Xu Hướng 10/2023 # Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Kiến Trúc Độc Đáo Nhà Thờ Gỗ Ở Kon Tum # Top 13 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Kiến Trúc Độc Đáo Nhà Thờ Gỗ Ở Kon Tum # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Kiến Trúc Độc Đáo Nhà Thờ Gỗ Ở Kon Tum được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nằm lọt thỏm giữa rừng cao nguyên bạt ngàn, ngôi nhà thờ gỗ Kon Tum là niềm tự hào của người dân địa phương và là điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất của thành phố Kon Tum.

Nhà thờ gỗ Kon Tum – báu vật của núi rừng Tây Nguyên. Độc đáo kiến trúc nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum hay nhà thờ gỗ Kon Tum là một nhà thờ Công giáo có vẻ đẹp kiến trúc độc đáo đã tồn tại gần trăm năm nằm trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Kon Tum, do các linh mục người Pháp Giuse Decrouille khởi xướng xây dựng năm 1913 và hoàn thành vào năm 1918 được đưa vào sử dụng cho đến nay.

Nhà thờ gỗ Kon Tum có màu nâu ấm áp cao sừng sững trên nền trời xanh (Ảnh: tintaynguyen)

Được xem là nhà thờ gỗ đẹp nhất Tây Nguyên, nhà thờ gỗ ở Kon Tum là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Nhà thờ này được coi là biểu tượng của tỉnh Kon Tum, và là điểm du lịch không thể bỏ qua với du khách khi đến với vùng đất đại ngàn.

Nhà thờ gỗ trăm tuổi là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum và luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ và đầy năng động này.

Hành lang lối vào nhà thờ, phần mái mang lối kiến trúc những mái nhà rông của người Ba Na. (Ảnh: Baomoi)

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một “đại công trình” khép kín có diện tích lên đến 700m2 gồm: giáo đường, nhà khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm… của đồng bào dân tộc.

Nhà thờ còn được làm hoàn toàn bằng một loại gỗ đặc trưng địa phương là gỗ cà chít được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh. Các bức tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không dùng bê tông cốt thép và kể cả vôi vữa.

Bên trong tòa thánh đường nhà thờ gỗ (Ảnh: vnexpress)

Mặt tiền nhà thờ gỗ trăm tuổi được chia thành bốn tầng cao 24 mét, gồm bốn cột chính cao 12 mét chạy dài từ mặt tiền đến phòng áo và hai cột trụ phụ trên các đế đá vững chắc nối kết với nhau thành những vòng cung có sức chịu đựng với thời gian, nâng đỡ cả trọng lượng của tòa thánh đường.

Lưng chừng tháp là bốn ô cửa sổ kính màu hình tròn với nhiều thanh gỗ cong đồng tâm được lắp ghép một cách hoàn hảo tạo cho cửa sổ mang dáng dấp một con mắt nơi chính diện của nhà thờ. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý cao vút, thể hiện sự tôn nghiêm và vĩnh cửu của ngôi thánh đường.

Đỉnh tháp chuông nhà thờ gỗ (Ảnh: Baomoi)

Bên trong nhà thờ gỗ ở Kon Tum có nhiều hàng cột nhỏ được liên kết với nhau bằng các vòng cung gỗ tạo thành hình vòm đỡ các cửa sổ phía trên như ôm trọn những ai vào giữa nhà thờ. Bên trong thánh đường có nhiều khung cửa kính màu vẽ về Chúa, Đức Mẹ, điển tích trong kinh thánh. Các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên, vừa tạo thêm vẻ rực rỡ tráng lệ cho ngôi giáo đường.

Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ gỗ Kon Tum tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu nhưng chính những hoa văn với những đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng đã thể hiện được sắc thái văn hóa, tín ngưỡng và cái khí chất của đồng bào Tây Nguyên.

Nhà thờ là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên (Ảnh: tapchicongthuong)

Những dãy ghế gỗ thẳng tăm tắp bên trong giáo đường góp phần tạo chiều sâu cho không gian nhà thờ thêm trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh mình.

