Bạn đang xem bài viết Hành Hương Đầu Xuân Ở 4 Ngôi Chùa Trên Núi Nổi Tiếng Nhất Miền Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bà Đen Tây NinhChùa Bà Đen là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Tây Ninh, có tuổi đời lên đến 300 năm. Ngôi chùa này tọa lạc trên lưng chừng núi Bà Đen, ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Được biết núi Bà Đen là đỉnh núi cao nhất Đông Nam Bộ, vì thế đường lên chùa cũng khá gian nan. Bạn có thể chọn đi bộ, đi cáp treo hoặc hệ thống máng trượt để đến tham quan, vãn cảnh ngôi chùa trên núi ở miền Nam tuyệt đẹp này.
Ngôi chùa được xây dựng ở triền núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: chúng tôi sử ghi lại, chùa Bà Đen ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Sau đó chùa được trùng tu xây dựng lại hoành tráng hơn, rộng rãi hơn, trở thành một trong những ngôi chùa đẹp ở miền Nam, được nhiều du khách gần xa biết đến và ghé hành hương.
Để lên chùa, bạn có thể đi bộ, cáp treo hoặc máng trượt. Ảnh: chúng tôi Bà Đen thuộc hệ phái Bắc Tông với tổng diện tích 210 m2, xây dựng theo lối kiến trúc cổ, tạo nên vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Ngôi chùa trên núi này có hai hạng mục chính là Chánh Điện và Giảng Đường. Ở khu Chánh Điện là nơi thờ tượng đài Bồ tát Quan Âm, tượng Tiêu Diện, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Ngoài ra, còn có tượng Tứ Thiên Vương, Thập bát La Hán, Tổ sư Đạt Ma, các vị Tổ của chùa,…. và nhiều tượng Phật khác.
Cáp treo là phương tiện được nhiều người lựa chọn khi đến viếng chùa. Ảnh: chúng tôi năm, người dân khắp cả nước đổ về chùa Bà Đen để hành hương đầu năm, cầu bình an, sức khỏe và thăm viếng khung cảnh bình yên, thơ mộng của ngôi chùa. Vì ngày càng có nhiều người biết đến chùa Bà Đen nên hệ thống cáp treo, máng trượt đã được xây dựng để phục vụ việc di chuyển lên chùa thuận tiện hơn.
Chùa Châu Thới – Bình DươngĐa phần những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời đều được xây dựng trên núi và chùa Châu Thới – Bình Dương là một ngôi chùa như vậy. Ngôi chùa này nằm nằm trên ngon núi Châu Thới, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách mặt nước biển 82 m và ẩn mình trong không gian cây cối xanh mát, bình yên.
Chùa Châu Thới nằm trên một ngọn núi nhỏ, độ cao hơn 80 mét so với mực nước biển. Ảnh: chúng tôi trên núi Châu Thới được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ. Về sau, chùa được trùng tu và mở rộng, trở nên uy nghiêm và hoành tráng với quần thể kiến trúc đa dạng, gồm nhiều hạng mục như Chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn và Linh Sơn Thánh Mẫu. Điểm nhấn đặc biệt nhất là bức tượng hình rồng được điêu khắc tỉ mỉ, bao bọc phía trước sân chùa.
Chùa được xây dựng hoành tráng với những điện thờ uy nghiêm. Ảnh: chúng tôi lên chùa Châu Thới tham quan, vãn cảnh, bạn có thể chọn leo 220 bậc thang để ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên xanh mát bình yên. Ngoài ra, nếu muốn nhanh gọn hơn, bạn có thể chọn đi theo con đường trải nhựa dành riêng cho xe máy. Đứng từ trên chùa nhìn xuống, bạn sẽ thấy một khung cảnh yên bình thư thả. Xa xa là những ngôi nhà chen chúc lẫn nhau, là những cung đường ngoằn nghòe và cả những công trình hiện đại của Bình Dương.
Chùa Hang An GiangViếng cảnh chùa, bạn có thể đi bộ để leo 220 bậc thang hoặc đi xe máy. Ảnh: chúng tôi Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, là một trong những ngôi chùa trên núi đẹp thơ mộng, trữ tình, tọa lạc ở triền núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa này đã có tuổi đời hàng trăm năm, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ. Sau đó được trùng tu và mở rộng để đón du khách gần xa về hành hương, vãn cảnh.
