Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Vịt Con Làm Thú Cưng Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nuôi vịt con từ lúc mới nở đến khi ăn thóc thành thạo (thuộc thóc) gọi là “gột vịt”. Ở miền Nam gột vịt còn được goi là “Úm vịt con”. Thời gian gột vịt con thường kéo dài đến 21, 25 hoặc 30 ngày tuổi, tùy theo giống vịt, tùy mùa vụ, và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. Trong bài viết này, baocongdong sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi vịt con làm thú cưng từ 1 – 4 tuần tuổi.
Công tác chuẩn bị trước khi nuôi vịt conTrong cách chăm sóc vịt con mới nở không bị chết, vịt lớn nhanh, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Vịt con nở nở thân nhiệt còn rất yếu, thân nhiệt thấp, hệ tiêu hóa và các bộ phận khác của cơ thể chưa phát triển toàn diện, chưa có khả năng tự vệ, tìm kiếm thức ăn… chính vì vậy cần tiến hành đúng cách úm vịt con, tạo môi trường lý tưởng nhất cho vịt phát triển khỏe mạnh.
– Chuẩn bị chuồng nuôi:
Chuồng nuôi vịt con cần tách riêng với chuồng nuôi vịt trưởng thành (nếu có). Bà con có thể làm hộp úm vịt con hoặc làm lồng úm công nghiệp.
Hộp úm vịt con:
Sử dụng hộp bìa cát-tông hoặc hộp nhựa có tính cách nhiệt tốt.
Dùng dăm bào hoặc khăn để lót bên dưới đáy hộp.
Bố trí đèn sưởi ấm cho vịt con.
Sử dụng bóng đèn 100W đặt phía trên hộp, đảm bảo bóng đèn ở độ cao thích hợp không quá gần hay quá xa đàn vịt con nếu không sẽ khiến chúng bị bỏng.
Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ tầm vài chục con vịt con. Nếu nuôi theo hướng công nghiệp cần làm chuồng úm vịt con.
Chuồng úm vịt con theo hướng công nghiệp:
Xây chuồng theo kiểu chuồng mở bằng gạch và bê tông cốt thép. Kích thước chiều rộng 6m, dài 12m có thể nuôi được khoảng từ 1.500 – 2.000 con trong 2 tuần đầu tiên.
Tường phía ngoài chỉ nên cao 1m, còn phần trên sử dụng lưới B40 để quây tạo sự thông thoáng. Mùa lạnh nên sử dụng bạt quây xung quanh chuồng.
Chiều cao từ nền đến trần nhà tối thiểu 3,5m. Nền được láng bê tông hoặc lát gạch đỏ. Mái lợp bằng tôn hoặc ngói xi măng nhưng cần đảm bảo an toàn, thoáng mát.
Bên trong chuồng đặt lồng úm vịt con. Kích thước khoảng 2 x 1 x 0,5m. Vật liệu làm lồng úm có thể là tre, gỗ hoặc lưới sắt có mắt lưới từ 1cm2 trở lên.
Trong chuồng và lồng úm cần rải lớp lót độn chuồng bằng mùn cưa, vỏ trấu… để giữ ẩm, đảm bảo lồng khô thoáng, không bị ẩm ướt. Chất độn cần được phơi khô, khử trùng bằng formol và thuốc tím với liều lượng lần lượt: 36g – 18g hòa với 100 lít nước.
Ngoài ra bà con cần bố trí máng ăn, máng uống thuận tiện cho đàn vịt con. Ngoài lồng úm, nên thiết kế sân chơi cho vịt con bằng với kích thước chuồng. Trong sân đổ cát, độ dốc 1% để không đọng nước.
Trước khi thả chất độn chuồng và vịt con, người nuôi nên rửa sạch nền, tường, tẩy trùng bằng vôi bột hoặc xông formol, thuốc tím. Đồng thời dọn dẹp xung quanh chuồng, đề phòng chim chóc, rắn, chuột…
Nồng độ khí động trong chuồng nuôi vịt con phải thấp dưới mức quy định, nếu không tỉ lệ chết rất cao:
Khí độcNồng độ trong không khí chuồng nuôiH2S<7ppmNH3<4ppmCO2<2500ppmBảng nồng độ khí trong chuồng cho vịt con
– Mật độ nuôi vịt con:
Cách úm vịt con để vịt không bị chết, bệnh, bà còn nên duy trì mật độ thích hợp.
Tuần thứ nhất: 28 – 32 con/m2
Tuần thứ hai: 26 – 28 con/m2
Tuần thứ ba: 15 – 18 con/m2
Tuần thứ tư + năm: 8 – 10 con/2
– Nhiệt độ chuồng nuôi:
Dùng bóng đèn thắp sáng trong lồng úm vịt con để duy trì nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là vào mùa đông. Nhiệt độ trong lồng nuôi thay đổi theo ngày tuổi của vịt, cụ thể:
Ngày tuổiNhiệt độ (độ C)1 – 328 – 30427526625724823922Từ ngày 10 trở đi18 – 22bảng nhiệt độ cho vịt theo ngày tuổi
Mùa hè, thời gian sưởi ấm trong ngày sẽ ngắn hơn. Mùa đông kéo dài thời gian và chú ý tăng nhiệt độ.
– Độ ẩm không khí:
Độ ẩm thích hợp là từ 60 – 70%. Nuôi vịt con vào mùa mưa cần lưu ý, lúc này độ ẩm không khí có thể lên đến 80 – 90%, bà con cần thay chất độn chuồng, giữ lồng úm khô ráo, thoáng mát tránh để vịt bị nhiễm bệnh.
– Chế độ chiếu sáng:
Thời gian chiếu sáng mỗi ngày:
Vịt con từ 1 – 2 tuần tuổi: yêu cầu chiếu sáng 24/24 giờ để kích thích chúng ăn nhiều, mau lớn, hoàn thiện hệ tiêu hóa.
Vịt con từ 3 – 4 tuần tuổi: yêu cầu chiếu sáng 16 – 18 giờ để chúng có thời gian nghỉ ngơi.
Vịt con từ 4 tuần tuổi trở đi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Cường độ ánh sáng cũng cần thay đổi phù hợp với kích thước của cơ thể:
1 – 10 ngày tuổi: yêu cầu cường độ 3W/m2 (tương đương bóng đèn 75W cho 25m2)
11 – 56 ngày tuổi: ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm chiếu 1 bóng đèn 75W cho 25m2
Cung cấp nước uốngCần cung cấp đầy đủ nước cho đàn vịt con. Nguồn nước uống sạch sẽ, không nhiễm độc, không bẩn. Nước uống không được lạnh dưới 12 độ C và nóng trên 30 độ C. Thời gian đầu nên hóa thêm vitamin vào nước cho vịt con.
Trong 7 ngày đầu nuôi dưỡng, bà con nên sử dụng máng chụp tự động cho vịt uống nước để nước không bị tràn ra chuồng nuôi. Trung bình cứ 100 con vịt con dùng 1 máng chụp có kích thước đường kính 300mm, cao 300mm, hoặc dùng loại đường kính 250mm, cao 350mm.
Cho vịt con uống nước đầy đủ
Vịt từ 28 – 56 ngày có thể sùng máng máng uống, trung bình 16mm/con.Thay nước 2 – 3 lần trong ngày vào sáng sớm, đầu giờ chiều và buổi tối. Nhu cầu nước của vịt con như sau:
Ngày tuổi Nhu cầu nước (ml/con/ngày đêm)1 – 71208 – 1425015 – 2135022 – 56450 – 500Bảng nhu cầu nước cho vịt theo ngày tuổi
Thức ăn và nuôi dưỡng– Giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi:
Nguồn thức ăn của vịt con trong giai đoạn này chủ yếu là cơm và ngô đập vỡ mảnh nấu chín. Sử dụng khoảng 4kg gạo nấu cơm cho 100 con vịt con.