Bên ngoài khuôn viên nhà thờ gỗ có dựng tượng Đức Cha Martial Jannin Phước – vị Giám mục đầu tiên tại Kon Tum và là người có công lớn trong việc truyền đạo ở Tây Nguyên.

Di tích cổ kính giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hơn một thế kỷ vươn mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, ngôi nhà thờ gỗ vẫn vững chãi dưới thời gian không hề bị hư hỏng và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum.

Không chỉ là nơi giáo dân cầu nguyện, nhà thờ gỗ còn là điểm đến nghỉ chân của người dân Kon Tum (Ảnh: Baomoi)

Ngày nay, nhà thờ Chánh tòa Kon Tum thuộc Giáo phận Kon Tum, là một trong 27 giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam và cũng là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên.

Khách du lịch có thể đến thăm nơi này vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhà thờ mở cửa quanh năm cho tất cả mọi người, không kể tôn giáo, vào tất cả các ngày trong tuần trừ buổi tối.

Nếu đến tham quan nhà thờ gỗ Kon Tum vào ngày chủ nhật, du khách sẽ phải đợi đến 9 giờ mới được vào để tránh ảnh hưởng đến buổi lễ của đồng bào Công giáo nơi đây. Nếu đến đúng vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn được chiêm ngưỡng sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa đậu.

Nếu đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp rất nhiều giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ để tham dự ngày lễ. Đó là những ngày nhà thờ náo nhiệt nhất với cảnh mua bán tấp nập. Trong phiên chợ đón Giáng Sinh có rất nhiều sản phẩm thủ công từ các buôn làng đem đến bày bán.

Nhà thờ gỗ là công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Kon Tum (Ảnh: Petrotimes)

Còn nếu đến nhà thờ vào những ngày bình thường, thì du khách sẽ chìm trong không gian tĩnh lặng của giáo đường. Hàng ghế hai bên hông vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầu nguyện, hoặc để cho các em học sinh ôn bài học tập.

Nguyễn Ngân

Đăng bởi: Ngọc Bùi Thị Bích

Từ khoá: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo nhà thờ gỗ ở Kon Tum

Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo Ngôi Đền Bayon

Đền Bayon nằm ở trung tâm và cũng là ngôi đền trung tâm trong quần thể di tích Angkor Thom (du lịch Campuchia). Là ngôi đền có kiến trúc cực kỳ ấn tượng nằm trên đồi núi, có sự quy mô về diện tích cũng như sự đồ sộ trong cách thiết kế kiến trúc Khmer.

Giới thiệu đền Bayon

Ngôi đền gồm có 54 tòa tháp lớn nhỏ, mỗi tháp có điêu khắc khuôn mặt thần Lokesvara biểu tượng cho sự quan sát của thần linh về 4 phía đất nước Campuchia, tháp trung tâm cao nhất 43 met có hình chữ thập như các thư viện phía trong nhưng sau đó được thiết kế lại đầy đủ với hình trụ tròn.

Là viên ngọc kiến trúc Khmer của Vương quốc Campuchia

Tên gọi của ngôi đền Angkor Thom có nghĩa là Kinh thành lớn, là thành phố kinh đô lâu đời, cũng là kinh đô cuối cùng của Vương Quốc Khmer do vua Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12. Đến nay là điểm đến của Campuchia thu hút du khách yêu thích văn hóa, khảo cổ.

Kiến trúc ngôi đền Bayon

Đền Bayon các cổng thành chính Angkor Thom hơn 1 km, khu đền được trang trí chạm khắc đá. Cấu trúc của công trình này gồm ba tầng, tuy nhiên do tác động của thời gian và ngoại cảnh mà nhiều kiến trúc đã bị đổ nát, hao mòn, gạch đá đổ nát ngổn ngang.

Bayon thuộc quần thể di tích Angkor Thom

Hai tầng phía dưới được thiết kế theo hình vuông, điểm nhấn bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được bố trí hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt thần quan sát.

