Bạn đang xem bài viết Chuyện Tình Hứa Tiên Và Bạch Xà Tại Tây Hồ Ở Hàng Châu, Trung Quốc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuyện xưa kể rằng, Bạch Xà xuất thân là một con rắng trắng sống tại Tây Hồ, may mắn mỉm cười với cô nên đã nuốt được một viên thuốc tiên chính vì thế công lực phát triển vượt bậc, sớm tu luyện mang hình hài con người. Trong lúc thưởng ngoạn nhân gian, Bạch Xà thấy Thanh Xà sắp bị giết hại nên đã ra tay cứu giúp. Từ đó trở về sau, Thanh Xà liền gọi Bạch Xà là chị và đi theo.
Sau khi thành thân, họ cùng mở một cửa hiệu thuốc gần Tây Hồ. Những tưởng có cuộc sống viên mãn, Bạch Xà không biết rằng từ lâu nàng trở thành kẻ thù của Pháp Hải hòa thượng – một con rùa đen tu luyện thành tinh, đã cùng tu luyện với nàng dưới đáy Tây Hồ nhưng không có được viên thuốc tiên nên Pháp Hải ghen tức quyết gặp nàng báo thù. Biết Hứa Tiên và Bạch Xà đã thành hôn, Pháp Hải đến gặp Hứa Tiên, dụ dỗ chàng tin rằng Bạch Nương Tử là yêu quái. Nghe lời hòa thượng Pháp Hải, Hứa Tiên chuốc rượu Hùng Hoàng cho Bạch Nương Tử khiến nàng hiện nguyên hình rắn. Nhận ra sự thật, Hứa Tiên kinh hãi mà chết.
Vì cứu chồng, Bạch Nương Tử mạo hiểm lên núi Côn Luân lấy cỏ tiên. Khi Hứa Tiên sống lại, mặc dù biết rõ danh tính của vợ mình, chàng vẫn hết mực thương yêu Bạch Nương Tử. Thấy vậy, Pháp Hải bắt Hứa Tiên rồi nhốt vào chùa Kim Sơn. Thế là Bạch Xà và Thanh Xà cùng đấu pháp với Pháp Hải, dẫn nước ngập chùa Kim Sơn nhằm cứu Hứa Tiên ra ngoài. Mang bào thai trong bụng, Bạch Xà không thể cứu được chồng mình, nhưng Hứa Tiên đã tìm được cách trốn được ra ngoài. Nhưng chẳng lâu sau đó thì Bạch Xà sinh con, Pháp Hải bắt nàng rồi nhốt vào đáy tháp Lôi Phong, chia cách đôi vợ chồng một lần nữa.
Thanh Xà may mắn trốn thoát, tu luyện pháp thuật. Hai mươi năm sau, Thanh Xà quay lại phá vỡ tháp Lôi Phong, giúp Bạch Xà thoát nạn. Lúc đấy, nước Tây Hồ cạn, Pháp Hải hòa thượng không có chỗ trốn đành chui vào bụng cua. Tương truyền, chính vì vậy, bụng cua luôn mang màu vàng của áo cà sa hòa thượng. Truyện có nhiều dị bản nhưng tất cả đều xoay quanh tình yêu giữa Hứa Tiên và Bạch Xà.
Ngày nay, đến với Tây Hồ, ngoài ngắm nhìn khung cảnh trên mặt nước hồ trong vắt, du khách còn có thể dễ dàng nhận ra tháp Lôi Phong – nơi hòa thượng Pháp Hải nhốt Bạch Nương Tử suốt 20 năm. Tòa tháp nằm ở phía nam Tây Hồ, có 5 tầng hình bát giác, được xây dựng lại năm 2002 và trở thành một trong những điểm du lịch hút khách của Hàng Châu.
Câu chuyện tình cảm động của Hứa Tiên và Bạch Xà cùng những hình ảnh tuyệt vời của Tây Hồ ở Hàng Châu luôn là những bức tranh tuyệt đẹp, như hòn ngọc du lịch quý giá của Trung Quốc. Đến Tây Hồ trong chuyến du lịch Trung Quốc và dạo bước trên những cây cầu, ngắm khung cảnh tuyệt diệu kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay của con người, du khách sẽ tạm quên đi những ưu phiền trong cuộc sống và xuyến xao cảm giác như đang cảm nhận được tình yêu đôi lứa đã đi vào huyền thoại, in hằn trên từng phiến đá, bờ đê, ngọn cây, hoa lá và con nước nơi đây.
Đăng bởi: Ngọc Tâm Phạm
Từ khoá: Chuyện tình Hứa Tiên và Bạch Xà tại Tây Hồ ở Hàng Châu, Trung Quốc
Điểm Đến Nổi Tiếng Tại Hàng Châu, Trung Quốc
Phi Lai Phong có nghĩa là “Núi Bay Tới”, hay còn được gọi là Linh Tựu Phong, nằm ở phía Đông thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang và chỉ cách chùa Long Ẩn – một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của Trung Quốc một con suối.
Ngọn núi cao 168m có vô số hang hốc, khối đá với nhiều hình thù độc đáo, vô số dây leo chằng chịt, và nhiều cây cổ thụ tỏa đầy bóng mát. Núi Phi Lai Phong có khoảng 380 tượng phật được chạm khắc, có niên đại từ thế kỷ 10, trải dài qua hai triều đại Tống và Nguyên của Trung Quốc. Tại vách phía Đông của Phi Lai Phong có ba bức tượng khá cổ từ năm 950 tạc đức Thích Ca, Quan Âm, và Dược Sư. Nằm trên vách phía Bắc đó là tượng Di Lặc tay cầm xâu chuỗi hơn một nghìn năm tuổi, bên cạnh đó là tượng 18 vị La Hán với nét chạm khắc vô cùng sống động.