Chùa Hang gắn liền với câu chuyện một phụ nữ tu hành trong hang sâu trên núi Sam. Ảnh: chúng tôi được xây dựng với mặt chính 11m và mặt hông 10 m trên nền cuốn đá xanh cao ráo. Trong khuôn viên chùa được tráng xi măng, lát gạch bông sạch sẽ. Đặc biệt, trong chùa còn có nhiều hoành phi và liễn đối được chạm khắc công phu, tinh xảo. Trong khuôn viên chùa có thờ tượng Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trước hoa viên và 4 vị hộ pháp nhìn về phía chân núi.
Cảnh sắc núi non hữu tình xung quanh chùa Hang. Ảnh: chúng tôi Hang – ngôi chùa đẹp ở miền Nam gắn liền với giai thoại một người phụ nữ tên Lê Thị Thơ bỏ cuộc sống đời thường để đến núi Sam tu hành. Bà dựng am trong một cái hang sâu yên tĩnh để tu tập. Tương truyền trong hang có một cặp rắn là Thanh Xà và Bạch Xà, nghe tiếng kinh của bà đã tìm đến và được bà thuần phục. Cặp rắn không hại người mà ăn đồ chay, nghe kinh và giúp bảo vệ am khỏi kẻ gian, thú dữ.
Bạn phải leo qua 300 bậc thang để đến được chùa Hang. Ảnh: Foody
Ngày nay, chùa Hang là nơi được du khách gần xa biết đến và thường ghé hành hương đầu xuân. Để đến được chùa, bạn phải leo liên tục 300 bậc thang. Thế nhưng vẻ đẹp cổ kính và cảnh sắc bình yên ở chùa Hang chắc chắn sẽ đáp đền xứng đáng cho khoảng thời gian leo núi mệt mỏi của bạn.
Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên Vũng TàuDù Nam Bộ có địa hình đồng bằng là chủ yếu nhưng vẫn có nhiều ngôi chùa trên núi đẹp. Một trong số đó là Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên Vũng Tàu. Thiền viện này tọa lạc ở sườn núi Minh Đạm, thị trấn Phước Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm len lỏi trong những dãy núi và rừng cây bạt ngàn, xanh mát.
Thiền Viện Chân Nguyên là một trong những ngôi chùa trên núi đẹp ở Vũng Tàu. Ảnh: Foody
Khuôn viên chùa được quy hoạch thành nhiều hạng mục khác nhau. Trong đó, khu Chánh Điện được xây dựng dưới dãy núi Kỳ Vân, phía sau có những bức tượng đá hình đầu rùa, đầu rắng được gọt đẽo công phu, tỉ mỉ. Đặc biệt, ở đây còn có khối đá hình rắn ngậm ngọc, con voi khổng lồ quỳ phục hay hình đầu tượng Phật độc đáo và uy nghiêm.
Phía sau chùa còn có một con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Bạch Vân. Bạn có thể men theo con đường này lên núi để thưởng thức cảnh sắc bình yên, lộng gió, ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố biển Vũng Tàu từ trên cao.
Khung cảnh yên bình, thơ mộng trong khuôn viên chùa. Ảnh: chúng tôi đặc biệt ở Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên là nơi đây có nhiều khỉ sinh sống, vì thế, ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Khỉ. Những bầy khỉ ở đây rất hiền và thân thiện, đặc biệt được du khách quý mến và cho nhiều đồ ăn. Nhờ có chúng mà không khí ở chùa cũng có phần nào vui hơn bởi có ai mà chẳng bật cười trước cảnh các chú “tài thiên” đi lại, nhảy nhót và chìa tay xin ăn.
Nơi đây còn được gọi là chùa Khỉ vì có nhiều đàn khỉ sinh sống. Ảnh: chúng tôi có thể cân nhắc để chọn một trong những ngôi chùa trên núi ở miền Nam với cảnh quan đẹp, di chuyển thuận tiện để du xuân đầu năm mới 2023.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Nguyễn Hào
Từ khoá: Hành hương đầu xuân ở 4 ngôi chùa trên núi nổi tiếng nhất miền Nam
6 Ngôi Chùa Ở Thanh Hóa Đẹp Nổi Tiếng Nhất
Tháng giêng là tháng ăn chơi, nhân dân thường dùng khoảng thời gian đầu năm này để đi lễ chùa xin tài lộc, may mắn cho cả gia đình và công việc làm ăn. Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm. Mỗi dịp lễ tết, người Việt Nam lại cùng gia đình, người thân đến chùa để cầu nguyện, xin những điều an lành cho bản thân và cả gia đình. Hôm nay, TOPLIST xin giới thiệu đến các bạn top những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa nổi tiếng nhất. Hãy theo chân TOPLIST để cùng khám phá nào!
Chùa Sùng Nghiêm Diên ThánhNằm trên địa bàn xã Văn Lộc (Hậu Lộc) tuổi đời gần 900 năm tuổi (thời nhà Lý), chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh hiện là ngôi chùa xây dựng từ thời Lý ở xứ Thanh còn lại hiện nay. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa rất nổi tiếng và linh thiêng. Theo sử sách ghi chép, chùa do Chu Thiện Hạo, giữ chức Thông phán quận Cửu Chân, đứng ra đốc thúc xây dựng.
Đây cũng là điểm đến ưa thích của các phật tử, thu hút cả du khách trong và ngoài nước. Sở hữu kiến trúc độc đáo nhất Thanh Hóa nên chùa là một điểm đến đáng chú ý đối với du khách. Đến đây, người ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy từ những bông hoa sen khoe sắc của ngôi chùa. Bên cạnh đó còn là nơi tâm linh, tâm hồn người thư giãn trong chốn thiền cổ kính.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa bởi:
Chùa hiện có 3 gian chính xây gạch lợp ngói, thờ Phật với hơn 20 bức tượng
Trước cửa chùa có một số phiến đá hình khối vuông sử dụng làm bờ thềm, có chạm hình rồng nổi, mềm mại… (là tác phẩm nghệ thuật thời Lý rất quý hiếm còn lại ngày nay)
Trong chùa có chiếc chuông cỡ lớn nặng 600kg
Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ một số di vật bằng gốm, có hoa văn thời Lý…
Các hiện vật trang trí nội thất ở trong chùa còn khá đầy đủ và được nhà sư bảo vệ chu đáo.
Có thể nói, sự hiện diện hôm nay của chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh đã có đủ yếu tố để khẳng định đây là một di tích văn hóa – kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đáng trân trọng và cần được giữ gìn, bảo vệ.
Địa chỉ: Thôn Duy Tinh, Xã Văn Lộc, H. Hậu Lộc, Thanh Hóa
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh- ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Chùa Mật Đa Thanh HóaKhi nhắc đến một trong những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa, ta không thể bỏ qua một ngôi chùa trang nghiêm, cổ kính mang tên Chùa Mật Đa. Chùa nằm khép mình trầm mặc giữa làng Nam Ngạn, cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m về phía hữu ngạn sông Mã. Mang một hàm nghĩa là rừng cây thơm ngọt của đất Phật, nhiều quả phúc, nhân kiệt địa linh.
Chùa Mật Đa Thanh Hóa là ngôi chùa ở Thanh Hóa bởi:
Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, toát lên tinh thần ‘‘Hòa quang đồng trần” phụng sự cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh
Chùa Mật Đa Thanh Hóa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói.
Bên trong chính diện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ ‘‘Mật Đa Tự ’’ và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ ‘‘Pháp giới mông huân”. Hậu cung chùa là nơi đặt tượng Phật
Địa chỉ: Tiền Phong, Phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Chùa Mật Đa Thanh Hóa – ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Chùa Thanh HàChùa Thanh Hà hiện nay là ngôi chùa lớn của tỉnh Thanh Hóa. Khởi nguyên là ngôi chùa làng và được xếp trong Top những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa, nổi tiếng gần xa. Chùa Thanh Hà do dân làng Đức Thọ góp công và được quan tri huyện Cẩm Thủy sắc thụ Văn Lâm Lang Mai Quý công tự Xuân Hòa (thường gọi là quan huyện Hoành) hăng hái xúc tiến cầu xin quan sở tại cho xây dựng.
Chùa Thanh Hà là một ngôi chùa nổi tiếng tại Thanh Hóa bởi:
Đây là một ngôi chùa lớn gắn liền với thời kỳ chiến tranh
Trong chùa có một quả chuông ghi rõ lại việc đúc chuông chùa Thanh Hà. Chuông đúc vào triều vua Thành Thái năm đầu- Kỷ Sửu ngày 10 tháng 9. (1989)
Điện thờ trong chùa Thanh Hà được bài trí rất trang nghiêm với nhiều tượng phật lớn
Chùa Thanh Hà vào lễ hội mang màu sắc sinh hoạt văn hóa làng.
Khuôn viên chùa rất rộng rãi và thoáng mát
Chùa Thanh Hà là nơi mà nhiều tăng ni, phật tử tìm đến cũng như được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm để cầu bình an và sự may mắn. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đã giúp cho chùa Thanh Hà trở nên uy nghiêm đẹp đẽ và thanh tịnh như bây giờ.