Bức tượng nhiều hướng trong ngôi đền cổ Bayon

Kiến trúc của ngôi đền Bayon mang phong cách của trường phái baroque, khác với toàn thể di tích Angkor thuộc trường phái cổ điển. Sự tương đồng của các khuôn mặt chạm khắc trên tháp của Bayon và các bức tượng khác của vua Jaya VII khiến nhiều người cho rằng đây là hình ảnh của chính vị vua này.

Bên trong ngôi đền có hai dãy hành lãng dẫn đồng tâm về tầng dưới, một dãy ở tầng trên. Nhìn toàn cảnh cả ngôi đền, du khách sẽ nhận ra Bayon dàn trải theo chiều ngang như một đống đá đang trong tư thế muốn vươn lên trời cao.

Các kiến trúc tháp của ngôi đền mang nhiều kích cỡ khác nhau. Du khách đi xung quanh các tháp cảm giác đang rơi vào mê cung trận, với hình ảnh những khuôn mặt khắc đá trước mắt. Nhiều thuyết cho rằng những hình ảnh khuôn mặt quay tứ phía là biểu tượng cho việc những vị thần nhìn về muôn dân tứ phía để cứu độ, mà có một khuôn mặt lại mang nụ cười cực kỳ bí ẩn nằm ở tòa tháp trung tâm.

Hào nước bao quanh khu đền Bayon

Hướng chính của Bayon là hướng đông, các tòa nhà được xây dựng bên trong mang hướng tây, dù không có hệ thống hào bảo vệ nhưng lại có thiết kế tách biệt bằng việc sắp xếp đền thờ và tháp bên trong.

Ngôi đền Bayon cùng quần thể Angkor là một công trình vĩ đại – nhưng vào thời gian xây dựng đã làm nhà nước khánh kiệt, thuế má đè nặng lên đầu người dân, nhiều cuộc bạo động của quần chúng đã nổ ra nhằm phản đối việc xây dựng công trình này, từ đây có thể khẳng định, Angkor Thom là một công trình đồ sộ, vô cùng tốn kém.

Tại Vương quốc Campuchia còn rất nhiều những công trình kiến trúc đồ sộ khác, mang đâm chất kiến trúc Khmer cổ, cho chuyến du lịch Campuchia của du khách trở nên đáng nhớ và ý nghĩa hơn.

Diện tích: 9 km²

Điện thoại: +855 12 229 884

Đăng bởi: Thị Hậu Phạm

Từ khoá: Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo ngôi đền Bayon

Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Độc Đáo Của Bảo Tàng Erawan

Bảo tàng Erawan là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại thủ đô Bangkok mà bạn không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đến với “xứ sở chùa vàng” Thái Lan.

Cùng khám phá những điều thú vị tại bảo tàng Erawan

Đôi nét về Bảo tàng Erawan

Nằm ở ngoại ô thủ đô Bangkok, bảo tàng Erawan là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất tại Thái Lan. Khi đến thăm bảo tàng này, điều ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người nhìn đó chính là bức tượng thần voi ba đầu khổng lồ đứng trên đỉnh tòa nhà. Bức tượng này cao tới 29m, dài gần 39m, được đúc bằng vàng nguyên chất nặng 250 tấn. Để có được một tác phẩm vô cùng đồ sộ, công phu như bây giờ, các nghệ nhân đã phải mất tới 10 năm để lên ý tưởng và hoàn thành nó.

BбєЎn sбєЅ thб»±c sб»± ấn tЖ°б»Јng bб»џi bб»©c tЖ°б»Јng thбє§n voi ba Д‘бє§u khб»•ng lб»“ Д‘б»©ng trГЄn đỉnh tГІa nhГ

Theo thần thoại Airavata, con voi ba đầu khổng lồ mang hình dáng cây Banyan thể hiện sự tự hào và tinh thần hiếu chiên của những người theo đạo Hindu. Đối với người dân Thái Lan thì voi là linh vật, được nuôi dưỡng, bảo vệ và tôn kính. Chính vì vậy mà kiến trúc sư Khun Lek Viriyapant đã xây dựng bức tượng này chứ không phải công trình nào khác trên bảo tàng Erawan.

