Bạn đang xem bài viết Bên Ly Trà Đá Vỉa Hè Là Một Hà Nội Rất Khác được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Văn hóa trà đá vỉa hè đã không còn xa lạ gì với người dân Hà Thành và thậm chí nó đã trở thành một nét rất riêng đặc trưng cho phố phường Hà Nội; giống như khi nhắc đến Sài Gòn, người ta sẽ nhắc đến những ly café đá vỉa hè giá rẻ.
Trà đá vỉa hè Hà NộiKhông khó để bắt gặp ở bất cứ một con ngõ hay hàng phố nào vài ba quán trà đá giản dị, đồ nghề của người chủ cũng chỉ gồm một chiếc bàn nhỏ bày bán bánh kẹo, thuốc lá, thuốc lào… với một chiếc thùng xốp ủ xuyến trà cùng vài chiếc ghế nhựa, ấy vậy mà cứ tấp nập khách khứa. Họ rủ nhau uống vài cốc, hóng gió ngắm phố, cắn hướng dương và kể cho nhau nghe vô vàn câu chuyện hay ho lúc trà dư tửu hậu. Trà đá vỉa hè hiện diện trên khắp các phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền… Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời, chuyện người.
Khắp nơi đều là hàng nướcTrên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp ngay hàng nước. Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.
Quán trà đá ở phố Bát ĐànKhông cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố. Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, bình trà, lọ kẹo, thêm chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế nữa là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố đến chuyện nhà cửa, đất đai…
Văn hóa trà đáNhững người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời “cổ lỗ sĩ” nhưng vẫn đủ thu hút khán giả. Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. “Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ”, bà tâm sự. Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi, thì hẳn cũng thấy trà đá vỉa hè nơi đây chẳng hề xa lạ, còn là nét văn hóa rất quen thuộc, rất riêng.
Tiện nghi đơn sơTrên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa, thế mà vẫn hút khách lắm đấy! Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước…
Bán trà đá là sở thíchCụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: “Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê”.
Loại hình văn hóa bình dân ở khắp 36 phố phườngTheo Thanh Hương (Wiki Travel)
Đăng bởi: Phạm Tịnh
Từ khoá: Bên ly trà đá vỉa hè là một Hà Nội rất khác
Văn Hóa Trà Đá Vỉa Hè Đất Hà Thành
Để bán ly trà đá phục vụ khách hàng, các chủ quán đôi khi chỉ cần cái bàn nhỏ hoặc thùng xốp cùng vài chiếc ghế nhựa. Nơi đây có nhiều thông tin của đời sống, xã hội khá thú vị.
Du lịch Hà Nội khám phá văn hóa trà đá vỉa hèNếu bạn là người Hà Nội, hoặc đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội thì không thể không vương vấn trong trí nhớ hình ảnh rất thân thuộc về hàng nước và cốc trà đá. Nó hiện diện trên khắp phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…
Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời.
Trên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp hàng nước.
Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.
Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố.
Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, một bình trà, lọ kẹo, chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố, chuyện nhà cửa, mua bán…
Những người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời “cổ lỗ sĩ” vẫn đủ thu hút khán giả.
Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. “Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ”, bà tâm sự.
Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi, trà đá không hề xa lạ, còn là nét văn hóa riêng, rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra.
Trên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa.
Hai bà cháu bán hàng đang chơi khi vắng khách ở phố Gầm Cầu.
Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước…
Một quán trà nép mình trên con phố cổ kính Nguyễn Quang Bích.
Cụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: “Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê”.
Một em bé uống trà xanh ở quán nước trên phố Hàng Tre. Trà đá phục vụ cho mọi đối tượng, từ sinh viên, anh xe ôm, đến cán bộ nhà nước… Trà đá chẳng phân biệt giai cấp hay tính cách con người… thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá – Văn hoá vỉa hè”.
Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội, là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Theo Zing News
Đăng bởi: Hương Lê Thị
Từ khoá: Văn hóa trà đá vỉa hè đất Hà thành
Năm Quán Vỉa Hè Lâu Đời Đông Khách Ở Hà Nội
Xôi xéo Hàng Bài, bún ốc Hàng Chai hay bún ngan Nhàn trong ngõ sâu có tuổi đời hàng chục năm, luôn được thực khách nhiều nơi tìm đến.