Bà con cũng có thể sử dụng cám từ các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, đậu tương kết hợp với vitamin, khoáng chất, bột cá… để nấu chín cho vịt ăn hoặc dùng máy ép cám viên để ép thành cám giàu dinh dưỡng. Cho chúng ăn từ 4 – 5 bữa/ngày.
Tuy nhiên cám viên tự chế cần đảm bảo:
Hàm lượng protein thô từ 20 – 22%
Năng lượng trao đổi 2.800 – 2.900 Kcal
Mời bà con tham khảo video máy ép cám viên 3A11Kw
– Giai đoạn 4 – 10 ngày tuổi:
Ngoài cơm nấu với gạo tấm, cám viên tự ép, bà con có thể cho vịt con làm quen với các loại thức ăn tanh như tôm tép, cua ốc… nhưng cần nghiền nhỏ bằng máy nghiền cua ốc, sau đó nấu chín. Kết hợp sử dụng rau bèo, bắp cải, rau diếp, bèo tấm, bèo dâu thái nhỏ cho ăn 4 bữa một ngày.
Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:
Hàm lượng protein thô: 19 – 20%.
Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal.
– Giai đoạn 11 – 20 ngày tuổi:
Thức ăn cho vịt con
Tiếp tục cho ăn gạo tấm, các loại rau, cua ốc, tôm tép, cá tạp (chế biến như ở trên) nhưng tăng 1/3 lượng thức ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng để nuôi vịt con nhanh lớn.
Đến ngày thứ 17 có thể tập cho vịt con ăn 1/4 thóc bung (hạt thóc đem luộc cho nứt vỏ), tăng 1/3 rồi tăng 1/2 trong các ngày tiếp theo.
Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:
Hàm lượng protein thô: 19 – 20%
Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal
– Giai đoạn từ 21 – 56 ngày tuổi:
Tiếp tục duy trì thức ăn như ở trên. Đến ngày thứ 24 thì trộn hạt thóc sống với thóc bung cho vịt con tập ăn. Tăng dần lượng thóc sống theo các ngày. Từ ngày 26 – 30, cho vịt con ăn hoàn toàn hạt thóc sống cùng với cám viên tự ép, thức ăn từ tôm, cua, ốc nghiền nhuyễn.
Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:
Hàm lượng protein thô: 19 – 20%
Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal
Lưu ý:
Đối với đàn vịt con do sức đề kháng kém nên người nuôi không nên dùng khô dầu lạc, đây là nguyên liệu có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm.
Trong các loại thức ăn từ hạt ngũ cốc thì thóc, gạo và cám là thức ăn an toàn hơn cả. Bà con cũng nên hạn chế cho vịt con ăn nhiều ngô vì trong ngô cũng có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cao.
Bà con có thể tham khảo khẩu phần thức ăn cho các giống vịt trong giai đoạn nuôi úm như sau:
Ngày tuổiLượng thức ăn (gr/con/ngày)Ngày tuổiLượng thức ăn (gr/con/ngày)13.51242.027.01345.5310.51449.0414.015 52.5517.51656.0621.01759.5724.51862.0828.01966.5934.52070.01035.02173.51138.5 Bảng khẩu phần thức ăn cho vịt theo ngày tuổi
Chăm sóc và quản lý– Kỹ thuật cho vịt ăn:
Trước khi cho vịt ăn phải dọn dẹp sạch sẽ nơi ăn. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.
Chỗ ăn cho vịt con phải đảm bảo được 12,5mm/con. Thời gian đầu, rải thức ăn lên ni lông, tải dứa hoặc cót lót bên dưới để thuận tiện cho vịt con.
Chia thức ăn thành nhiều bữa nhưng nên rải thức ăn với liều lượng vừa phải để chúng ăn hết, tránh lãng phí. Nếu vịt ăn không hết thì nên dọn dẹp tránh để thức ăn thừa bốc mùi hôi mốc.
– Kiểm tra đàn vịt:
Cần kiểm tra thường xuyên đàn vịt, tránh để gió lùa. mưa tạt.
Kiểm tra và theo dõi những biểu hiện trong thời gian chiếu sáng cung cấp nhiệt độ.
Nếu thấy vịt con chụp lại dưới bóng đèn thì chuồng nuôi đang quá lạnh.
Nếu thấy cả đàn lùi về phía góc chuồng thì đang bị gió lùa.+ Nếu thấy chúng tản ra xa bóng đèn, há mỏ, dơ cánh lên thì đang quá nóng.
Con vịt đi lại, ăn uống bình thường trong chuồng là nhiệt độ ở mức bình thường.
Kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của vịt con. Loại bỏ những con ốm yếu, bệnh ra khỏi chuồng.
Tiêm vắc xin cho vịt con
Thực hiện đúng lịch phòng bệnh và tiêm phòng bệnh cho đàn vịt, đặc biệt là thời điểm đang có dịch hoành hành trong khu vực, địa phương.
Ngày tuổiCác loại thuốc tiêm và vacxin phòng bệnh1 – 3Bổ sung vitamin B1, B – complexDùng thuốc kháng sinh Ampi – coli, Streptomicin15 – 18Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 128 – 46Sử dụng thuốc kháng sinh, Sulphamide và bổ sung thêm vitamin để phòng bệnh E Coli, tụ huyết trùng, phó thường hàn.Tiêm vacxin tụ huyết trùng cho vịt con.56 – 60Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 2
Cách tiêm vacxin cho vịt là tiêm ở vị trí bắp, cơ lườn hoặc đùi. Cũng có thể tiêm dưới da. Khi tiêm thì dùng kim tiêm ngắn, beo phần da dưới cổ, tiêm ở vị trí ⅓ từ đầu xuống hoặc vào da màng cánh.
Cách nuôi vịt con làm thú cưngTrứng vịt sau 28 ngày ấp trứng sẽ nở, vịt con mới nở thường cho nhịn ăn, có thể sau 24 giờ mới cho ăn (nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn). Sở dĩ như vậy vì sau khi nở ra trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho vịt nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ này không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.
– Cách chọn vịt con mới nởVịt con cần được chọn loại bỏ những con yếu, không đủ tiêu chuẩn (khèo chân, hở rốn, nặng bụng và có dị tật..). Sau đó vịt được chia lô, nếu số lượng đông thì chia làm nhiều quây, mỗi quây chỉ nên để 100, 150, 200 con tối đa 250 con.
Không nên để quá ít sẽ lãng phí lao động, nhưng không nên để quá nhiều vì chúng dễ chen lấn xô đẩy nhau ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng , tỷ lệ còi cọc và chết sẽ lên cao.
– Chuồng nuôi vịt conChuồng nuôi vịt con cần phải đảm bảo đủ ấm, thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt và có mật độ nuôi thích hợp. Nhiệt độ thích hợp là tùy theo lứa tuổi của vịt con; cụ thể từ 1 -10 ngày nhiệt độ trong quây (hoặc chuồng vịt) là 25 – 30°C, còn từ 25 ngày : 25 – 20°c, độ ẩm thích hợp ở giai đoạn từ 1 – 25 là 65%, nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cho vịt dễ bị bệnh về tiêu hóa và hô hấp (như hen suyễn, nặng bụng…).
