Xu Hướng 10/2023 # 6 Món Ăn Ngón Đúng Điệu Miền Tây # Top 16 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 6 Món Ăn Ngón Đúng Điệu Miền Tây # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 6 Món Ăn Ngón Đúng Điệu Miền Tây được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vị thanh ngọt, hương vị đặc trưng của các món ăn miền Tây đã thu hút rất nhiều thực khách với mọi độ tuổi

  Hủ tiếu

Bún cá Châu ĐốcBún cá Kiên GiangBún cá Sóc TrăngHủ tiếu

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng. Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.

Mỗi loại hủ tiếu mang đến những hương vị khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một điểm và đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong vắt, nguyên liệu đi cùng phong phú (tôm, thịt, lòng heo…), chén sa tế cay nồng cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.

 

Hủ tiếu Nam VangHủ tiếu Mỹ ThoHủ tiếu Sóc Trăng

Bún mắm

Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Mắm kho được dùng chung với cơm và khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, món mắm kho ấy trở thành bún mắm.Món ăn này được chế biến khá đơn giản, con mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng nước sôi, sau đó lọc bỏ xương, nấu chung với thịt ba chỉ heo xắt mỏng, tôm tươi, mực heo quay, nêm nếm vừa ăn. Rau ăn cùng bún mắm khá phong phú với cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút…

 

Lẩu mắmLẩu mắm có chung một loại mắm và có cách chế biến tương tự như bún mắm nhưng lẩu mắm là món ăn có ý nghĩa gắn kết – dành cho nhiều người nên nguyên liệu và thành phần của món ăn cũng phong phú hơn. Với “phần thịt” gồm thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau… Phần rau gồm các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí..

Bánh tằm bìBánh tằm bì đơn giản và dân dã với những sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì thái sợi, thịt heo xắt mỏng, ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa nhưng lại có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với nhiều người. Điều này đến từ những sợi bánh thơm mềm được làm từ gạo mới và trải qua nhiều công đoại cầu kỳ. Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa béo đậm nhưng không ngấy, đậu phộng giòn tan, rau thơm quấn quýt.

Bánh xèo miền TâyBánh xèo miền Tây thường được tráng trong chảo lớn và có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm… Nước chấm đóng vai trò quan trọng với vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..

   

Đăng bởi: Biền Lê Văn

Từ khoá: 6 món ăn ngón đúng điệu miền Tây

Về Miền Tây Thưởng Thức Các Món Ăn Ngon Từ Chuối

Những món ăn ngon từ chuối tại miền Tây luôn gây nghiện không chỉ với người dân nơi đây mà còn đối với thực khách phương xa bởi vị ngọt thơm và đa dạng trong cách chế biến.

Về miền Tây thưởng thức các món ăn ngon từ chuối

Về miền Tây mà không thưởng thức những món bánh miền quê dân dã nơi đây thì chính là những điều thiếu sót cho hành trình của bạn. Đặc biệt, những món bánh miền Tây luôn được người dân yêu thích chính là các món ăn ngon từ chuối, nào là: chuối nướng, bánh chuối nước cốt dừa, chè chuối, kem chuối, bánh chuối chiên, chuối hầm dừa,… Mỗi một món bánh đều mang hương vị tuổi thơ gần gũi, mộc mạc mà chan chứa tình thương.

Chuối nướng

Ảnh: Báo Thanh Niên.

Nhắc đến món ăn ngon từ chuối thì không thể bỏ qua món chuối nướng huyền thoại, vừa đơn giản vừa dễ làm nhưng lại vô cùng thơm ngon. Những quả chuối khi chín hườm hườm có thể tách được vỏ, đem nướng là vừa độ. Trong quá trình nướng chuối phải trở đều tay thì chuối mới thơm và vừa chín tới, chuối sau khi chín được tẩm lên một lớp dầu hành vừa thơm vừa béo khiến ai ăn món này cũng đều phát nghiện.