Không bát nhang và khói hương nghi ngút, nhưng không khí tại Phi Lai Phong vẫn toát lên được sự trang nghiêm, thanh tịnh; rất nhiều du khách đến đây đã tự giác cúi đầu, chắp tay thành kính trước những hình tượng Phật.
Ngoài ra, đến với núi Phi Lai Phong, du khách sẽ được nghe kể về những truyền thuyết thú vị gắn liền với thời kỳ khai sơn, lập chùa nơi đây. Tương truyền rằng, ngày xưa có một ngọn núi nhỏ biết bay ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đôi khi nó bay về phía Đông, có lúc lại bay về phía Tây. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào nó dừng lại, rất nhiều ngôi nhà sẽ bị phá hủy và nhiều người dân bị thiệt mạng.
Vào thời điểm đó, có một hòa thượng ở chùa Linh Ẩn bên bờ Hồ Tây, ở tỉnh Chiết Giang. Ông thường hành động như một người điên, vì vậy mọi người gọi ông là “Hòa thượng điên”. Một ngày, vị “Hòa thượng điên” dự đoán rằng vào một buổi trưa ngọn núi kỳ lạ sẽ bay về làng và dừng lại phía trước chùa Linh Ẩn. Hôm đó ông dậy rất sớm rồi vội vã chạy vào làng. Ông đến gõ cửa từng nhà để báo tin dữ. “Hôm nay có một ngọn núi sẽ bay về làng. Chúng ta hãy sơ tán làng càng sớm càng tốt, nếu không sẽ là quá muộn”. Ông hét lên cho đến khi miệng khô, môi nứt nhưng không một ai tin lời cảnh báo của ông.
Mặt trời đang dần lên cao và giờ trưa sắp đến. Vị hòa thượng trở nên rất lo lắng. Đúng lúc đấy, ông đột nhiên nghe thấy tiếng nhạc đâu đó rồi vội chạy về phía âm thanh phát ra. Đó là nơi đang diễn ra một đám cưới với rất nhiều người tham dự. Hòa thượng điên liền chạy đến chen chân vào đám đông, vác cô dâu lên vai rồi chạy thật nhanh ra khỏi ngôi làng. Ông đã bắt cóc cô dâu. Dân làng thấy vậy, hết thảy đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ đều lập tức hô hoán đuổi theo ông.
Vác cô dâu trên vai, hòa thượng điên cắm đầu chạy thục mạng. Dân làng chạy theo cả hơn 10 cây số nhưng vẫn không tài nào bắt kịp ông. Khi mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, hòa thượng liền dừng lại. Ông đặt xuống cô dâu và ngồi xuống trên mặt đất. Dân làng đuổi đến nơi đang định đánh cho ông một trận thì ngay lúc đó, bầu trời tối sầm lại. Tất cả nghe một tiếng “bang” lớn và ngọn núi lạ đã rơi xuống ngôi làng của họ. Giờ đây mọi người đã hiểu tại sao vị hòa thượng điên lại bắt cóc cô dâu, đó là để cứu mạng tất cả dân làng khỏi bị núi đè.
Khi người dân chuẩn bị quay về, hòa thượng nói: “Đừng đi, các người hãy nghe ta nói. Ngọn núi này đã có thể bay đến ngôi làng của chúng ta; nó cũng có thể bay đến nơi khác làm hại nhiều người”; “Chúng ta hãy khắc 500 bức tượng Phật bằng đá để chế ngự ngọn núi và nó sẽ không bay đi làm tổn hại người khác nữa”.
Tất cả dân làng đều đồng ý và ngay lập tức hành động theo lời vị hòa thượng. Người dùng búa, người dùng đục làm việc quần quật cả đêm. Sáng hôm sau, 500 bức tượng A La Hán bằng đá đã được hoàn tất. Tuy nhiên, họ nhận ra những bức tượng này không có mắt và lông mày. Vị hòa thượng liền nói: “Ta biết phải làm gì rồi, để ta thử xem sao!”. Dùng móng tay dài của mình, ông cào lên khuôn mặt bức tượng. Ngay sau đó, mắt và lông mày của 500 vị A La Hán bằng đá đều xuất hiện. Kể từ đó trở đi, ngọn núi nhỏ này đã không còn bay đến nơi khác mà luôn ở phía trước chùa Linh Ẩn. Vì nó đã từng bay đến đây nên người ta bèn gọi là Phi Lai Phong.
Đăng bởi: Bích Thuận Nguyễn
Từ khoá: Núi Phi Lai Phong – Điểm đến nổi tiếng tại Hàng Châu, Trung Quốc
Ngôi Chùa Phật Giáo Đầu Tiên Ở Trung Quốc
Cổ thành Lạc Dương – nơi đã từng là kinh đô của 9 triều đại phong kiến, đồng thời là cái nôi văn minh của Trung Quốc, là nơi đầu tiên Phật giáo truyền vào Đông Độ, nơi có cơ sở viện tự đầu tiên của Phật Giáo Bắc truyền và chứa bộ kinh dịch đầu tiên ở Trung Quốc. Và Bạch Mã Tự, tổ đình đầu tiên của Phật giáo Trung Hoa là nơi lưu giữ 3 dấu ấn quan trọng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Bạch Mã Tự hiện nay nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc 9 km. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy.