Ánh sáng cũng rất cần thiết, không nên nuôi vịt ở chỗ thiếu ánh sáng chúng dễ bị dột chân, nhưng cũng cần tránh ánh sáng mặt trời chiếu tiếp tục vào nơi nhốt vịt, chúng dễ bị cảm nóng và tụ máu não, chết hàng loạt.
Mật độ nuôi vịt con ở các quây và các ô chuồng phải đảm bảo thích hợp tùy theo giống vịt và lứa tuổi.
Đối với vịt từ 1 – 10 ngày tuổi thuộc giống Bắc Kinh, Anh Đào, vịt Bầu và vịt Hà Lan mật độ 15 – 20 con/m2 điện tích nuôi là vừa.
Vịt cỏ (tàu): 20 – 25 con/m2. Từ 11 – 20 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, vịt Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 12-14 con/m2, vịt cỏ 15 – 18 con/m2.
Từ 21 – 30 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 10 con/m2, vịt cỏ 12 – 14 con/m2.
Hướng dẫn cách nuôi vịt con làm thú cưng
Ở dưới nền chuồng nuôi cần lót một lớp rơm sạch, ngày thứ hai sẽ thay lớp rơm mới, lớp độn lót phải khô ráo và sạch sẽ.
– Thức ăn và nuôi dưỡng vịt 3 ngày đầuVới phương thức nuôi chăn thả đồng, vịt sẽ tự tìm kiếm lấy thức ăn, do đó kỹ thuật gột vịt phải khác hơn so vứi vịt nuôi nhốt tập trung trong đó thức ăn được cung cấp hoàn toàn.
Khi thả vịt vào quây hay các ỏ chuồng nuôi cần huấn luyện cho chúng ăn uổng, thức ăn dùng trong thời kỳ gột vịt thường là cám, ngô mảnh, hạt cao lương, hạt mì nâu chín… số lượng thức ăn cung cấp cho 1 con trong thời gian gột vịt đối với vịt cỏ là 0,6 – 0,8 kg còn đối với vịt bầu, vịt Hà Lan, vịt Bắc Kinh là 0,8 – 1kg.
Thức ăn đạm, (mồi) như ốc, cua, tôm, tép, cá con, bọ nước, giun. Cho mỗi con vịt bảo đảm từ 0,2 – 0,3kg, thức ăn thô cho vịt ăn gồm các loại rau, bèo tấm, bí… Ngoài ra vịt con tự kiếm lấy thức ăn khi được chăn thả trên đồng ruộng. Cách nuôi dưỡng vịt con từ 1 – 25 ngày tuổi thường chia ra làm các thời kỳ sau. Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi Người ta thường cho vịt ăn cơm, ngô mảnh, mì hạt nấu chín.
Những người chuyên nuôi vịt thường cho vịt con uống nước lá hành, với tỷ lệ cứ 1 phần lá hành cho vào 50 – 60 phần nước. Thức ăn tinh dùng cho vịt con ở giai đoạn này chủ yếu là gạo (với khẩu phần 3 – 4kg cho 100 con). Thức ăn nấu xong thì để nguội, đổ ra chậu cho nước vào rồi bớp tơi ra cho hết nhựa dính, để cho ráo nước rồi mới cho vịt ăn.
Khi cho vịt ăn thì trải cót, đặt nong (hoặc trải vải nilông) rồi đổ đều thức ăn cho vịt ăn không bị vãi. Không nên đổ cả thức ăn một lần cho một bữa mà rắc một ít, khi vịt ăn gần hết lại rắc tiếp để kích thícl cho chúng ăn được nhiều và không giẫm đập lên làm bết bẩn thức ăn.
Mỗi ngày nên cho vịt ăn 4 – 5 bữa, trong đó có 1 bữa vào lúc 21h30. Sau mỗi bữa ăn cần cho vịt uống nước sạch hoặc uống nước lá hành.Trong giai đoạn này người ta thường không cho vịt ăn thêm thức ăn đạm (mồi).
– Nuôi vịt còn từ 4-10 ngày tuổiVịt con từ 4-10 ngày tuổi Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, bèo tấm, hoặc bí… trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn mồi (thức ăn đạm) nếu mồi là ốc thì phải luộc chín, nếu là cua thì giã nhỏ nấu với cơm nếu là cá, tôm, tép thì băm nhỏ cho vịt ăn.
Tập cho vịt ăn mổ: từ ít đến nhiều, tránh để vịt ăn quá nhiều một lúc có thế chúng bị bội thực. Thời gian này còn phải tập trung cho vịt xuống nước để tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước 5 -10 phút, sau tăng dần đến 30 phút và ngày thứ 10 trở đi có thể cho vịt xuống nước tự do.
Hướng dẫn cách nuôi vịt con làm thú cưng
– Nuôi vịt con từ ngày 11 đến ngày 16Vịt con từ 11 -16 ngày tuổi Không cần phải nấu cơm, nẩu chín mì hạt hoặc mảnh ngô nữa mà chỉ cần ngâm thức ăn hạt cho mềm. Đến ngày thứ 15 trở đi cho vịt ăn thóc luộc (thóc bung), có thể trộn thêm cám và rau xanh vào cho chúng ăn. Thời gian này vịt rất phàm ăn, vì vậy không nên cho chúng ăn quá nhiều một lúc; số bữa ăn sẽ giảm dần đến khi mỗi ngày chỉ cần cho ăn hai bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng (để vịt tự kiếm thêm thức ăn).
Tăng cường cho vịt ăn nhiều thức ăn đạm. Vịt con từ 17 ngày trở đi Thời gian này vẫn cho vịt ăn thóc bung và cho thêm lẫn thóc không bung vào. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải luộc thóc nữa vì chúng đã quen thóc rồi (gọi là vịt đã “thuộc thóc”).
Vệ sinh phòng bệnhCác yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe và khả năng mắc bệnh của đàn vịt con:
Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời gian vận chuyển quá lâu
Do mật độ nuôi nhốt chật chội
Dinh dưỡng trong thức ăn chưa đảm bảo
Nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm, bẩn
Chuồng trại ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho ký sinh trùng, các loại nấm độc tấn công, gây bệnh khiến cho sức đề kháng của vịt con yếu dần đi, suy dinh dưỡng, mắc bệnh.
Chính vì vậy, công tác vệ sinh phòng bệnh cần được tiến hành thường xuyên đảm bảo môi trường sống an toàn nhất cho đàn vịt con.
Cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Có khu vực xử lý phân và chất thải.
Nên thu gom, thay chất độn chuồng thường xuyên nếu bị ướt để nền luôn khô thoáng tránh mắc bệnh.
Hạn chế vật lạ và người lạ ra vào khu vực chuồng nuôi.
Phát quang khu vực xung quanh, tránh để mầm bệnh, ký sinh trùng trú ngụ.Vào mùa nồm ẩm, bà con cần đặc biệt quan tâm xử lý các loại côn trùng, ruồi muỗi trong lồng nuôi, tránh để chúng mang bệnh truyền nhiễm cho vịt con.
Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống, sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc hoặc đem phơi nắng.
Sau mỗi lần nuôi úm vịt con, người nuôi cần thu gom hết chất độn , phân vịt, quét dọn, cọ rửa, sát trùng bằng thuốc, để chuồng trống từ 7 – 15 ngày mới nên nuôi lứa mới.