Ý nghĩa lịch sử hình thành bảo tàng Erawan

Tương truyền rằng, Khun Lek Viriyapant là một nhà tài phiệt có rất nhiều tham vọng muốn tạo dựng nên một công trình hoành tráng có thể sánh cùng đền Pattaya hay các thành phố cổ nổi tiếng ở thủ đô Bangkok. Ông có ý tưởng xây dựng một nơi để trưng bày các hiện vật của người Đông Nam Á xa xưa, giới thiệu với người dân Thái Lan để họ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hiểu hơn về ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, để đưa ra một bảo tàng vừa mang phong cách truyền thống vừa thể hiện được hết những nét đặc trưng mà ông muốn truyền đạt đến người dân đã khiến ông phải suy nghĩ rât nhiều. Một số kiến trúc sư đã gới ý cho ông về hình tượng quả táo hay một số phong cách sổ điển phương tây. Cuối cùng, Lek Viriyapant đã quyết định hình dáng của bảo tàng sẽ là thần voi trong đạo Hindu và Erawan ngày nay đã trở thành một trong những công trình độc đáo có một không hai trên thế giới.

Hình tượng thần voi ba đầu trong đạo Hindu

Cấu trúc độc đáo của Bảo tàng Erawan

Khi vào bên trong bảo tàng Erawan, bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi không gian rộng lớn cùng cấu trúc tuyệt mỹ. Tại đây lưu giữ nhiều hiện vật của lịch sử Thái Lan cũng như các nước châu Á, những cổ vật về đạo Hindu và đạo Phật. Vì thế mà bạn có thể mất hàng giờ đồng hồ để khám phá và hiểu hết ý nghĩa của tất cả những kiệt tác hoàn hảo bên trong. Bảo tàng hiện có 3 tầng chính tượng trưng cho vũ trụ của người Thái, nét văn hóa phương đông cổ xưa, các hình tượng tôn giáo.

Vẻ đẹp tuyệt mỹ cùng không gian vô cùng rộng lớn bên trong bảo tàng Erawan

Tầng hầm của bảo tàng Erawan tượng trưng cho Thế giới bên kia với ánh sáng mờ ảo đầy ma mị và huyền bí. Họ cho rằng đây là nơi đại diện cho thế giới dưới lòng đất trong thần thoại Hindu, mang những giấc mộng lớn, niềm tin bất diệt và sự tin tưởng tuyệt đối.

Tầng hầm này là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, các tác phẩm nghệ thuật từ những quốc gia với lịch sử lâu đời. Tiêu biểu trong đó có đồ sứ Trung Quốc, gốm Benjarong, trang sức cổ đại Việt Nam cùng một số đất nước lân cận. Mỗi hiện vật đều được phiên dịch sang tiếng Anh để du khách có thể hiểu hơn về ý nghĩa cũng như lịch sử hình thành của chúng. Bạn cũng có thể thuê một hướng dẫn viên để họ có thể dẫn bạn đi và giải thích cặn kẽ về các hiện vật trong bảo tàng.

Du khách sẽ không khỏi trầm trồ thán phục bởi kiến trúc độc đáo của bảo tàng

Tầng thứ hai của bảo tàng là nơi đại diện cho trung tâm của vũ trụ Phật giáo, biểu tượng của núi Meru với mái vòm được nâng đỡ bởi các cột trụ vô cùng vững chãi. Khi đến đây, bạn sẽ thực sự choáng ngợp bởi sự tinh tế, tỉ mỉ từ các bức tường lớn hay những cầu thang dài xoắn ốc được tạo ra từ bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba. Tất cả đều được họ làm bằng tay từ việc trát vữa, khảm Benjarong hay chạm nổi. Các bức họa được tạo ra vô cùng sống động và sắc sảo là minh chứng rõ nhất cho tâm huyết cũng như tài năng của những người thợ này.