Năm quán ăn Hà Nội ở vỉa hè lâu đời luôn luôn đông kháchXôi xéo Hàng Bài: Gánh xôi sáng đã quen thuộc với người dân khu Hàng Bài hơn 20 năm qua. Nằm ở góc ngã tư Hàng Bài – Lý Thường Kiệt, gánh xôi của chị Mây gồm hai thúng lớn, một chiếc làn với vài túi đựng hàng. Khách hàng mua ăn kịp giờ đi học, đi làm, đông nhất vào tầm 7h. Ảnh: ttol.
Xôi nếp dẻo thơm, được gói trong lá chuối tươi, lớp xéo (làm từ đậu xanh) thơm phức, hoặc gói xôi ngô đầy đặn, có giá 10.000 đồng. Ruốc, hành phi đều do nhà tự làm để giữ trọn vị xôi xéo Hà Nội. Ảnh: monngonhanoi.
Bún ngan Nhàn: Nằm sâu trong ngõ Trung Yên, quán bún ngan hơn chục năm thường xuyên có cảnh tượng khách xếp hàng dài đến lượt. Nhiều người cho rằng món ngan ở đây có sức hút riêng biệt, ăn một lần nhất định sẽ quay lại. Nước dùng được ninh từ xương ngan, thêm một ít nấm khô nên khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt, lại có mùi thơm của nấm. Miếng thịt ngan được ninh mềm, ăn kèm với mọc, măng khô. Ngoài ra, tùy vào sở thích bạn có thể gọi thêm quẩy nóng để ăn kèm. Ảnh: Uc House.
Quán bán từ 10h đến 14h, đông nhất là lúc 12h trưa. Một bát bún măng ngan bình thường có giá 40.000 đồng. Nếu muốn ăn thêm thịt ngan, quẩy, khách cũng có thể gọi thêm. Bên cạnh có quán nước bán nước sen nhãn dừa cũng rất được yêu thích. Ảnh: Mạnh Vinh.
Bún ốc Hàng Chai: Gánh bún ốc ba thế hệ của cô Thêm là địa chỉ ẩm thực nổi tiếng khu phố cổ. Chuyện xếp hàng 15-20 phút để đến lượt ăn bát bún ốc rất bình thường. Điều đặc trưng của tô bún Hàng Chai là chỉ gồm có bún, ốc và vài gia vị đi kèm như hành lá, cà chua. Nước dùng trong vắt, có phần chua hơn so với bún ốc khác nhưng vẫn rất thanh, đậm đà và vừa miệng. Ảnh: Phong Vinh.
Quán mở cửa từ 7h đến 13h. Đến với hàng bún lúc nào cũng tấp nập này, bạn phải tự tìm cách để xe, xếp hàng. Một tô bún chuẩn của quán giá 30.000 đồng. Ảnh: Phong Lưu.
Bánh giò Nguyễn Công Trứ: Hàng bánh giò nằm gọn trong ngõ chợ Nguyễn Công Trứ, đã lâu đời, ngay cạnh với hàng caramen thập cẩm tạo thành “bộ đôi” món ăn trứ danh của khu này. Bánh giò ở đây nhỏ, vừa ăn, đủ để bạn lót dạ cho những bữa chiều. Bạn có thể tùy chọn bánh giò không hoặc ăn kèm với giò lụa, chả cốm hay nem chua. Bánh giò không giá 10.000 đồng, suất có chả, giò… giá từ 16.000 đồng. Ảnh: Hoàng Giang.
Chè Hàng Cân: Mở từ trước năm 1975, đây được coi là một trong những quán chè lâu đời nhất ở phố cổ Hà Nội. Dù quán có cả bàn ghế trong nhà nhưng thực khách quen vẫn thích kê ghế ngồi ăn chè ở vỉa hè, ngắm đường phố. Tới quán vào mùa hè, bạn có thể thưởng thức chè đậu xanh, đậu đen, sen nhãn dừa, thạch trân châu… Mùa đông, quán lại thay đổi thực đơn với chè bà cốt, bánh trôi tàu, lục tàu xá. Ảnh: Phiêu Linh.