Cách Nấu Vịt Tiềm Thuốc Bắc Vừa Ngon Mà Bổ Dưỡng Tại Nhà
1kg xương cổ heo
5 cái đùi vịt
1 gói thuốc bắc
30g nấm đông cô khô
10g la hán quả
50g củ hành tím
40g gừng
40g củ riềng
100g sả
500g cải bó xôi
15ml rượu gạo
Vắt mì trứng tùy thích
Gia vị: Muối, hắc xì dầu, dầu ăn, đường phèn, dầu hào, hạt nêm
Để mua được thịt vịt và biết cách chọn thịt vịt ngon, bạn lưu ý phần dưới cánh vịt có dấu chấm đỏ, bị phồng và có màu đen bao quanh hay không. nếu có thì đừng mua bởi vịt bị tiêm thuốc, còn nhìn thấy da căng mọng là con vịt bị bơm nước.
Nếu bạn mua vịt sống, bạn chọn con vịt có lông đầy đủ, phần ức tròn, da bụng và da cổ phải dày, thử đan chéo hai cánh được hay không, nếu được thì mua con vịt đó.
Tránh mua vịt mỏ to hay mỏ nhỏ, cứng vì vịt có mỏ nhỏ là vịt non, vịt già có mỏ to, ưu tiên mua vịt đực hơn vịt cái do chất thịt của vịt đực ngon hơn.
Advertisement
Đối với vịt đã làm sẵn, bạn lựa con vừa mới mổ, da màu vàng không quá đậm, ấn vào còn giữ được độ đàn hồi, ấn vào thấy biến dạng thì không nên chọn.
Bước 1 Sơ chế nguyên liệuĐầu tiên, bạn rửa sạch xương cổ heo với nước muối loãng, sau đó đem đi luộc 10 phút cho bớt cặn và chất dơ thì vớt ra. Bắc thêm 1 nồi nước lên bếp và cho xương cổ heo vào ninh trong 2 tiếng.
Đùi vịt thì bạn đem rửa sơ với nước rồi ướp với gừng và rượu gạo trong 30 phút, sau đó đem đi rửa lại với nước, quết xì dầu lên bề mặt da. Sà bạn đập dập cắt khúc, hành tím bóc vỏ rửa sạch, riềng cũng cạo vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
Bước 2 Chiên đùi vịtTiếp đến, bạn cho sả, hành tím, riềng vào nồi xương hầm, bắc lên 1 cái chảo cho dầu ăn vào vừa đủ, dầu sôi thì thả đùi vịt vào chiên cho giòn mới vớt ra.
Bạn bắc thêm 1 nồi nước, cho đùi vịt vừa chiên vào trần trong 5 phútđể vịt bớt dầu, thịt vịt được săn chắc, qua 5 phút vớt ra để ráo nước.
Bước 3 Nấu vịt tiềmBạn thả đùi vịt đã chần với nước sôi vào nồi hầm xương ban đầu, sau đó cho nấm đông cô, thuốc bắc vào ninh khoảng 25 phút thì cắt đôi la hán quả thả vào, nêm vào 20g muối, 50g đường phèn, 50g dầu hào, 20g bột ngọt rồi tiếp tục ninh thêm 25 phút nữa.
Trong lúc ninh, bạn nhớ vớt bọt và dùng vá ép nát la hán quả cho nó tiết ra chất ngọt làm món vịt tiềm thêm phần đậm đà và thơm ngon, nồi vịt tiềm cần được ninh trong 2 tiếng.
Bạn bắc thêm 1 nồi nước nữa, luộc sơ 500g cải bó xôi và 2 vắt mì trứng tùy thích. Qua 2 tiếng là nồi thịt vịt đã hoàn thành có thể don ra và thưởng thức.
Bước 4 Thành phẩmBạn lần lượt cho mì trụng, cải bó xôi ra tô, rồi chan nước dùng vào cuối cùng là phần thịt gà tiềm là có thể thưởng thức.
Món vịt tiềm thuốc bắc có vị đậm đà, thơm phức, thoang thoảng hương thuốc bắc, nước dùng xương bắt vị, thịt đùi vịt chín mềm, dễ ăn. Dùng món này với mì trứng và cải bó xôi, hoặc dùng không như canh đều được.
3 Đơn Vị Cung Cấp Dịch Vụ Mai Táng Thú Cưng Tốt Nhất Tại Hà Nội
Dịch vụ mai táng – Bệnh viện thú y Hà Nội
Hỏa táng thú cưng là hình thức mai táng thú cưng được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Khi bạn nhỏ không may bị chết đi “nghĩa tử là nghĩa tận” thì là một cô chủ hay ông chủ ta nên hỏa táng cho thú cưng một cách tử tể, nghĩa tình, đàng hoàng nhất, trên hết là ý thức bảo vệ môi trường và tính nhân văn cao cả.
Với phương trâm, làm mai táng cho các em thú cưng không chỉ đơn giản là cho vào thùng rồi mang đi hỏa thiêu. Tại đây, dịch vụ mai táng được các nhân viên chuyên nghiệp, tận tình và có trách nhiệm thực hiện. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, lễ mai táng thú cưng của bạn sẽ được tiến hành theo đúng nghi lễ tâm linh để những con vật nuôi yêu quý của bạn có thể ra đi nhẹ nhàng, sạch sẽ và đẹp nhất.
Ngoài ra, nếu như vật nuôi của bạn có kích thước lớn, bạn không tự mình vận chuyển được, Bệnh viện thú y Hà Nội sẽ giúp bạn. Khi quá trình hoả táng được hoàn tất, tro cốt của vật nuôi sẽ được đựng trong lọ cẩn thận và trao tận tay cho chủ nhân, bạn có thể tuỳ ý thuỷ táng tại ao, sông hay mang về nhà lưu giữ.
Chi phí mai táng được tính dựa trên khối lượng vật nuôi, khoảng 800.000VNĐ – 900.000 VNĐ cho những vật nuôi 6 – 8kg
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 74 Trường Trinh, Hà Nội
Số điện thoại: 098 590 87 09
Dịch vụ mai tang thú cưng – Burial & Cremation DreampetDịch vụ mai táng – Bệnh viện thú y Hà Nội
Dịch vụ mai tang thú cưng – Burial & Cremation Dreampet được thực hiện tại khu đất gần Thiên đường Bảo Sơn. Khu đất này rộng 3000 mét vuông, xung quanh có bố trí cây xanh rất râm mát và thoáng đoãng. Tại đây luôn có nhân viên trông nom, bảo vệ và chăm sóc.
Bạn muốn thú cưng của mình được mai táng théo hình thức nào? Burial & Cremation Dreampet cung cấp cả hai loại dịch vụ mai táng là chôn cất và hỏa thiêu.
Hình thức chôn cất:
Các nghĩa trang dành cho thú cưng mang đến một nơi yên tĩnh và đảm bảo cho thú cưng của bạn.
Chi phí không quá cao cho một lần chôn cất mai táng
Tuy nhiên, việc chôn cất dễ gây ô nhiễm môi trường và bạn phải ra nghĩa trang để thăm vật nuôi của mình.
Con vật cưng của bạn phải được chôn đủ sâu để ngăn không cho động vật hoang dã đến đào bới.
Hình thức hoả táng:
Hỏa táng tránh ô nhiễm môi trường và nguồn nước sinh hoạt xung quang
Có vật nuôi của bạn được hỏa táng không có nghĩa là bạn không thể có một ngôi mộ cho chúng. Bạn có thể lấy tro cốt của thú cưng về và làm một ngôi mộ tưởng niệm tại nhà.
Tuy nhiên, việc hỏa táng khá tốn kém về mặt kinh tế
Quy trình mai táng
Quý khách hàng đến trực tiếp Bệnh viện thú cảnh Dreampet hoặc liên hệ qua hotline để chọn và thống nhất thời gian tiến hành hỏa táng.
