Xu Hướng 10/2023 # Bảo Vệ Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Già Trong Mùa Đông # Top 15 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bảo Vệ Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Già Trong Mùa Đông # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bảo Vệ Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Già Trong Mùa Đông được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Theo một số thống kê, có khoảng hơn 50% những cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông và tỉ lệ tử vong đạt “đỉnh” ở tháng 12 và tháng 1 – những tháng lạnh nhất trong năm…

Hơn 50% cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông

Song song với các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng mạnh mẽ mỗi khi mùa đông đến. Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, có khoảng hơn 50% những cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông, tỷ lệ người già tử vong do bệnh tim mạch cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 – những tháng lạnh giá nhất của năm.

Thực hành khám chứa bệnh tại các chuyên khoa tim mạch trong nước cũng cho thấy: Tỷ lệ người già nhập viện do các bệnh tim mạch thường gia tăng mạnh mẽ trong mùa đông đặc biệt là vào những đợt rét đậm, rét hại. Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là đau tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, thoái hóa van tim…

Nguyên nhân gia tăng bệnh tim mạch trong mùa đông

Các chuyên gia y tế cho biết, quá trình lão hoá của cơ thể xảy ra thường xuyên và liên tục. Tuổi càng cao sự lão hoá càng mạnh mẽ và tác động đến các tế bào nòng cốt của cơ thể. Sự lão hoá ở hệ tim mạch là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, nếu cơ thể người bệnh tim mạch không giữ đủ độ ấm sẽ rất dễ bị hạ thân nhiệt đột ngột khiến bệnh tình tiến triển nặng hơn thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mùa lạnh, nhu cầu cung cấp oxy của tim tăng lên do phải tăng cường hoạt động để duy trì thân nhiệt. Nếu tim không đáp ứng đủ nhu cầu này sẽ dẫn đến mất cân bằng cung – cầu khiến tình trạng suy tim tăng lên, gây đau thắt ngực ở người bị mắc bệnh mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Các viêm nhiễm đường hô hấp trong mùa đông làm tăng nguy cơ suy tim và nhồi máu cơ tim. Không khí lạnh làm cho các động mạch vành bị co thắt, mạch máu dễ bị tắc, máu khó lưu thông gây khó khăn cho việc thải độc trong máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi cần phải được dự phòng, phát hiện sớm và xử trí kịp thời

Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến những bệnh nhân tim mạch không tập thể dục được thường xuyên. Mùa đông cũng là lúc không khí ô nhiễm nặng hơn bởi gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao. Thời điểm cuối năm là mùa của lễ tết và đoàn viên, mọi người thường có tâm lý tự cho phép mình ăn uống thoải mái hơn không cần kiêng khem… Tất cả những lý do trên khiến cho tỷ lệ đau tim tăng nhanh vào mùa đông.

Làm gì để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người già trong mùa đông?

Bệnh nhân tim mạch và những người thân trong gia đình cần nêu cao ý thức cảnh giác và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tim mạch trong mùa đông, đặc biệt là khi trời trở lạnh nhanh, đột ngột. Người bệnh tim mạch cần được đo và theo dõi huyết áp định kỳ; mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh; hạn chế ra ngoài vào những ngày giá rét; luôn mang theo thuốc trợ tim bên mình; cần quan sát thường xuyên nhịp thở vào đêm khuya, lúc sức đề kháng của cơ thể giảm để có biện pháp cứu chữa kịp thời; duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày (những ngày rét đậm, rét hại có thể tập thể dục trong nhà); ăn uống đủ dưỡng chất, lưu ý bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 kết hợp vitamin K2; thăm khám sức khỏe định kỳ; ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần báo cho người thân và tiến hành nhập viện càng sớm càng tốt…

Bí Quyết Bảo Vệ Sức Khoẻ Trong Mùa Mưa

– Thấy mưa nặng hạt, bạn nên tìm 1 nơi trú mưa để giữ cho bản thân khô ráo nhất có thể, phòng ngừa nhiễm lạnh. Khi tìm chỗ trú, không chọn đứng dưới các gốc cây, cột điện, đồ dùng kim loại, nên tắt nguồn điện thoại, đặc biệt là khi có mưa kèm sấm sét để tránh bị sét đánh.

