Bạn đang xem bài viết Giáo Án Đạo Đức 4 Sách Chân Trời Sáng Tạo Kế Hoạch Bài Dạy Đạo Đức Lớp 4 Năm 2023 – 2024 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Tạo cảm hứng học tập cho HS.
– Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối với bài học “Em quý trọng đồng tiền”.
b. Cách tiến hành
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi chợ : Em hãy bốc thăm chọn số tiền cụ thể trong hộp và nêu tên một món đồ em muốn mua.
+ GV chuẩn bị một số đồ vật: bút, sách vở, bình nước, bánh kẹo,…ghi sẵn giá tiền trên đồ vật và dán một lớp giấy che tiền lại; một chiếc hộp để các lá thăm ghi các mệnh giá tiền khác nhau, tương ứng với các giá tiền của đồ vật đã chuẩn bị.
+ GV mời 1 HS đóng vai người bán hàng và 1 HS đóng vai người đi mua hàng.
● HS đóng vai người đi mua hàng: lần lượt bốc thăm giá tiền trong hộp.
● HS đóng vai người bán hàng: mở giá tiền trên đồ vật, nếu trùng hợp thì sẽ nói “Chúc mừng quý khách”, nếu không đúng sẽ nói “Rất tiếc”.
– Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi trên, theo em, tiền được dùng để làm gì?
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bảo quản và tiết kiệm được tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay – Bài 1: Em quý trọng đồng tiền.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết vai trò của tiền.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của tiền.
b. Cách tiến hành
– GV chia HS thành 6 nhóm.
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình – đoán ý.
– GV phổ biến luật chơi cho các nhóm:
Trong thời gian 4 phút, các nhóm quan sát hình 1 – 4 SGK tr.50 và trả lời câu hỏi: Cho biết vai trò của tiền.
– GV nhận xét, đánh giá.
– GV mở rộng kiến thức: Theo em, tiền còn có những vai trò nào khác nữa?
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung:
Vai trò của tiền:
● Mua sắm vật dụng cần thiết.
● Du lịch, giải trí.
● Chăm sóc sức khỏe.
● Giúp đỡ bạn gặp khó khăn
● ….
Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tầm quan trọng của đồng tiền.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu chuyện Quý trọng đồng tiền SHS tr.50, 51.
– GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Người con đã làm gì trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất?
+ Theo em, vì sao phải quý trọng đồng tiền?
– GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
– GV nhận, đánh giá và chốt đáp án: Hành động của người con trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất:
+ Lần thứ 1: bình thản, không nói gì, lẳng lặng đi ra.
+ Lần thứ 2: lo lắng, vội vàng đi tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng.
– GV nêu kết luận: Đồng tiền làm ra nhờ sự lao động chăm chỉ, vất vả nên chúng ta cần phải quý trọng đồng tiền.
Hoạt động 3: Quan sát tranh, cho biết cách bảo quản và tiết kiệm tiền
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cách bảo quản và tiết kiệm tiền.
b. Cách tiến hành
– GV chia HS cả lớp thành 2 đội lớn.
– GV giao nhiệm vụ cho 2 đội:
+ Đội 1: Quan sát tranh 1, 2 SHS tr.51, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền?
+ Đội 2: Quan sát tranh 3, 4, SHS tr.52, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền?
– GV mời đại diện 2 đội trả lời. Các đội lắng nghe, nhận xét câu trả lời của đội bạn.
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Một số hành động tiết kiệm vào bảo quản là: nhờ người lớn giữ giúp, nuôi heo đất, tận dụng những đồ dùng đã cũ, tặng lại đồ dùng còn tốt cho bạn bè,…
– GV tiếp tục yêu cầu HS các đội liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền.
+ GV hướng dẫn mỗi đội thi đua nhau nêu ý kiến và ghi ý kiến vào giấy A4. Thời gian thực hiện từ 5 – 7 phút.
– GV mời đại diện các đội chia sẻ trước lớp một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
– GV nhận xét, khen thưởng kết quả thi đua của mỗi đội và nêu một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền: liệt kê những đồ dùng cần mua theo đúng danh sách, xem giá trước các đồ dùng trước khi mua,…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Nhận xét các ý kiến
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của bảo quản và tiết kiệm tiền.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các ý kiến từ 1 – 6 SHS tr.52 và thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét các ý kiến sau:
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực của HS và chốt đáp án:
+ Ý kiến 1: Không đồng tình. Tiết kiệm tiền giúp em không phải xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập đến; không bị phụ thuộc tuyệt đối vào người thân; thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch đặt ra.