Quý khách hàng có hai lựa chọn. Hoặc là Dreampet đến tận nhà nhận thi thể bé cưng. Hoặc là gia chủ chủ động mang em ấy đến 1 trong hai cơ sở của bệnh viện là số 44, lô B1, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai và số 1254 Đường Láng. Lưu ý, gia chủ nên gói thi thể thú cưng trong vải mềm rồi cho vào hộp giấy hoặc hộp xốp trước khi di chuyển để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thi thể của pet yêu.
Nhân viên của bệnh viện thú cảnh Dreampet sẽ tiếp nhận, đồng thời ghi biên lai mai táng cho thú cưng.
Nhân viên chuyên phụ trách dịch vụ mai táng nhận biên lai rồi đưa thú cưng đến khu vực mai táng.
Thực hiện mai táng cho chó mèo theo đúng quy trình, quy định đã đặt ra.
Gọi điện cho quý khách hàng thông báo. Dreampet sẽ gửi kèm cả ảnh chụp nếu khách hàng yêu cầu.
Bệnh viện thú y Dreampet có lò hỏa táng riêng cho vật nuôi. Sau khi thú cưng của bạn được hoả táng, bạn có thể lấy tro vật nuôi để làm một ngôi mộ tưởng niệm tại nhà mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và giữ cho thú cưng luôn bên bạn.
Chi phí mai táng: Được tính dựa trên khối lượng vật nuôi, vật nuôi càng lớn thì chi phí càng cao.
Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 1254, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội I Cơ sở 2: Số 44, Lô B1, Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0243.5561.999 – 0901.203.999
Dịch vụ mai tang thú cưng – Burial & Cremation Dreampet
Dịch vụ mai táng – Bảo Sinh ViênBạn hay bạn bè của bạn đã từng lâm vào cảnh khó xử khi thú cưng chết, chuyện hậu sự phải xử lý sao cho có tình, có nghĩa mà không gây ô nhiễm môi trường, cũng không thể để thú cưng làm mồi trong các quán nhậu? Có một cách toàn vẹn đôi đường đó chính là đem thú cưng đi hỏa táng tại Bảo Sinh Viên tro cốt sau khi hỏa táng bạn có thể đem về chôn, hoặc gửi lại Bảo Sinh Viên để thú cưng luôn được hương khói.
Tại đây, thú cưng của bạn sẽ được mai táng theo nguyên tắc nghi thức Phật giáo nhằm mục đích đơn giản, gọn gàng, ít tốn kém, không theo tập tục mê tín của thế gian.
Đơn giản, để biểu thị lòng thương xót nhớ thương.
Trang nghiêm, để biểu thị chân thành yêu mến.
Loại bỏ những phong tục tập quán không hợp với Pháp của Phật và không có ý nghĩa để tránh sự tuyên truyền mê tín.
Tại Bảo Sinh viên có 3 phương thức mai táng cho thú cưng:
Hỏa táng: Sau lễ cầu siêu diễn ra khoảng 15 phút, thú cưng sẽ được đưa đến lò hỏa táng, việc hỏa táng theo đúng phong tục, lễ nghi của đạo Phật với sự hòa hợp của nước, lửa và đất.
Địa táng: Tro cốt được chôn cất dưới đất, sau khi đã qua hỏa táng.
Mộ tầng táng: Thú cưng sau khi hỏa thiêu sẽ được đựng tro cốt trong lọ đem lưu mộ tầng kèm di ảnh.
Mọi thú cưng trước khi hỏa táng sẽ được tiến hành đầy đủ các nghi lễ như: Nhập quan, niệm chú, cầu siêu… Và sau 3 năm nghĩa trang tiến hành cải táng. Chủ của thú cưng có thể tiến hành mang tro cốt về hoặc thủy táng tại ao Phật ngay trong nghĩa trang.
Chi phí mai táng:
Giá dịch vụ chôn cất địa táng dành cho thú cưng dao động từ 7 đến 8 triệu
Hỏa táng khoảng 3-4 triệu đồng.
Chi phí này là trọn gói cho tất cả các chi phí đặt bia mộ và công chăm sóc, trông coi nghĩa trang, cầu siêu…
Địa điểm: Số 30 Ngõ 167 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 093 666 30 20
Dịch vụ mai táng – Bảo Sinh Viên
Việc mai táng thú cưng không chỉ thể hiện tính nhân văn mà nó còn giúp bảo vệ môi trường. Mong rằng những gợi ý trên của chúng mình sẽ giúp bạn chọn được nơi an nghỉ cuối cùng cho thú cưng của mình.
Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Minh
Từ khoá: 3 Đơn vị cung cấp dịch vụ mai táng thú cưng tốt nhất tại Hà Nội
Cách Làm Kem Chuối Tại Nhà Ngon Rẻ
Tự tay chế biến những món ăn ngon cho gia đình và bạn bè vào những ngày đặc biệt quả thật là điều hạnh phúc khó tả đúng không nào?!
Những món ăn dinh dưỡng hoặc thậm chí chỉ để làm bữa xế do chính bạn chế biến cũng đủ để khiến cho các mối quan hệ xung quanh trở nên tươi vui hơn, y nghĩa hơn rồi đúng không nào?!
Trong bài viết này, mọi cách chế biến, chuẩn bị nguyên liệu hoặc bảo quản sẽ được chia sẻ một cách chi tiết nhằm giúp bạn có thể chia sẻ niềm vui đến với mọi người.
Kem chuối là món ăn chơi đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu. Trải qua nhiều thời gian của cuộc sống, hiện nay món ăn tinh thần này có rất nhiều biến thể mới và cách chế biến vô cùng đa dạng.
Trong những món ăn chơi của Việt Nam thì làm kem chuối khá đơn giản vì dễ thực hiện và có thể phối với nhiều loại trái cây khác nhau để tăng thêm khẩu vị thơm ngon.
Chuối chính là “linh hồn” của món ăn vặt siêu dinh dưỡng này và đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt chính là hệ tiêu hóa.
Ngoài chuối thì nước cốt dừa chính là điều rất cần thiết để cây kem chuối tăng thêm phần hấp dẫn bởi sự béo ngậy và thơm ngọt của cốt dừa tươi và chuối.
Đặc biệt, sữa đặc và đậu phộng là những thành phần không thể thiếu từ khi kem chuối xuất hiện tại Việt Nam nên cũng sẽ không thể thiếu nếu bạn muốn hưởng thụ chuẩn hương vị.
Cụ thể về số lượng được nhiều người thực hiện như sau:
● Chuối 3 trái
● Bột năng 15 gr
● Nước cốt dừa đóng lon 300 ml
● Sữa tươi không đường 150 ml
● Sữa đặc 50 ml
● Đường 15 gr
● Đậu phộng 50 gr
● Cơm dừa khô hoặc dừa nạo sợi 50 gr
● Bột vani 5 gr
Để làm được loại kem chuối thơm ngon thì bạn cần phải thực hiện lựa chọn loại chuối phù hợp với khẩu vị và sơ chế một số nguyên liệu cần thiết.
Chuối để chọn làm kem thường là chuối sứ và bạn tuyệt đối không nên chọn quả còn quá xanh hoặc chín già vì sẽ làm món ăn không ngon được như mong đợi.
Chuối sau khi mua về thì lột sạch vỏ và hạt, tiếp đến bỏ vô khuôn hoặc bi ni lông bạn để tạo hình cho món ngon bạn dùng.
Nước cốt dừa sẽ là bước khá quan trọng để làm nên một cây kem chuối béo ngậy và dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo các công thức đang được chia sẻ trên mạng hiện nay.