Bánh chuối nước cốt dừa

Món tiếp theo trong danh sách món ăn ngon từ chuối phải kể đến đó chính là bánh chuối nước cốt dừa thơm thơm béo béo gây nghiện. Món bánh chuối nước cốt dừa có nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm cùng cách làm đơn giản, chỉ cần nắm được các bước thì ai cũng có thể làm được ngay. Nguyên liệu của món ăn bao gồm chuối chín, bột gạo, bột năng, dừa khô cùng các loại gia vị đường, muối, vani,…

Bánh chuối khi hấp xong sẽ thơm vị chuối cùng mùi vani, bánh mềm dẻo khi ăn được cho lên lớp nước cốt dừa béo ngậy, cuối cùng là lớp đậu phộng giòn thơm ăn rất cuốn. Món bánh này khi ăn nóng sẽ cảm nhận được vị dẻo của bánh chuối hòa cùng nước dừa rất mềm và thơm, còn khi để nguội thì bánh sẽ trở nên dai dai, ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng miếng bánh.

Bánh chuối chiên

Bánh chuối chiên là một trong những món bánh được bán ở hầu khắp các con chợ miền Tây, bánh chuối chiên thơm lừng và dẻo ngọt với nhân chuối bên trong, vỏ bột bên ngoài vàng giòn.

Ngày nay, xuất hiện thêm một cách biến tấu mới cho loại bánh này chính là thêm mè đen cho bánh và có chỗ còn cho cả đậu xanh vào bên trong nhân cùng với chuối. Bánh mới chiên ra vừa nóng hổi vừa giòn thơm, cắn vào chỉ biết tận hưởng sự đặc biệt này, còn khi bánh nguội sẽ bớt giòn hơn.

Chuối nếp nướng

Giống như món bánh chuối chiên, món bánh chuối nếp nướng cũng được bày bán ở khắp mọi nơi miền Tây. Để có thể làm được món bánh này ngon nhất thì phải chọn được loại nếp có độ dẻo và thơm. Bên cạnh đó, phải là chuối chín cây, chín vừa tới, không được sử dụng chuối chín héo hay còn xanh hoặc chưa chín đủ. Những nguyên liệu chính để làm món bánh chuối đặc biệt này gồm có chuối chín, nếp, dừa khô, bột năng, đậu phộng, vani, đường, muối,…

Chuối hầm dừa

Miền Tây Mùa Nước Nổi, Có Món Gì Ngon?

“Nước về rồi” tiếng bà con hứng khởi hét lên. Gần nửa năm sống trong khô hạn, dòng nước mát tháng 10 dương lịch hằng năm không chỉ mang theo nguồn sống mới cho người dân nơi đây mà còn đem đến lượng thức ăn tự nhiên phong phú. Cùng Cooky khám phá xem miền Tây mùa nước nổi có món gì ngon nè!!

1. Lẩu cá linh bông điên điển

Mùa nước nổi là mùa cá linh sinh sôi phát triển mạnh mẽ nhất trong năm. Dù hình dáng nhỏ xíu, không được nhiều thịt như các loại cá khác nhưng lại mang hương vị rất đỗi đặc biệt, chỉ miền Tây mới có. Ở đây họ chế biến cá linh với rất nhiều món ngon, có thể kể đến như nấu canh chua, kho sả ớt hoặc mía, lẩu cá linh bông điên điển,… trong đó món lẩu cá linh bông điên điển khiến bao nhiêu người con xa xứ và khách du lịch đều nhớ tới khi nhắc về miền Tây.

Cá linh sau khi được làm sạch, được để ráo nước rồi tẩm gia vị vừa ăn dùng chung với lẩu

Cái ngon độc đáo của món ăn này là sự kết hợp giữa vị chua của me, ngòn ngọt của bông điên điển và cá linh. Nồi nước dùng được nấu từ nước dừa tươi nên đem đến hương vị ngọt tự nhiên, không phải từ loại gia vị nào khác. Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi để thưởng thức lẩu một cách trọn vẹn nhất.