+ Ý kiến 2: Không đồng tình. Dù là người nghèo hay người giàu cũng cần bảo quản và tiết kiệm tiền. Đó là của cải, thời gian, công sức lao động của mỗi người. Bảo quản và tiết kiệm tiện giúp mỗi người thực hiện được những kế hoạch cho gia đình và bản thân.
+ Ý kiến 3: Không đồng tình. Cần bảo quản và tiết kiệm tiền không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, người thân, bạn bè. Điều đó thể hiện trách nhiệm, sự trân trọng công sức lao động của em đối với mọi người.
+ Ý kiến 4: Không đồng tình. Cần phải bảo quản đồ dùng được cho, tặng. Điều đó thể hiện sự trân trọng công sức lao động, tình cảm với người tặng quà cho em.
+ Ý kiến 5: Đồng tình. Chúng ta có thể sử dụng tiền để giúp đỡ, mua những đồ dùng cần thiết cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Ý kiến 6: Đồng tình. Bảo quản tiền là quý trọng thành quả lao động. Thể hiện sự trân trọng công sức lao động của bản thân.
– GV mở rộng kiến thức cho HS:
+ Bảo quản và tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện được mong muốn của mình.
+ Tạo thói quen tiết kiệm để chi tiêu một cách hợp lí.
Hoạt động 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đồng tình với những hành vi bảo quản và tiết kiệm tiền; không đồng tình với những hành vi tiêu tiền một cách lãng phí.
b. Cách tiến hành
– GV chia HS thành các nhóm ( 4 – 6 HS/nhóm).
+ GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc vì sao em không đồng tình?
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tranh 1: Vẽ trên tiền (không đồng tình).
+ Tranh 2: Đòi mua món đồ quá khả năng của bố mẹ (không đồng tình).
+ Tranh 3: Tận dụng giấy trắng để làm vở nháp (đồng tình).
+ Tranh 4: Lãng phí thức ăn (không đồng tình).
+ Tranh 5: Tiết kiệm tiền (đồng tình).
+ Tranh 6: Tiết kiệm nước (đồng tình).
– GV kết luận: Các em cần nhắc nhở bản thân, người thân, bạn bè chi tiêu một cách hợp lí.
Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí.
b. Cách tiến hành
– GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Tình huống 1 SHS tr.53.
+ Nhóm 2: Tình huống 2 SHS tr.53.
+ Nhóm 3: Tình huống 3 SHS tr.53.
– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Tình huống 1: Cần tiết kiệm thức ăn.
+ Tình huống 2: Cần tiết kiệm giấy.
+ Tình huống 3: Trân trọng và bảo quản đồ dùng.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí.
b. Cách tiến hành
– GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.
– GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Đọc tình huống 1 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 1.
+ Nhóm 2: Đọc tình huống 2 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 2.
– GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
– GV mời các nhóm nêu tình huống trước lớp, diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình. Nhóm còn lại quan sát, nhận xét nhóm bạn.
– GV nhận xét, khen ngợi HS và nêu cách xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Để dành một hộp bút màu hoặc tặng cho một bạn khác đang cần bút màu.
+ Tình huống 2: Trân trọng và biết hài lòng với những món đồ chơi mình đang có.
– GV nhấn mạnh lại nguyên tắc bảo quản và tiết kiệm tiền, nhắc nhở HS tuân thủ thường xuyên để trở thành thói quen.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền.
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền phù hợp với lứa tuổi.
Advertisement
b. Cách tiến hành
– GV giao nhiệm vụ cho HS: Rèn luyện việc thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng bảo quản, tiết kiệm tiền, tiết kiệm thức ăn; mua quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
– GV tổ chức cho HS chia sẻ về việc thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền sau một vài tuần.
– GV thường xuyên nhắc nhở HS thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền.
– GV nhận xét và khen ngợi tinh thần quý trọng đồng tiền của HS.
Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để bảo quản và tiết kiệm tiền một cách thường xuyên, liên tục.
b. Cách tiến hành
– GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS lập kế hoạch tiết kiệm tiền và thực hiện theo mẫu:
KẾ HOẠCH TIẾT KIỆM TIỀN
Thời gian
thực hiện
Cách tiết
kiệm tiền
Kết quả
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
– Sau một vài tuần thực hiện, GV tổ chức để HS chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của mình.
– GV thường xuyên nhắc nhở HS tiết kiệm tiền.
– GV nhận xét và khen ngợi hành động tiết kiệm tiền của HS.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
– GV giao cho HS nhiệm vụ nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền.
– GV tổ chức cho HS trao đổi và chia sẻ cảm xúc của mình.
