hạo Nhiên bị đau chân do trượt té khi lau nhà bị bong gân không thể nhắn ai được, cho nên bạn không tới hồ bơi cùng các bạn. Thầy giáo ghi vào sổ đầu bài về việc vắng mặt vô kỉ luật của Hạo Nhiên và cho lớp giờ học loại c.
Theo đề nghị của lớp và cô chủ nhiệm, Hạo Nhiên viết tờ tường trình để mong thầy thông cảm và “xóa án” giờ c cho lớp.
2. Có thể viết văn bản (1) như sau:
Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2004) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 3/10/2004, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 3Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 5
A. Củng cố kiến thức bài Luyện tập về văn bản tường trình
1. Mục đích viết tường trình:
2. Phân biệt giữa văn bản tường trình và văn bản báo cáo
– Giống nhau: về cách trình bày nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
– Văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.
– Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.
B. Bài tập củng cố bài Luyện tập về văn bản tường trình
Bài tập 1: Trong các tình huống sau, tình huống nào viết bản tường trình, tình huống nào viết bản báo cáo?
a) Một bạn học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ
b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh
c) Tổng kết ưu điểm, khuyết điểm về học tập và thi đua của lớp trong tuần qua
d) Trình bày vụ tai nạn giao thông
Hướng dẫn làm bài
Văn bản tường trình là a, d
Văn bản báo cáo là b, c
Bài tập 2: Em hãy viết một văn bản tường trình trình bày về việc em bị mất một món đồ (có thể là cặp, ví, xe đạp…)
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2023
Về việc mất ví tiền
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A3 trường THCS Nguyễn Tri Phương
Tên em là: Lê Trần Hạnh Mai, học sinh lớp 8A3 trường THCS Nguyễn Tri Phương.
Thứ 3 ngày 25 tháng 2 năm 2023 vừa qua, em bị mất chiếc ví tiền tại lớp 8A3. Sự việc cụ thể như sau:
Trong chiếc ví có 150.000 đồng, một vài bức ảnh của em và gia đình, một chiếc chìa khóa nhà và một phong bao lì xì 50.000 đồng.
Em xin cam đoan những điều em tường trình trên là sự thật. Nếu sai em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của cô giáo và tập thể lớp.
Học sinh
Hạnh Mai
Lê Trần Hạnh Mai
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 3
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 4Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 3
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Mục đích viết tường trình là gì?
2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau?
3. Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục đích nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tuwongf trình cần nhưu thế nào?
1. Mục đích của văn bản tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra một cách khách quan, chính xác để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc, từ đó mà có nhận xét, kết luận một cách đúng đắn.
2.
Giống nhau:đều là loại văn bản của cấp dưới gửi cấp trên.
Khác nhau ở chỗ văn bản báo cáo thường là định kì, thường lệ; còn tường trình chỉ làm khi sự việc xảy ra cần có sự trình bày một cách chính xác, khách quan để người có trách nhiệm giải quyết làm căn cứ kết luận vấn đề
3. . Các mục sau đây không thể thiếu trong văn bản tường trình :
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2
a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đă làm bản tường trình nộp cho cô giáo.
b) Để chuẩn bị Đại hội Chi đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi đội trưởng đã viết bản tường trình.
c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể Chi đội đà thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy Chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.
Đăng bởi: Thương Nguyễn
Từ khoá: 6 Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” lớp 8 hay nhất
6 Bài Soạn “Thề Nguyền” Trích “Truyện Kiều” Của Nguyễn Du Lớp 10 Hay Nhất
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 4
A- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN TRÍCH
1. Vị trí đoạn trích
– Thuộc phần: Gặp gỡ và đính ước, từ câu 431- 452 trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
2. Nội dung chính
– Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”.
3. Bố cục đoạn trích
Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
– Phần 1 (14 câu đầu): Kiều băng băng lối khuya sang nhà Kim trọng để nói lời thề nguyền.
– Phần 2 (8 câu cuối): Cuộc thề nguyền Kim – Kiều.
B- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Trả lời:
– Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.
– Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.
Câu 2. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
– Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.
– Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp: ấm áp.
+ Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng của họ.
+ Tờ giấy ghi lời thề
+ Trao kỉ vật: tóc mây.
Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ, thiêng liêng sâu nặng của họ.
Câu 3: Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
– Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu
– Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều – Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người – đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.
TỔNG KẾT
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 2Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 4
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Lời giải chi tiết:
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
Bố cục
Bố cục:
+ 14 câu đầu : Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
+ 8 câu còn lại : Cảnh thề nguyền Kim – Kiều.
Nội dung chính
Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng đồng thời thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du.