Ngôi chùa được Hán Minh Đế (29-75 SCN) xây dựng, và có một huyền thoại về việc thành lập ngôi chùa này. Theo sử sách ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông. Nhà Vua bèn triệu các cận thần của mình đến để hỏi về ý nghĩa giấc mơ của ông. Đại thần Phó Nghị tâu rằng: “Vào ngày mùng 8 tháng Tư, năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (tức là năm 971 TCN) triều đại nhà Chu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây.”
Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc. “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài, sau 1.000 năm, thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Để hiểu rõ tình huống của vị Phật này, Hán Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 12 người đến Tây Vực để tìm Phật và cầu Phật Pháp. Mười hai người họ đã trải qua bao gian truân nguy hiểm, và cuối cùng cũng tới được Đại Nguyệt Thi Quốc ở Tây Vực. Nơi đó Phật Pháp truyền bá rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập được một số kinh Phật và tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung Nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình thời Hán Minh Đế (tức năm 67 SCN), đoàn người mới trở về Lạc Dương, kinh đô của triều đại Đông Hán.
Hán Minh Đế rất hài lòng và long trọng thỉnh mời hai vị cao tăng. Ngài nồng nhiệt mời họ ở lại Hồng Lô Tự, nơi thuộc quan Ngoại giao Thượng thư, và chân thành thỉnh cầu họ dịch bộ kinh Phật mà họ đã mang về.
Năm sau, Hán Minh Đế lại hạ chiếu chỉ xây dựng một tòa tăng viện ở ngoài cửa Ung Môn của Lạc Dương. Chữ “tự” có nghĩa gốc là “quan thự”. Tuy nhiên, vì Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan mới lần đầu đến ở “tự”, và họ cũng là khách ngoại quốc, nên nơi ở mới của họ vẫn được gọi là “tự” cho long trọng. Bắt đầu từ đó, chùa được gọi là “tự” trong tiếng Trung Quốc. Thêm vào đó, có một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật, và để ghi nhớ công lao của chú ngựa trắng đó, tu viện mới được đặt tên là “Bạch Mã Tự”, hay “Chùa Ngựa Trắng”.
Hai vị cao tăng Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan sau đó đã giảng Pháp tại Bạch Mã Tự và thay nhau hoàn tất việc dịch thuật ‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’, bản dịch kinh Phật đầu tiên bằng tiếng Hán. Sau Khi Nhiếp Ma Đằng viên tịch, Trúc Pháp Lan tiếp tục việc dịch kinh sách. Các bản dịch kinh sách của họ đều được lưu trữ tại Đại Điện cho các tăng nhân lễ bái. Người ta nói rằng vào triều Bắc Ngụy (368-534), khi các tăng nhân đang quỳ lạy lễ bái kinh Phật, thì kinh Phật đột nhiên lóe lên ánh ngũ quang thập sắc và tỏa sáng khắp Đại Điện. Đáng ngạc nhiên hơn cả là trong ánh hào quang còn có thể nhìn thấy được hình ảnh của một vị Phật.
Dưới sự trị vì của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (624- 705) thời nhà Đường, Bạch Mã Tự rất nổi tiếng, và có tới hơn 1.000 hòa thượng cư ngụ tại đó. Tuy nhiên, chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời An Sử nổi loạn (755- 763) và suốt thời Hội Xương diệt Phật (840- 846). Di tích chùa Bạch Mã còn sót lại chỉ là những mảnh vụn bia văn bằng đá và đống đổ nát. Ngôi chùa sau này đã được hoàng đế Thái Tông triều Tống (939-997), hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh (1507- 1567) và hoàng đế Khang Hy triều Thanh (1662- 1722) cho tu sửa lại.
Ngày nay khi đến thăm ngôi chùa cổ này, du khách dễ dàng nhận thấy được hương sắc thời gian đã bám chặt lên từng mái ngói, vách tường, lối đi của ngôi cổ tự ngàn năm tuổi. Tuy đã rất lâu rồi nhưng ngôi tổ đình vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc và những bộ kinh kệ quý báu.
Bạch Mã Tự được bao bọc bởi một khu vườn tràn ngập màu xanh thanh bình và yên tĩnh, len giữa hàng cây là một con đường lát đá dẫn vào chùa. Cổng chùa được xây dựng theo kiểu tam quan với 3 cửa hình mái vòm thông suốt, bên trên có khắc ba chữ lớn “Bạch Mã Tự”, hai bên chùa có cặp tượng sư tử đá màu xanh đậm hướng ra ngoài. Kế bên đó là bức tượng ngựa trắng được làm từ đá bạch ngọc, kỷ niệm chiến tích một ngựa thồ kinh trên con đường xa xôi về đất nước.
Chùa Bạch Mã rộng 47.840 m2 và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.
Ở giữa chính điện, tức là Đại Phật điện để thờ cúng là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi nghiêm trang trên đài sen, tay phải cầm nhẹ bông hoa, hai bên phải trái của Ngài có hai đệ tử Ca-Diếp và A-Nan đứng hầu, và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền ngồi đó, với hai thiên nữ đứng hầu đằng sau.
Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó; vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là “Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh.”
Sau Đại Phật điện là tới Đại Hùng Bảo điện, nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368).
Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc “Tứ Thập Nhị Chương Kinh”.
Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Khoảng 200m về phía Đông Nam của ngôi chùa là Bảo tháp Tề Vân được xây bằng gạch có 13 tầng cao khoảng 20 m. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234). Điều đặc biệt ở tòa tháp này khi du khách đứng trong phạm vi xung quanh tháp vỗ tay thì sẽ có âm thanh vong lại nghe như tiếng ếch kêu nên tháp này rất nổi tiếng. Vì ngày xưa đứng trên tháp Tề Vân có thể trông thấy thành Lạc Dương cho nên tên tháp được đặt với ý nghĩa cao ngang trời.
Ở hậu viện có một ngôi đài các tên là Thanh Lương Đài, cao khoảng bốn trượng, chu vi hơn năm mươi trượng, đứng ở rìa phía Bắc của nội tự. Đây là nơi chứa kinh của chùa Bạch Mã. Ở giữa đài có Tỳ Lô Các lầu với tượng Phật Tỳ lô Giá Na và tượng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Phía trước là một pho tượng Phật làm bằng ngọc do Miến Điện dâng. Ở vách phía tây có tượng Đạt Ma Sư Tổ đắp nổi. Ở mảng tường phía bắc có chạm khắc bộ kinh “Tứ thập nhị chương” trên đá. Đây chính là bộ kinh khi xưa được lần đầu tiên đến Trung Quốc.
Những địa điểm khác trong Bạch Mã Tự hấp dẫn du khách bao gồm: Dạ Bán chuông, Vân Tháp, Đằng Lan mộ, Đoạn Văn bi và Phần Kinh đài.
Đăng bởi: Nguyễn Xuân Mai
Từ khoá: Bạch Mã Tự – ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc
Hồ Tây Ở Đâu? Những Hoạt Động Thú Vị Có Tại Hồ Tây
Hồ Tây ở đâu? Nguồn gốc hình thành
Hồ Tây ở đâu là thắc mắc mà nhiều người quan tâm, muốn tìm hiểu khi đặt chân đến Tp Hà Nội. Thật ra Hồ Tây là một địa điểm nối tiếng ở Hà Nội, nằm ở tại phía Tây Bắc thành phố. Hồ có diện tích lên đến 500ha có chiều dài đường ven hồ khoảng chừng 17km, chu vi vòng ngoài tầm khoảng 14.8km. Hồ Tây khá rộng, nước hồ có màu nâu trong và ở đáy hồ có rất nhiều loài sinh vật phù du sinh sống. Tại khu vực hồ cũng có rất nhiều hoa sen – quốc hoa của nước ta.
Theo như sử sách lưu lại từ thời vua Hùng Vương thì Hồ Tây đã tồn tại, là một bến tàu nằm giáp sông Hồng. Những chuyên gia địa chất đã nghiên cứu và cho biết đây vốn là một đoạn của sông Hồng nhưng khi sông bắt đầu đổi dòng chảy thì nước hồ bị ngưng đọng lại và tạo nên hồ nước ngọt tự nhiên như ngày nay. Ngoài tên gọi Hồ Tây thì nhiều người cũng sử dụng các tên khác để sử dụng cho hồ này như là đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Dâm Đàm, Lãng Bạc,..
Làng lụa Vạn Phúc – Địa điểm khám phá thú vị tại Hà Nội
Nhiều người khách du lịch vẫn thường hay nhầm lẫn 2 địa điểm Hồ Gươm và Hồ Tây là một mỗi khi đến Hà Nội tham quan. Tuy nhiên 2 hồ này thật ra khác biệt nhau và nằm ở 2 quận khác nhau tại Hà Nội. Nếu Hồ Tây ở quận Tây Hồ thì Hồ Gươm lại nằm ở tại quận Hoàn Kiếm.
Sau khi trải qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta cho đến tận bây giờ – thời đại công nghệ mới, khi thủ đô đã có nhiều biến chuyển và phát triển thì Hồ Tây vẫn tồn tại, trở thành hồ nước tự nhiên rộng lớn nằm giữ lòng thành phố Thủ Đô Việt Nam. Những khu vực xung quanh Hồ Tây hiện đã và đang được cải tạo lại để nhằm trở thành trung tâm của thành phố thay thế cho Hoàn Kiếm.
Các phương tiện đi lại có tại Hồ TâyĐến Hồ Tây bạn có thể lựa chọn rất nhiều phương tiện khác nhau để tham quan, khám phá nơi đây như là thuê xe máy, xe đạp để đi lại giữa các địa điểm khám phá, đồng thời cũng có thể dạo chơi ngắm nhìn quang cảnh một quận của Hà Nội. Nhiều khách du lịch khi đến đây cũng rất thích thú với việc sử dụng xe điện để di chuyển khám phá, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn.
Những hoạt động vui chơi hấp dẫn ở Hồ Tây Chèo SUP trên Hồ TâyMôn thể thao này hiện đang nhận được rất nhiều sự yêu thích, quan tâm nhất là các bạn giới trẻ. Bạn sẽ vừa có thể vận động, rèn luyện sức khỏe nhưng cũng có thể đồng thời trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn cảnh vật xung quanh Hồ Tây trên mặt nước, Chỉ sau khoảng 20 phút hướng dẫn thì bạn có thể thông thạo được cách điều khiển, chèo thuyền SUP theo ý muốn và bắt đầu chuyến hành trình trải nghiệm của mình
Hiện tại Hồ Tây có nhiều câu lạc bộ có dịch vụ chèo SUP mà bạn có thể tìm đến lựa chọn như là Đua thuyền Hồ Tây, Hanoi Kayak Club, chúng mình SUP Club,..