– GV nhận xét và khen ngợi tinh thần tiết kiệm tiền, đồ dùng của HS.
– HS chơi trò chơi Đi chợ .
– HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS chia thành các nhóm.
– HS chơi trò chơi.
– HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS đọc thầm câu chuyện.
– HS làm việc cặp đôi.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS chia thành 2 đội.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
– HS trình bày trước lớp.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS làm việc nhóm đôi.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS chia thành các nhóm.
– HS làm việc nhóm.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS chia thành các nhóm.
– HS làm việc nhóm.
– HS trình bày kết quả.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS chia thành các nhóm.
– HS làm việc nhóm.
– HS diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
– HS chia sẻ trước lớp.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
– HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS chia sẻ trước lớp.
Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm 4 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Kế Hoạch Bài Dạy Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 4 Năm 2023 – 2024
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi cho HS nhớ lại những cuốn sách yêu thích mình từng đọc.
b. Cách tiến hành:
– GV tung bóng để HS nói nhanh tên của một cuốn sách hoặc tên nhân vật trong sách mà HS yêu thích.
– GV đề nghị những HS cùng yêu thích một cuốn sách hoặc một nhân vật chung, ghép nhóm với nhau, cùng hô tên sách, tên nhân vật và nói: Hãy về với đội chúng tôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trao đổi về hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường
b. Cách tiến hành:
– GV chia HS cả lớp thành các nhóm.
+ Xác định mục đích của hoạt động: Vì sao nhà trường lại tổ chức hoạt động giới thiệu sách? Mong muốn của các thầy cô khi tổ chức hoạt động là gì? Khi thực hiện việc giới thiệu sách, mỗi HS sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng gì?
+ Lựa chọn một hình thức để giới thiệu sách: Kể chuyện theo sách; làm bản trình chiếu giới thiệu sách và thuyết minh; diễn kịch theo nội dung sách; đọc đoạn trích ngắn và đặt câu hỏi gợi mở; đưa ra một thử thách hoặc một trò chơi lấy ý tưởng từ sách;…
+ Liệt kê những công việc cụ thể cần làm với mỗi hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu sách.
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Dựa vào nội dung của mỗi cuốn sách, HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu phù hợp, tạo sự tò mò cho các bạn còn chưa hứng thú đọc sách.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lên kế hoạch giới thiệu cuốn sách mà nhóm đã lựa chọn để tham gia hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường.
b. Cách tiến hành:
– GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về cuốn sách mình yêu thích để cả nhóm bình bầu, lựa chọn cuốn sách chung mà nhóm sẽ giới thiệu.
– GV hướng dẫn HS ghi rõ:
+ Mục đích của hoạt động giới thiệu sách.
+ Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.
+ Hình thức giới thiệu sách mà nhóm đã lựa chọn.
+ Liệt kê và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
– GV gợi ý cho HS các xây dựng kế hoạch: Lập bảng kế hoạch như hướng dẫn SHS tr.35, vẽ sơ đồ tư duy, bẽ bảng nhiệm vụ theo hình đoàn tàu,….
Advertisement
– GV mời các nhóm chia sẻ kế hoạch giới thiệu sách của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
– GV kết luận: Từng cá nhân thực hiện công việc được phân công theo bảng kế hoạch.
C. HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC – CAM KẾT HÀNH ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện hoạt động tại nhà.
b. Cách tiến hành:
– GV nhắc nhở HS thực hiện công việc mình đã nhận với nhóm.
– GV phát cho HS một vòng tay nhắc việc và đề nghị HS ghi lên đó nhiệm vụ: Chuẩn bị một cuốn sách em yêu thích để mang tới trong tiết Sinh hoạt lớp.
– HS trả lời.
– HS nói theo hướng dẫn của GV.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS chia thành các nhóm.
– HS chia sẻ trước lớp.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS chia sẻ trong nhóm.
– HS làm việc nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
– HS chia sẻ kế hoạch trước lớp.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS lắng nghe, thực hiện.
Giáo Án Tin Học 8 Sách Cánh Diều Kế Hoạch Bài Dạy Tin Học 8 Năm 2023 – 2024
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV quan sát mục 2 và trả lời câu hỏi: Máy tính điện tử phát triển qua mấy thế hệ?
– GV yêu cầu HS đọc mục 2 – SGK tr.6, 7, luận theo nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2 (đính kèm cuối mục): Em hãy nêu thông tin của máy tính điện tử qua từng thế hệ:
+ Nhóm 1: Thế hệ thứ nhất
+ Nhóm 2: Thế hệ thứ hai
+ Nhóm 3: Thế hệ thứ ba
+ Nhóm 4: Thế hệ thứ tư
+ Nhóm 5: Thế hệ thứ năm
– GV gợi ý: Các nhóm trình bày theo các ý sau:
+ Khoảng thời gian xuất hiện.