Địa chỉ: 34 Bến Ngự, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Chùa Thanh Hà- ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Chùa Đót TiênChùa còn có tên là Đót Tiên Di-đà Tự, tọa lạc ở thôn Thanh Nam, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, trong cụm di tích Quang Trung- Lạch Bạng. Chùa Đót Tiên cũng là một ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Đót Tiên là một ngôi chùa linh thiêng ở Thanh Hóa:
Với kiến trúc hình chữ “Đinh”. Chùa bảo tồn được nhiều tượng, bia, chuông cổ có giá trị nghệ thuật.
Chùa gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung là nơi bài trí 26 pho tượng Phật
Phía trước sân thượng và sân dưới phân thành hai cấp rộng 16 m có bia và nhà che bia hình lục giáp, cấu trúc theo kiểu gác chuông 2 tầng
Cổng chùa có hai cột nanh to theo kiểu lồng đèn
Chùa Đót Tiên là một ngôi chùa phật giáo lớn và cổ kính tại thành phố Thanh Hóa. Chùa là địa điểm hành hương không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa đồng thời là địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng được nhiều người tham quan lễ phật hàng ngày. Chùa Đót Tiên là nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những pho tượng, chuông đồng, bia ký. Đó là giá trị lớn của chùa. Ngôi chùa đẹp tại Thanh Hóa này đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và cổ kính mang lại đậm nét tôn nghiêm và không gian thanh bình giúp cho du khách có cảm giác bình an, xua tan đi cái mệt mỏi.
Địa chỉ: Thôn Thanh Nam, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Chùa Đót tiên- ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Thiền Viện Trúc Lâm Thanh HóaThật là thiếu sót khi nhắc đến một trong những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa mà bỏ qua cái tên Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng. Nếu đã là người theo tín ngưỡng tôn giáo đạo Phật. Chắc hẳn không ai là không biết đến ngôi chùa nổi tiếng Thanh Hóa này. Thiền Viện Trúc Lâm hàng năm thu hút đông đảo lượng khách du lịch tới tham quan.
Thiền Viện Trúc Lâm có nhiều nét độc đáo so với những chùa khác. Bước vào cổng chùa, du khách cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình chốn thiền môn. Trên ngọn đồi cây cối phủ xanh, tạo bầu không khí trong lành cho khuôn viên chùa.
Thiền viện được xây dựng trên đồi C4 lịch sử nhìn xuống dòng sông Mã, sát bên cầu Hàm Rồng – một di tích lịch sử quốc gia. Thiền viện mang ý nghĩa bảo tồn phát huy di sản văn hóa đạo đức của dân tộc. Khung cảnh trong chùa rất đẹp. Cùng với đó là một không gian vô cùng yên tĩnh. Có thể nói, đây là một ngôi chùa rất linh thiêng.
Địa chỉ: Đồi C4, núi Hàm Rồng, phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng- ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Chùa Giáng – đền thờ nổi tiếng ở Thanh HóaNgôi chùa linh thiêng ở Thanh Hóa cuối cùng mà Toplist muốn giới thiệu đến các bạn đó là Chùa Giáng. Chùa được xây dựng từ thời vua Trần Duệ Tông, nằm dưới chân núi Đốn Sơn, được xem là ngôi chùa cổ, gắn liền với nhiều huyền tích. Đây là một ngôi chùa cổ rất nổi tiếng ở mảnh đất xứ Thanh này.
Khuôn viên chùa Giáng được giới hạn bởi cây đa sum suê. Cây mít lá xanh đế, gỗ vàng đều mang linh khí của thần, là cây đại hút sinh lực của trời truyền cho đất. Cây sung kết trái từng chùm. Những rặng tre vươn cao tầm không đức độ, hàng cây thẳng tắp tỏa tán. Những bông hoa hồng ngan ngát hương thơm, tất cả tạo nên một thế giới tâm linh. Chùa Giáng với tất cả nét đẹp cổ truyền của văn hóa Việt đã tô thêm cho một vùng địa linh nhân kiệt, là một tiếng gọi về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc.
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, kỳ thú, ngày nay chùa là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu Phật. Chùa Giáng đúng thực là một ngôi chùa nổi tiếng tại Thanh Hóa.
Địa chỉ: Phố Mới, TT. Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
Chùa Giáng- ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa
Đăng bởi: Châu Ngô Minh
Từ khoá: 6 Ngôi chùa ở Thanh Hóa đẹp nổi tiếng nhất
Top 10 Ngôi Chùa Đặc Biệt Nổi Tiếng Nhất Ở Hà Nội
Chùa Một Cột
Khám phá chùa Một Cột
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺) có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺), có nghĩa là ngôi chùa “Phúc lành dài lâu”. Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049[5] và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Thánh Tông nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn “Hà Nội – Matxcova”.Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.