Thời gian hoạt động: 5g – 8g30; 16g – 18g30
Giá vé: từ 200k – 250k
Khám phá thung lũng hoa tại Hồ Tây
Địa chỉ: ngã 3 phố Nhật Chiêu, Nhật Tân, Tây Hồ, TP. Hà Nội
Thời gian hoạt động: 7g – 22g
Giá vé:
120k/ vé
80k cho học sinh, sinh viên
Miễn phí cho người lớn tuổi trên 80, người khuyết tật
Tham quan công viên nước Hồ TâyHồ Tây ở đâu? Tham quan công viên nước Hồ Tây
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, TP. Hà Nội
Thời gian hoạt động: thứ 2 – thứ 6 (8g – 20g); thứ 7 và chủ nhật (7g30 – 20g)
Giá vé:
130k ngày thường, 150k cuối tuần và ngày lễ cho những khách cao từ 0.9m – 1m35
155k ngày thường và 180k ngày cuối tuần, ngày lễ cho các khách cao trên 1m35
Trẻ em dưới 0.9m sẽ được miễn phí
Phụ nữ có thai trên 5 tháng sẽ là 100k/ vé
Người khuyết tật sẽ được áp dụng chính sách vé riêng
Đi dạo đến phố đi bộ Trịnh Công Sơn
Địa chỉ: 431 Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Tp. Hà Nội
Thời gian hoạt động: chiều tối các ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7, Chủ Nhật)
Khám phá các ngôi chùa tại Hồ TâyThăm thú, khám phá các địa điểm tâm linh chùa chiềng tại Hồ Tây cũng là lựa chọn được rất nhiều người quan tâm:
Chùa Vạn Niên: ngôi chùa này có lối kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn với 3 phần chính là tam quan, điện thờ chính, điện mẫu. Chùa Vạn Niên đã trải qua giai đoạn phát triển hơn nghìn năm, là địa điểm tâm linh đã tồn lại lâu đời tại Hà Nội. Bên trong chùa có thờ Phật và Bà chúa Liễu Hạnh, cùng với đó là di vật hơn 40 pho tượng, 10 đạo sắc phong từ nhiều thời vua Lê, Tây Sơn,..
chùa Thiên Niên: tuy không hoành tráng và thiết kế quá nổi bật như những địa điểm tham quan khác nhưng ngôi chùa này lại mang một giá trị lịch sử quý giá, lâu đời. Chùa thờ Phật và tứ phi của vua Lê Thánh Tông là bà Phạm Thị Ngọc Đô – người đã truyền nghề dệt cho người dân trong vùng này.
Chùa Võng Thị: ngôi chùa được xây dựng ở thời vua Lý Nhân Tông, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chịu biết bao nhiêu tàn phá của chiến tranh nhưng vẫn giữ được nét đẹp rất cổ kính, xa xưa. Đây là nơi thờ Đô Úy Mục Thận của triều vua Lý Nhân Tông. Ngôi chùa đến nay đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của nước ta.
Chùa Trấn Quốc: đây được biết đến là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thủ đô với quần thể kiến trúc đặc biệt. Ngôi chùa được xây dựng ở trên 1 hòn đảo của Hồ Tây, hiện nay chùa đã có hơn 1500 năm tuổi đời và là trung tâm thờ phụng Phật giáo của Thành Thăng Long. Ngôi chùa được bình chọn là 1 trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới
Hồ Tây ở đâu? Khám phá các ngôi chùa tại Hồ Tây
Đến đền Quán ThánhNhắc đến 1 địa điểm tham quan nổi tiếng với lối kiến trúc mang phong cách Trung Hoa độc đáo thì không thể nào không nghĩ ngay đến đền Quán Thánh. Địa điểm này có cấu trúc gồm các phần như Tam quan, sân vườn, nhà tiền đế, nhà trung đế, hậu cung.
Đền là nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ – người giữ chức vụ trấn hướng Bắc của thành Thăng Long.
Địa chỉ: 190 Phố Quán Thánh, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Khám phá Phủ Tây HồĐược biết đến là 1 điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội. Ở đây có thờ Liễu Hạnh Công Chúa – là 1 trong 4 vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt ta. Cứ hằng năm vào mùa lễ hội thì người dân khắp nơi lại đổ về để hành hương rất nhộn nhịp
Địa chỉ 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Đạp xe, đi dạo đường Thanh NiênCon đường với những hàng cây xanh rợm bóng được nhiều người dân Hà Nội lựa chọn để đến đi dạo, ngắm cảnh, cùng bạn bè người thân chụp ảnh, tâm sự cũng là địa điểm thú vị cho bạn ghé lại
Chụp ảnh tại đầm sen, bến Hàn QuốcBến Hàn Quốc hay Đầm sen là những địa điểm có cảnh đẹp thường rất được nhiều người lựa chọn làm điểm đến chụp ảnh cuối tuần. Từ những hình ảnh graffiti nghệ thuật độc đáo cho đến hình ảnh đầm sen tươi mát, phủ kín cả 1 góc hồ.
