Bạn đang xem bài viết Hiểu Hơn Về Đất Nước Con Người Nhật Qua Tác Phẩm “Eva, Kopi And Matcha” được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dạo gần đây tôi vừa đọc một quyển sách khá thú vị mang tên “Eva, Kopi and Matcha” của tác giả người Singapore Evangeline Neo. Trong bản dịch tiếng Việt bộ truyện này mang tên Eva phiêu lưu kí – Từ đảo quốc sư tử đến xứ sở hoa anh đào, nó kể về hành trình sang Nhật của cô nàng Eva, chó ngơ Kopi và mèo cảnh Matcha. Toàn bộ tập truyện là những tranh vẽ ngộ nghĩnh, đơn giản mà không kém phần đáng yêu về đất nước con người Nhật Bản và Singapore.
Bạn sẽ thấy những điểm thú vị trong từng điều nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản: Từ chuyện đổ rác đúng ngày đúng lịch trình, chuyện đứng 1 bên khi đi thang cuốn, chuyện sale off giả vờ, chuyện ở Nhật không ngân hàng nào làm Việc quá 3h và vô cùng ít cửa hàng mở cửa sau 8h… Tôi nghĩ rằng nếu muốn hiểu hơn về văn hóa đất nước mặt trời mọc cũng như một số quốc gia Đông Nam Á thì đây sẽ là một quyển cẩm nang dành cho bạn.
Các em nhỏ Nhật Bản luôn ngoan ngoãn trên tàu điện
Khi đi xe xuýt ở Singapore và Nhật Bản sẽ có người thông báo đã đến bến cuối nếu bạn lỡ ngủ quên, nhưng ở Mỹ hãy cẩn thận vì nguy hiểm luôn rình rập.
Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi đi xe buýt ở Nhật và Singapore Các tài xế ở Nhật vô cùng dễ thương
Trong khi nhà vệ sinh ở Nhật lúc nào cũng sạch sẻ, thoáng mát thì đến Malaysia bạn sẽ thấy chúng trái ngược hoàn toàn, luôn ẩm ướt và luôn không có giấy vệ sinh.
Nhà vệ sinh ở Nhật lúc nào cũng sạch sẻ, thoáng mát
Nhật Bản luôn nổi tiếng với những chiếc bồn cầu đa chức năng, vì thế đi vệ sinh ở “xứ hoa anh đào” là một trải nghiệm vô cùng dễ chịu, thoải mái.
Bồn vệ sinh ở Nhật so với một số quốc gia thật khác nhau
Rác ở Singapore và nhiều quốc gia khác tất cả cho vào 1 thùng, nhưng ở Nhật bạn phải phân loại rác đúng cách. Thông thường thùng rác ở nhà ga cũng chia làm 3 loại như: rác cháy được, rác giấy, chai lọ. Tuỳ từng khu vực, thành phố mà quy định xử lí rác sẽ khác nhau.
Sống ở Nhật là phải biết phân loại rác
Đất nước và con người Nhật Bản vô cùng dễ mến, dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ có thể được sếp top 1 thế giới. Nếu đi ăn bạn sẽ được miễn phí nước, trà, khăn giấy, không cần tiền boa…Nhưng ở Singapore và Mỹ mọi thứ đều tính phí và thuế, dĩ nhiên tiền tips được xem một văn hóa không thể thiếu.
Bạn sẽ thấy thấm câu “khách hàng là thượng đế” khi đi ăn ở Nhật
Ngoài ra, nếu vào các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị bạn sẽ thấy các nhân viên thu ngân tại Nhật lúc nào cũng niềm nở, vui vẻ với khách hàng. Còn ở Singapore mọi thứ diễn ra trong im lặng. Nhiều người hài lòng với các dịch vụ thân thiện như ở Nhật nhưng một số người cho rằng nó gây mệt mỏi và khó chịu. Còn bạn, thích phong cách kinh doanh nào hơn?
Phong cách phục vụ ở Nhật và Singapore hoàn toàn khác biệt
Kỳ lạ là người Nhật kỷ niệm Giáng sinh không phải với gà tây và giăm bông, mà với KFC …
Giáng sinh ở Nhật tràn ngập trong sắc đỏ và… KFC
Nếu ở Singapore có thể tìm thấy thùng rác ở mọi nơi thì ở Nhật bạn có thể nhìn thấy máy bán hàng tự động ở mọi nơi ngay cả khi khu vực đó rất ít người.