+ Đặc điểm (công nghệ, kích thước, tiêu thụ điện, tỏa nhiệt, hiệu quả).
+ Nêu tên máy tính đại diện của mỗi thế hệ.
– GV tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Máy vi tính thuộc thế hệ nào? Tại sao chúng được gọi là máy vi tính?
+ Tại sao máy tính thế hệ thứ năm trở lên thông minh hơn?
(- Máy vi tính thuộc thế hệ thứ 4. Chúng được gọi là máy vi tính vì chúng sử dụng công nghệ vi xử lí tích hợp mật độ cao.
– Máy tính thế hệ thứ năm trở nên thông minh hơn nhờ khả năng xử lí song song của phần cứng và phần mềm AI.)
– GV cho HS xem video sau để hiểu thêm về các sự ra đời của máy tính:
– GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK tr.7 và thực hiện:
– GV tiếp tục đặt câu hỏi: Những máy tính thế hệ sau có ưu điểm gì so với những máy tính thế hệ trước? (nhỏ gọn hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, di động được, nhanh nhạy hơn và độ chính xác cao hơn)
– GV tổng kết câu trả lời: 1e, 2b, 3c, 4a, 5d.
– GV kết luận: Được phát minh để tính toán khoa học, từ một cỗ máy lớn hơn, máy tính điện tử nhỏ dần nhưng làm việc nhanh hơn nhiều và trở thành công cụ cá nhân.
– GV hướng dẫn HS đọc phần Tóm tắt bài học – SGK tr.7 để tổng kết lại bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin SGK mục 2, Hình 1, 2 – SGK tr. 6, 7 và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
– GV mời đại diện HS trình bày về: Các thế hệ phát triển của máy tính điện tử.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
– GV chuyển sang Hoạt động mới.
2. Lịch sử phát triển máy tính điện tử
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát):
a) Thế hệ thứ nhất
– Thời gian: 1945 – 1955
– Đặc điểm:
+ Công nghệ: ống chân không, van nhiệt điện.
+ Đầu vào: thẻ đục lỗ và băng giấy.
+ Kích thước: lớn.
+ Tiêu thụ nhiều điện và tỏa ra nhiều nhiệt.
+ Hiệu quả: kết quả không đảm bảo luôn đáng tin cậy.
– Ví dụ: ENIAC (1945),…
ENIAC 1945
b) Thế hệ thứ hai
– Thời gian: 1955 – 1965
– Đặc điểm:
+ Công nghệ: bóng bán dẫn và lõi từ
+ Kích thước: nhỏ hơn.
+ Tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa ra ít nhiệt hơn
+ Hiệu quả: tính toán đáng tin cậy và nhanh hơn.
– Ví dụ: IBM 1602 (1959), UNIVAC 1108 (1964),…
– 1956: RAMAC IBM 350 ra đời → sự xuất hiện của máy tính có ổ đĩa.
IBM 1602 (1959)
UNIVAC 1108 (1964)
Ổ đĩa cứng RAMAC IBM 350 (1956)
c) Thế hệ thứ ba
– Thời gian: 1965 – 1974
– Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp IC.
+ Kích thước: nhỏ hơn.
+ Tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa ra ít nhiệt hơn
+ Hiệu quả: tính toán nhanh hơn.
+ Chi phí bảo trì ít hơn.
– Ví dụ: IBM-360 (1964) , Honeywell-6000,…
– Năm 1971: máy tính cá nhân ra đời.
IBM System/360 (1964)
Kenbak-1 – chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới
d) Thế hệ thứ tư
– Thời gian: 1974 – 1989
– Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp mật độ cao VLSI.
+ Kích thước: rất nhỏ, có thể di động.
+ Dễ sử dụng
+ Hiệu quả: chạy nhanh và đáng tin cậy.
+ Giá thành sản xuất giảm xuống thấp.
– Ví dụ: DEC 10, SAO 1000, PDP 11,… và siêu máy tính CRAY-X-MP
– 1981: máy tính Osborne 1 ra đời
→ sự xuất hiện của máy tính xách tay.
DEC 10 (1966)
PDP 11 (1970)
Siêu máy tính CRAY-X-MP (1982)
Osborne 1 (1981)
e) Thế hệ thứ năm
– Thời gian: 1990 – nay
– Đặc điểm:
+ Công nghệ: mạch tích hợp mật độ siêu cao ULSI
+ Khả năng xử lí song song của phần cứng và phần mềm AI.