Hồ Tây ở đâu? Chụp ảnh tại đầm sen, bến Hàn Quốc Hồ Tây
Ẩm thực Hồ Tây có gì đặc sắc?Tại đây bạn cũng có thể thưởng thức được nhiều món ăn ngon, mang đậm nét đặc trưng của Hà Nội như:
Bánh tôm: đây là món ăn đặc sắc, nổi bật tại Hồ Tây mà bạn có thể lựa chọn thưởng thức. Trên đường Thanh Niên có rất nhiều quán bán bánh tôm ngon được nhiều người địa phương chọn lựa.
Kem dừa: kem dừa ở đường hồ Trúc Bạch được xem là nơi chuyên bán các loại kem dừa ngon trứ danh tại Hà Nội. Với vị kem bùi bùi, thơm ngọt với 1 chút siro trên bề mặt đẹp mắt. Vừa ăn vừa ngắm nhìn view hồ thơ mộng, thoáng đãng, yên bình quả là thi vị. Bạn cũng có thể ghé đường Thanh Niên và thử mua kem ốc quế ở đây, món này cũng nổi tiếng với những khách trong nước và thực khác quốc tế.
Hồ Tây ở đâu? Ẩm thực Hồ Tây có gì đặc sắc?
Điểm qua các quán cà phê đẹp, ấn tượng tại Hồ Tây Quán AHA Trích Sài CaféQuán có view Hồ Tây thơ mộng, với thiết kế tông màu xanh có 3 tầng rộng rã và được trang trí với các bàn ghế gố và ánh đèn lung linh mang đậm phong cách Hà Nội xưa rất bình dị, nhẹ nhàng, yên ả.
Quán ABC Coffee RoasterQuán nằm ở đường Quảng Khánh ven Hồ Tây, rất dễ thấy nên có thể ghé qua để thưởng thức café ngay. Không gian quán có 1 tầng được bày trí khá đơn giản, gần gũi với thiên nhiên và có thể ngắm trọn được cảnh sông nước Hồ Tây dễ dàng. Ngoài đa dạng các món nước uống thì các đồ ăn nhẹ, ăn trưa cũng được quán mang đến khá phong phú, thích hợp cho bạn có được một buổi hẹn hò vui vẻ cùng bạn bè hay người yêu.
Hồ Tây ở đâu? Quán ABC Coffee Roaster tại Hồ Tây Hà Nội
Quán 6 Degrees Quán Santorini VibesKhông có quá nhiều tầng như những quán café khác trong khu vực, nhưng quán café này vẫn khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn mỗi dịp đến khu Hồ Tây vì vẻ ngoài siêu chất, thiết kế độc đáo với nhiều chi tiết sinh động, mang phong cách phương Tây trang nhã. Là quán café view sống ảo xịn xò cho những ai muốn ghé đến đây
Quán Cup of TeaQuán có gam màu trắng dễ thương, view hướng ra cảnh Hồ Tây cực đẹp mắt. Trang trí không gian là bàn gỗ, ghế mây tạo cảm giác nhẹ nhàng, lịch thiệp. Là địa điểm sẽ mang đến nhiều góc sống ảo lung linh cho bạn khi ghé đến
Hi vọng qua bài chia sẻ đã giúp bạn biết Hồ Tây ở đâu, những nơi thú vị có thể đến ở địa điểm này cùng với đó là các hoạt động hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Hồ Tây Hà Nội tham quan. Chúc chuyến đi chơi Hà Nội sắp tới của bạn thật thành công và có cho mình thêm thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Đăng bởi: Tú Quyên
Từ khoá: Hồ Tây ở đâu? Những hoạt động thú vị có tại Hồ Tây
Lối Đi Bộ Thần Tiên Giữa Lòng Sông Ở Trung Quốc
Ngày nay, cầu khi xây không còn vì thuận tiện khi lưu thông nữa mà còn nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái. Ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có một cây cầu chạy dài theo dọc lòng sông với khẩu hiệu như vậy. Khi đến Hồ Bắc, hãy một lần bước chân lên cây cầu thú vị này.
Cây cầu được xây dựng bằng “ván nổi” ở một thung lũng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã thu hút rất nhiều du khách tham quan đến chiêm ngưỡng vào ngày Quốc tế lao động vừa qua.
(Ảnh: Internet)
Cây cầu với độ dài 500 m kéo dọc theo chiều dọc dòng sông tại một thung lũng “chỉ cây và cây”. Sắc xanh một mảnh nhuộm cả vùng trời, và vùng chức trách đã quyết định bảo vệ khu rừng nguyên sinh này bằng hành động không chặt bỏ cây mà chỉ “thuận nước đẩy thuyền”.
(Ành: Internet)
Khi đứng trên cầu du khách có cảm giác như đang lạc vào một cánh rừng cổ tích mà sự hiện đại của khoa học-kĩ thuật còn chưa “bén” đến. Khung cảnh “độc xanh” làm ai ai cũng thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Mây trên trời xanh lam, nước dưới sông xanh ngọc bích và hai bên cánh rừng một màu xanh biếc như đang xoa dịu tâm hồn người lữ khách phương xa. Nếu bạn muốn có một shoot hình phong cảnh thì chắc chắn là nơi đây rồi.
(Ảnh: Internet)
Với cảnh quan còn khá hoang sơ, mộc mạc nên khu vực này rất thanh, sạch. Đi ngang những lùm cây bạn còn nghe tiếng chim hót gọi nhau du dương hay rộn cả một đoạn sông. Ai ai cũng cầm trên tay chiếc điện thoại hay máy ảnh để lưu giữ được “đoạn kỉ niệm mộc mạc” quý hiếm này. Có người còn nằm dài trên những tấm ván cầu để chụp ảnh.
