Xu Hướng 10/2023 # Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Lồng Tồng Ở Hà Giang # Top 18 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Lồng Tồng Ở Hà Giang # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Lồng Tồng Ở Hà Giang được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào

Lễ hội Lồng Tồng được diễn ra vào dịp tháng Giêng, thường là vào ngày mùng 4 đến ngày 25. Lễ hội tổ chức tại các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang (của Tuyên Quang), huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Ba Bể ( Bắc Kạn). Tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày.

2. Giới thiệu đôi nét về Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là Hội xuống đồng, Oóc tồng là một trong những lễ hội nổi tiếng của đồng bào dân tộc Tày và cũng là nét văn hóa đặc trưng của tộc người Nùng, Dao, Sán Chỉ. Lễ hội mang dấu ấn tín ngưỡng phồn thực, là hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ hội được khởi nguồn từ trong cộng đồng của người Tày và thường được tổ chức ở những ruộng đất tốt nhất, to nhất trong bản làng.

Lễ hội Lồng Tồng

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng, bà con lại nô nức kéo nhau xuống các cánh đồng để thực hiện các nghi thức truyền thống với mong ước về một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào vùng cao, chính vì vậy mà công tác chuẩn bị cho lễ hội được mọi người chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Trước ngày hội thì tất cả các gia đình trong bản đều quét dọn nhà cửa, đường xá sạch sẽ và chuẩn bị nhiều lương thực để đón khách đến với gia đình. Vào ngày lễ hội, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng của từng gia đình và phô bày sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong việc nội trợ.

Làm lễ

Mâm cúng đầy đủ có gà luộc, bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ và xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, âm dương thể hiện những mơ ước, khát vọng cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở của người dân gửi gắm. Ngoài ra, trên mỗi mâm cỗ đều có các món ăn truyền thống  như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh hình bông hoa nhiều màu sắc.

Đối với các lễ vật cúng tế được người dân chuẩn bị rất chu đáo, được lựa chọn nguyên liệu, khéo léo nấu nướng và trang trí cầu kì đẹp mắt. Bánh khảo, bánh bóng, bánh chưng được làm khéo léo, gà cúng lựa chọn là gà sống thiến béo có chân, đầu và mào đỏ đẹp, lợn đen cúng tế phải từ 50 kg trở lên.

4. Các nghi thức tiến hành phần lễ

Mở đầu lễ hội, người ta chọn ra một người đàn ông có uy tín trong cộng đồng, hoàn cảnh gia đình tốt và là người cày giỏi nhất, đại diện cho người dân trong bản cày đường cày đầu tiên như một sự lấy may, suôn sẻ cho vụ mùa của năm đó.

Sau nghi lễ này, người ta sẽ chọn một mảnh ruộng đẹp nhất để đặt bàn thờ, trên bày biện nhiều lễ vật như: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc tượng trưng cho trời đất, âm dương. Theo tục lệ, hằng năm, mỗi thôn sẽ có 4 gia đình được “ra mâm”, tức là được bày mâm và cử hành lễ cúng trời đất, thần linh tại lễ hội. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà mâm cỗ to hay nhỏ, nhưng thường phải đủ thịt gà, thịt lợn, xôi, trứng…

Lễ xuống đồng

Sau một hồi chiêng trống, chủ lễ và đại diện các thôn bản, gia đình tiến hành làm lễ cầu mùa. Chủ lễ phải là người được lựa chọn, tiếp nối truyền thống từ những người đi trước, đồng thời được dân làng kính trọng. Chủ lễ đại diện cho dân làng, đọc các bài khấn với nội dung cầu mong thần thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, muôn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân no đủ, sung túc, nhà nhà hạnh phúc… Tiếp đó, chủ lễ sẽ tiến hành vẩy “nước thần” – được các sơn nữ trẻ, đẹp nhất bản lấy từ đầu nguồn con suối, lên những người tham dự để được may mắn cả năm.

5. Phần hội

Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng, hát đối đáp…, trong đó, hấp dẫn hơn cả là thi ném còn. Để chiến thắng, người chơi phải ném quả còn trúng vòng tròn được treo trên ngọn tre cao vút.