● Bước 1: Làm hỗn hợp nước cốt dừa
Đầu tiên, bạn cho hỗn hợp nước lọc, nước cốt dừa, đường, bột năng và một ít muối vào khuấy đều lên. Bắc nồi lên bếp, tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi và sánh mịn thì tắt lửa.
● Bước 2: Rang đậu phộng
Đậu phộng sau khi mua về cho lên chảo rang với lửa nhỏ, đảo đậu phộng cho chín đều. Sau khi chín thì bạn dùng tay bóp nhẹ và bóc sạch vỏ, rồi dùng chày đập dập.
● Bước 3: Chuẩn bị túi bóng kín và chuối
Để kem chuối thơm ngon thì bạn nên mua loại chuối sứ, không nên lựa chọn quả xanh hoặc quá chín, mà nên lựa quả vừa chín tới là ngon nhất. Chuối sau khi mua về để nguyên quả và lột sạch vỏ.
Bạn dùng một chiếc kéo cắt một bên túi bóng kín để làm kem chuối.
● Bước 4: Cách làm kem chuối
Bạn cho một quả chuối vào túi bóng kín, rồi dùng dao bản to hoặc thớt sạch ép mỏng. Tiếp theo, cho một muỗng nước cốt dừa và rắc đậu phộng lên mặt chuối, dùng tay ép nhẹ để các nguyên liệu trải đều trên mặt chuối. Bạn trở mặt chuối lại, cũng làm tương tự như trên.
Sau khi đã hoàn thành, bạn cho kem chuối vào tủ lạnh đông đá là có thể thưởng thức.
Ngoài công thức làm kem chuối truyền thống, bạn có thể biến tấu món ăn này với máy xay sinh tố cũng ngon không kém. Cũng với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, bạn đã có ngay một ly kem chuối hấp dẫn, sánh mịn cho cả nhà.
● Bước 1: Trước hết bạn bóc sạch vỏ chuối rồi thái thành các khoanh tròn nhỏ.
● Bước 2: Bạn cho phần chuối đã sơ chế vào bọc nilon rồi cho vào ngăn đá khoảng 4 tiếng. Điều này sẽ khiến chuối xốp và mịn hơn.
● Bước 3: Lấy chuối ra, cho vào máy xay sinh tố cùng với đường, sữa, vani, nước cốt chanh. Tùy vào khẩu vị bạn có thể cho đường sữa tùy ý. Sau đó, bấm nút cho máy xay nhuyễn, bạn sẽ có được hỗn hợp chuối xay mịn và dẻo.
● Bước 4: Bạn cho phần hỗn hợp chuối vào hộp, tiếp tục bỏ vào ngăn đá đông lạnh khoảng 3 tiếng là có thể dùng được. Bạn múc kem chuối ra ly, có thể rắc thêm ít đậu phộng, dừa thái mỏng hoặc mít là có thể thưởng thức.
Nguyên liệu làm kem chuối hộp gồm: 7 quả chuối tây chín; 1 hộp nước cốt dừa; 1/2 hộp sữa đặc có đường; 2gr dừa nạo; 1,5g lạc (đậu phộng) đã rang; 1 hộp sữa chua không đường; 1 hộp hoặc túi sữa tươi không đường.
● Bước 1: Chuối cắt lát, dọc/ ngang tùy sở thích. Lạc (đậu phộng) có thể dã ra 1 chút để dễ ăn hơn.
● Bước 3: Rửa sạch khay hoặc hộp đựng kem. Sau đó xếp 1 lớp dừa nạo, 1 lớp chuối, 1 lớp kem cứ thế cho đến đầy khay rồi rắc lạc và dừa nạo lên trên. Bạn có thể điều chỉnh lượng kem và chuối tùy theo sở thích của mình.
● Bước 4: Trộn hỗn hợp sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa vào tô lớn, khuấy đều cho tan hỗn hợp. Sau đó từ từ rót hỗn hợp sữa vào hộp chuối đã xếp sẵn. Lắc nhẹ cho sữa ngấm đều đến khi xăm xắp phần chuối, vỗ nhẹ 2 bên hộp 1 lần nữa cho nguyên liệu dàn đều.
● Bước 5: Đóng nắp hộp kín và cho vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm là hôm sau cả nhà đã có món kem mát lạnh để thưởng thức rồi.
# Chuẩn bị nguyên liệu làm kem chuối mít
Với cách làm kem chuối mít lạ miệng này, bạn cần chuẩn bị sẵn một nguyên liệu như sau:
● 6 quả chuối chín (Không nên chọn chuối chín quá kỹ hoặc chưa chín tới sẽ làm mất đi độ dai, dẻo và thơm của kem.
● 180g mít chín vàng thơm, tươi ngon (Bạn có thể chọn mít thái chín cây để tăng thêm độ giòn khi thưởng thức)
● 150 gram dừa bào sợi (Chọn dừa già, bào thành sợi mỏng)
● 1/2 hộp sữa đặc có đường
● 400 ml nước cốt dừa
● 2 hũ sữa chua
● 1 muỗng canh đường cát trắng
● 100 gram đậu phộng rang giã dập
● 3 thìa bột năng
● 1/3 muỗng cà phê muối.
# Thực hiện làm kem chuối mít dừa
● Bước 1: Sơ chế các loại quả, hạt
Chuối sứ sau khi bóc sạch vỏ, cắt làm đôi hoặc làm tư.
Dừa lấy phần dừa già bạn đã chuẩn bị rửa sạch, để ráo, sau đó tạo thành những sợi bông nhỏ. Đậu phộng rang chín, bỏ vỏ, giã dập.
Còn với nguyên liệu mít: bạn lấy phần thịt của mít, bỏ hạt và dùng thái thành những sợi dài. Sau khi sơ chế xong, bạn cho tất cả loại quả, hạt trên vào túi hoặc hộp có nắp đậy, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
● Bước 2: Nấu hỗn hợp nước cốt dừa
Sau khi hỗn hợp nước cốt dừa đã sôi, bạn cho bột năng (bột năng đã được hòa tan với nước) + 2 hũ sữa chua đã hết lạnh vào nồi và khuấy thật đều tay cho các nguyên liệu tan hết, không bị vón cục. Khi cảm thấy hỗn hợp mịn, hơi sánh thì bạn tắt bếp.
● Bước 3: Cách làm kem chuối mít ngon
Bạn lấy phần nguyên liệu hoa quả trong tủ lạnh ra. Sau đó sử dụng khay hoặc hộp nhựa để đựng kem. Bạn lần lượt xếp theo thứ tự: Một lớp chuối, sau đó một lớp mít, một lớp dừa bào sợi và đổ hỗn hợp nước cốt dừa lên và lại tiếp tục một lớp chuối, mít, dừa, hỗn hợp nước cốt dừa, cứ như thế cho đến khi hết nguyên liệu. Cuối cùng, bạn rắc thêm lớp mít, dừa, đậu phộng lên bề mặt.
Không chỉ có thể phối hợp với mít, kem chuối còn có thể mix với nhiều loại trái cây dinh dưỡng khác để giúp việc ăn vặt vẫn đảm bảo được sức khỏe của bạn.
Giữa cái nắng nóng oi bức của mùa hè, có rất nhiều loại nước uống hay những món quà vặt mát lạnh giúp làm mọi người thấy dễ chịu hơn đôi chút.
Trong đó không thể không kể đến vị cứu tinh ngọt ngào chính là những cây kem mát lạnh, với sự đa dạng và sức sáng tạo của con người vô vàn các loại kem đã ra đời.