Giá thành các món chè ở đây bình dân so với mặt bằng khu phố cổ. Mỗi cốc có giá từ 17.000 đồng, món đắt nhất là chè sen nhãn dừa có giá 30.000 đồng, thành phần bao gồm cùi nhãn ngọt mát bọc lấy hạt sen bùi bùi, nước dừa xiêm thơm dịu. Ảnh: Phiêu Linh.
Đăng bởi: Lời Tạ Ơn
Từ khoá: Năm quán vỉa hè lâu đời đông khách ở Hà Nội
Dù Đi Đâu Về Đâu, Mùa Đông Hay Mùa Hạ, Vẫn “Thầm Thương Trộm Nhớ” Nhất Là Bát Ốc Luộc Vỉa Hè Hà Nội
Ốc chế biến nói chung và ốc luộc nói riêng đã là món ăn dân dã, quen thuộc với người dân không chỉ ở Hà Nội mà còn trên khắp cả nước. Đảo vài vòng qua các con ngõ nhỏ, các khu tập thể, ta có thể bắt gặp ở vỉa hè lớp lớp người từ trẻ đến già mê mẩn cái món ăn đơn giản nhưng không hề giản đơn này.
Chao ôi, chỉ mới nghĩ đến thôi mà thèm rồi. Ảnh @khanhhuyenh2.
Không như các loại ốc xào hay ốc rang me ở Sài Gòn, ốc luộc Hà Nội đúng kiểu phải là loại ốc vặn, ốc đá hay ốc mít, mà thực khách hay gọi dân dã là “ốc to, ốc nhỏ”, luộc với sả và lá chanh, ăn kèm nước mắm gừng và ớt, phải nhể ốc bằng gai bưởi hoặc miếng sắt tây tỉa nhọn.
Nghĩ đến ốc luộc, thực khách ở Hà Nội có thể ăn hoài không chán: Ốc mới luộc còn nóng hổi, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy, ăn vừa có độ giòn và dai chút ít. Mùi sả, mùi lá chanh quyện ốc với nước mắm gừng và ớt, chạm vào đầu lưỡi có chút tê tê, nhưng thơm nồng nàn lan tận xuống đáy họng, đến khi nuốt vào sẽ còn dư tàn vị ngọt nhẹ.
Một bát ốc lẫn có cả “ốc to”, “ốc nhỏ” ăn kèm với sung và nước chấm chua cay.
Nhể ốc bằng những tấm thép nhỏ cắt nhọn đầu, chạm trực tiếp vào phần thịt ốc giòn và béo. Ảnh @khanhhuyenh2.
Điểm đặc biệt nhất của các quán ốc luộc Hà Thành chính là bát nước chấm, với mỗi hàng, mỗi tay nghề, người bán lại có gu pha chế riêng biệt, tạo nên cái danh của bao hàng ốc nổi tiếng ở đây. Ở Sài Gòn, các hàng có nước chấm ốc pha kiểu đủ vị chanh, đường, muối… thành một thứ nước chấm sánh đặc. Nhưng ở Hà Nội, bát nước chấm ốc luộc gần như chỉ có những thành phần cơ bản: nước mắm nguyên chất pha thêm chút chanh và gừng, đập ít xả, thái nhỏ lá chanh và ớt tươi. Dặm mỗi thứ một chút, hoà thành cái vị nước chấm chua cay thanh dịu, mà chấm vào thì “nịnh” lưỡi thôi rồi!
“Tất tần tật” để pha chế ra thứ nước chấm ốc thơm “dai dẳng”. Tuỳ vào mỗi quán sẽ có một tỷ lệ và bí kíp pha riêng. Ảnh @ruby_2010.