Máy bán hàng tự động xuất hiện mọi nơi ở Nhật Bản
Eva tác giả tập truyện đã vô cùng bất ngờ với những chiếc điện thoại ở Nhật Bản, chúng không thể tắt âm thanh khi chụp ảnh dù bạn đã chuyển về chế độ im lặng.
Camera điện thoại ở Nhật luôn phát ra âm thanh khi chụp
Người Nhật rất thích tắm nước nóng, đặc biệt là suối nước nóng, đó dường như trở thành một văn hóa không thể thiếu ở quốc gia này.
Người Nhật rất thích tắm suối nước nóng
Ở các nước khác bạn có hình xăm thật “ngầu”, ở Nhật Bản thì “xin lỗi bạn không được vào”, nếu hình xăm nhỏ có thể phủ bằng thạch cao mới được vào nhà tắm công cộng hoặc hồ bơi. Thậm chí nếu có hình xăm sẽ không thể đi du học Nhật Bản.
Do ảnh hưởng từ suy nghĩ cứ xăm mình sẽ là người trong băng nhóm tội phạm (yakuza) nên các nhà tắm công cộng, suối nước nóng ở Nhật thường không tiếp đón người có hình xăm. Đây cũng là điều bạn nên lưu ý nếu đi du lịch ở đây.
Nếu có hình xăm bạn sẽ không được vào những nơi công cộng
Eva, Kopi and Matcha khiến tôi suy ngẫm về mặt tốt và mặt xấu của đất nước Nhật Bản, Singapore cũng như một số quốc gia khác. Tuy nó chỉ là những quan điểm chủ quan của tác giả nhưng theo một cách thú vị và không gây khó chịu. Nếu đang tìm kiếm một tài liệu đọc hài hước nhưng nhiều thông tin, tôi đề nghị cuốn sách này cho bạn.
Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Thuốc Ferrovit
Thuốc Ferrovit thường được dùng để bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và các chứng thiếu máu do thiếu chất sắt. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.
1. Thuốc Ferrovit là thuốc gì?
Thuốc Ferrovit là thuốc thuộc nhóm thuốc bổ, vitamin và khoáng chất, thường được dùng để bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và các chứng thiếu máu thiếu sắt.
Một hộp thuốc sắt Ferrovit 10mg gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang mềm. Trong một viên nang mềm có chứa 3 hoạt chất chính là:
Sắt Fumarate hàm lượng 162 mg (tương đương với 53,25 mg sắt nguyên tố)
Acid Folic hàm lượng 0,75 mg
Vitamin B12 hàm lượng 7,5 mcg
Ngoài ra, trong thuốc còn chứa các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Sáp ong trắng, vanillin, glycerin, gelatin, dầu đậu nành, dầu thực vật hydro hóa, lecithin, aerosil 200, carmoisin, tiatn oxyd, ponceau 4R, màu Sunset Yellow và nước tinh khiết.
Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Ferrovit
2. Thuốc Ferrovit có tác dụng gì?
Thuốc Ferrovit được chỉ định điều trị chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai và các chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, thanh thiếu niên. Thuốc cũng được dùng cho trường hợp người lớn bị chảy máu bên trong như chảy máu đường ruột, chảy máu do loét, người đang điều trị tách máu hay phẫu thuật dạ dày.
Thuốc Ferrovit mang lại những tác dụng như sau:
Uống trong thời kỳ mang thai, sẽ có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi, do được cung cấp đầy đủ axit folic.
Thúc đẩy nhanh quá trình tạo máu, cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các căn bệnh xảy ra do thiếu máu, hay giảm tình trạng thiếu máu.
Cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào do được cung cấp đầy đủ sắt, không còn xuất hiện các hiện tượng như chóng mặt khi đứng lên hay ngồi xuống bất ngờ.