Chùa HươngKhám phá chùa Hương
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Chùa Trấn QuốcGiới thiệu chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (鎮國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Vào thời Hai Bà Trưng (40 – 43), khu vực xung quanh Hồ Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công trình hiện đại hình thành… Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân cư bản địa.
Chùa ThầyDu lịch chùa Thầy online
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này
Chùa LángTham quan Chùa Láng
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự (Chữ Hán: 昭禪寺), là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”. Người Pháp gọi là Pagode des Dames.
Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ ” Thiền Thiên Khải Thánh “. Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thọ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.
Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng…
Động thập điện Diêm Vương ở hai đầu đốc tòa tiền đường khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.
Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng. Cơ Bản gồm có: Khuyến thiện, Trừng Ác, Tứ Đại thiên Vương, Chuẩn đề, Phạm thiên, Đế Thích, Cửu Long Phún Thủy, Thập bát La hán, Lịch Đại Tổ Sư, Tam Tòa Thánh Mẫu, Tứ Vị Vua Bà,…
Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông. Tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn còn tượng Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít.
Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ. Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) nhà Hậu Lê. Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.
Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Đăng bởi: Nguyễn Phương
Từ khoá: Top 10 ngôi chùa đặc biệt nổi tiếng nhất ở Hà Nội
Đến Thăm 3 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Sài Gòn
Hành trình du lịch tâm linh ở Sài Gòn của bạn không thể bỏ qua chùa Ngọc Hoàng, chùa Bà Thiên Hậu hay đền bà Mariamman.
Chùa Bà Thiên HậuNằm trên con đường Nguyễn Trãi (quận 5) lúc nào cũng tấp nập xe qua lại, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa tâm linh của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn từ rất lâu nay. Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993.
Ảnh chụp phía trước cổng chùa Bà Thiên Hậu
Ngày nay, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Không những thế, ngôi chùa này được xem là một công trình kiến trúc có giá trị cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến đây để chiêm bái.
Nơi đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn
Có người đến đây để cầu tài, người thì cầu phúc, cầu may hay chỉ đơn giản là mong ước những điều bình an trong cuộc sống. Bỏ lại sự hối hả xồ bồ của chốn phố thị, đặt chân đến nơi đây bạn sẽ thấy Sài Gòn không còn tấp nập và bộn bề.
Nhiều người đến đây để tìm thấy chút thanh tịnh trong tâm hồn
Chùa Ngọc Hoàng
Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 m2. Xưa nay ngôi chùa này nổi tiếng là nơi chiêm bái cầu cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt nhất là cầu con. Năm 1984, chùa đổi tên lại thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.
Năm 1984 chùa đổi tên thành chùa Phước Hải Tự
Mới đây, ngôi chùa còn vinh hạnh được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé tới nhân chuyến thăm Việt Nam. Ngôi chùa càng được chú ý hơn về không gian kiến trúc lẫn sự linh thiêng.
Đền thờ bà Mariamman hay còn gọi là chùa Bà Ấn, là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, tọa lạc trên con đường Trương Định (quận 1). Ngôi đền này có lối kiến trúc độc đáo và những câu chuyện bí ẩn, thú vị dành cho các du khách ưa thích tìm hiểu.
Chùa Bà Ấn trên đường Trương Định
Chùa Bà Ấn được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 20 bởi một số người Ấn Độ di cư sang Việt Nam. Đến bây giờ, chùa vẫn được những người gốc Ấn sinh sống tại Sài Gòn trông coi mỗi ngày. Họ xem đó là nơi linh thiêng nhất, như một chốn dừng chân cho những người xa quê hương.
Ngày ngày, chùa vẫn được những người gốc Ấn trông coi cẩn thận
Lượng khách đến thăm đền mỗi ngày khá đông, đặc biệt là vào dịp lễ và cuối tuần. Đặt chân vào cánh cửa của ngôi đền, mùi hương khói đặc trưng sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thanh tịnh. Không chỉ thắp hương và dâng lễ, nhiều người còn đến phía sau phòng thờ Thánh, úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện điều tốt lành sẽ đến trong cuộc sống.
Hằng ngày lượng khách đến thăm đền khá đông
My Thái ( Theo vnexpress)
Đăng bởi: Lê Thị Yến Nhi
Từ khoá: Đến thăm 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn
11 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng Ở Vũng Tàu
Nội dung chính
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
Địa chỉ: Trần Phú, Tp. Vũng Tàu.