Ăn ốc phải ăn bằng tay, lấy hoài, nhể hoài mà không mỏi chút nào. Thi thoảng, người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với sả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ đậu (củ sắn) nữa. Ngày nay các hàng ốc luộc thường bán thêm cho thực khách cả nem chua rán, nem lụi, ngao hấp, ốc xào, ngao xào, trứng cút lộn, hải sản rim me… Bàn “nhậu” ấy có thể níu chân những con “mọt ăn” cả buổi chiều, nhưng không lúc nào là thiếu đi nhân vật chính là đĩa ốc luộc với chén nước chấm thanh dịu.
Ngoài những món nhẹ ăn kèm, định nghĩa “quán ốc” ở một số địa chỉ còn được mở rộng thành một “tụ điểm” ăn vặt đủ món, hấp dẫn mọi độ tuổi. Ảnh @khanhhuyenh2, @_nymmm.
Mùa hè đến, “độc chiếm” từ sáng tới chiều muộn là hơi nóng hầm hập phả ra từ mặt đường hay các toà nhà, trên cao trời thì xanh không một gợn mây. Lắm lúc cả ngày đi học đi làm, chỉ chờ chực đến giờ tan tầm, rủ ngay vài người bạn đi “đá” mấy bát ốc luộc, nem lụi, nem chua… Trời nóng, ốc luộc nóng, ăn vào càng nóng ư? Nhưng không phải vậy, nhẹ nhàng nhể phần thịt ốc ra khỏi vỏ, chấm vào bát nước chấm chua cay nhẹ dịu, đưa vị vào cuống họng thanh mát vô cùng.
Đến khi mùa đông sang, hơi nóng được thay thế bằng những cơn gió buốt tay buốt chân len vào từng góc phố Hà Nội. Nhưng cứ đến hàng ốc luộc thì gió lại dừng, vì ấm quá! Đi ăn ốc mùa đông quả là hợp thời, tạm thoát khỏi cái lạnh lẽo ngoài kia, thu mình trong hàng ốc vỉa hè trên bàn nhựa xanh. Giữa bàn có bát ốc bốc hơi nghi ngút cạnh đĩa nem rán và trứng cút lộn, thế là trọn một bữa ấm lòng.
Dù là mùa nào trong năm, buổi nào trong ngày, thì ăn ốc chẳng thấy ngấy bao giờ. Ăn no quá có thể xin cô chủ một bát nước luộc ốc thanh thanh, nhàn nhạn: Uống mùa đông thì ấm lòng, uống mùa hè thì mát ruột gan. Ảnh @_nymmm, @khanhhuyenh2, @phucpd, @nofoodphobia.
Không chỉ mùa đông, mùa hạ, có lẽ ốc luộc là món ăn hiếm hoi ở Hà Nội hợp để ăn cả 4 mùa. Và ốc luộc cũng là món mà mỗi người có thể tìm thấy một hàng “tủ” ở khắp nơi. Chỉ cần lên Google gõ nhanh dòng chữ “hàng ốc Hà Nội” là sẽ có cả nghìn kết quả cho ra hàng trăm danh sách các-quán-ốc-luộc-phải-thử-1-lần-trong-đời. Nhưng dù có thể, hầu như trong lòng người dân Hà Nội đều có cho mình một quán ốc thân quen, không chỉ vị ốc ngon, mà còn là vì những câu chuyện cũ, người xưa.
Ăn ốc hiếm ai đi ăn một mình lắm, có bạn bè thân thích, có “cạ” để vừa ăn vừa tranh thủ chuyện trò. Tay vẫn nhể và miệng vẫn nhai vì sợ ốc nguội, nhưng những câu chuyện cứ mãi không kể hết thôi… Ảnh @ninheating.
“Hàng ốc” đi liền với chữ “vỉa hè” chắc là sự kết hợp cân xứng nhất với độ ngon của một bát ốc luộc đầy ắp. Điều đó cũng tạo nên những đặc trưng rất riêng trong văn hoá ăn uống của người Hà Nội. Ăn ốc là phải từ tốn, “lai rai” thêm dăm ba câu chuyện ngày hôm qua, hôm nay và mai kia nữa. Có bạn bè hẹn hò nơi quán ốc quen ven đường, âu cũng là cái thú đáng để chờ mong.
Hàng ốc vỉa hè chưa chắc là ốc ngon, nhưng hàng ốc ngon chắc chắn là ở vỉa hè. Ảnh @nofoodphobia, @ninheating.