Thuốc Ferrovit phù hợp với các đối tượng khác nhau, tuy nhiên tốt nhất là những phụ nữ độ tuổi dậy thì, trước, trong và sau thời kỳ mang thai. Dự phòng thiếu sắt và Acid Folic ở trẻ em là đối tượng cần bổ sung nhiều sắt để tăng trưởng và phát triển ở thiếu nữ tại các giai đoạn hành kinh, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mất máu và ở phụ nữ mang thai cần nhiều sắt để tăng thể tích máu và phát triển của bào thai.
3. Thuốc Ferrovit uống trước hay sau ăn?
Cách dùng
Thuốc Ferrovit được bào chế dạng viên nang mềm, dùng đường uống với một cốc nước lọc hay nước sôi để nguội. Bạn nên uống thuốc lúc đói hoặc có thể uống thuốc cùng thức ăn để giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng bệnh mà liều dùng giữa các đối tượng có thể khác nhau.
Liều dùng thông thường cho người lớn là 2 – 4 viên/ ngày. Phụ nữ đang mang thai có thể uống 1 viên/ ngày tính kể từ thời gian mới bắt đầu mang thai.
Trẻ em bị mắc bệnh thiếu máu có thể uống từ 1 – 2 viên sắt/ngày.
Cách xử trí trong trường hợp quá hoặc quên liều
Thuốc sắt Ferrovit sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng quá số liều quy định. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được kiểm tra tình hình sức khỏe.
Nếu như bạn quên dùng 1 liều Ferrovit, hãy uống ngay sau khi nhớ ra điều này. Trong trường hợp bạn đã uống liều bổ sung ở thời gian gần với liều kế tiếp (ít hơn 4h), hãy bỏ qua liều thuốc đã quên đó và tiếp tục uống theo đúng kế hoạch. Việc tự ý tăng liều Ferrovit lên để bù lại số đã bỏ lỡ sẽ chỉ khiến bạn bị rối loạn hấp thụ chất sắt, tuyệt đối không tăng thêm công dụng của thuốc.
Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Ferrovit
4. Tác dụng phụ của thuốc Ferrovit
Trong quá trình sử dụng thuốc Ferrovit, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đỏ bừng mặt và tứ chi, da phát ban, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, táo bón và đi ngoài phân đen.
5. Tương tác thuốc Ferrovit
Thuốc Ferrovit có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn hãy thông báo cho bác sĩ những thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng.
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Một số thuốc có thể tương tác với thuốc bổ máu Ferrovit khi dùng chung bao gồm:
Bisphosphonate như alendronate
Thuốc trị bệnh tuyến giáp như levothyroxine
Kháng sinh nhóm tetracycline, chloramphenicol
Levodopa, carbidopa, methyldopa
Penicillamin
Kháng sinh nhóm quinolone…
6. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Để sử dụng thuốc Ferrovit an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
Không chỉ định sử dụng thuốc Ferrovit cho những bệnh nhân bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.
Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là những trường hợp bị mắc các bệnh: quá tải sắt; bệnh gan; bệnh đường ruột, dạ dày như loét, viêm đại tràng; thiếu vitamin B12 (thiếu máu hồng cầu khổng lồ).
Các bệnh nhân bị thiếu máu và phụ nữ mang thai sử cần phải dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn kê đơn thuốc. Không được tự ý ngưng, bỏ liều khi chưa hết liệu trình điều trị.
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu có cơ địa dị ứng với khá nhiều thứ như thức ăn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa…
Hãy ngưng sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Cách bảo quản thuốc Ferrovit
Thuốc Ferrovit cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao. Do đó, người dùng không được đặt thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh, vì sẽ có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Trường hợp thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn không được tự ý vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Tổng hợp
Cách Làm Bài Nghị Luận Về Tác Phẩm Truyện (Hoặc Đoạn Trích) Nghị Luận Về Tác Phẩm Truyện Hoặc Đoạn Trích
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.
– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Xác định ba yêu cầu chính:
– Yêu cầu về nội dung: Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần bàn luận. Các ý chính cần triển khai trong bài viết.
– Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Bước 2: Lập dàn bài
Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Bước 3: Viết bài
– Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý).
– Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
– Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết tự nhiên, hợp lí.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
– Đọc lại bài viết một lần.