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 2
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 5II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1
Trong đoạn trích Thề nguyền, Nguyễn Du đã có đến hai lần dùng chữ “vội”, một lần chữ “xăm xăm” và một lần chữ “băng”. Những chữ vừa nói thể hiện một không khí gấp gáp, khẩn trương của cuộc thề nguyền. Phải chăng Kiều như tranh đua cùng định mệnh, tranh đua với thời gian đang ám ảnh nàng. Nói đúng hơn cả là vì tình yêu: “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường. Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.” Vì yêu Kim Trọng mà Kiều khẩn trương, vội vã đến với người yêu một cách hết sức chủ động. Đây đúng là một cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Du. Theo quan niệm thời bấy giờ trong quan hệ nam nữ, người con trai đóng vai trò chủ động nói theo dân gian là trâu đi tìm cột. Nhưng ở đây, tác giả Truyện Kiều ngược lại, để cột tìm trâu nghĩa là sự chủ động ở Kiều, ở người con gái. Đó đúng là cái nhìn tiến bộ thời bấy giờ.
Câu 2
Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền đã được Nguyễn Du tả bằng các hình ảnh: “Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê”, bằng “tiếng sen khẽ động”, bằng trăng giọi nhặt thưa, ngọn đèn hắt hiu hư ảo. Không gian đó tuy đẹp nhưng mơ hồ, khiến Kim Trọng tưởng mình đang sống trong mơ. Có người cho rằng không gian đó như cần thêm ánh sáng, thêm cả hương thơm và sự ấm áp. Bởi vì con người rất cô đơn giữa trời đất bao la.
Câu 3
Đoạn Trao duyên đúng là sự tiếp tục một cách lô-gic quan niệm và cách nhìn nhận tình yêu của Kiều. Ngoài ra, đoạn Thề nguyền cũng góp phần giúp người đọc hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đó cũng là một vầng sáng tình yêu thật đẹp đối với Kiều.
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 3Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 5
I. Tìm hiểu chung
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Thề nguyền được trích từ câu 431 đến 452 với nội dung là nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, 2 người thề nguyện gắn bó chung thủy suốt đời.
* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 2 phần:
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng: một phần là diễn tả tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều, một phần diễn tả những động tác vội vàng, khẩn trương đi theo tiếng gọi của tình yêu và bất chấp những quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.
Câu 2:
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du miêu tả:
Câu 3:
Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều:
Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên. Có cuộc thề nguyền thì Thúy Kiều mới có những kỉ vật trao cho Thúy Vân. Tình yêu Kim – Kiều có gắn bó, mang màu sắc tâm linh (vầng trăng chứng giám). Kiều chân thành, tôn thờ và thủy chung với tình yêu. Nàng dám nghĩ, dám sống và cũng dám hi sinh vì tình yêu. Đó chính là quan niệm mới mẻ trong văn học trung đại mà Nguyễn Du muốn thể hiện thông qua Kiều.
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 6Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 3
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 6
Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” số 1II. Tác phẩm1. Tóm tắt:Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc…2. Tìm hiểu chunga. Vị trí đoạn trích: Từ câu 431- 452.Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả gia đình sang chơi bên ngoại chưa về, Kiều liền quay trở lại gặp Kim Trọng.b. Bố cục: 2 phần:- 14 câu đầu: Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng.- 8 câu cuối: Cuộc thề nguyền Kim – Kiều.
– Trong sự vội vã của Thúy Kiều, người ta nhận ra được sự biến chuyển tất yếu trong tình yêu đôi lứa
+ Sự vội vàng, gấp gáp của không khí đêm thề nguyền
+ Từ “vội” và “xăm xăm” diễn tả tâm trạng, hành động, tình cảm của Thúy Kiều khi vội vã sang nhà Kim Trọng
– Đây là điểm mới mẻ trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du, trong mối quan hệ nam nữ, người con gái đóng vai trò chủ động
– Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu
Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Không gian trong đêm thề nguyền đẹp, thơ mộng:
+ Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt
+ Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều, chàng như lạc vào cõi mơ
– Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng, thiêng liêng với đủ hình thức lễ nghi
+ Ánh sáng nến sáp
+ Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng
Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của họ
Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Đoạn trích Thề nguyền có quan hệ chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên vì:
+ Sau màn thề nguyền, ước hẹn sự gắn bó của Kim Kiều còn được minh chứng bởi vầng trăng, chén giao bôi
Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục logic quan niệm về tình yêu của Kiều:
+ Khi tình yêu vuột mất, hay ngay cả khi sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng tình đầu
Đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn, góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự chung thủy, son sắt trong tình yêu Kiều dành cho Kim
Đăng bởi: Đình Đức
Từ khoá: 6 Bài soạn “Thề nguyền” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bài Soạn “Số Phận Con Người” Của M.sô trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!