Trò ném còn

Người Tày, Nùng ở Hà Giang quan niệm, nếu quả còn trúng đích khiến miếng vải bọc trên đó bị rách thì năm đó dân bản được thần thánh ban ơn, mọi việc đều may mắn, suôn sẻ. Nếu không, năm đó dân bản sẽ gặp nhiều điều không hay. Song song với đó là màn thi cày của các thanh niên nhằm tìm ra người cày giỏi nhất, nhanh nhất.

Thi cấy lúa

Ngoài ra, lễ hội Lồng Tồng còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, giao duyên qua những điệu hát then, sli, lượn ngọt ngào…

Mọi người tham gia các trò chơi

Lễ hội chính là bức tranh mô tả tương đối toàn diện về đời sống văn hóa của người Tày, Nùng nói riêng và của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc nói chung. Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành điểm tựa vững chắc vào việc phát triển du lịch của vùng cũng như giữ gìn nét văn hóa, truyền thống độc đáo nơi rẻo cao này.

Đăng bởi: Trịnh Thương

Từ khoá: Nét đặc sắc trong Lễ hội Lồng Tồng ở Hà Giang

Những Lễ Hội Đặc Sắc, Nổi Tiếng Ở Singapore Nên Tham Dự

Những lễ hội nổi tiếng ở Singapore

Những lễ hội lớn, nổi tiếng ở Singapore

Được xem là lễ hội lớn, nổi tiếng và đặc sắc nhất ở Singapore, được rất nhiều người mong đợi, nhất là đối với trẻ em. Nếu bạn du lịch tới đây vào dịp này, sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động sôi nổi trong lễ hội và được xem những tiết mục múa lân, những tiết mục văn nghệ, hài kịch vô cùng thú vị. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mua được những món đồ chơi độc đáo và thưởng thức món bánh nướng trung thu truyền thống ở Singapore nữa rất tuyệt đấy. Đảm bảo sau chuyến đi, bạn sẽ có được rất nhiều trải nghiệm vui vẻ, đáng nhớ trong lễ hội.

Thời gian diễn ra lễ hội: Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm.

Địa điểm diễn ra lễ hội lớn nhất và vui vẻ nhất: Khu China Town.

Tết Trung Thu

Lễ Phật Đản truyền thống

Nếu bạn là tín đồ Phật giáo thì nhất định không thể bỏ lỡ lễ Phật Đản, đây là một lễ hội truyền thống ở Singapore để tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật. Khi tham dự lễ hội bạn sẽ được vào trong các ngôi đền để dâng hương, khấn Phật cầu mong sự bình an, may mắn đến cả gia đình và đặc biệt sẽ được tham dự cỗ chay và “tắm” cho Phật rất thú vị. Không những thế, khi tới đây, bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về sự ra đời của Đức Phật cũng như những nét đẹp độc đáo của đạo Phật. Đảm bảo nếu bạn tham dự lễ Phật Đản – Lễ hội truyền thống, linh thiêng ở Singapore này sẽ có rất nhiều trải nghiệm lý thú và những kỷ niệm khó quên.

Thời gian diễn ra lễ hội: Vào ngày 15 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: Khu di tích Đền thờ The Buddha Tooth.

Lễ hội ánh sáng Deepavali

Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 26 tháng 10 dương lịch hàng năm.

Địa điểm diễn ra lễ hội lớn nhất: Khu Tiểu Ấn – Khu phố của người Ấn Độ.

Lễ hội Deepavali

Lễ hội Vu Lan nổi tiếng ở Singapore

Là một lễ hội lớn để tưởng nhớ, báo hiếu công ơn cha mẹ và cũng là ngày lễ xá tội, cầu siêu cho những linh hồn không nơi nương tựa. Cũng giống như ở Việt Nam, vào ngày này các gia đình cũng đem gạo, cháo trắng hoặc bánh để bố thí cho những linh hồn lang thang, khôn nơi, không chốn. Ngày lễ Vu Lan ở Singapore thường tổ chức rất to, bởi đa số người dân nơi đây đều theo đạo Phật. Các trung tâm thương mai thường tổ chức những sự kiện lớn và biểu diễn rất nhiều các tiết mục văn nghệ đa dạng, đặc sắc vô cùng thú vị.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 15 – 7 âm lịch hàng năm.

Địa điểm tổ chức lễ Vu Lan lớn và sôi nổi nhất: Khu phố Hoa hoặc những khu phố trung tâm lớn.