– Kiểm tra các lỗi cơ bản về: chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1. Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Đề 2. Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Đề 3. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà.
Đề 4. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Câu hỏi:
Câu 1. Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
Câu 2. Lập dàn ý cho các đoạn văn trên.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận:
Đề 1: Nhân vật Vũ Nương
Đề 2: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Đề 3: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà
Đề 4: Tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê
Câu 2. Lập dàn ý cho các đề văn:
Đề 1. Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”:
(1). Mở bài
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương – nhân vật chính của truyện.
(2). Thân bài
a. Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
Xã hội phong kiến Nam quyền với những bất công với người phụ nữ.
Chiến tranh loạn lạc xảy ra chia cắt nhiều gia đình.
b. Vẻ đẹp của Vũ Nương
– Vũ Nương là người vợ hiền, khuôn phép: biết chồng đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép, khi chồng phải đi lính thì không mong công danh mà chỉ hy vọng chồng trở về bình an, hết lòng chung thủy chờ đợi chồng.
– Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo, người vợ yêu thương con hết mực: chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau, khi mẹ chồng chết lo tang như đối với mẹ đẻ, thương con phải xa cha từ nhỏ…
c. Số phận của Vũ Nương
Không được quyết định cuộc đời mà phải chịu sự sắp xếp của cha mẹ: hôn nhân không môn đăng hộ đối.
Lấy chồng nhưng phải chịu sự chia ly bởi chiến tranh.
Bị chồng nghi là thất tiết, phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Khi chết rồi, muốn trở về bên gia đình nhưng không được nữa.
(3). Kết bài
Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội cũ.
“Chuyện người con gái Nam Xương” nói riêng, “Truyền kì mạn lục” nói chung gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Đề 2. Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
(1) Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều.
– Giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
(2) Thân bài
a. Cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích
Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:
“Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
“Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
“Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.
b. Nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều
* Hoàn cảnh của Kiều:
– “Bẽ bàng”: cảm giác xấu hổ, tủi nhục của Thúy Kiều trước hoàn cảnh lúc này của mình.
– Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn của vạn vật.
– “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: nỗi lòng của nàng Kiều như bị chia ra làm đôi. Một dành để nhớ đến cha mẹ, một nhờ về chàng Kim.
* Nỗi nhớ người yêu:
– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.
– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.
– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.
* Nỗi nhớ người thân:
– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.
– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
c. Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân
Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên:
– “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
– “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
– “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
– “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
(3) Kết bài
– Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Đề 3. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà:
(1). Mở bài
– Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
(2). Thân bài
a. Tình cảm cha con
* Trước khi bé Thu nhận cha
– Sau tám năm xa cách, bé Thu không chịu nhận cha:
Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.
– Nguyên nhân:
Bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì ông có vết thẹo trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”.
Với lứa tuổi của mình, Thu không thể hiểu những tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Vậy mà, vết sẹo chiến tranh hằn trên gương mặt ông Sáu đã làm Thu không nhận ra được cha mình.
– Ông Sáu rất đau lòng, thất vọng vì bé Thu không nhận mình:
Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lắp bắp, run run”.
Khi bé Thu chạy vụt đi, hét lên hoảng hốt, sợ hãi: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ. Ông càng đau khổ hơn (tám năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
* Sau khi bé Thu nhận cha
– Tình cảm thắm thiết mà ông Sáu dành cho con:
Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngày (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc dòng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
Lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
Advertisement
– Tình cảm bé Thu đối với cha:
Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”
Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”
b. Tình cảm vợ chồng
– Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến, vợ chồng ông Sáu chỉ gặp nhau có mấy lần, những lần đi thăm rất khó khăn (qua rừng, xa xôi,…), mỗi lần chỉ gặp nhau vài ngày.
– Bà Sáu vẫn vượt đường xa, nguy hiểm đến thăm chồng.
– Khi ông Sáu về phép, bà lo lắng chăm sóc cho chồng (lo chuẩn bị đồ đạc, xếp từng chiếc áo,…)
c. Tình cảm bà cháu
– Bà là người mà bé Thu cảm thấy tin tưởng nhất.
– Bà ngoại cũng là người giảng giải cho bé thu hiểu vì sao ba nó lại có vết thẹo trên mặt. Cũng nhờ vậy mà bé Thu hiểu ra và nhận lại ba.