– Những khi trời đổ mưa lớn, mưa lâu, bạn nên cố gắng đi học, đi làm về sớm, bởi đường thành phố thường bị ngập nước, càng về trễ đường càng ngập càng khó đi và bạn sẽ bị thấm trong nước mưa rất dễ bị nhiễm lạnh và tiếp xúc với nước bẩn trên đường, dễ gây ra nhiều bệnh da liễu, tiêu chảy, cúm, tả.

– Khi đi ngoài trời mưa, bạn nên mang dù, mặc áo mưa để tránh cho mình bị ướt, nếu nước trên đường bị ngập bạn nên mang ủng và tìm chỗ ít nước để đ, không nên cố lội qua các vùng nước bẩn sâu để đi cho nhanh.

– Thời tiết ẩm ướt ngày mưa là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển và gây các bệnh truyền nhiễm mạnh.

– Cho nên, để hạn chế bị virus, vi khuẩn bám vào các đồ vật, từ người xâm nhập vào cơ thể bạn, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

– Khi đi ngoài trời mưa quá lâu, nhiệt độ cơ thể bạn thường bị hạ thấp đột ngột, dễ mắc bệnh cảm, sổ mũi. Thế nên, sau khi đi mưa về, bạn nên lau khô người và tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.

– Khi tắm xong bạn lau khô người sau đó mới mặc đồ, sấy tóc khô, uống trà ấm, sữa nóng hoặc đơn giản là 1 cốc nước ấm để giữ cho cơ thể bạn ấm áp, dễ chịu hơn sau cảm giác mệt mỏi, lạnh khi đi mưa về.

– Khi dùng tay dụi mắt, xì mũi, cho tay vào miệng lấy vụn thức ăn, lau mồ hôi trên mặt… vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào cơ thể nên bạn hạn chế dùng tay trực tiếp tiếp xúc vào các bộ phận mắt, mũi, miệng, da trên mặt mà nên sử dụng khăn sạch, tăm, chỉ nha khoa…

– Nước mưa, không khí ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh, chúng có thể xâm nhập vào thức ăn được bán ngoài đường ngay cả khi người bán có “đồ che lại”. Vì thế, mọi người không nên hoặc hạn chế tối đa việc ăn uống ngoài lề đường, thức ăn đường phố không chế biến sạch sẽ để tránh ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

– Nên có chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn khi nóng để bổ sung dưỡng chất, giữ ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

– Bạn cũng nên uống các trà thảo dược có bạc hà, gừng, đinh hương… để chữa và phòng ngừa cảm lạnh, ho, đau họng, những chứng bệnh thường gặp nhất vào mùa mưa.

– Vào ngày mưa, bạn thường cảm thấy không khát nhưng vẫn nên uống đủ nước, có thể dùng nước lọc, nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, lọc các chất độc ra khỏi cơ thể, ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

– Mọi người thường cảm thấy lười biếng vào ngày mưa gió và khi cơ thể không được rèn luyện, vận động, cơ thể không phóng thích năng lượng và chuyển hóa thành nhiệt năng, bạn sẽ càng cảm thấy lạnh, mệt, dễ nhiễm bệnh hơn.

– Do đó, hãy tập thể dục thể thao trong nhà thường xuyên, bất cứ khi nào bạn có thể, cơ thể sẽ luôn ấm áp, thoải mái, khỏe mạnh.

– Khi có mưa, bạn nên đóng chặt các cửa sổ, cửa chính để nước mưa không tạt vào bên trong gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây bệnh cho mọi người trong gia đình bạn.

– Mùa mưa muỗi xuất hiện rất nhiều, để hạn chế muỗi bạn nên úp ngược các chậu nước, chậu hoa, đậy nắp cống, vặn chặt vòi nước, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh đọng nước, muỗi không có nơi trú ẩn, sinh sôi.

Qua những thông tin cung cấp bên trên, hi vọng bạn đã biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình vào mùa mưa để luôn khoẻ mạnh.

Nhà thuốc An Khang

Bảo Vệ Sức Khỏe Người Thân Từ Việc Giặt Giũ Mỗi Ngày

1. Đừng giũ quần áo

Chúng ta thường có thói quen giũ quần áo trước khi giặt để tránh chúng dính vào nhau và loại bỏ được phần nào bụi bẩn bên ngoài. Trước khi phơi, một số người cũng có thói quen giũ nước để đồ mau khô hơn và quần áo bớt nhăn khi khô. Nhưng thật ra, việc giũ áo quần có thể phát tán vi khuẩn, virus vào không khí trở lại khiến bạn và người thân có khả năng hít phải, nhất là người trực tiếp giặt giũ.