Lễ hội Hari Raya Haji

Lễ hội Hari Raya Haji hay còn gọi là lễ hội Tế Thần, không những được xem là một trong 5 lễ hội lớn của người Hồi Giáo mà nó còn là lễ hội lớn nhất, độc đáo và đặc sắc nhất ở Singapore thu hút được rất nhiều du khách đến tham dự. Lễ hội lớn, được tổ chức trong 3 ngày, du khách tới đây sẽ được hòa mình vào không gian náo nhiệt và trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày thứ 10 của tháng Dhul Hijj.

Địa điểm diễn ra lễ hội sầm uất nhất: Khu Gey Lang và Kampong Glang.

Lễ hội Hari Raya Haji

Lễ hội thu hoạch Pongal

Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil.

Địa điểm tổ chữ lễ hội lớn và sôi nổi nhất là: Khu phố Campbell Lane.

Lễ hội thuyền rồng

Cuối cùng là lễ hội thuyền rồng, lễ hội lớn, đặc sắc và thú vị ở Singapore mang đậm nét văn hóa Châu Á. Vào ngày này, người dân Singapore lại kéo nhau ra khu vực sông Kallang, gần trung tâm thành phố để hòa mình, chung vui với lễ hội. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những chiếc thuyền rồng to lớn, với màu sắc sặc sỡ cùng ánh đèn lung linh, huyền ảo đầy thú vị. Bên cạnh đó, lễ hội này còn được xem là một trong những lễ hội không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của họ.

Thời gian tổ chức: Diễn ra vào sau ngày tết Nguyên Đán.

Địa điểm diễn ra lễ hội: Sông Kallang, nằm gần khu trung tâm thành phố.

Lễ hội thuyền rồng

Đăng bởi: Tuấn Vũ

Từ khoá: Những lễ hội đặc sắc, nổi tiếng ở Singapore nên tham dự

Lễ Hội Lồng Đèn Hoa Sen Hàn Quốc

Lễ hội lồng đèn hoa sen Hàn Quốc (Lotus Lantern Festival) là một trong những lễ hội lớn mừng Phật đản.

Ngày Đại lễ Phật đản, nhiều phật tử và người Hàn Quốc khác cùng nhau làm, hoặc mua lồng đèn hoa sen để treo bên trong, bên ngoài tư gia của mình. Một chiếc lồng đèn Liên Hoa được làm có thể đơn giản, hoặc tùy thuộc vào kỹ năng và nỗ lực của người sáng tạo. Mỗi lồng đèn Liên Hoa đều có thắp sáng vào ban đêm. Tất cả những chiếc lồng đèn hoa sen đều rất phong phú và đa dạng, sắc màu lung linh huyền diệu. Sự hiện diện lớn lao của những chiếc lồng đèn Liên Hoa ở Hàn Quốc vào ngày Phật đản, chẳng những công dân trong nước, cho đến người ngoại quốc đều thích tham gia Lễ Hội Hoa đăng, diễu hành quanh đường phố.

Đến với Lễ hội lồng đèn hoa sen Hàn Quốc, mọi người còn có dịp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc lồng đèn truyền thống của người Hàn Quốc tại khu triển lãm lồng đèn. Khu triển lãm mở cửa từ ngày 14-4 đến ngày 23-4. Tại đấy, người ta chưng bày chiếc đèn lồng truyền thống của Hàn Quốc đầy nét văn hóa, nghệ thuật, như là những cây đèn, những loại giấy và các vật dụng khác để làm lồng đèn của người xưa, cùng với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ, tinh xảo, toát lên vẻ đẹp lộng lẫy. Tất cả tạo nên một không gian hài hòa toàn mỹ của lồng đèn truyền thống tại xứ sở Kim chi.

Điểm nhấn của Lễ hội lồng đèn hoa sen Hàn Quốc là diễu hành qua đại lộ Jongno, dài khoảng 2 km. Tại đây, các phương tiện giao thông bị cấm hoàn toàn, các đoàn rước đèn lần lượt diễu hành qua lễ đài, mỗi đoàn đều thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù của riêng mình, hai bên đường Phật tử và người dân Seoul đứng xem đông nghẹt (rất đông du khách nước ngoài), cổ vũ nhiệt tình. Phấn khích, hân hoan trào dâng, cảm xúc vỡ òa. Dù đa văn hóa, khác biệt về âm sắc nhưng những người con Phật trên khắp thế giới dường như đã hòa quyện đồng nhất với nhau trong từ-bi-hỉ-xả.