Những cầu thang hình xoắn ốc được chạm trổ cực kỳ tỉ mỉ và công phu

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của mái nhà bằng kính tượng trưng cho thế giới, các cung hoàng đạo và những vì sao

Theo tín ngưỡng của Phật giáo thì Thiên đường nằm ở trên ngọn núi Meru. Chính vì vậy mà phần trên cùng của bảo tàng Erawan nằm ở phần bụng của bức tượng là thiên đường Tavatimsa. Được xem là nơi ở của thần linh, trong đó có cả thần voi Airavata, nên thiên đường tràn ngập sự tôn nghiêm và yên tĩnh thể hiện qua căn phòng đặc biệt của Đức Phật. Đây cũng là nơi đặt 8 bức tượng Phật đi bộ với 8 tư thế khác nhau.

Căn phòng của Đức Phật – không gian tràn ngập sự tôn nghiêm và tĩnh lặng

Cùng khám phá những bí mật ẩn chứa trong các tác phẩm mang chủ nghĩa siêu thực

Sau khi tham quan hết các tầng của bảo tàng, bạn có thể tản bộ, thư giãn tại khu vườn xanh mướt ở bên ngoài. Công viên này được thiết kế mô phỏng theo khu rừng nhiệt đới với những loại thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đến với khu vườn này, bạn sẽ được dạo quanh những lối mòn, tận hưởng không khí mát mẻ tại dòng suối trong vắt và ngắm một thảm thực vật tươi tốt độc đáo.

Tản bộ, thư giãn tại khu vườn nhiệt đời xung quanh bảo tàng

Cách di chuyển đến Bảo tàng Erawan

Bảo tàng Erawan nằm trên đường Sukhunvit, tại giao lộ với đường vành đai phía nam ở tỉnh Samut Prakan, thuộc thủ đô Bangkok. Vì vậy, để đến được với bảo tàng này bạn có thể đi tàu Skytrain từ Bangkok đến trạm BTS Pu Chao, sau đó bắt taxi với giá 20 baht. Nếu bạn muốn ngắm nhìn toàn cảnh bảo tàng từ tàu thì bạn hãy dừng tại trạm BTS Chang EINA và đi bộ khoảng 12 phút ngang qua bức tượng thần voi. Hoặc bạn cũng có thể đón xe buýt số 25, 142, 511,… bởi đây là những chuyến có hành trình chạy ngang qua bảo tàng.

Tàu điện BTS là phương tiện rất phổ biến tại Thái Lan

Thời gian mở cửa và vé vào bảo tàng Erawan

Bảo tàng Erawan mở cửa vào lúc 7h00’ đến 18h00’ mỗi ngày. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất để bạn ghé đến bảo tàng là lúc sáng sớm hoặc chiều tối bởi khi đến đây vào khoảng thời gian này sẽ tránh được cảnh đông đúc, bạn có thể thỏa mái tham quan và check – in mà không phải lo chen lấn hay ồn ào. Giá vé tại bảo tàng đối với du khách cũng có một số sự khác biệt mà bạn cũng nên tìm hiểu. Chẳng hạn như, đối với du khách nước ngoài, vé vào của người lớn sẽ là 300 baht, 200 baht cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, còn nhỏ hơn  thì miễn phí. Còn nếu là người dân Thái Lan thì giá vé sẽ rẻ hơn một chút, người lớn sẽ là 200 baht và trẻ em là 100 baht.

Bạn nên đến bảo tàng Erawan vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để có được không gian check – in tuyệt vời nhất

Đăng bởi: Nguyễn Trân Official

Từ khoá: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của bảo tàng Erawan

Khám Phá Vẻ Đẹp Độc Đáo Của Nhà Thờ Tam Tòa Quảng Bình

Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình ngày nay không chỉ là nơi ghi dấu những chứng tích của chiến tranh mà còn là điểm du lịch hấp dẫn cho mọi du khách. Nhà thờ này ở đâu và có kiến trúc độc đáo như thế nào? Tất tần tật thông tin về nhà thờ Tam Tòa sẽ được bật mí ngay sau đây!