(Ảnh: Internet)
Theo chiều dài cây cầu, bạn có thể đi từ thượng đến hạ lưu sông. Vì thời tiết mùa này khá nóng, nên nhiều người mang theo dù để tránh nắng gắt. Dẫu vậy, nhưng với một khung cảnh “độc, lạ” như thế này nên vẫn thu hút nhiều sự chú ý của khách tham quan. Tỉnh Hồ Bắc với con sông Trường Giang dài ngút ngàn, kiến trúc Hoàng Hạc lâu huy hoàng hay quê hương của nàng mỹ nhân “lạc nhạn” (chim sa) Vương Chiêu Quân đều là những dấu ấn cổ xưa mộc mạc, tinh túy của vùng đất này. Có lẽ, vì thế, các nhà chức trách ở đây muốn “đồng bộ” những dấu ấn cổ xưa đó cho truyền nhân đời đời? Với lượng ô nhiễm nhất nhì thế giới hiện nay, mong Trung Quốc hãy bảo tồn những cánh rừng nguyên sinh cũng như những khu di tích du lịch thật sự “xanh”.
(Ảnh: Internet)
Mong rằng với “sắc xanh” sinh thái này, chúng ta ai ai cũng có trách nhiệm giữ gìn để bảo tồn khung cảnh thiên nhiên. Và nếu đến Hồ Bắc, bạn phải nhất định “thưởng thức” cảnh quan độc đáo này!
Đăng bởi: Hồng Liên
Từ khoá: Lối đi bộ thần tiên giữa lòng sông ở Trung Quốc
Top 12 Nhà Hàng Ở Tây Hồ View Đẹp, Đẳng Cấp Nhất
Được thưởng thức ẩm thực ngon lại được ngắm nhìn Hồ Tây lộng gió cùng với những mảng view đẹp mắt luôn là ao ước của nhiều người. Để không phải cất công tìm kiếm, mình sẽ giới thiệu ngay đến cho bạn những nhà hàng ở Tây Hồ cực đỉnh đang hot trong giới ẩm thực.
Nhà hàng Soft Water
Địa chỉ: Số 42 Đường 9 (F361), An Dương, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 09:00 – 22:30
Khoảng giá trung bình: 250.000 – 500.000đ/người
Nếu như bạn đang tìm kiếm một nhà hàng có dáng vẻ lạ lẫm, không đụng hàng với bất cứ nơi đâu thì Soft Water có lẽ là sự chọn lựa không bao giờ tốt hơn.
Đây chính là nhà hàng view đẹp Hồ Tây mang lại sự hòa hợp giữa nghệ thuật ẩm thực & không gian thiên nhiên cây cỏ qua cách bài trí vô cùng đẳng cấp.
Flamant Bistro – nhà hàng ở Tây Hồ sang trọng
Địa chỉ: 100A Xuân Diệu, Tứ Liên, Tây Hồ
Giá khoảng: 200.000đ – 700.000đ
Thời gian: 9:00 – 24:00
Tọa lạc trên đường Xuân Diệu nhộn nhịp, Flamant Bistro không chỉ chinh phục thực khách bằng những món ăn ngon mà còn nhờ vẻ đẹp như một tòa lâu đài nguy nga cùng view nhìn ra Hồ Tây thơ mộng.
Bước vào bên trong, bạn sẽ trầm trồ trước một Châu Âu thu nhỏ, những tầng kiến trúc tinh tế, sang trọng và cả nội ngoại thất đắt đỏ.
Để không khí trở nên nhẹ nhàng, quyến luyến hơn nhà hàng đã dành trọn không gian âm nhạc cho những bài ca cổ điển, những bản piano du dương. Với những các cặp đôi, đây chắc chắn sẽ là nơi hẹn hò vô cùng lý tưởng.
Bay Seafood Buffet Hồ Tây
Địa chỉ: 01 Yên Hoa, Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ
Giờ mở cửa: 10h30 – 21h30
Giá
tham khảo
: 200.000VND – 600.000VND
Tín đồ buffet hải sản không còn xa lạ gì với Bay Buffet Seafood Hồ Tây. Tọa lạc tại khu vực gần hồ Tây trên trục đường Thanh Niên, đây chính là một trong những nhà hàng ở hồ Tây phục vụ buffet chuyên nghiệp.
Đẳng cấp được biết đến từ những buổi tiệc hải sản tươi ngon. Hương vị độc đáo kết hợp giữa ẩm thực Việt & Nhật Bản, đem đến những trải nghiệm hải sản khó quên. Menu hơn 200 món ngon đặc sắc với phong cách chế biến đa dạng từ món Việt, món Âu và món Á.
6 Degrees – nhà hàng Tây Hồ ngon
Địa chỉ: Số 189 Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 – 23:30
Khoảng giá trung bình: 300.000 – 400.000Đ/người
Ấn tượng trước tiên cho tất cả các thực khách khi đến với 6 Degrees đấy là sự cao cấp và “chanh sả”. Nhà hàng có 2 khu vực là: trong nhà & ngoài trời.
Thiết kế cao cấp dùng nhiều các chất liệu như kính, gỗ, thép,… mang lại sự phóng khoáng & làm ra không gian mở thú vị. Khi ngồi tại khu vực ngoài trời các thực khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Tây cùng đường phố và đèn đóm lung linh.