– Ví dụ: IBM Simon (1992), Iphone (2007),…
IBM Simon (1992)
Iphone (2007)
Giáo Án Công Nghệ 11 Sách Cánh Diều Kế Hoạch Bài Dạy Công Nghệ 11 Năm 2023 – 2024
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Công nghệ lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Công nghệ 11 Cánh diềuNgày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
Năng lực riêng:
Nêu được các phương pháp chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
Lựa chọn được phương pháp chăn nuôi phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực trong việc chăn nuôi.
Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
Tranh, ảnh, video
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, kể được tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh về một số phương thức chăn nuôi; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi về tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về một số phương thức chăn nuôi:
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh GV trình chiếu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: Phương thức chăn thả tự do.
+ Hình 2: Phương thức chăn nuôi công nghiệp.
+ Hình 3: Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
(HS nêu hiểu biết về các phương thức chăn nuôi này, GV chưa đánh giá đúng – sai).
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Phương thức chăn nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chăn thả tự do
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn thả tự do.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 4.1 SHS tr.21 và trả lời câu hỏi :
– Phương thức chăn thả tự do là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
– Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta?
c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn thả tự do và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 4.1 SHS tr.21 để tìm hiểu về phương thức chăn thả tự do.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:
+ Khái niệmphương thức chăn thả tự do. Đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
– Lí giải vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn thả tự do.
– GV chuyển sang nội dung mới.
1. Chăn thả tự do
– Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
– Đặc điểm:
+ Mức đầu tư thấp.
+ Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp.
+ Tận dụng được nguồn lao động sẵn có.
+ Năng suất chăn nuôi thấp. Hiệu quả kinh tế thấp.
+ Khó kiểm soát dịch bệnh.
+ Ít gây ô nhiễm môi trường.
– Phương thức chăn thả tự do còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta bởi:
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân.
+ Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho sản phẩm thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
Hoạt động 2. Chăn nuôi công nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Nội b. dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi: Phương thức chăn nuôi công nghiệp là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi:
+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp là gì?
+ Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình về phương thức chăn nuôi công nghiệp:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 để tìm hiểu về phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:
+ Khái niệmphương thức chăn nuôi công nghiệp.
+ Đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– GV chuyển sang nội dung mới.
2. Chăn nuôi công nghiệp
– Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
– Đặc điểm:
+ Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
+ Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
+ Mức đầu tư cao.
+ Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
+ Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
+ Kiểm soát tốt dịch bệnh.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Hoạt động 3. Chăn nuôi bán công nghiệp
a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
+ Hãy so sánh đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SHS tr.22 và trả lời câu hỏi:
+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp là gì?
+ Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp:
– GV chia HS thanh các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành theo bảng mẫu sau: Hãy so sánh đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
Phương thức chăn nuôi
Đặc điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Chăn thả tự do
Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi bán công nghiệp
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát đọc thông tin mục 3 SHS tr.22 để tìm hiểu về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:
+ Khái niệmphương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
+ Đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày theo bảng mẫu về đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– GV chốt lại nội dung bài học: Có 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta là chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
3. Chăn nuôi bán công nghiệp
– Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
– Đặc điểm:
+ Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn…
+ Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
+ Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cái thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
+ Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.
– So sánh đặc đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp: Đính kèm bảng phía dưới hoạt động.
BẢNG SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA 3 PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
Phương thức chăn nuôi
Đặc điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Chăn thả tự do
– Mức đầu tư thấp.
– Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp.
– Tận dụng được nguồn lao động sẵn có.
– Ít gây ô nhiễm môi trường.
– Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân.
– Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho sản phẩm thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
– Năng suất chăn nuôi thấp. hiệu quả kinh tế thấp.
– Khó kiểm soát dịch bệnh.
Chăn nuôi
công nghiệp
– Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
– Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
– Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
– Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
– Kiểm soát tốt dịch bệnh.
– Mức đầu tư cao.
– Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
– Khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Chăn nuôi
bán công nghiệp
– Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn…
– Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
– Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cái thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
– Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn về phương thức chăn nuôi để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm vào Phiếu bài tập.
Sản phẩm: HS chọn được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS trả lời trong vòng 5 phút.
Trường THPT:…………
Lớp:…………………………
PHIẾU BÀI TẬP
BÀI 4: PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI
Thời gian: 5 phút
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi có đặc điểm:
A. Tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam với mức đầu tư thấp.
B. Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
C. Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với sân vườn để vận nuôi vận động, kiếm thức ăn.
D. Năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 2. Chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta vì:
A. Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân.
B. Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao.