2. Giặt đồ với chế độ nước nóng

Về cơ bản, khi giặt giũ quần áo với nhiệt độ nước bình thường cùng các loại bột giặt đã đủ để loại bỏ vết bẩn và vi khuẩn cơ bản. Tuy nhiên tác dụng sẽ tăng cao hơn nếu chúng ta giặt giũ bằng nước nóng. Nhiệt độ của nước cao không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn, mà còn giúp bột giặt hòa tan dễ dàng, từ đó các vết bẩn bám sâu trong sợi vải cũng dễ dàng được loại bỏ hơn. Tuy nhiên, nước nóng dễ khiến các loại quần áo từ lụa, cotton, len…dễ bị biến dạng và phai màu. Do đó bạn cần phân loại quần áo theo chất liệu, màu sắc và chọn nhiệt độ giặt phù hợp. Nếu không có thời gian phân loại quần áo, bạn có thể để nhiệt độ trung bình 40 độ C để phù hợp cho hầu hết mọi loại chất liệu.

3. Giặt hấp những chất liệu vải đặc biệt

Giặt hấp thường được biết đến là phương pháp dùng nhiệt độ và hóa chất giặt chuyên biệt để làm sạch quần áo mà không làm mất nếp vải hay bị bay màu. Tương tự như sấy quần áo, nhiệt độ từ việc hấp có thể giúp khử sạch vi khuẩn và các loại nấm mốc bám chặt trên áo quần.

4. Không lạm dụng chất tẩy

Bên cạnh công dụng tẩy vết lố, vết loang lổ trên trang phục, chất tẩy trắng còn có thể sát khuẩn và tiêu diệt nấm mốc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta sử dụng càng nhiều chất tẩy quần áo thì càng tốt đâu. Theo ý kiến của các chuyên gia, một lượng chất tẩy hợp lý thông thường sẽ giúp quy trình làm sạch vải hoạt động hiệu quả. Nếu lạm dụng chất giặt tẩy, quần áo của bạn sẽ còn lưu lại những cặn bẩn, bạc màu, làm màu, chăn màn bẩn hơn hoặc thậm chí còn tạo ra sự tắc nghẽn trong lồng giặt, gây tốn nước hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của máy. Vì thế, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, và chỉ nên dùng với liều lượng hợp lý theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.

5. Thường xuyên giặt giũ quần áo bẩn 

Mỗi ngày chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều người ở nhiều môi trường khác nhau. Điều này khiến chúng ta không thể kiểm soát được những giọt nước vô tình bắn vào áo quần, dễ dàng mang vi khuẩn virus vào nhà. Thêm vào đó, các gia đình hiện đại thường có thói quen “để dành” quần áo bẩn đến cuối tuần mới giặt. Vì vậy, để ngăn quần áo đã mặc trở thành nguồn lây lan vi khuẩn sang các vật dụng khác trong nhà, bạn nên thường xuyên giặt giũ các loại quần áo bẩn. Có một mẹo nhỏ giúp bạn tăng “tần suất giặt giũ” là hãy đặt giỏ đựng quần áo bẩn cạnh lối đi được cả nhà sử dụng nhiều nhất để bạn luôn nhìn thấy và mang đi giặt ngay khi có thể.

6. Sử dụng găng tay một lần khi giặt quần áo bẩn

Mùa Đông Ăn Loại Rau Nào Sẽ Tốt Cho Sức Khỏe?

Đây được mệnh danh là những loại rau của mùa đông, nhờ khả năng chống chọi với thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt. Những giống cây chịu lạnh này có thể chịu được nhiệt độ lạnh giá do lượng đường chứa trong chúng cao hơn.

Cải xoăn

Màu xanh của lá này không chỉ là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe mà còn phát triển mạnh khi thời tiết mát mẻ hơn. Nó là một thành viên của gia đình rau họ cải, bao gồm các cây chịu lạnh như cải Brussels, bắp cải và củ cải. Mặc dù cải xoăn có thể được thu hoạch quanh năm, nó thích thời tiết lạnh hơn và thậm chí có thể chịu được điều kiện tuyết rơi.