Hà Nội có nhiều loại ốc, Hà Nội cũng có vô số hàng ốc luộc với những bí quyết chế biến ốc, pha chế nước mắm, gia vị riêng… Ai cũng có cho mình một hàng ốc “tủ” ở Hà Nội.
1. Ốc Cô Oanh – 18 Hàm Long (40.000 – 50.000 VNĐ/ bát)
2. Ốc Chị Lệ – 88 Cửa Bắc (50.000 VNĐ/ bát)
3. Ốc Trang – 1A Đinh Liệt (40.000 – 60.000 VNĐ/ bát)
4. Ốc quán – 38 Ngô Sĩ Liên (20.000 – 60.000 VNĐ/ bát)
5. Phương Ốc – 461 Hồng Hà (40.000 – 80.000 VNĐ/ bát)
6. Ốc Bà Câm – 5 Tổng Duy Tân (120.000 VNĐ/ bát)
7. Ốc Yên Thế – ngõ Yên Thế (30.000 – 50.000 VNĐ/ bát)
8. Ốc Ông Thu – 56 Hàng Bạc (50.000 VNĐ/ bát)
9. Ốc Xưởng Phim – 4 Thuỵ Khuê (50.000 – 100.000 VNĐ/ bát)
10. Ốc Anh Hói – 34 Trần Phú (30.000 – 60.000 VNĐ/ bát)
Anna,
Đăng bởi: Nguyễn Vũ Trà My
Từ khoá: Dù đi đâu về đâu, mùa đông hay mùa hạ, vẫn “thầm thương trộm nhớ” nhất là bát ốc luộc vỉa hè Hà Nội
Một Vòng Khám Phá Cao Nguyên Đá Hà Giang
Hà Giang nơi địa đầu tổ quốc với phong cảnh hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang, và những cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải đẹp đến mê hồn. Hà Giang luôn là điểm đến hấp dẫn và thú vị cho ai yêu thích khám phá và trải nghiệm.
Những điểm tham quan nổi tiếng ở Cao nguyên đá Hà GiangKhu di tích kiến trúc nhà Vương ( Dinh thự vua Mèo) Đây là một công trình độc đáo , được xây dựng phỏng theo kiến trúc Trung Quốc với những góc cạnh, cột gỗ khá tinh xảo và độc đáo. Đây không phải là dinh thự mà còn là nơi phòng thủ của nhà họ Vương trong lịch sử. Sau này khu dinh thự được tiến hành trùng tu lại và trở thành một điểm nhấn độc đáo cho nét đẹp Hà chúng tôi Thự vua Mèo Phố cổ Đồng Văn Đó là dãy phố dài hơn 1 km được hình thành gần một thế kỷ với những nét kiến trúc khá đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng cao trên từng bức tường, mái ngói, nền đá… Bước vào đầu tiên ta sẽ gặp khu chợ cổ, được xây bằng đá mái xếp ngói âm dương. Phố cổ Đồng Văn hiện nay còn rất nhiều ngôi nhà cổ với tuổi đời hàng thế kỷ. Vào những ngày rằm cả khu phố cổ được thắp sáng lên bằng hàng trăm chiếc đèn lồng với nhiều kích cỡ, mang một nét đẹp đặc trưng mà không nơi nào có được.Một góc phố cổ Cột cờ Lũng cú Đây là điểm du lịch mang một ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của dân tộc. Đứng trên đỉnh Lũng Cú có thể nhìn toàn cảnh hùng vĩ xung quanh. Cột cờ Lũng Cú nằm ở độ cao trung bình 1600 mét so với mặt nước biển, được hàng nghìn dân công và đồng bào xây dựng lên từ đầu thập kỷ trước. Bên trái là thung lũng Thén Ván, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế bắt đầu từ Vân Nam, Trung Quốc đổ về Đồng Văn.Cột cờ thiêng liêng của tổ quốc Bãi đá cổ, di tích khảo cổ Cách trung tâm huyện Xí Mần khoảng 19 km, là quần thể những tảng đá có khắc những dấu hiệu trên đó mà theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nó đã có niên đại trên 2000 năm. Bãi đá có khoảng 7 phiến đá lớn và 2 tảng đá cực lớn trên đó khắc khoảng 80 hình đa dạng… Bãi đá này là nơi mà bất cứ ai đam mê khám phá đều muốn một lần được đặt chân đến đây.Bãi đá cổ Chợ phiên vùng cao Cũng giống bao vùng núi khác Hà Giang thường có các chợ phiên. Tại đây không chỉ là hình thức hội họp chợ mà còn là một nếp sinh hoạt văn hóa đậm đà và sâu sắc, mang đậm giá trị văn hóa dân tộc. Hà Giang thường có các phiên chợ lùi ở các xã. Sở dĩ gọi tên là chợ lùi vì chợ này họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần. Nơi đây không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà nó như một thói quen trong văn hóa nơi đây.Một góc chợ phiên
Đăng bởi: Lê Hoàng
Từ khoá: Một vòng khám phá cao nguyên đá Hà Giang
Top 5 Tiệm Trà Chanh Ngon Nhất Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trà Chanh Khẩu Nghiệp
Tiệm Trà Chanh Khẩu Nghiệp có cái tên rất “Gen Z” vì thế nên thu hút đông đảo các bạn trẻ tới đây và là một trong những quán trà chanh được yêu thích nhất tại quận Hoàn Kiếm. Bạn đang thèm hương vị thơm mát của cốc trà trà chanh cùng một chút đồ ăn vặt, hãy đến với Trà Chanh Khẩu Nghiệp. Quán mở ra như một địa điểm lý tưởng mỗi khi có nhu cầu “trà đá – chém gió” của giới trẻ ở khắp Hoàn Kiếm. Trà Chanh Khẩu Nghiệph có menu đồ uống cực đa dạng: trà chanh đào xao xuyến, trà vải nha đam, trà chanh trân châu trắng, sữa chua xoài… và rất nhiều các món ăn vặt ngon miệng.
Thật đáng tiếc nếu như chúng ta không có những buổi hò hẹn nho nhỏ để kể những câu chuyện hay ho nhất tại Trà Chanh Khẩu Nghiệp. Hãy mau mau đến với Trà Chanh Khẩu Nghiệp để vừa tận hưởng những món đồ uống ngon nhất trong không gian cực kỳ thoải mái và chilling. Hãy ra khỏi phòng và tận hưởng chút không khí thoải mái của buổi tối cuối tuần nào. Bạn cũng có thể làm buổi tối ấy trở nên thú vị hơn bằng cách trải nghiệm như người Hà Nội xưa, ngồi bên hè phố, thưởng thức cốc trà chanh mát rượi của Trà Chanh Khẩu Nghiệp, ngắm nhìn dòng người qua lại mà lắng đọng trong những giây phút của riêng mình.
Trà Chanh Khẩu Nghiệp
Honu – Tiệm Trà ChanhTrà Chanh Khẩu NghiệpTrà Chanh Khẩu Nghiệp
Tiệm trà chanh Honu luôn luôn mang một màu sắc mới mẻ, gần gũi mà không bị pha lẫn với bất kì một cái tên nào khác. Honu – Tiệm Trà Chanh phục vụ đa dạng các loại đồ uống từ trà chanh, trà quất, trà gừng, cafe, nước ép,…với nhiều loại topping đi kèm. Honu kết hợp nét đẹp độc đáo của trà chanh đường phố với biến tấu trong thiết kế để phục vụ đối tượng khách hàng là người trẻ phóng khoáng. Với mong muốn mang lại những điểm quán trẻ trung, hiện đại cùng đồ uống và dịch vụ chất lượng
Ngoài ra, quán còn có các món ăn quen thuộc như hướng dương, khô gà lá chanh, khoai tây chiên, bánh ngọt, trái cây,…. với giá cực kì hợp lý. Rủ bạn đi cùng thì gọi thêm chút đồ ăn như: hướng dương, khô gà lá chanh… mà vừa tán gẫu vừa thỉnh thoảng nhâm nhi cho câu chuyện thêm giòn tan. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, giá thành phù hợp với túi tiền sinh viên, sự mở rộng của Honu thu hút và chiếm được cảm tình của rất nhiều khách hàng. Vì những gì tuyệt vời mà Honu đã xây dựng nên có lẽ nơi đây ngày càng trở thành điểm hẹn thư giãn của mọi người, mọi nhà, đặc biệt là giới trẻ Hà Thành.