# Nguyên liệu để làm kem chuối hộp trái cây
● 200 ml nước cốt dừa.
● 1 muỗng cafe bột năng.
● 220ml sữa tươi không đường.
● 3 muỗng canh sữa đặc, 2 hũ sữa chua không đường hoặc có đường.
● 8 trái chuối.
● 300gr mít.
● 1 trái bơ.
● 100g dừa non.
● 100g đậu phộng.
● Muối, đường.
● Dụng cụ: hộp làm kem.
# Cách làm kem chuối hộp trái cây
Khi sôi thì cho bột năng đã hòa tan sẵn vào đến khi sền sệt, để hơi nguội tí thì cho 220ml sữa tươi không đường vào (tăng giảm lượng đường và sữa đặc tuỳ thuộc vào mọi người thích ăn ngọt hay ít ngọt).
Để hỗn hợp hơi nguội thì tiếp đến cho 2 hũ sữa chua vào và khuấy đều.
Bơ lột vỏ cắt miếng mỏng. Mít thái sợi dài.
Chuối lột vỏ, cắt lát dọc theo quả chuối.
Dừa non mình thái sợi dài.
Đậu phộng rang vàng, chờ nguội bóc vỏ rồi giã dập.
Đợi hỗn hợp nước cốt dừa nguội thì cho 1 lớp nước cốt dừa vào hộp trước rồi xếp 1 lớp chuối, rắc đậu phộng và dừa sợi lên trên.
Tiếp tục đổ nước cốt dừa và 1 lớp trái cây mix lên trên. Làm cho đến khi hết nguyên liệu.
Cuối cùng là đậy nắp hộp lại, đặt vào tủ lạnh và chờ kem đông cứng lại. Khi thưởng thức dùng dao cắt từng miếng nhỏ là được.
Lá dứa là một trong những nguyên liệu thiên nhiên thường góp phần làm món ăn người Việt trở nên sinh động và thơm ngon hơn nhờ vào công dụng đặc biệt.
Cụ thể, loại lá này sẽ giúp làm màu thực phẩm vô cùng an toàn và tốt cho cơ thể, giúp món ăn của chúng ta trở nên độc đáo và bắt mắt hơn rất nhiều.
Nếu bạn thấy chán màu sắc nhợt nhạt của cây kem chuối truyền thống thì có thể sử dụng thêm một chút nước màu của lá dứa để biến hóa chúng thành món ăn độc đáo hơn rất nhiều.
Điểm nhấn đặc biệt của món kem này không ai xứng đáng hơn ngoài hương thơm đặc trưng của lá dứa, kế đến là chuối và mít ngọt thanh kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, thêm 1 ít đậu phộng giòn càng tăng độ hấp dẫn của món kem lên bội phần.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm, cách làm siêu đơn giản, ngay tại nhà bạn có thể tự làm ra những chiếc que kem ngon mát cho cả nhà cùng giải khát trong những ngày hè nóng bức.
# Nguyên liệu làm kem chuối cacao
● 3 quả chuối chín.
● 4-5gr bột cacao.
● 50gr sữa đặc.
● 200gr sữa chua có đường.
● Khuôn kem que.
# Cách làm kem chuối cacao tại nhà
● Bước 1: Chọn chuối
Chuối nên chọn chuối đã chín sẽ có độ ngọt, bạn có thể sử dụng chuối tây hoặc chuối tiêu đều được.
● Bước 2: Cắt chuối
Bóc sạch vỏ chuối rồi đem cắt miếng vừa nhỏ cho dễ xay.
● Bước 3: Xay chuối
Cho chuối vào máy xay sinh tố cùng với bột cacao, sữa đặc. Lưu ý: lượng sữa đặc bạn có thể tăng hoặc giảm tùy theo khẩu vị gia đình.
Đậy nắp máy xay và xay cho hỗn hợp thật nhuyễn mịn là được.
● Bước 4: Đổ khuôn
Rót hỗn hợp kem chuối vừa xay vào khoảng 1/3 khuôn kem rồi đem cất ngăn đá 40 phút cho kem hơi đông lại.
Sau 40 phút bạn múc sữa chua đổ đầy 2/3 khuôn kem rồi cắm que kem lên, đem cất ngăn đá 30 phút thì lấy ra và đổ hỗn hợp kem chuối cacao lên trên cho đầy khuôn.
Như vậy chúng ta đã có những chiếc kem que 3 tầng, đem cất hộp kem trong ngăn đá tủ lạnh thêm 5-6 tiếng nữa cho kem đông cứng.
Khi ăn bạn lấy kem rút ra khỏi khuôn và thưởng thức, kem sữa chua chuối cacao mát lạnh mềm mịn mà không bị đá dăm, vị ngọt vừa phải, thơm mùi cacao và vị béo của sữa chua ngon tuyệt hảo.
Kem chuối để được bao lâu là câu hỏi thường trực của bất kì ai đã, đang và sẽ thực hiện món ăn này. Vậy thời gian bảo quản lý tưởng cho món kem chuối khoảng bao nhiêu ngày?
Các món ăn thực hiện tại nhà không có thông tin chi tiết về hạn sử dụng như các thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, để đồ ăn không mất chất dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm ngon, bạn không nên để quá lâu.
Kem chuối để được bao lâu, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Bạn không nên để kem chuối quá 1 tuần vì chuối để lâu sẽ biến chất. Dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong ngăn đá tủ lạnh nhưng chất dinh dưỡng trong chuối vẫn bị thay đổi.
Tốt nhất, bạn không nên làm quá nhiều kem chuối trong một lần thực hiện. Làm đủ số lượng cho cả gia đình ăn trong 2 – 3 ngày là hợp lý nhất. Vì thế, hãy tính toán nguyên liệu làm kem chuối cần chuẩn bị sao cho hợp lý nhất.
Đây cũng chính là lý do mà ngay từ đầu bài đã khuyên bạn chỉ nên sử dụng trái chuối sứ chín tới để đảm bảo mọi dinh dưỡng còn lại bên trong kem sau khi chế biến vẫn sẽ phục vụ tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Để góp phần tăng thêm sự thú vị trong việc làm kem chuối tại nhà đơn giản mà dinh dưỡng, xin phép giới thiệu đến bạn một số sản phẩm máy làm kem chính hãng.
Là một trong những website chuyên thực hiện so sánh giá rẻ uy tín nhất, sẽ giúp bạn chọn mua được sản phẩm chính hãng một cách vô cùng hiệu quả.
Đặc biệt, một số loại máy làm kem hiện nay còn sở hữu nhiều tính năng thông minh khác, giúp bạn có thể chế biến nhiều thực phẩm mát lạnh khác nhau.
“Gà Trống” Nuôi 5 Con Vào Đại Học
Vợ mất, một mình ông Lê Kế Khôi lặng thầm nuôi 6 người con, đến nay có 5 người vào đại học, 3 trong số đó đã ra trường, có việc làm ổn định.
Ở tuổi 57, ông Lê Kế Khôi (thôn Tân Mỹ, xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trông vẫn lực lưỡng như thanh niên mà như lời ông nói, nếu trời không cho sức khỏe, ông không thể vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn để nuôi con ăn học.
Ông Lê Kế Khôi luôn tự hào về thành tích học tập của các con
Năm 1986, ông Khôi lấy vợ rồi lần lượt sinh 6 người con (4 gái, 2 trai). Vợ chồng làm lụng, gầy dựng một trang trại với 150 con heo để lo cho các con ăn học và cất ngôi nhà khang trang. Năm 2005, vợ ông đột ngột qua đời do tai nạn giao thông, lúc đó con gái lớn đang học lớp 12, đứa nhỏ nhất vẫn còn ẵm ngửa. Một mình xoay xở chăm sóc và nuôi đàn con nhỏ đang tuổi ăn học, với ông, thật không dễ dàng.