Đây là một ngôi chùa nhỏ nằm ở đường Trần Phú, ngay trước mặt có Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này nằm ở bức tượng Phật Bà Quan Âm cao 16, trên tòa sẽ trắng với khuôn mặt phúc hậu, tay cầm bình Cam Lộ và hướng ra biển xanh.
Trước mặt là biển, sau lưng là núi nên chùa Quan Thế Âm luôn là điểm đến thu hút du khách vào các ngày lễ và ngày rằm hàng tháng. Nếu bạn muốn tìm một ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu cho chuyến du xuân thì đây sẽ là điểm đến lý tưởng đấy. Vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp lại có thể khám phá những nét văn hóa truyền thống nữa.
Thích Ca Phật Đài
Địa chỉ: 608 Trần Phú, P. Thắng Nhì, Tp. Vũng Tàu.
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật Giáo lớn và cũng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Nằm ở sườn núi Lớn, ngôi chùa nổi bật với pha tượng Thích Ca Mâu Ni nằm lưng chừng núi. Đứng từ xa, bạn cũng dễ dàng nhìn thấy pho tượng này.
Niết Bàn Tịnh Xá
Địa chỉ: Đường Hạ Long, P.2, tp. Vũng Tàu.
Với diện tích gần 10.000m2, Niết Bàn Tịnh Xá là một trong các ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu. Nét kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại làm nên ngôi chùa độc đáo. Nơi đây còn gọi là chùa Phật Nằm bởi trong chính điện có bức tượng Đức Phật nhập Niết Bàn dài 12 m, đặt ở bệ thờ 2,5 m. Ở bề mặt bệ thờ còn có hình ảnh các đồ đệ của Đức Phật đang chứng kiến người nhập Niết Bàn.
Nhờ không gian thoáng đáng và thanh tịnh, xung quanh có rừng cây, trước mặt có biển cả nên du khách sẽ được ngắm trọn cảnh biển Vũng Tàu khi đứng ở tầng mái của ngôi chùa. Không chỉ vậy, đây cũng là ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu thu hút nhiều Phật tử vào các dịp lễ Tết và ngày rằm.
Linh Sơn cổ tự
Địa chỉ: 104 Hoàng Hoa Thám, P. Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu
Dù không có quy mô lớn nhưng chùa Linh Sơn lại là ngôi chùa cổ lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Tại chính điện có một bức tượng Phật cao 1,2m làm bằng đá có phết vàng. Chính những đường nét điêu khắc khéo léo đã làm nên nét mặt hiền từ và rất sống động cho bức tượng. Theo xác định thì pho tượng này do người Champa tạo nên và đã tồn tại 1600 năm nay.
Đến viếng chùa, du khách sẽ được thả mình vào không gian tĩnh lặng, an lạc. Từ đó, mọi muộn phiền ưu tư sẽ tan biến đâu hết. Không chỉ vậy, bạn còn có thể khám phá khung cảnh kiến trúc của ngôi chùa lâu đời này.
Thiền viện Chơn Không
Địa chỉ: Phường 1, TP. Vũng Tàu
Được xây dựng từ năm 1969, nơi đây nổi bật với khung cảnh hùng vĩ của núi đồi. Ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu này còn có nhiều công trình như chính điện, tháp tổ, thiền đường, tháp chuông, khu tăng ni, nhà khách,…làm nên điểm đến hấp dẫn của các Phật tử và du khách thập phương.
Để lên được Thiên Viên, bạn phải trải qua một con đường dốc khá cao. Bù lại thì hai bên đường là hàng cây xanh mát và cảnh vật yên tĩnh đến độ có thể nghe được tiếng lá rơi dưới chân. Cổng chùa nằm ở giữa chừng con dốc, đi qua đó là lến đến chính điện. Ở đây một không gian tĩnh mịch và yên bình sẽ hiện ra trước mắt bạn. Đầu xuân mà đến đấy thì đúng là hết sảy luôn đấy.
Thiền viện Trúc Lâm Chân NguyênVới một không gian hòa quyện với thiên nhiên hùng vĩ, du khách vãn cảnh ở đây sẽ tìm được sự thanh thản và bình yên cho tâm hồn. Nơi đây nổi bật giữa không gian xanh mướt của núi rừng. Tòa chính điện nằm dưới dãy núi, sau lưng có những tảng đó đủ hình thù như đầu rùa, đầu rắn,…mang đậm sắc thái của Phật Giáo.