Nồi lẩu cá linh thơm ngon, hấp dẫn khiến người dù khó tính đến đâu cũng tấm tắc khen ngon

2. Cá lóc nướng trui

Nồi lẩu cá linh thơm ngon, hấp dẫn khiến người dù khó tính đến đâu cũng tấm tắc khen ngon

Nếu ai đã từng đến miền Tây, thì không thể không biết đến món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn. Đặc điểm của món cá lóc nướng trui là không cần sơ chế cầu kì. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, sau đó được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, tiếp đến vùi trong đống rơm khô và châm lửa đốt cho tới khi hơi cháy xém là có thể thưởng thức ngay.

3. Bông súng mắm kho

Cá lóc nướng xong có mùi thơm hấp dẫn, thịt cá mềm ngọt ăn kèm với chén mắm me, tất cả hương vị hoà quyện quả thật không thể cưỡng lại.

Bông súng được xem là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Vào mùa nước nổi, bông súng mọc đầy trên những cánh đồng bưng, người dân thường chèo ghe ra lấy về nhà rồi chế biến thành những món ăn ngon, trong đó có bông súng mắm kho.

Trời mát mà có nồi mắm kho để thưởng thức thì còn gì bằng

Chỉ cần vài lạng mắm cá linh, thêm tôm khô, thịt ba rọi, bỏ vào nồi đất, cho thêm ớt rồi tiêu xanh, đun nhỏ lửa là có nồi mắm kho thơm ngao hao cơm vô cùng. Bông súng thì tướt vỏ, ngắt thành những đoạn nhỏ, sắp vào mâm để ăn kèm. Món ăn đơn sơ ít tổn kém, vừa bổ vừa ngon còn đậm đà hương vị đồng quê.

4. Gỏi ba khía

Ba khía là nguyên liệu quá đỗi quen thuộc với người dân miền Tây nên với sự sáng tạo của mình, nhiều món ngon từ ba khía được ra đời. Nổi bật trong số đó là Gỏi ba khía đu đủ, món ăn chơi đậm chất miền Tây, nhưng lại mang dáng dấp của Thái Lan. Để món gỏi ngon, thì phần nước trộn sẽ quyết định tỉ lệ thành công của nó. Nước trộn ba khía có vị chua ngọt, cay tuỳ vào sở thích của mỗi người, hoà cùng cái giòn giòn của đu đủ, đậu đũa và mùi ba khía cay nồng sẽ kích thích vị giác người ăn tối đa.

Gỏi ba khía là món ăn thích hợp để chiêu đãi tụ tập bạn bè lúc tám chuyện cùng nhau

5. Bánh xèo bông điên điển

Gỏi ba khía là món ăn thích hợp để chiêu đãi tụ tập bạn bè lúc tám chuyện cùng nhau

Bánh xèo thì 3 miền Bắc Trung Nam đâu cũng có, nhưng bánh xèo bông điên điển thì đặc biệt chỉ có ở miền Tây. Bột bánh được pha bằng nước cốt dừa, thêm chút tinh nghệ tươi để tạo được màu vàng cho bánh. Khi chảo nóng thì đổ bột bánh vào, sau đó cho thêm các nguyên liệu đi kèm như tép, thịt ba rọi và không thể thiếu bông điên điển.

Vị bùi bùi chua chua của bông điên điển, hoà cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến một thành phẩm mang hương vị khó quên.

Người dân miền Tây nổi tiếng thật thà chất phác, món ăn ở đây cũng thể hiện được sự đơn giản trong cách chế biến nhưng vẫn giữ mùi vị đặc trưng riêng của vùng sông nước. Nếu yêu thích hương vị dân đã thì đảm bảo 5 món đặc sản trên chắc chắn không khiến mọi người thất vọng đâu.

– Lẩu cá kèo

– Chè chuối

– Chè bánh lọt

Đăng bởi: Hải Hồ Tuấn

Từ khoá: Miền Tây Mùa Nước Nổi, Có Món Gì Ngon?