Nhà thờ Tam Tòa là một trong các nhà thờ ở Quảng Bình cổ nhất hiện nay. Sau nhiều năm bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, nơi đây đang được xây dựng lại, hứa hẹn sẽ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc của người dân và du khách thập phương khi du lịch Quảng Bình.

1. Nhà thờ Tam Tòa ở đâu?

Địa chỉ: đường Nguyễn Du, phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Di tích nhà thờ Tam Tòa nổi bật với việc giữ nguyên được nét đẹp cổ kính sau sự tấn công của bom đạn nặng nề. Hiện nay, nơi đây là di tích, chứng nhân lịch sử, ghi dấu về một thời kỳ oai hùng của dân tộc, hàng năm thu hút rất đông du khách tham quan.

2. Những dấu mốc lịch sử đáng nhớ tại nhà thờ Tam Tòa

Năm 1886, nhà thờ Tam Tòa chính thức được xây dựng và trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới thời bấy giờ. Nhà thờ mang đậm lối kiến trúc Bồ Đào Nha độc đáo, đến năm 1940 nhà thờ được tu sửa, tái thiết kế nên khang trang và hoàn chỉnh hơn.

Năm 1954, sau Hiệp định Geneve, hầu hết các giáo dân ở đây phải di cư vào miền Nam. Năm 1964, Mỹ khởi đầu cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân khiến cho nhà thờ bị tàn phá nặng nề và bị bỏ hoang từ đó.

Sau khi giành lại độc lập, phế tích nhà thờ được chính quyền giữ lại như một chứng tích chiến tranh, gợi nhớ lại một thời bi tráng. Đến năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định đưa khu vực tháp chuông nhà thờ trở thành khu Chứng tích tội ác chiến tranh và là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh, được bảo vệ nghiêm ngặt.

3. Vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ Tam Tòa

Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết tích vẫn còn in hằn trên từng chi tiết của nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch ý nghĩa, khiến không ít người phải trầm trồ và ấn tượng.

Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình có chiều cao 10m được xây dựng ở ngay cạnh dòng sông Nhật Lệ êm đềm. Đừng từ trên đỉnh tòa nhà có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình nơi đây. Đặc biệt, nhà thờ này từng là nơi rửa tội của nhà thơ Hàn Mặc Tử với tên thánh là François Nguyễn Trọng Trí vào năm 1912.

Là một trong những chứng tích lịch sử, nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình lưu giữ lại như nhắc nhở, giáo dục thế hệ sau ghi nhớ về những ngày tháng gian khổ của dân tộc, để giành được độc lập và tự do như ngày nay.

Ghé thăm chứng tích nhà thờ Tam Tòa, du khách sẽ không khỏi tiếc nuối trước một công trình độc đáo bị tàn phá bởi chiến tranh, hay bồi hồi, xúc động về một thời vàng son của dân tộc.

4. Xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới

Ngày 26/3/1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất cách nhà thờ cũ tầm 2km với diện tích khoảng 6.000m2 để xây dựng nhà thời mới. Nhà thờ dự kiến có 2 tầng với chiều rộng 16m, chiều dài 43m, chiều cao tháp đôi 35m và kiến trúc theo lối Gothic. Trong đó, tầng dưới phục vụ sinh hoạt của giáo xứ và tầng trên dùng là nơi thờ phụng.

Đến ngày 21/4/2023, Đức Leopoldo Girelli, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức cha Giuse Võ Đức Minh cùng đông đảo tu sĩ, linh mục và giáo dân đã đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng nhà thờ mới Tam Tòa.

5. Nên đi thăm nhà thờ Tam Tòa khi nào?

Du khách có thể đến tham quan nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình bất cứ thời điểm nào trong năm. Bạn có thể di chuyển bằng xe taxi, thuê xe du lịch hay đi bằng xe máy đều rất thuận tiện.

Ngoài ra, có rất nhiều món đặc sản Quảng Bình nức tiếng xa gần như: Bánh bột lọc Quảng Bình, bánh xèo Quảng Bình, cháo canh… tuyệt ngon, chắc chắn sẽ khiến du khách phải say đắm và lưu luyến mãi không quên.