Cải xoăn cũng là một loại rau xanh đặc biệt bổ dưỡng và đa năng. Nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật mạnh mẽ. Trên thực tế, chỉ một chén (67 gram) cải xoăn đã chứa đủ lượng vitamin A, C và K được khuyến nghị hàng ngày. Nó cũng rất giàu vitamin B, canxi, đồng, mangan, kali và magiê. Ngoài ra, cải xoăn chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid như quercetin và kaempferol có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu flavonoid có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi và ung thư thực quản.

Cà rốt

Loại rau củ phổ biến này có thể được thu hoạch vào những tháng mùa hè nhưng đạt đến độ ngọt cao nhất vào mùa thu và mùa đông. Điều kiện thời tiết lạnh giá khiến cà rốt chuyển đổi tinh bột dự trữ thành đường để giữ nước trong tế bào của chúng không bị đóng băng. Điều này làm cho cà rốt có vị ngọt hơn trong thời tiết mát mẻ hơn. Trên thực tế, cà rốt thu hoạch sau một đợt sương giá thường được gọi là “cà rốt kẹo”.

Loại rau giòn này cũng rất bổ dưỡng. Cà rốt là một nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Một củ cà rốt lớn (72 gram) chứa 241% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin A cần thiết cho sức khỏe của mắt và cũng rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sự tăng trưởng và phát triển thích hợp. Hơn nữa, cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid. Các sắc tố thực vật mạnh mẽ này mang lại cho cà rốt màu sắc tươi sáng và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều carotenoid có thể đặc biệt giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Củ cải đường

Có bề ngoài tương tự như cà rốt, củ cải đường là một loại rau củ khác với một loạt các lợi ích sức khỏe độc ​​đáo. Giống như cà rốt, củ cải tây phát triển ngọt hơn khi nhiệt độ lạnh giá đặt vào, khiến chúng trở thành một món ăn bổ sung thú vị cho các món ăn mùa đông. Chúng có vị hơi giống đất và có giá trị dinh dưỡng cao.

Cải xanh

Lượng canxi trong rau cải xanh rất ấn tượng, với một cốc (190 gram) cải xanh nấu chín chứa 27% lượng khuyến nghị hàng ngày. Canxi cần thiết cho sức khỏe của xương, co cơ và dẫn truyền thần kinh, cùng với các chức năng quan trọng khác. Ngoài ra, những loại rau xanh này còn chứa nhiều vitamin K, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đầy đủ vitamin K và canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Ngoài việc là một lựa chọn tuyệt vời để thúc đẩy xương chắc khỏe, rau cải xanh còn là một nguồn cung cấp vitamin B và C, sắt, magiê và mangan.

Bắp cải đỏ

Trong một nghiên cứu trên 93.600 phụ nữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm giàu anthocyanin có nguy cơ bị đau tim thấp hơn tới 32% so với những phụ nữ tiêu thụ ít thực phẩm giàu anthocyanin hơn. Ngoài ra, lượng anthocyanins hấp thụ cao đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bằng chứng bổ sung từ các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy rằng anthocyanins cũng có thể có khả năng chống ung thư.

Đăng bởi: Trần Vũ Gia Như

Từ khoá: Mùa đông ăn loại rau nào sẽ tốt cho sức khỏe?

Người Bệnh Tiểu Đường Cần Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Người bệnh tiểu đường cần kiêng gì?

1. Thực phẩm ngọt

Nhìn chung các loại bánh quy, kẹo ngọt, kem tươi, món ăn chứa nhiều đường đều thuộc vào danh sách “cấm kỵ” của người bệnh tiểu đường. Bởi nếu dung nạp quá nhiều lượng đường từ những món này, đặc biệt không phải đường tự nhiên thì tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

2. Gạo trắng

Các chuyên gia đã chỉ ra những mối nguy hiểm nếu chúng ta ăn quá nhiều cơm từ gạo trắng hàng ngày. Nhất là đối với người châu Á thì gạo trắng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tiểu đường. Hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng quá nhiều khiến lượng đường trong máu quá tải.

Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, gạo lứt được biết đến rộng rãi. Người ta bắt đầu tin dùng gạo lứt nhiều hơn, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Loại gạo này có tác dụng kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Điều đáng nói hơn nó còn mang đến nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

3. Món ăn chứa nhiều chất béo

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta dung nạp quá nhiều chất béo trong ngày? Ngoài việc tăng cân là hậu quả không kiểm soát được đường huyết trong máu. Vì vậy không có lý do gì mà bệnh nhân tiểu đường lại “kết thân” với những món dồi dào chất béo. Đừng nên chủ quan, vì đó là những món chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong đời sống! Chất béo bão hòa được tìm thấy trong phủ tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà…Và có một món khá phổ biến là khoai tây chiên – một “sát thủ” ngầm với người bệnh.

4. Trái cây sấy khô

Đồng ý rằng trái cây khô giàu chất xơ và các khoáng chất quý giá. Tuy nhiên chúng lại chứa một lượng đường khá cao. Mặc dù đó là đường tự nhiên nhưng nếu hấp thu quá nhiều, nồng độ đường trong máu sẽ tăng “vù vù”. Cơ thể người bệnh rất khó kiểm soát đường huyết.

5. Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga cực kỳ có hại nhưng chẳng ai có thể kể hết cho bạn điều đó. Một trong những tác hại lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường là kháng insulin. Chúng ta ai cũng biết vai trò chính của insulin là điều hướng chính xác glucose từ máu vào tế bào. Như vậy nếu tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, chúng ta đang tự “bắn phá” cơ thể mình. Điều này bắt buộc tuyến tụy phải tạo ra nhiều hơn insulin để xử lý lượng đường trong nước ngọt. Từ đó dẫn đến sự kháng insulin. Bệnh tình cũng vì vậy mà ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.

6. Rượu bia

Các nhà khoa học đã giải thích nồng độ cồn nhiều sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Nếu đã bị tiểu đường, hãy nói “không” với bia rượu! Tuyệt đối tránh xa loại thức uống “vô bổ” này nếu không muốn cơ thể tăng đường huyết. Tuy nhiên nếu trường hợp nhất định phải uống thì 1 ly bia hoặc 1 bát rượu (30ml) là quá đủ.

7. Nước ép hoa quả

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý 3 nguyên tắc sau

1. Không bỏ bữa

Một số người nghĩ rằng khi bỏ bữa ăn thì sẽ cắt giảm lượng calo đưa vào cơ thể. Thế nhưng họ chẳng nghĩ đến việc nếu ăn không đủ hoặc nhịn ăn trong bữa này, họ sẽ ăn nhiều hơn trong bữa tiếp theo. Thậm chí có những người còn “phát sinh” thêm thói quen ăn vặt. Nhưng điều đáng nói hơn là bỏ bữa dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Mức đường huyết lại tiếp tục không ổn định, cản trở quá trình khỏi bệnh.

2. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ luôn được xem là yếu tố cần thiết trong bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết và năng lượng tốt. Bắt đầu một ngày với lượng chất xơ lớn từ rau xanh sẽ giúp bạn no lâu hơn. Từ đó, bạn sẽ ngăn chặn được những bữa ăn vặt không cần thiết.

3. Tăng cường tập luyện

Chế độ ăn uống phải kết hợp với chế độ tập luyện thường xuyên thì mới nhanh khỏi bệnh. Đối với người bệnh tiểu đường, những hoạt động đơn giản như đi bộ nhẹ nhàng, làm vườn, leo cầu thang có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo hiệu quả.

Tiểu đường là căn bệnh do lối sống thiếu khoa học gây ra. Hy vọng sau khi hiểu rõ bệnh tiểu đường cần kiêng gì, chúng ta nên nhìn lại những thói quen ăn uống hàng ngày đã phù hợp chưa. Nếu chưa, hãy thay đổi ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe!

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Tinh Dầu Mùi Già Là Gì? Lợi Ích Sức Khỏe Và Cách Sử Dụng Tinh Dầu

Tinh dầu mùi già là gì?

Hạt hay thân cây rau mùi (mùi già hay ngò rí) được sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước để chiết xuất thành tinh dầu mùi già. Tinh dầu sánh đậm có màu vàng và mùi hương ngọt dịu.