Thưởng Thức Món Ngon Miền Tây Giữa Lòng Hà Nội

Ngay tại Hà Nội đã có những quán bán những món miền Tây rất ngon cho ai yêu thích nền ẩm thực này.

Miền Tây có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách nếm một lần là nhớ mãi. Ngay tại Hà Nội đã có những quán bán những món miền Tây rất ngon cho ai yêu thích nền ẩm thực này.

Bánh khọt

Đối với người dân miền Tây, đây là món quà vặt rất đỗi thân quen và ăn hàng ngày thì đối với người dân Thủ đô, đây vẫn là món ăn có phần xa lạ và ít có quán ăn nào phục vụ. Tuy nhiên bạn có thể tìm món bánh này ở Mai Hắc Đế hay Trần Đăng Ninh. Nguyên liệu làm ra món bánh này đơn giản gồm bột gạo nhân tôm, thịt cùng cách chế biến cũng không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ. Nhưng để cho ra những chiếc bánh khọt ngon nhất thì thịt phải mềm, tôm tươi còn bơi và được tẩm ướp cho vào giữa khuôn bánh. Khi bánh chín, bột trở màu vàng nhẹ, bên trên là ít hành, thịt băm, tôm đỏ tạo nên màu sắc bắt mắt. Thường người miền Tây ăn nước chấm có phần hơi ngọt, nhưng sau khi sử dụng nước chấm chua ngọt đu đủ quen thuộc của miền Bắc thì món bánh trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Bánh ăn kèm với rau sống, đu đủ ngâm.

Lẩu mắm

Lẩu mắm chính là một trong số những món ăn miền Tây Nam Bộ được yêu thích nhất với người dân Hà Nội. Không chỉ chinh phục thực khách bởi sự phong phú về nguyên liệu, đó còn là sự kết hợp giữa đặc sản sông nước với những sản vật trên đồng ruộng. Bạn có thể thưởng thức tại Trương Định, 65 Văn Cao, 29 Phan Chu Trinh, 99 Ngụy Như Kon Tum. Nồi lẩu được chế nước có mắm cá linh, mắm cá sặc để có hương vị và màu sắc giống mùi mắm, sóng sánh quyện mùi tỏi ớt…Sau đó thả thêm tôm, cua, cá để ngọt nước. Tiếp đến mới nhùng thịt bò, thịt lợn để ăn vừa chín tới, lại không bị dai. Rau để ăn kèm cũng rất đa dạng, đầy đủ như cọng súng, rau đắng, rau cải, khế chua, dứa,…Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy một bức tranh đa sắc màu, hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng, và giá cả cũng vô cùng phải chăng.

Cơm cháy kho quẹt

Để thưởng thức món ăn độc đáo này ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua các địa: ngõ số 3 phố Vũ Thạnh, Quán ngon miền tây (65C Văn Cao)… Mắm kho quẹt là loại mắm được kho sệt đặc quánh lại, mang vị mặn mặn, ngọt nhẹ, pha chút cay tê nhẹ nơi đầu lưỡi. Còn cơm cháy ăn cùng lại là phần cuối nồi, nhưng không cứng khô, mà lại dẻo dẻo, thơm thơm. Thực khách chỉ cần cầm miếng cháy, quẹt qua nước mắm nâu sánh đặc này. Chỉ đơn giản vậy mà khiến cho bao người không thể quên được hương vị, chỉ muốn ăn mãi, đến khi no thì thôi.

Bánh xèo

Bánh xèo là loại bánh được tráng mỏng trong chảo gang lớn và được nhân với giá, tôm nhỏ, thịt băm, mộc nhĩ,… Với món bánh này thì nước chấm đóng vai trò không thể thiếu với mắm pha đường, chanh tỏi, ớt, đu đủ ngâm dấm… Bánh được ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ, rau húng,… Bánh xèo quyến rũ thực khách bởi vị giòn tan, thơm nhẹ, nước mắm chua cay. Ăn kèm rau sống là mãi không ngán. Giá mỗi chiếc bánh cũng rất phải chăng, chỉ 10.000d một cái. Ở Hà Nội, Đội Cấn, Hàng Bồ là những tuyến phố nổi tiếng với món bánh xèo bao năm nay.

Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)

Đăng bởi: Dương Hồng

Từ khoá: Thưởng thức món ngon miền Tây giữa lòng Hà Nội

2 Cách Nấu Canh Chua Bông Điên Điển Đúng Vị Miền Tây Nam Bộ

Bông điên điển, loại rau dân dã mọc hoang mé sông, bờ ao ấy vậy mà làm “say đắm” biết bao thực khách yêu ẩm thực. Và hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn cách nấu canh chua bông điên điển. Đây là món ngon đặc sản miền Tây mùa nước nổi ai ăn cũng gật gù khen ngon.

1. Bông điên điển là đặc sản mùa nước nổi miền Tây

Bông điên điển được người dân miền Tây ví von là “mai vàng mùa nước nổi”. Vì loài hoa này chỉ nở rộ vào mùa nước nổi của miền Tây, có nhiều ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang và Long An. Hoa chín có màu vàng, hương thơm rất đặc biệt, vị giòn, béo, hơi khá chát. 

Cây bông điên điển thường mọc ở mé sông, bờ ao, đầm lầy, ruộng nước,… Mặc cho thân cây bị nhấn trong nước, những bông điên điển vẫn nở rộ, rực rỡ giữa trời đã trở thành hình ảnh ký ức của biết bao thế hệ người con miệt sông nước. 

Cây bông điên điển thường mọc ở mé sông, bờ ao, đầm lầy, ruộng nước – Ảnh: Internet

Vượt ra khỏi cái mộc mạc, dung dị của quê hương miền Tây, bông điên điển ngày nay đã có mặt trong rất nhiều món ngon được lòng bao thực khách. Phải kể đến là món canh chua bông điên điển cá linh, lẩu mắm, bún cá điên điển, bánh xèo điên điển, gỏi bông điên điển.

2. 2 cách nấu canh chua bông điên điển đậm vị miền Tây Nam Bộ 2.1. Cách nấu canh chua bông điên điển với cá linh

Sản vật thiên nhiên đặc trưng mùa nước nổi miền Tây ngoài bông điên điển chính là cá linh. Người dân đã rất biết cách kết hợp 2 sản vật thiên nhiên này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển mang đậm vị quê hương. 

2.1.1. Nguyên liệu món canh chua bông điên điển nấu với cá linh

Cá linh: 500g

Bông điên điển: 300g

Bông so đũa: 200g

Cà chua: 3 quả

Me vắt: 1 vắt nhỏ hoặc 200g me trái

Tỏi: 2 tép

Ớt hiểm: 2 trái

Rau nêm: ngò ôm, ngò gai

Gia vị cần chuẩn bị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt

2.1.2. Cách nấu canh chua bông điên điển cá linh đậm vị miền Tây 2.1.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Làm sạch cá linh

Người miền Tây thường không làm sạch vảy cá linh khi nấu canh chua vì đây là loại cá linh đồng. Nên sau khi bắt được hoặc mua về chỉ cần rửa sạch. 

Khi làm cá linh, bạn có thể bỏ hoặc giữ lại phần đầu nếu thích. Ngoài ra cá linh vốn có vị đắng nên nếu không thích ăn đắng, bạn nên bỏ phần bụng bên trong.

Người miền Tây thường không làm sạch vảy cá linh khi nấu canh chua – Ảnh: Internet

2.1.2.2. Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Bông điên điển ngắt bỏ phần cuống, rửa sạch, để ráo nước.

Bông so đũa sau khi mua về cần ngắt bỏ phần nhụy vì phần này gây chát và đắng. Sau đó bạn nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút. Rửa lại sạch với nước và vớt ra để ráo. 

Cà chua rửa sạch, cắt làm 4-6 miếng/ quả.

Ớt rửa sạch, thái lát mỏng.

Rau nêm rửa sạch, cắt nhỏ để nêm canh.

Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

2.1.2.2. Các bước nấu canh chua bông điên điển cá linh

Bắc nồi lên bếp và cho thêm khoảng 1-1,5l nước lọc. Đun nóng cho đến khi nước bắt đầu sôi lăn tăn thì nêm nếm gia vị

Sau đó cho phần cá linh đã chuẩn bị vào nồi. Tiếp tục đun sôi.

Bạn cho phần nước cốt này vào nồi canh. Tiếp tục đun sôi

Khi cá chín, bạn cho hết phần bông điên điển và bông so đũa đã chuẩn bị vào nồi. Dùng giá (muôi) đảo nhẹ. 

Cho rau nêm vào nồi và tắt bếp ngay sau đó để tránh làm rau nêm bị đen và chín quá.

Canh chua bông điên điển miền Tây phải có thêm ớt mới ngon – Ảnh: Internet

Canh chua bông điên điển cá linh là sự “hòa quyện” của vị ngọt cá, chua chua của me, bông điên điển thơm thoang thoảng cộng với một chút đắng chát nơi đầu lưỡi. Món ăn này vừa bổ dưỡng, lại ngon miệng. 

2.2. Cách nấu canh chua bông điên điển với cá bông lau 2.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bông điên điển: 300g

Cá bông lau: 500g

Cà chua: 3 quả

Bông súng: 200g

Me: 1 vắt nhỏ 50g hoặc 200g me trái

Rau nêm: ngò gai, ngò ôm

Ớt: 2 trái

Tỏi: 3 tép

Gia vị cần có: đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn.

Người miền Tây thường nấu canh chua cá bông lau với bông súng – Ảnh: Internet

2.2.2. Cách nấu canh chua bông điên điển cá bông lau 2.2.2.1 Sơ chế nguyên liệu

Làm cá

Cá bông lau làm sạch.

Để khử mùi tanh cho cá, bạn rửa cá với chút muối.

Rửa sạch lại với nước, cắt thành khúc mỏng vừa ăn.

Cho ra rổ để ráo nước.

Cá bông lau sau khi làm sạch, cắt khúc vừa ăn – Ảnh: Internet

Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Bông điên điển ngắt bỏ phần cuống, rửa lại với nước sạch và vớt ra rổ để ráo nước.

Cà chua rửa sạch, cắt thành 4-6 miếng/ quả.

Bông súng lột vỏ, cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Ngâm trong nước muối loãng khoảng 5-10 phút.

Rau nêm rửa sạch, cắt khúc để nêm canh. 

Ớt rửa sạch, thái lát mỏng. Chia làm 2 phần. Một phần cho vào canh, một phần để làm nước chấm. 

Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

2.2.2.2. Các bước nấu canh chua

Cho me vào tô, thêm một ít nước nóng. Dùng giá dầm để ra nước cốt. Lọc qua rây lấy nước cốt me.

Bắc nồi lên bếp và cho vào khoảng 2 thìa cà phê dầu ăn. Đun nóng dầu thì cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm. 

Để cá không bị tanh, bạn cho cá bông lau vào nồi chiên sơ qua ngay khi tỏi vừa vàng. 

Tiếp đến cho khoảng 1l nước và nước cốt me đã chuẩn bị vào nồi

Khi nước sôi, bạn nêm nếm gia vị. Tiếp tục đun ở lửa vừa khoảng 5-10 phút. 

Khi cá chín, bạn cho bông súng và bông điên điển vào. Dùng giá đảo nhẹ. 

Khi canh sôi bùng lên, bạn cho rau nêm vào và tắt bếp. 

Canh chua bông điên điển nấu với cá bông lau sau khi thành phẩm – Ảnh: Internet

Thủy Nguyễn

6 Kiểu Bánh Tét Miền Tây Đẹp Mắt Vào Ngày Tết

Những phiên bản bánh tét miền Tây được người dân vùng sông nước sáng tạo ra muôn hình vạn trạng, đủ màu sắc bắt mắt, thu hút bất cứ ai khi nhìn thấy đều muốn thưởng thức.