Để thuận tiện cho hành trình khám phá “vương quốc của các hang động”, du khách nên lựa chọn nghỉ ngơi tại khách sạn Vinpearl Hotel Quảng Bình. Với vị trí đắc địa – tọa lạc ở trung tâm của thành phố Đồng Hới, hướng tầm nhìn ra dòng sông Nhật Lệ, kiến trúc mang phong cách tân cổ điển tinh tế cùng hệ thống phòng ốc sang trọng,… Vinpearl Hotel Quảng Bình sẽ mang lại quãng thời gian nghỉ dưỡng tuyệt vời cho du khách.

Đăng bởi: Khôi Nguyên

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp ĐỘC ĐÁO của nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình

Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Tháp Chăm Hòa Lai

Tháp Hòa Lai – vẻ đẹp xuyên thời gian

Cụm tháp Hòa Lai Ninh Thuận nằm sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang – Tháp Chàm 15 km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, nguyên khởi có 3 tháp: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam, một bờ thành và lò gạch. Tháp Giữa xây dở dang nên hiện nay chỉ còn nền tháp. Cụm tháp Hòa Lai là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai. Đây là một địa điểm tham quan quen thuộc khi đến du lịch Ninh Thuận bởi giá trị nghệ thuật, văn hóa và lịch sử mà nơi này mang lại.

Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng lớn.

Tháp Bắc cao, được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú huyền thoại, lá hoa… rất tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3 hướng còn lại chỉ là cửa giả. Vào trong tháp xây dựng gạch nhỏ dần lên, có các ô hình tam giác để gắn đèn khi cúng tế. Tháp Nam cao hơn, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang phác thảo.

Cho tới thể kỷ 19, nơi đây từng có ba tòa tháp, nhưng ngày nay chỉ còn hai tháp Bắc và Nam còn đứng vững.

Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện những mảng điêu khắc đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế, người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo quản.

Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai.

Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.

Năm 1986, trong khi khảo sát, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện một linga bằng đá (sa thạch) ở khu vực Tháp. Tháp Hòa Lai là một tháp rất đẹp, đã làm say lòng bao khách đi du lịch trên đường thiên lý Bắc Nam khi ngang qua đây. Tháp Hòa Lai có giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.

Những năm 2006 – 2008, Tháp được đầu tư lớn để trùng tu hoàn chỉnh 2 tháp Bắc và Nam

Đăng bởi: Phương Lê Huỳnh

Từ khoá: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp Chăm Hòa Lai

Du Lịch Ý, Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Venice

Venice là một thành phố cổ nằm ở vùng Đông Bắc nước Ý, yên bình thơ mộng từ tên gọi cho đến những công trình kiến trúc cổ, cảnh sắc thiên nhiên và cả những câu chuyện tình yêu đậm chất thơ. Trong đó tour Ý của Du Lịch Việt sẽ đưa du khách đến chiêm ngưỡng những điểm nổi bật nhất của vẻ đẹp Venice bao gồm:

Những công trình kiến trúc cổ kính 

Venice là thành phố cổ có đến hàng trăm năm lịch sử bởi quá khứ huy hoàng từ một đế chế hàng hải, một trung tâm quan trọng bậc nhất trong tuyến thương mại giữa Châu Âu với các lục địa khác của thế giới trong thời kỳ Phục hưng. 

Cũng bởi lẽ đó, Venice ngày nay tồn tại những công trình lâu đời, được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ thứ 14 đến 18, mang kiến trúc của La Mã cổ đại đầy độc đáo và cuốn hút. Cụ thể, tại Venice du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khoảng hơn 100 tháp chuông, 40 cung điện, 60 tu viện và đặc biệt đến 120 nhà thờ. Trong đó nổi trội nhất là:

Tháp chuông St. Mark Campanile nổi bật giữa lòng thành phố Venice

Tháp chuông St. Mark Campanile

Vương cung thánh San Marco 

Vương cung thánh San Marco là điểm đến ấn tượng bậc nhất của Venice với ngọn tháp bằng vàng lấp lánh, những bức tranh khảm công phu, kiến trúc Byzantine và Roman tuyệt đẹp,… Du lịch Ý, du khách thường chọn Vương cung thánh để cầu nguyện, để tìm sự an yên trong lòng.