C. Hợp thị hiếu người tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Phương thức chăn nuôi khó kiểm soát dịch bệnh là:
A. Chăn nuôi bán công nghiệp.
B. Chăn nuôi công nghiệp.
C. Chăn thả tự do.
D. Chăn nuôi bán công nghiệp và chăn thả tự do.
A. Chăn thả tự do.
B. Chăn nuôi công nghiệp.
C. Chăn nuôi bán công nghiệp.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của phương pháp chăn nuôi công nghiệp?
A. Sử dụng thức ăn do con người cung cấp
B. Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
C. Mức đầu tư thấp.
D. Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
Advertisement
Câu 6. Phương thức chăn nuôi với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín là:
A. Chăn thả tự do.
B. Chăn nuôi bán công nghiệp.
C. Chăn nuôi công nghiệp.
D. Chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp.
Câu 7. Phương thức chăn nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là:
A. Chăn nuôi công nghiệp.
B. Chăn nuôi bán công nghiệp.
C. Chăn thả tự do.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thức tế về phương thức chăn nuôi để hoàn thành nhanh Phiếu bài tập.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
– GV thu Phiếu bài tập và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
D
C
B
C
C
A
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
– GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
Nội dung: GV hướng dẫn HS đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
Sản phẩm: HS trình bày phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Hãy đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
– GV hướng dẫn HS: Trình bày phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em theo gợi sau:
+ Tên vật nuôi, tên phương thức chăn nuôi.
+ Đặc điểm phương thức chăn nuôi đối với vật nuôi đó.
+ Ưu điểm, nhược điểm của phương thức chăn nuôi đối với vật nuôi đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế về phương thức chăn nuôi để thực hiện nhiệm vụ.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học: Các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
– Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.
– Làm bài tập Bài 4 – Sách bài tập Công nghệ chăn nuôi 11.
– Đọc và tìm hiểu trước bài Ôn tập Chủ đề 1 – Giới thiệu chung về chăn nuôi.
Kế Hoạch Dạy Học Môn Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 11 Sách Chân Trời Sáng Tạo Phân Phối Chương Trình Giáo Dục Kt&Pl 11 Năm 2023 – 2024
Tên bài học
Số tiết
Nội dung
Yêu cầu cần đạt về chuyên môn
Năng lực môn học
Năng lực chung
Phẩm chất
Tư liệu/ngữ liệu/hình ảnh
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
3
Tiết 1. Hình thành – phát triển kiến thức
Nêu được khái niệm cạnh tranh.
Tiết 2. Phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
– Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
Tiết 3. Thực hành – Rèn luyện
– Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được khái niệm cạnh tranh.
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
– Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
– Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Câu chuyện ngắn.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 2. Cung – cầu trong kinh tế thị trường
3
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung.
– Nêu được khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu.
Tiết 2: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành
– Phân tích được mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế.
– Phân tích được quan hệ cung – cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
– Tìm hiểu và viết bài về những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất của gia đình.
– Xây dựng tiểu phẩm.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung.
– Nêu được khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu.
– Phân tích được mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế.
– Phân tích được quan hệ cung – cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Sơ đồ tư duy.
– Câu chuyện ngắn.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP
Bài 3. Lạm phát trong kinh tế thị trường
3
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được các khái niệm: lạm phát.
– Liệt kê được các loại hình lạm phát.
Tiết 2: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành
– Giải thích được các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
– Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế xã hội.
– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
– Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các khái niệm: lạm phát.
– Liệt kê được các loại hình lạm phát.
– Giải thích được các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
– Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế xã hội.
– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
– Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Thông tin.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
3
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được các khái niệm: thất nghiệp.
– Liệt kê được các loại hình thất nghiệp.
Tiết 2: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành
– Giải thích được các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
– Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế xã hội.
– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
– Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các khái niệm: thất nghiệp.
– Liệt kê được các loại hình thất nghiệp.
– Giải thích được các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
– Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế xã hội.
– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
– Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; Năng lực phát triển bản thân.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
Bài 5. Thị trường lao động, việc làm
5
Tiết 1, 2, 3: Hình thành – phát triển kiến thức.
Tiết 4, 5: Thực hành – Rèn luyện
Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường lao động, việc làm.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm.
– Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
– Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
– Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế;
– Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
Bài 6. Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
4
Tiết 1, 2. Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh.
– Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
– Giải thích được tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
Tiết 3: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh.
– Phân tích được ý tưởng kinh doanh
Tiết 4: Thực hành – Rèn luyện
– Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh.
– Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
– Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh.
– Phân tích được ý tưởng kinh doanh
– Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo…
Trách nhiệm.
Trung thực.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh
2
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Định hướng thực hành.
– Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
Tiết 2: Thực hành – Rèn luyện
– Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
– Tìm hiểu và chia sẻ.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được thế nào là cơ hội kinh doanh.
– Giải thích được tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
– Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
– Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Bài 8. Đạo đức kinh doanh
4
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
Tiết 2 và 3: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành
– Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
– Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
Tiết 4: Thực hành – Rèn luyện
– Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
– Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
– Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
– Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
– Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
– Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG
Bài 9. Văn hoá tiêu dùng
5
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
– Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
– Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
Tiết 2: Thực hành – Rèn luyện
– Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
– Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Nhận xét đánh giá KQHT
Tiết 3: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
Tiết 4: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng.
– Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dưng văn hoá tiêu dùng.
Tiết 5: Thực hành – Rèn luyện
Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
– Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
– Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
– Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
– Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Thông tin.
– Trường hợp, Tình huống..
– Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
– Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng.
– Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dưng văn hoá tiêu dùng.
– Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế; năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
4
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí).
Tiết 2, 3: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.
– Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huốngđơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
Tiết 4: Thực hành – Rèn luyện
– Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí).
– Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.
– Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huốngđơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
– Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.
Năng lực phát triển bản thân.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo..
Trách nhiệm
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 11. Bình đẳng giới
3
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực. (chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình)
– Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội.
Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Đánh giá được các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới của công dân.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực. (chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình)
– Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội.
– Đánh giá được các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
– Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới của công dân.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
3
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
– Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện: Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
– Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
– Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
– Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
3
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức – định hướng thực hành và rèn luyện
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
3
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức – định hướng thực hành và rèn luyện
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
3
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức – định hướng thực hành
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tô cáo.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tô cáo.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
3
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
3
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Tiết 3. Thực hành – Rèn luyện
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Nhận xét đánh giá KQHT.
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm trong một số tình huống đơn giản.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Trường hợp, tình huống.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Câu chuyện ngắn.
– Câu chuyện sáng tạo.
– Sơ đồ, bảng biểu.
Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
2
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Tiết 2: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
2
Tiết 1, 2: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Tiết 3: Thực hành – Rèn luyện
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
– Sơ đồ, bảng biểu.
Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
2
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Tiết 2: Thực hành – rèn luyện
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
2
Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Tiết 2: Thực hành – rè luyện
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Nhận xét đánh giá KQHT
– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Năng lực tự chủ và tự học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trách nhiệm
– Thông tin.
– Hình ảnh, tranh vẽ.
– Trường hợp, Tình huống.
Kiểm tra, đánh giá
5
– Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra;
– Cung cấp thông tin để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường;
– Đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập;
– Đánh giá bằng điểm chữ gồm: A+ (Xuất sắc), A (Tốt), B (Khá), C (Đạt yêu cầu), D (Cần cố gắng hơn); được quy đổi sang thang điểm 10 với hệ số quy đổi như sau: loại A+ tương đương 10 điểm; loại A: từ 8 đến 9 điểm; loại B: từ 6 đến 7 điểm; loại C: 5 điểm; loại D: dưới 5 điểm.
Kế Hoạch Dạy Học Lớp 3 Bộ Chân Trời Sáng Tạo (11 Môn) Phân Phối Chương Trình Lớp 3 Năm 2023 – 2023
TUẦN BÀI TRANG SHS TUẦN BÀI TRANG SHS
HKI HKII
1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 1) Trang 7 19 CHỤC NGHÌN T1 7-8
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 2) Trang 8 CHỤC NGHÌN T2 9
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ( Tiết 1) Trang 9 CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ T1 10
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ( Tiết 2) Trang 10(BT3.4.5) CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ T2 11
CỘNG NHẨM, TRỪ NHẨM Trang 11 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ T1 12
2 TÌM SỐ HẠNG Trang 12 20 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ T2 13
TÌM SỐ BỊ TRỪ, TÌM SỐ TRỪ Trang 13 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 T1 14
ÔN TẬP PHÉP NHÂN Trang 14 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 T2 15
ÔN TẬP PHÉP CHIA Trang 15-16 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 T1 16
TÌM THỪA SỐ Trang 17 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 T2 17