Trà Chanh 31Honu – Tiệm Trà ChanhHonu – Tiệm Trà Chanh
Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ Hà Nội đã biết đến Trà Chanh 31 hay còn có một trên gọi quen thuộc là Trà chanh Đào Duy Từ, nơi khởi xướng cho phong trào uống trà của giới trẻ. Hương vị độc đáo với một công thức riêng lại thêm giá thành khá sinh viên đã làm nên tên tuổi của quán trong lòng các bạn trẻ nơi đây. Trà Chanh 31 là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị đắng chát của trà mạn, với vị chua của chanh tươi, cùng hương thơm man mác của hoa nhài, và vị ngọt ngào của những giọt mật ong. Trà ở đây có hương vị rất hài hòa, đậm đà, ngon và tròn vị.
Ngoài trà, hút khách không kém là các loại chè bát mãn nhãn mãn hương. Quán Trà Chanh 31 có đến 9 món chè cho bạn lựa chọn: chè khoai, chè chuối, chè rau câu, chè trân châu, chè mít, chè sẩu riêng, chè đậu đỏ, chè nếp cẩm, chè bắp. Tuy khác nhau về mùi vị và cách trình bày, nhưng tựu chung lại là vị ngọt nhè nhẹ, thanh thanh, vị thơm ngậy của nước cốt dừa và vị bùi bùi vốn có của các nguyên liệu. Đặc sắc hơn cả chính là cách bày biện vô cùng tinh tế, tỉ mỉ của những bát chè nơi đây. Mỗi món là một tác phẩm nghệ thuật thực sự, khiến thực khách thích thú, mê mẩn.
Trà Chanh 31Trà Chanh 31
Trà chanh Nhà ThờTrà Chanh 31Trà Chanh 31
Mặc dù quán Trà chanh Nhà Thờ này khá nổi tiếng, với tuổi đời được đoán là khá lâu, vì có khách 30 tuổi vẫn nhớ từ lúc bé xíu đã thấy nó xuất hiện rồi, song nó không ồn ào kiểu phô trương, mà tồn tại qua lời kể và những câu chuyện phiếm thường nhật của khách ghé qua mỗi sớm tối. Trà chanh Nhà Thờ được yêu thích nhất bởi view đẹp, nhìn thẳng ra tòa kiến trúc cổ kính, lại có chỗ ngồi rộng rãi thoáng mát.
Mỗi cốc trà chanh tại quán Trà chanh Nhà Thờ là sự kết tinh giữa vị đắng chát của trà mạn, thêm chút đường cộng với vị chua của chanh tươi quyện cùng hương hoa nhài man mác. Tưởng như đơn giản vậy thôi nhưng để có một cốc trà chanh đúng chất thì không phải dễ. Không cầu kỳ bàn ghế, chỉ một chiếc ghế nhựa làm chỗ ngồi, thêm một chiếc ghế nữa làm bàn với khay nhôm nho nhỏ để vừa đôi cốc trà chanh và đĩa hạt hướng dương… chỉ có vậy là có thể rôm rả câu chuyện hàng giờ. Và đặc biệt nhất là menu đồ uống hàng chục thứ, vừa ngon lành vừa độc đáo. Vẫn là trà chanh đặc trưng riêng Hà Nội, vẫn là trà đào, sinh tố, nước me, nhưng mỗi thức uống lại được điểm thêm vài thứ là lạ, khiến người ta đến một lần rồi nhớ mãi.
Trà chanh Nhà ThờTrà chanh Nhà Thờ
Trà Chanh Lê DuẩnĐăng bởi: Phương Nguyễn
Từ khoá: Top 5 Tiệm trà chanh ngon nhất Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Bên Ly Trà Đá Vỉa Hè Là Một Hà Nội Rất Khác trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!