(3). Kết bài
– “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
– Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
Đề 4. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Bến quê (Nguyễn Minh Châu):
(1). Mở bài
Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Bến quê.
(2). Thân bài
a. Khái niệm tình huống truyện
Tình huống truyện là những sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt xuất hiện trong tác phẩm. Trong hoàn cảnh đó, con người sẽ bộc lộ những hành động, phẩm chất nổi bật của mình.
b. Tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê
– Khi còn khỏe mạnh, Nhĩ từng đi đến rất nhiều nơi, nhưng đến cuối đời căn bệnh hiểm nghèo quái ác đã khiến anh chỉ còn có thể nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ cậy người thân trong gia đình.
– Khi bị bệnh, Nhĩ nhìn sang bãi bồi bên kia sông – một cảnh vật vốn quen thuộc của quê hương nhưng anh lại chưa từng đặt trên đến. Anh nhận ra sự tần tảo của người vợ mà lâu nay anh vẫn thường vô tâm. Nhĩ khao khát được sang bờ bên kia, nhưng bệnh tật không cho phép. Nhĩ nhờ anh con trai sang bên kia sông giúp mình, nhưng anh con trai không hiểu được khao khát đó của bố, anh đã bị hấp dẫn bởi đám đông chơi cờ thế bên hè phố, bỏ lỡ mất chuyến đò ngang trong ngày qua sông.
c. Ý nghĩa
Tình huống truyện chứa đựng những nghịch lý của cuộc sống. Từ đó, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến người đọc những chiêm nghiệm về cuộc sống. Đó là cái quy luật đầy nghịch lý “con người ta khó tránh được cái vòng vèo, chùng chình, phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống”.
(3). Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện trong tác phẩm.
Bộ Đề Đọc Hiểu Chuyện Người Con Gái Nam Xương (Có Đáp Án) 3 Đề Đọc Hiểu Chuyện Người Con Gái Nam Xương Của Nguyễn Dữ
Đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương – Đề 1
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?
Câu 5: Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này người kể giấu mình, ngôi kể này giúp người kể linh hoạt và kể chuyện khách quan hơn.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: đoạn trích nói đến việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.
Câu 3: Một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên là: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”
Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp như sau: ” Chàng vội gọi, nàng vẫn đứng giữa dòng mà nói vọng vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ. Nàng đa tạ tình chàng nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Câu 4: Cái kết của truyện là cái kết không có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính. Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng.
Câu 5: Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy:
Vũ Nương là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người đã có công giúp mình, sống có trước có sau (với Linh Phi)
Nàng cũng là người bao dung nhân hậu (hiểu tấm lòng, ghi nhận sự ân hận của Trương Sinh)
Đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương – Đề 2Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nàng bất đắc dĩ nói:
– Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
Câu 1: Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
Câu 3: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn”Nay đã bình rơi trâm gãy…….Vọng Phu kia nữa”. Nêu hàm ý của đoạn văn được trích trong câu hỏi trên..
Câu 4: Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói có gì đặc biệt, điều đó thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy.
Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là: ý nói nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong câu văn ”Nay đã bình rơi trâm gãy…….Vọng Phu kia nữa” là: phép ẩn dụ.
“trâm gãy gương tan”: tình duyên đứt đoạn, gia đình đổ vỡ.
“mây tạnh mưa tan”: cảnh cũ dời đổi, chẳng thể trở về trạng thái cũ.
“lên núi Vọng Phu”: ý nói việc ngóng chờ chồng giống như Tô Thị bế con lên núi, ngóng trông Tô Văn đến mức hóa đá.
Câu 4: Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói đều là những hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, điều đó thể hiện Vũ Nương là người có học thức, thông minh, khôn khéo. Nàng nói có lý do và dùng đủ lí lẽ (được nương nhờ chàng, nào ngờ hạnh phúc mong manh, đổ vỡ) để giải thích nhưng bất thành nên trong tâm trạng rất thất vọng, đau đớn, tủi hổ)
Đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương – Đề 3Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả
Advertisement
Câu 2: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?
Đáp án đề đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự, ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện – Hải Dương. Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật ở núi rừng Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết xưa.
Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương – người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.
Câu 4: Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.
Phép nối: từ ngữ để nối “song”.
Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.
Phép lặp: từ “Trương Sinh”.
Câu 5: Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích là: thành phần phụ chú (người con gái quê ở Nam Xương), nhằm bổ sung thông tin về quê quán cho nhân vật được kể.
Hồ Quang Hiếu Khám Phá Đất Nước Georgia Ít Người Biết
Nằm ở giữa châu Á và châu Âu, Georgia thường bị nhầm là một bang ở Mỹ nhưng thực chất là một quốc gia có lịch sử lâu đời.
Hồ Quang Hiếu khám phá đất nước Georgia ít người biếtHồ Quang Hiếu vừa quyết định xuất ngoại để ăn mừng thành công của bộ phim ngắn mới ra lò. Điểm đến lần này của nam ca sĩ là đất nước Georgia nhỏ bé nhưng đầy bí ẩn. Nam ca sĩ tiết lộ, khi nghe đến cái tên Georgia, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tiểu bang Georgia có thủ phủ là Atlanta ở Mỹ. Nhưng thực chất có một đất nước mang tên Georgia, nên mỗi khi nhắc đến tên luôn gắn kèm chú thích “ở Châu Âu” để dễ phân biệt.
Nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, tiếp giáp biển Đen, Georgia từng là nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) với diện tích 69.700 km2, dân số chưa đầy 4 triệu người. Đất nước nhỏ bé và thanh bình, quê hương của những ngọn núi xanh ngút ngàn trùng điệp ấy là lý do để Hồ Quang Hiếu lựa chọn.
Trước khi lên đường, chàng ca sĩ đam mê du lịch đã tìm hiểu khá nhiều thông tin. Anh cũng chia sẻ, Georgia tuy bé nhưng không hề vô danh. Đất nước này từng xuất hiện trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp về thần Prometheus lấy cắp lửa cho loài người rồi bị xiềng trên dãy Caucasus, về nàng Medea ở xứ Colchis giúp chồng đoạt bộ lông cừu vàng của cha để trao cho đoàn thủy thủ tàu Argonauts. Georgia từ bao đời nay vẫn bình lặng, khép mình như thế nhưng đầy mến khách với biết bao danh thắng nổi tiếng: cố đô Mtskheta, Ushguli – ngôi làng ở cao nhất châu Âu…
Hồ Quang Hiếu bật mí, chính phủ Georgia cho phép công dân Việt Nam xin visa qua mạng. Với phí xin visa chỉ 20 USD, bạn có thể lưu lại đất nước này trong vòng 30 ngày để thoải mái khám phá rất nhiều địa điểm lý thú.
Dù đã đặt chân tới năm châu bốn bể nhưng chàng ca sĩ vẫn bị “lạc lối” trước vẻ đẹp của nơi này. Anh đặc biệt thích thú khi được trải nghiệm leo lên những ngọn đồi thoai thoải, khám phá những tháp canh bằng đá vừa là nơi ở, vừa là hệ thống phòng thủ của người thời xưa. Những công trình cao từ 3-5 tầng này chủ yếu dùng để dự trữ lương thực, nông cụ phục vụ cho mùa đông hay những cuộc chiến xưa.
Với chi phí hợp lý, Georgia là địa điểm lý tưởng với dân du lịch bụi. Trong hành trình ở lại đất nước này, anh gặp khá nhiều bạn Tây balo chọn nơi đây làm chỗ “đóng quân” mấy tháng liền với chi phí thấp. Hồ Quang Hiếu cũng gặp một người bạn Việt Nam đi phượt bằng xe máy đến Georgia.
Cũng qua chuyến đi này, Hồ Quang Hiếu được biết Georgia là một trong những nước theo đạo Chính thống giáo lâu đời nhất thế giới và khá nổi tiếng với rượu vang. Thủ đô Tbilisi có bức tượng Kartlis Deda (nghĩa là Người mẹ Georgia) một tay cầm chén rượu nho – một sản vật nổi tiếng nơi đây. Bạn cũng có thể thưởng thức những trái nho tươi được người dân bản địa hiếu khách mời gọi.