Địa chỉ: Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu
Chùa Đại Tòng LâmVới tổng diện tích hơn 100ha, đây là ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu và cũng được xếp vào hàng lớn nhất. Trong chùa có nhiều tượng Bồ tát Quan Âm, Phật Đa Bảo, Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc,…
Nằm ở vùng đất yên bình gần đường Quốc lộ nên du khách đến chùa cũng có thể tận hưởng không khí mát lành với thiên nhiên và rũ bỏ mội phiền muộn. Tất cả các cảnh vật trong chùa đều có nét thanh tịnh và yên bình. Bên cạnh đó, không gian rộng thoáng nơi đây cũng là địa điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách đường xa khi đi Sài Gòn – Vũng Tàu.
Địa chỉ: QL51, xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu
Long Bàn cổ tựNgôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu này có kiến trúc cổ và lối trang trí độc đáo. Đặc biệt nhất phải kể đến các bao lam chạm trổ hình hoa lá chim phụng, các khám thờ có hình rồng phượng, ngoài ra còn có những bức hoành phi câu đối chạm khắc tinh xảo và sơn son thiếp vàng. Bên trong chùa cũng có nhiều tượng phật, Quan Thánh, Ngọc Hoàn, Long thần hộ Pháp, 18 vị La Hán,…
Long Bàn cổ tự cũng đã được Nhà nước xét duyệt là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngôi chùa cũng được xây dựng theo hình chữ Tam và có nhiều công trình nghệ thuật đặc biệt.
Địa chỉ: Long Phượng, tt. Long Điền, huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chùa Hải VânChùa Hải Vân nằm ở trên sườn nuí với cảnh quan nhìn ra non nước mênh mông.Đây cũng được xem là ngôi bảo điện Quan Âm lớn nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ở bảo điện Quan Thế Âm của chùa Hải Vân còn có một pho tượng Bồ Tát cao 10m. Dạo quanh chùa, bạn sẽ thấy 53 bài thơ có nội dụng đề 53 lần tham học Phật Pháp của Đồng Tử Thiên Tài, được dựa theo ý chính của bộ Nhập pháp giới của bộ kinh Hoa Nghiêm.
Địa chỉ: 74 đường Hạ Long, p. 2, tp. Vũng Tàu.
Dinh CôDinh Cô được coi là ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu nổi tiếng bậc nhất. Ở chính điện có 7 bàn thờ, ngay phần trung tâm có bàn thờ Bà Cô. Theo kể lại, Bà Cô lâm nạn và trôi vào Hòn Sơn, được người dân nơi đây chôn cất và thờ. Bên cạnh chính điện, người dân còn lập nên bàn thờ Chúa Ngọc Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Mẫu,…. Ngoài ra còn có các miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát… Đây cũng là di tích in đậm bản sắc Việt Nam và nhất là ngư dân địa phương.
Cứ vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm, người dân Long Hải sẽ mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa… Đây cũng là một trong các lễ hội lớn nhất ở Nam Bộ thu hút rất nhiều du khách thập phương.
Địa chỉ: Long Hải, Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
Chùa Quan Âm Các
Địa chỉ: 542/60 Hẻm 542 Trần Phú, P. 5, Tp.Vũng Tàu
Nhờ có vị trí cách biệt với đô thị ồn ào nên chùa Quan Âm Các luôn có nét thanh tịnh và an nhiên, mang lại sự thanh thản cho du khách hành hương. Đến đây, bạn sẽ xua tan đi hết những muốn phiền trong lòng để đắm mình vào không gian Phật pháp linh thiêng.
Ngoài ra, các sư thầy ở đây rất thân thiện và luôn sẵn sàng ngồi hàng giờ để nghe bạn tâm sự. Tại chùa Quan Âm Các cũng thường xuyên diễn ra các sự kiện phật tử vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng. Các món chay cũng được nấu và phát miễn phí cho khách hành hương thưởng thức.
Nhớ trước khi đi hãy đặt phòng khách sạn Vũng Tàu trên chúng mình trước để có phòng vì mùa cao điểm hoặc đầu năm sẽ rất để có được phòng ở và giá tốt.
Đăng bởi: Lộc Hoàngvn
Từ khoá: 11 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Vũng Tàu
Tìm Hiểu Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Nha Trang
Chùa Linh Phong Nha Trang có gì đặc biệt?