Theo Y Học Cổ Truyền, thân và hạt cây mùi già có tính ấm, vị cay, có thể hỗ trợ điều trị, xoa dịu nhiều bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài ra rau mùi còn được biết đến như một loại dược liệu, phơi khô rồi nấu nước tắm vào dịp Tết.

Tác dụng của tinh dầu mùi già

Tinh dầu mùi già sở hữu các tác dụng tuyệt vời như sau:

Giảm căng thẳng: Sở hữu mùi hương nhẹ dịu, tinh dầu mùi già có khả năng xoa dịu những cơn đau đầu, căng thẳng, lo âu.

Kháng khuẩn: Với các hoạt chất chống oxy hóa có trong tinh dầu mùi già, có hiệu quả trong việc kháng khuẩn, kháng nấm.

Hỗ trợ giảm cân: Với khả năng đẩy nhanh quá trình đốt cháy cholesterol nên tinh dầu mùi già còn hỗ trợ quá trình giảm cân.

Trị đầy hơi: Ngừa chướng bụng, khó tiêu do đầy hơi.

Giảm đau: Tinh dầu mùi già chứa terpineol nên sẽ giúp kháng viêm, xoa dịu những cơn đau nhức như đau nhức răng, đau cơ do chấn thương, đau đầu, thấp khớp,…

Thanh lọc độc tố: Hỗ trợ thải độc, các kim loại nặng, axit uric hoặc một số hợp chất gây hại ra khỏi cơ thể.

Khử mùi hôi: Tinh dầu mùi già giúp khử mùi hôi miệng, mùi hôi cơ thể vì có đặc tính kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn tại các tuyến mồ hôi, khoang miệng phát triển. Xúc miệng với nước ấm hòa vài giọt tinh dầu 2 lần một ngày sau khi đánh răng có thể hỗ trợ giảm chứng hôi miệng.

Tăng ham muốn tình dục: Kích thích ham muốn, hỗ trợ điều trị lãnh cảm, rối loạn cương dương ở nam.

Chế biến thức ăn, nấu nướng: Giúp món ăn có hương thơm nhẹ nhàng, hấp dẫn mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Ngừa rối loạn nội tiết tố: Ngửi tinh dầu mùi già hỗ trợ ngừa tình trạng rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone.

Cách sử dụng tinh dầu mùi già

Tinh dầu mùi già có rất nhiều cách sử dụng, tùy theo mục đích, ta có thể dùng theo những cách sau:

Khi chế biến thức ăn, nấu nướng, cho vào 1 vài giọt tinh dầu có thể giúp làm dậy mùi hương cho món ăn.

Cho tinh dầu vào dầu nền dùng để massage, xoa bóp cơ bắp sau khi tập luyện, hoạt động thể thao.

Trước khi ngủ, nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay sau đó thoa lên gáy và bàn chân giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Cho 1-2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, rồi apply nhẹ nhàng lên mặt sau khi tắm hoặc cho vào máy xông mặt. Cách này có thể giúp loại bỏ lượng dầu thừa, ngừa mụn từ đó giúp da đều màu, trông tươi tắn, khỏe khoắn hơn.

Advertisement

Hòa 2-3 giọt vào nước ấm, uống sau bữa ăn giúp tiêu hóa tốt, ngừa đầy hơi, chướng bụng, rát họng.

Ngâm mình với nước ấm được hòa 2-3 giọt tinh dầu mùi già giúp làm sáng da, sát khuẩn, giảm căng thẳng.

Xua đuổi côn trùng với vài giọt tinh dầu vào nước lau nhà.

Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu để khử mùi ẩm mốc, ngừa cảm cúm.

Một số lưu ý khi dùng tinh dầu mùi già

Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu mùi già lên vết thương hở hay dính vào mắt.

Tránh cho trẻ ăn hay uống nhiều tinh dầu mùi già vì có thể chứa chất bảo quản, gây ngộ độc.

Người mẫn cảm với các thành phần của tinh dầu không nên sử dụng.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chỉ nên dùng tinh dầu ngoài da, đảm bảo chất lượng sản phẩm và có thông tin, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng sản phẩm mất mùi, biến đổi, mốc, hết hạn.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm thật nhiều thông tin về tinh dầu mùi già, lợi ích, cách dùng cũng như các lưu ý khi sử dụng.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Vệ Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Già Trong Mùa Đông trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!