3 TÌM SỐ BỊ CHIA, TÌM SỐ CHIA Trang 18 21 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 18
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 1) Trang 19 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 19
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 2) Trang 20 THÁNG, NĂM T1 20
MI-LI-MÉT(Tiết 1) Trang 21 THÁNG, NĂM T2 21
MI-LI-MÉT(Tiết 2) Trang 22 GAM T1 22
4 HÌNH TAM GIÁC. HÌNH TỨ GIÁC Trang 23-24 22 GAM T2 23
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG Trang 25 MI-LI-LÍT T1 24
XẾP HÌNH (Tiết 1) Trang 26 MI-LI-LÍT T2 25
XẾP HÌNH (Tiết 2) Trang 27 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T1 26
XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 1) Trang 28 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T2 27
5 XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 2) Trang 29 23 NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T3 28
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI BƯỚC TÍNH(Tiết 1) Trang 30 CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T1 29
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI BƯỚC TÍNH(Tiết 2) Trang 31 CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T2 30
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC Trang 32 CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T3 31
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC Trang 33 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 32
6 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo) Trang 34 24 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 32
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo) Trang 35 GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG T1 33-34
LÀM TRÒN SỐ Trang 36-37 GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG T2 33-34
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ Trang 38 HÌNH CHỮ NHẬT 35
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 1) Trang 39(1.2.3.4) HÌNH VUÔNG 36
7 Em làm được những gì? (Tiết 2) Trang 39(5.6.7) 25 CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC 37
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM( Tiết 1) Trang 40 CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT T1 38
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM( Tiết 2) Trang 40 CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT T2 39
BẢNG NHÂN 3 Trang 42 CHU VI HÌNH VUÔNG T1 40
BẢNG CHIA 3 Trang 43 CHU VI HÌNH VUÔNG T2 41
8 BẢNG NHÂN 4 44 26 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU T1 42
BẢNG CHIA 4 45 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU T2 43
MỘT PHẦN HAI, MỘT PHẦN BA,MỘT PHẦN TƯ, MỘT PHẦN NĂM (Tiết 1) 46 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU T3 44
MỘT PHẦN HAI, MỘT PHẦN BA,MỘT PHẦN TƯ, MỘT PHẦN NĂM (Tiết 2) 47 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU T4 45
NHÂN NHẨM, CHIA NHẨM 48 CÁC KHẢ NĂNG XẢY RA CỦA MỘT SỰ KIỆN T1 46
9 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 1) 49 27 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 47
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 2) 49 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 48
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 1 000 50 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T1 49
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 1 000 (tiếp theo)(T1) 51 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T2 49
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 1 000 (tiếp theo)(T2) 52 KIỂM TRA
10 PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ)(T1) 53 28 TRĂM NGHÌN 51-52
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ)(T2) 54 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (2 tiết) T1 53-54
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ)(T1) 55 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (2 tiết) T2 54-55
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ)(T1) 56 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ T1 56
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 57 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ T2 57
11 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 58 29 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 T1 58
KIỂM TRA PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 T2 59
BẢNG NHÂN 6 59 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 T1 60
BẢNG CHIA 6 60 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 T2 61
GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN 61 PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 T3 61
12 BẢNG NHÂN 7 62 30 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 62
BẢNG CHIA 7 63 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 62
BẢNG NHÂN 8 64 NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T1 63
BẢNG CHIA 8 65 NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T2 64
GIẢM MỘT SỐ ĐI MỘT SỐ LẦN 66 NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T3 64
13 BẢNG NHÂN 9 67 31 CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T1 65
BẢNG CHIA 9 68 CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T2 66
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 69 CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T3 67
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 70 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T1 68
XEM ĐỒNG HỒ T1 71 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? T2 68
14 XEM ĐỒNG HỒ T2 72 32 DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH 69
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T1 73 XĂNG-TI-MÉT VUÔNG T1 70
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T2 74(1.2.3.4) XĂNG-TI-MÉT VUÔNG T2 71
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ T3 75(5.6.7 DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT T1 72
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ 76 DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT T2 73
15 ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG T1 77 33 DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG 74
ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG T2 78 TIỀN VIỆT NAM T1 75-76
HÌNH TRÒN T1 79 TIỀN VIỆT NAM T2 77
HÌNH TRÒN T2 80 ÔN TẬP CUỐI NĂM T1
NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ 81 ÔN TẬP CUỐI NĂM T2
16 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ T1 82 ÔN TẬP CUỐI NĂM T3
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ T2 83 34 ÔN TẬP CUỐI NĂM T4
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T1 84 ÔN TẬP CUỐI NĂM T5
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T2 85 ÔN TẬP CUỐI NĂM T6
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T1 ÔN TẬP CUỐI NĂM T7
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T2 ÔN TẬP CUỐI NĂM T8
17 ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T3 35 ÔN TẬP CUỐI NĂM T9
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T4 ÔN TẬP CUỐI NĂM T10
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T5 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T1
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T6 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T2
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T7 KIỂM TRA CUỐI NĂM
18 ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T8
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 T9
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T1
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM T2
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Đạo Đức 4 Sách Chân Trời Sáng Tạo Kế Hoạch Bài Dạy Đạo Đức Lớp 4 Năm 2023 – 2024 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!