Một góc đặc sắc của Vương cung thánh San Marco

Dinh tổng trấn Doge

Dinh tổng trấn Doge là minh chứng rõ ràng nhất cho một thời kỳ vàng son huy hoàng và đầy quyền lực của vùng đất này. Dinh được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, nơi sinh sống của các công tước đương nhiệm và các gia đình quý tộc, mang kiến trúc Gothic, trang trí bởi những bộ sưu tập tranh ảnh và điêu khắc nghệ thuật,…

Dinh tổng trấn Doge uy nghi tráng lệ

Những con kênh thơ mộng len lỏi khắp thành phố

Vẻ đẹp của Venice có sự góp phần rất lớn của những con kênh. Thống kê có đến 175 con kênh nối liền hơn 100 đảo nhỏ bởi 444 cây cầu để tạo nên vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn của thành phố này. Trong đó Grand Canal là con kênh lớn nhất, được mệnh danh là đại lộ trên mặt nước đẹp nhất thế giới. Kênh Grand Canal đóng vai trò là giao thông huyết mạnh, các nhánh nhỏ tỏa đi khắp thành phố. 

Du lich Y du khách sẽ được khám phá thành phố bằng cách di chuyển trên những con thuyền độc mộc len lỏi khắp ngõ ngách. Di chuyển bằng thuyền không chỉ mang đến trải nghiệm độc đáo mà còn giúp du khách dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Venice ở một góc nhìn khác, khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác. 

Vẻ đẹp Venice tạo nên từ những con kênh

Những khu phố thanh bình trong lòng thành phố

Venice còn có một vẻ đẹp khác. Vẻ đẹp giản dị thanh bình bên trong lòng thành phố khác hẳn với vẻ đẹp tráng lệ đài các bên ngoài. Lách mình len lỏi vào những con kênh nhỏ sâu trong lòng thành phố, du khách du lịch Ý sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp của Venice khác hẳn. Những ngôi nhà cao tầng phủ trên mình dấu ấn thời gian trầm mặc, ô cửa sổ nhỏ tô điểm bởi chậu hoa nhỏ, làn nước trong xanh nhẹ nhàng vỗ vào bức tường bám đầy rêu phong,… Venice yên bình và giản dị thanh bình như thế đó! 

Venice với một vẻ đẹp yên bình

Cảnh sắc thiên nhiên say đắm lòng người

Thu sang cũng là thời điểm mà cảnh sắc thiên nhiên của Venice cuốn hút du khách. Những lá đồng chuyển sang màu vàng soi bóng xuống dòng kênh xanh trong, thêm điểm nhấn cho những công trình kiến trúc cổ nhuốm màu thời gian. Nếu có thể, hãy đến Venice vào mùa đông khi tuyết trắng phủ lên thành phố tình của những cây cầu này. Tuyết trắng lãng mạn bao nhiêu cho những đôi uyên ương tận hưởng kỳ nghỉ cùng nhau!

Vẻ đẹp mùa thu của Venice

Sắc màu rực rỡ của những lễ hội 

Giáng sinh tại Venice

Đến Venice vào tháng 9, du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội tình yêu nhộn nhịp – một lễ hội kỷ niệm ngày mất của nàng Juliet. Đặc biệt, vẻ đẹp trong văn hóa lễ hội của Venice nổi trội nhất phải kể đến lễ Giáng sinh. Thời điểm này trên khắp các con phố, người dân Venice đồng loạt trang trí cây thông, đắp người tuyết, treo đèn,… tạo nên không gian, chiếc áo mới đẹp xinh hơn cho thành phố này. 

Đăng bởi: Tâm Như

Từ khoá: Du lịch Ý, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Venice

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Kiến Trúc Độc Đáo Nhà Thờ Gỗ Ở Kon Tum trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!