Chùa Linh Phong bên dòng suối Tiên Du, nằm sát chân núi Hòn Hèo, gần Trung tâm du lịch Suối Hoa Lan, Đầm Nha Phu, khí hậu mát mẻ, hiền hòa, con suối chảy ngang qua chùa có nước quanh năm, khiến cho lòng người khi đến đây cũng mát rượi, thanh thản…
Chùa Linh Phong là một ngôi chùa đẹp và rất thiêng tại Nha Trang. Đến với thành phố biển Nha Trang các bạn không thể nào bỏ qua được ngôi chùa này! Chùa mới xây dựng thêm chánh điện mới, có chiều ngang 24m, chiều sâu là 17m được lợp mái ngon Phú Phong do chùa đặt mẫu riêng. Phía trên nóc của chùa còn có rồng đội Pháp Luân ở giữa, nằm uyển chuyển trên phía góc mái. Các trụ cột đều được trạm trổ vô cùng tinh xảo và tỉ mị. Những bức tượng Phật, Bồ Tát nằm phía trên được sơn màu gỗ nâu đậm và rất bóng, riêng bức tượng Thích Ca nhỏ được quét một lớp nhũ đồng là tượng của chùa Linh Phong Nha Trang để lại.
Ngoài ra, chùa Linh Phong còn là nơi hướng dẫn Phật tử Tiên Du tu học theo giáo lý Phật Đà và là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh luôn mở rộng đón du khách thập phương tham quan, lễ Phật, viếng cảnh
Chùa Linh Phong Nha Trang
Chùa Đa Bảo Nha Trang và những nét đẹp khó quênĐịa chỉ: Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Giờ mở cửa: khu hoa viên mở cửa đến 18:00, Chính điện mở cửa đến 21:00
Chùa nằm ở ngọn đồi thuộc dày Cô Tiên, nằm hướng về phía có dân cư mới tên là Hòn Xện. Cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ vài phút đồng hồ đi xe máy! Không biết rằng ngôi chùa được xây dựng thì bao năm nhưng thời xưa, nơi đây là Sư Thích Giác Mai khai hoang, dựng chòi và tu học.
Ngôi chùa không quá lớn nhưng vẫn thu hút lượng lớn khách du lịch đến đây thăm quan, người cúng dường, người cầu nguyện có người thì vãn cảnh. Mặc dù ngôi chùa khá nhỏ, còn hoang sơ nhưng từ đây có thể phóng tầm tầm nhìn ra xung quanh rất đã mắt, không phải ngôi chùa nào cũng có được điều này! Tại đây bạn có thể thấy được bao quát vùng vịnh, thu cả vùng biển, trời tươi xanh vào tầm mắt.
Một góc chòi ở chùa Đa Bảo, Nha Trang
Chùa Nam Hải Quan Âm- chùa nổi tiếng Nha TrangĐịa chỉ: thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Xương, TP Nha Trang
Ngôi chùa này nằm ở cực Bắc của thành phố Nha Trang giáp với huyện Ninh Hòa. Chùa do Sư Giác Kiến thuộc hệ Phái Phật Giáo khất sĩ khai sơn ra vào năm 1966.
Chùa nằm ở phía Đông sát với biển, nằm trên một vùng đất bao la, mênh mông. Chùa không chỉ là nơi sinh hoạt của các Phật Tử mà còn là một danh lam thắng cảnh, hữu tình! Đến với nơi đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng khí trời và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, tự thấy lòng an vui vô cùng!
Chùa Nam Hải Quan Âm
Chùa Hải Ấn Nha TrangĐịa chỉ: tổ 8, khu tháp Bà, phường Vĩnh Phước của thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Chùa ở Nha Trang có rất nhiều, nhưng chùa Hải Ấn lại rất đặc biệt và nổi bật với những bức tường màu vàng nhờ, những mái vòm cong cong màu đỏ.
Từ trung tâm thành phố đi theo đường 2/4 về phía Bắc khoảng 2km các bạn sẽ thấy Tháp Bà. Đi dọc con đường sau lưng tháp Bà là cả một vùng biển xanh, bạn sẽ thấy ngôi chùa Hải Ấn nổi bật lên giữa nền trời ấy! Người dân nơi đây gọi chùa bằng cái tên thân thương “ Chùa Hang” bởi trong chúa có một cái hang nằm sâu trong núi.
Chùa Hải Ấn, Nha Trang
Nếu bạn đang có dự định đến với Nha Trang thì hãy sử dụng gói tour Nha Trang của chúng mình để tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời nhất tại thành phố biển này các bạn nha!
Đăng bởi: Tuấn Ngân
Từ khoá: Tìm hiểu những ngôi chùa nổi tiếng ở Nha Trang
Cập nhật thông tin chi tiết về Hành Hương Đầu Xuân Ở 4 Ngôi Chùa Trên Núi Nổi Tiếng Nhất Miền Nam trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!