Theo Ngôi sao
Đăng bởi: Trần Khánh Linh
Từ khoá: Hồ Quang Hiếu khám phá đất nước Georgia ít người biết
Bạn Đã Biết Sản Phẩm Matcha Chính Sơn Chất Lượng Hàng Đầu
Matcha là gì – Sự Khác Biệt So Với Trà Xanh Thông Thường
Trà matcha được coi là loại trà hiếm nhất và chất lượng cao nhất ở Nhật Bản. Nó được đánh giá là một trong những khám phá cực kỳ thú vị của thế giới trà. Vị của match khá ngọt, mịn và chỉ một chút vị chát. Matcha và trà xanh đều được làm từ lá trà. Tuy nhiên một số khác biệt trong quy trình chăm sóc cây, thu hoạch lá và chế biến giúp matcha giàu dưỡng chất hơn. Đây được coi là một ngôi sáng sáng trong số các siêu thực phẩm.
Cụ thể, trước khi thu hoạch, các đồn điền tencha sẽ được che phủ bằng lưới tối để tích lũy nhiều chất diệp lục hơn, mang lại màu xanh đẹp mắt và giảm độ đắng chát. Với trà xanh thông thường, lá trà được sơ chế và xử lý nhiệt. Còn với tencha sẽ được nghiền mịn bằng loại cối đá granite, trong điều kiện nghiêm ngặt để giữ được màu xanh cũng như vitamin, khoáng chất trong trà. Nếu như trà thông thường bạn thưởng thức phần nước. Thì với matcha bạn sẽ được thưởng thức toàn bộ cả lá. Do vậy hàm lượng chất cơ thể hấp thụ sẽ nhiều hơn.
Bột Matcha
Giới Thiệu Matcha Chính SơnVới 20 năm gắn bó trên thị trường, Công ty Chính Sơn đã mang đến cho khách hàng sản phẩm trà đặc sắc được du nhập từ Nhật Bản chính là trà matcha. Hiện nay công ty được giới yêu trà biết đến một trong những đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm matcha số 1 Việt Nam. Ra đời với sứ mệnh “vì cuộc sống người làm chè Việt Nam, vì sức khoẻ cộng đồng”. Chính Sơn không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các nước Ấn Độ, Gruzi, Xrilanca,… Fuji Matcha Chính Sơn được sản xuất từ đồn điền trà ở cao nguyên miền Bắc với độ cao trên 1.500m và tinh chế trong nhà máy trên dây truyền nhập khẩu từ Nhật Bản.
Đến với Chính Sơn khách hàng sẽ được sở hữu 3 loại matcha nổi tiếng:
Matcha Xuân: được thu hoạch vào tháng 3-4 trong năm. Đây là loại Matcha hảo hạng nhờ 5 tháng ngủ đông, búp trà đầu xuân tích lũy đầy đủ dinh dưỡng , chất khoáng và vitamin.
Matcha Hè được thu hoạch vào tháng 5-7 trong năm sản phẩm có màu xanh sẫm, vị chát đậm, hương thơm mạnh,thích hợp pha chế đồ uống, làm bánh, làm kem…
Matcha Thu đc thu hoạch vàotháng 8-9 trong năm, sản phẩm có màu xanh hơi vàng, hương thơm nhẹ, thích hợp làm bánh, làm kem, nấu ăn, mỹ phẩm …
Trà Chính Sơn
Vì Sao Nên Chọn Matcha Chính SơnNhững lý do sau đủ để thuyết phục khách hàng tin chọn sản phẩm tại nơi đây.
Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, được kiểm tra nghiêm ngặt
Sản phẩm chè được thu mua theo nguyên tắc nguyên bạch
Dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản
Đặc biệt cung cấp nhiều giải pháp giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.
Thông Tin Liên Hệ:
Địa chỉ: 257 Quan Nhân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện Thoại: 0949801881
Đăng bởi: Họ Hàng Đông Lào
Từ khoá: Bạn Đã Biết Sản Phẩm Matcha Chính Sơn Chất Lượng Hàng Đầu
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Hơn Về Đất Nước Con Người Nhật Qua Tác Phẩm “Eva, Kopi And Matcha” trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!