El Vino Wine & Restaurant
Địa chỉ: 16 Quảng An, Quận Tây Hồ
Giá khoảng: các món từ 50.000đ – 780.000đ
Thời gian: 10:00 – 23:00
EI Vino là một nhà hàng Pháp được xây dựng từ khá lâu, luôn được xếp trong danh sách các nhà hàng view đẹp Hồ Tây. EI Vino mang cho mình một vẻ đơn giản, có sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam.
Nhà hàng có 4 tầng, view toàn bộ đều hướng ra hồ, khách yêu thích hàng đầu là ngồi tầng 3 & 4 vì có cả không gian từ bên ngoài trời.
Parosand Sky Bar Restaurant
Địa chỉ: 537 Đ. Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ
Giá khoảng: 300.000đ – 400.000đ
Thời gian: 06:00 – 23:00
Parosand Sky Bar Restaurant hút khách nhờ vào vị trí mặt tiền cùng view Hồ Tây đắt đỏ. Nơi đây còn sở hữu một không gian sang trọng, lịch sự, là địa điểm ăn uống của nhiều người nổi tiếng.
Parosand có cả không gian trong và ngoài trời, với lợi thế tầng cao, bạn sẽ vừa đón gió Hồ Tây vừa nhìn được toàn cảnh bờ bên kia.
Nhà hàng Oven D’or Buffet
Địa chỉ: Sheraton Hanoi Hotel, 11 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ.
Bạn có thể không cảm nhận thấy lãng phí khi được thưởng thức một suất buffet ở đây, như bước vào một mê cung đồ ăn. Nhân viên nấu ăn đều được huấn luyện chuyên nghiệp.
Các món ăn đậm chất Á – Âu được chỉ rõ vô cùng sang trọng, công phu. Những món khai vị, món chính, món tráng miệng, dù ở mức nào có lẽ bạn cũng phải mỏi mắt và suy xét chọn lựa.
Nhà hàng HealthWich Vietnam
Địa chỉ: 26 Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ.
Điện thoại: 024 6253 8585
Khách hàng tới đây chưa bao giờ bỏ qua món bánh mì dài tới 32cm kèm với salad chế biến thật công phu, thậm chí nếu bạn là người không thích ăn rau cũng chẳng thể nào chối từ.
Nước sốt là thành phần mà nhà hàng luôn chú trọng chế biến. Nước sốt ngon cùng đồ ăn đi kèm tạo nên một combo hoàn hảo.
Nhà hàng Bánh Tôm Hồ Tây
Địa chỉ: 01 đường Thanh Niên, Trúc Bạch, Ba Đình
Giờ mở cửa: 10h30 – 21h30
Giá
tham khảo
: 50.000VND – 200.000VND
Danh sách những nhà hàng ở Tây Hồ không thể thiếu Bánh Tôm Hồ Tây quen thuộc với người dân Hà Nội và du khách. Bánh tôm được chiên trước 1 lớp, sau khi khách order sẽ chiên giòn, nóng hổi & mang lên cùng nước mắm chấm.
Le Jardin Bistro – nhà hàng ở Tây Hồ siêu ngon
Địa chỉ: 54 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10h30 – 21h30
Nếu là một tín đồ hâm mộ món Pháp, theo chân mình tới Le Jardin French để thưởng thức ngay. Với không gian rộng tới 300m2, có vườn cây xanh mát, nhà hàng mang nét đẹp cổ điển của những năm thập niên 90.
Nhà hàng ở Tây Hồ – SunKat’s
Địa chỉ: Số 172 Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
Khoảng giá trung bình: 70.000 – 150.000Đ/người
Nằm gọn một góc nhỏ trên con phố Yên Phụ nhộn nhịp, SunKat’s Burger là một trong những nhà hàng view đẹp Hồ Tây được nhiều khách du lịch nhận định cao. Bước vào bên trong quán các thực khách sẽ khá bất ngờ với không gian rộng lớn, thoáng mát và hơn thế nữa được phủ xanh bởi nhiều cây cối trang trí.
View sân sau còn có ban công xinh xắn, từ đấy thự khách có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh Hồ Tây & những buổi chiều tà hoàng hôn đẹp tuyệt vời.
Nhà hàng Phúc Thành
Địa chỉ: Số 685 Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
Khoảng giá trung bình: 47.000đ – 320.000đ/người
Ai từng thưởng thức hải sản thì có lẽ sẽ phải công nhận nhà hàng Phúc Thành rất biết được cách để chiều lòng các thực khách. Nơi đây sở hữu thực đơn phong phú, phong phú. Chất lượng món ăn tuyệt vời, thơm ngon & phần giải thích đẹp mắt.
Đến với nhà hàng view đẹp Hồ Tây này thì chắc chắn phải nếm thử các món ăn như: Tôm hùm bỏ lò, rang muối, Sashimi cá hồi, hàu Canada, Cua huỳnh đế, Bít tết bò Mỹ, Bò Nhật,…
Qua bài content này, kỳ vọng các bạn có thể chọn được những nhà hàng ở Tây Hồ ngon và hợp nhất với khẩu vị của bạn. Cảm ơn vì đã dành thời gian để theo dõi bài viết này!
Đăng bởi: Thư Nguyễn Anh
Từ khoá: Top 12 nhà hàng ở Tây Hồ view đẹp, đẳng cấp nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Tình Hứa Tiên Và Bạch Xà Tại Tây Hồ Ở Hàng Châu, Trung Quốc trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!