6 kiểu bánh tét miền Tây đẹp mắt vào ngày Tết

Bánh tét chuối

Bánh tét miền Tây là một trong những món ăn truyền thống của người dân nơi đây vào dịp “Tết đến, xuân về”. Để làm bánh, trước hết phải chọn nếp, loại nếp ngon, đem ngâm sạch, để ráo rồi xào với nước cốt dừa cho thơm và béo, thêm đậu đỏ để bánh có vị bùi và lá dứa để nếp có màu xanh lá đẹp mắt. Khi bánh chín sẽ có độ mềm, nhân màu hồng đỏ thắm, đậm vị ngọt dịu của chuối nấu chín. Những ai thích ăn bánh tét ngọt, nên chọn chuối xiêm chín, tách đôi, ướp thêm ít đường để làm nhân bánh tét chuối.

Ảnh: @kamza9x.

Bánh tét nước tro

Bánh tét nước tro cũng là loại bánh nhân ngọt, kích thước thường nhỏ hơn đòn bánh tét thông thường. Nhân bánh chỉ gồm đậu xanh bóc vỏ nấu chín và tán nhuyễn, cho thêm ít muối đường. Phần nếp sau khi ngâm và để ráo nước được trộn chung với nước tro tàu. Khi bánh chín có hạt nếp trong, nở đều, vỏ ngoài dẻo và mềm, dai nhẹ; còn nhân bánh ngọt vừa và có độ thơm bùi của đậu xanh. Nhiều người rất thích bánh tét nước tro bởi nó có một màu nếp khá bắt mắt và bánh cũng bắt vị hơn.

Ảnh: MinxShop AnhTuyet.

Ảnh: Fb Đặc sản miền Tây.

Bánh tét nhân sâm

Ảnh: Bánh Bé Bảy – Đặc sản bánh Cồn Sơn.

Đây cũng là một loại bánh tét truyền thống khá quen thuộc với người dân Cần Thơ. Giống với cách làm như bánh tét truyền thống, tuy nhiên phần nhân bánh có đậu xanh, thịt gà, trứng muối và đặc biệt thêm hồng đẳng sâm được cân đo, điều chỉnh hợp dinh dưỡng. Lớp vỏ ngoài bánh gây ấn tượng với màu tím của hoa đậu biếc khiến ai nhìn vào cũng thấy thích cả mắt.

Bánh tét chùm ngây

Ảnh: Bánh Bé Bảy – Đặc sản bánh Cồn Sơn.

Bánh tét thịt mỡ đậu xanh

Ảnh: Lisa.

Bánh tét thịt mỡ nhân đậu xanh đã không còn xa lạ đối với người dân miền Tây vào mỗi dịp lễ Tết hay tiệc tùng. Phần nhân có đậu xanh bọc ngoài lớp thịt mỡ; phải chọn loại thịt ba rọi khi làm bánh, ướp với gia vị và cắt hình chữ nhật dài bằng đòn bánh. Thịt trước khi gói có thể đem phơi nắng để lúc nấu chín sẽ trong và đẹp mắt hơn. Bánh tét thịt mỡ đậu xanh khi nấu chín, cầm nặng tay và nếp đậu săn chắc; thơm nhẹ mùi lá chuối, gia vị thấm nhân đậm đà; mỡ mềm tan, ăn không ngấy. Sau khi nấu chín bánh, bánh sẽ ngon hơn nếu để bánh nguội sau vài giờ và cũng có thể treo bánh đến cả tháng vẫn ăn được.

Bánh tét Trà Cuôn

Ảnh: @quiduong4.

Với cái tên độc lạ, nhưng bánh tét Trà Cuôn ngày càng ghi điểm trong lòng thực khách khi đến miền Tây. Bánh có nguồn gốc từ Trà Vinh. Đòn bánh ở đây được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh.

Đăng bởi: Quỳnh Đặng

Từ khoá: 6 kiểu bánh tét miền Tây đẹp mắt vào ngày Tết

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Món Ăn Ngón Đúng Điệu Miền Tây trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!