“Khi bà ấy mất, nhiều người khuyên cho mấy đứa con gái lớn nghỉ học để phụ tôi lo kinh tế gia đình vì con gái chỉ cần có cái chữ buôn bán là được rồi. Tôi lại nghĩ khác. Ở cái đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này nếu không học hành thì suốt đời khổ” – ông Khôi bộc bạch.
Ông Khôi vay ngân hàng để tiếp tục nuôi heo, có tiền lo cho các con ăn học. Hằng ngày, ông thức dậy từ 3 giờ sáng, vừa nấu cơm cho các con vừa nấu thức ăn cho đàn heo. Khi các con đi học, ông lại ra đồng. Trưa đến, ông về nhà nấu cơm cho các con rồi lại quần quật ngoài đồng trồng lúa, trồng rau, nuôi heo. Ông cứ xoay như chong chóng chỉ với một suy nghĩ làm sao kiếm được tiền lo cho con ăn học. “Lúc đó, tôi không có thời gian để đau buồn hay nghĩ đến việc khác. Tôi chỉ biết cố gắng và luôn nghĩ làm sao để trở thành một ngọn đuốc cho các con đi theo” – ông Khôi hồi tưởng.
Không phụ lòng mong mỏi của cha, 4 người con đầu đều đỗ vào các trường đại học ở TP HCM: Lê Thị Kim Xuyến – SN 1987, tốt nghiệp Khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn rồi học thạc sĩ ở Singapore – hiện làm trong lĩnh vực PR; Lê Thị Minh Hòa – SN 1988, tốt nghiệp Khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương – hiện làm trong lĩnh vực đối ngoại; Lê Thị Vĩnh Trinh – SN 1990, tốt nghiệp Khoa Sinh học phân tử công nghệ gien Trường ĐH Khoa học tự nhiên – hiện làm cho tập đoàn công nghệ cao của Pháp ở TP HCM; Lê Thị Kim Ngọc, SN 1995, hiện học ngành thống kê Trường ĐH Kinh tế TP HCM; Lê Kế Hậu, SN 1997, vừa đậu vào ngành y đa khoa ĐH Y Dược Huế và Lê Kế Hiền, SN 1999, 10 năm liền là học sinh giỏi.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Khôi ít nói về những khó khăn đã qua, thay vào đó, ông tỏ ra rất tự hào về thành tích học tập của các con. Ông dành một góc trang trọng trong nhà để treo giấy khen của các con, số còn lại ông bọc trong túi ni-lông cất giữ cẩn thận.
“Các con tôi đã nỗ lực rất nhiều để đạt được kết quả học tập như vậy. Thương cha ở quê vất vả, trong quá trình học đại học, các con tranh thủ thời gian đi làm thêm để trang trải các chi phí. Với tôi, được nhìn thấy các con trưởng thành, sống có ích thì không có gì hạnh phúc bằng” – ông Khôi tự hào nói.
Theo nld
Hướng Dẫn Bạn Cách Làm Dầu Dừa Tại Nhà
CГЎch lГ m dбє§u dб»«a tбєЎi nhГ
1. Dầu dừaHiện nay có 2 loại dầu dừa được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất đó chính là dầu dừa nóng và dầu dừa lạnh. Dầu dừa nóng áp dụng phương pháp dùng nhiệt tách nước ra khỏi dầu. Dầu dừa có màu vàng có mùi hơi nồng hoặc hắt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sản xuất với số lượng nhỏ và dầu dừa khi chiết xuất xong vẫn còn lẫn tạp chất nên thời gian bảo quản ngắn.
Dầu dừa lạnh áp dụng phương pháp dùng hơi lạnh tách nước ra khỏi dầu. Dầu dừa có màu trắng trong và có mùi thơm dịu nhẹ. Phương pháp này có thể được sản xuất với số lượng lớn, dầu dừa tách chiết là dầu tinh khiết nên bảo quản được lâu và có giá trị dinh dưỡng cao.
2. Cách làm dầu dừa nóngChuẩn bị
Dừa khô
Nước sôi
Máy xay sinh tố
Hũ thủy tinh đựng dầu dừa
Rây lọc nước cốt dừa
Cách làm dầu dừa nóng
Cách làm
Xay cơm dừa
Bạn thái nhỏ cơm dừa và cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước sôi theo tỉ lệ 1 quả dừa: 2 bát nước. Không để hỗn hợp ngập quá 1/2 máy xay, nếu làm nhiều bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần để xay. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng cơm dừa xay sẵn nếu tìm được địa chỉ uy tín đảm bảo chất lượng.
Lọc nước cốt
Bạn dùng một tấm vải thưa trải căng lên một cái tô. Sau đó, cho hỗn hợp đã xay nhuyễn lên tấm vải để dầu dừa nhỏ vào tô. Bạn nên dùng que đè lên hoặc trực tiếp vắt bằng tay để lấy được tất cả nước cốt.
Đun nước cốt dừa
Tiếp theo bạn cho nước cốt vào nồi và nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi dung dịch sôi và bắt đầu bay hơi. Khi lớp cặn ngả màu nâu và dầu dừa trở nên trong suốt là được. Thời gian đun sôi nước cốt cho đến khi dầu dừa trong lại có thể mất khoảng 1 giờ, nhưng còn tùy thuộc vào số lượng nấu. Bạn hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để nước cốt không bị cháy khét.
Lọc dầu dừa
Sau khi nấu dầu dừa cho trong lại, bạn loại bỏ phần cặn phía trên bằng rây lọc, vậy là bạn đã hoàn thành cách làm dầu dừa nóng, sau đó bạn chỉ cần để dầu dừa nguội và cất vào hũ dùng dần.
3. Cách làm dầu dừa lạnhChuẩn bị
Dừa bạn nên chọn quả già, có vỏ màu nâu
Máy xay sinh tố
Hũ thủy tinh đựng dầu dừa
Đồ nạo cơm và rây lọc nước cốt dừa
Cách làm dầu dừa lạnh
Cách làm
Lấy cơm dừa
Bạn bổ đôi quả dừa, sau đó dùng đồ nạo dừa để nạo lấy cơm dừa. Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa thành các miếng nhỏ.
Xay và lọc nước cốt
Tiếp theo bạn cho cơm dừa vào máy xay, thêm một ít nước và xay ở chế độ trung bình cho đến khi tạo được hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn.
Sau đó, dùng các túi lọc chuyên dụng, đồ lọc cà phê hoặc đơn giản là một miếng vải mỏng sạch để vắt và lọc lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay cho vào hũ đựng. Bạn nhớ vắt mạnh tay để không bỏ sót nước cốt.
Thu dầu dừa nguyên chất
Bạn nên để yên hũ nước cốt dừa ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp trong vòng 1 ngày. Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới.
Bạn chỉ cần hớt phần váng bỏ đi là đã hoàn thành cách làm dầu dừa tại nhà và thu được sản phẩm dầu dừa vừa an toàn vừa chất lượng. Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể để hũ nước cốt đó vào tủ lạnh. Còn nếu bạn không thích đông lạnh bạn có thể để hũ trong nhiệt độ phòng bình thường.
Topcachlam
Đăng bởi: Thảo Tô
Từ khoá: Hướng dẫn bạn cách làm dầu dừa tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Vịt Con Làm Thú Cưng Tại Nhà trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!