Lễ hội Lồng đèn hoa sen tai Hàn Quốc không chỉ riêng mừng Phật đản mà còn mang nhiều ý nghĩa hướng đến đa văn hóa, toàn cầu hóa. Thượng tọa Sung Gong, Tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo Hàn Quốc trong buổi đón tiếp các phái đoàn Phật giáo quốc tế cho biết: “Năm nay, Phật giáo Hàn Quốc tổ chức Lễ hội Lồng đèn hoa sen mừng Phật đản với quy mô lớn nhất, chú trọng vào lễ diễu hành rước đèn, mời các đoàn đại biểu Phật giáo và truyền thông quốc tế tham dự, nhằm quảng bá hình ảnh Phật giáo Hàn Quốc ra thế giới, giúp Tăng Ni và Phật tử Hàn Quốc tăng cường giao lưu quốc tế…”.

Nhiều năm qua, lễ hội Lồng đèn hoa sen tai Hàn Quốc đã trở thành lễ hội mang tầm vóc quốc tế với hàng nghìn du khách nước ngoài tham gia các cuộc diễu hành và sự kiện trên đường phố. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa lễ hội này vào Hồ sơ “Di sản văn hóa phi vật thể” của Hàn Quốc để đệ trình lên Unesco thời gian tới.

Đăng bởi: Huỳnh Nương

Từ khoá: Lễ hội lồng đèn hoa sen Hàn Quốc

Nét Đặc Sắc Ẩn Trong Văn Hóa Trà Đạo Trung Hoa

Ẩm thực Trung Quốc luôn là một trong những nét văn hóa đặc sắc và thú vị nhất. Chính vì vậy mà khi đi hành trình bạn nhất định phải thử qua những món ăn nổi tiếng. Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của những món ăn đặc biệt nơi đây.

Ẩm thực vùng này luôn là một trong những nét văn hóa đặc sắc và thú vị nhất. Chính vì vậy mà khi đi  bạn nhất định phải thử qua những món ăn nổi tiếng. Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của những món ăn đặc biệt nơi đây.

Tuy nhiên nếu như là một người luôn am hiểu và yêu thích những nét văn hóa đặc sắc của đất nước mảnh đất này thì bạn sẽ ấn tượng bởi văn hóa trà đạo, một nét văn hóa nổi tiếng của mảnh đất này. Nét văn hóa này đã được truyền tụng từ rất lâu trong lịch sử của đất nước này, cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Nét văn hóa này cũng đã được rất nhiều nước trên thế giới hưởng ứng và học tập.

Uống trà luôn được xem như là một trong những nét văn hoá truyển thống của đất nước và của con người Trung Quốc và đó cũng là một phần không thể nào thiếu được khi bạn đến du lịch tại đất nước phương Đông xinh đẹp và huyền bí này. ở nơi này, trà đã được mọi người tôn vinh là “quốc ẩm”.

Cầm, kỳ (cờ), thư (thư pháp), họa, thi, tửu (rượu), trà được văn nhân nơi này coi là 7 thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, điều này cho thấy trà đã trở thành một thứ truyền tải văn hóa-nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Các triều đại nơi đây có rất nhiều tác phẩm thi, hội họa và âm nhạc về trà, uống trà viết thơ, hoạt động đánh giá chất lượng trà đã trở thành hoạt động giao tiếp được văn nhân yêu thích.

Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc

Trong văn hóa trà Trung Quốc, không những coi trọng việc lựa chọn kỹ càng lá chè, mà còn chú trọng hơn trình tự uống trà, tức là nghệ thuật uống trà. Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc, thịnh hành trong hai đời Tống và Minh, đến đời Thanh dần dần sa sút, hiện nay nghệ thuật uống trà lại được người vùng này kế thừa và tôn vinh.

Nghệ thuật uống trà bao gồm hai mặt: một mặt là nghi lễ gồm các khâu chuẩn bị để thưởng thức trà cũng như phương pháp thưởng thức; mặt khác là tư tưởng tu dưỡng, tức là phải thông qua uống trà tu thân, nuôi dưỡng tinh thần, nâng cao tư tưởng cá nhân lên trình độ hiểu biết triết lý.

Bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ

Khi thưởng Trà cần chú trọng 5 nội dung gồm chè đạt chất lượng cao, nước pha trà đạt yêu cầu, độ nóng vừa phải, bộ đồ pha chè tốt, môi trường thưởng thức trà tốt. Ngoài phải có chè đạt chất lượng cao ra, cũng đòi hỏi bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ; chủ trương dùng nước sạch pha trà, nếu có điều kiện thì cần sử dụng nước suối, nước sông, thậm chí dùng nước tuyết tan trên cành cây tùng hoặc nhụy hoa mai; còn yêu cầu bộ đồ chè đạt chất lượng cao, đòi hỏi trước tiên phải dùng nước nóng tráng chén hoặc lửa nóng làm nóng chén uống trà, để hương thơm của trà tỏa ra ngào ngạt.

ở đây, trà được tôn vinh là “quốc ẩm”

Trong thời cổ Trung Quốc, khi thưởng thức trà, không những yêu cầu phải có trà tươi, nước suối ngọt, bộ đồ pha chè tinh khiết, mà còn phải chọn thời tiết tốt, điều quan trọng hơn là phải có bạn trà phong lưu nho nhã, tâm đầu ý hợp cùng thưởng thức. Hiện nay người dân uống trà không còn yêu cầu cao như trước nữa, uống trà trở nên thoải mái hơn, tiếp khách bằng trà đã trở thành lễ nghi văn minh, tăng cường tình hữu nghị của nhân dân mảnh đất này cũng như nhân dân thế giới.

Đăng bởi: Nguyễn Diệu Linh

Từ khoá: Nét đặc sắc ẩn trong văn hóa trà đạo Trung Hoa

Đặc Sắc Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột Lần Thứ 5 Năm 2023

Lễ hội là dịp quảng bá thương hiệu, tôn vinh người trồng cà phê và sản phẩm cà phê chất lượng cao, khẳng định vị trí cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới; gắn kết phát triển cà phê trong sự phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.

Quảng trường TP Buôn Ma Thuột đông vui trong ngày hội. – Ảnh: Tiến Luyến

Ngoài ra cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam. Loài cây này đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao Buôn Ma Thuột.

Cây cà phê đặc sản núi rừng Tây Nguyên – Ảnh: Sưu tầm

Lễ hội bắt đầu được tổ chức từ năm 2005, chương trình nhằm quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột kết hợp cùng Công ty cà phê Trung Nguyên đã tổ chức lễ hội cà phê định kỳ hai năm một lần và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về quy trình, cách thức sản xuất và chế biến cà phê. Còn có nhiều hoạt động hấp dẫn như: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê,…

Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 3 – 2011 – Ảnh: Sưu tầm

Cắt băng khai mạc Hội chợ  – Triển lãm cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 – Ảnh: Nguyễn Hiển

Đặc sắc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V năm 2023  – Ảnh: Sưu tầm

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh hàng năm chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngành cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Cảnh thu hoạch cà phê – Ảnh: Sưu tầm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12 – 3, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Thành phố Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao – Ảnh: Sưu tầm

Tại Lễ hội sẽ có 15 chương trình chính gồm: Triển lãm ảnh nghệ thuật “Hành trình cà phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk”; Trưng bày hiện vật – Ảnh kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột; Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê; Chương trình trò chơi cho nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên; Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk; Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút; Hội nghị về phát triển cà phê bền vững; Giới thiệu hoạt động của Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa và cà phê Buôn Ma Thuột… Và 6 chương trình phụ trợ.

Ngoài ra, nhiều chương trình văn hóa, thể thao và các chương trình an sinh xã hội khác cũng được tổ chức trong thời gian diễn ra Lễ hội.

Hình ảnh trong lễ hội cà phê lần thứ 4 – 2013 – Ảnh: sưu tầm

Một góc lễ hội cà phê – Ảnh: Tiến Luyến

Lễ hội đường phố trên đường phố Buôn Ma Thuột. – Ảnh: Tiến Luyến

Voi Buôn Đôn cũng xuống phố chào mừng lễ hội cafe 2013. – Ảnh: Tiến Luyến

Cồng chiêng Tây Nguyên trong hội – Ảnh: Tiến Luyến

Hình ảnh cây cà phê được tôn vinh trên sân khấu đêm nhạc lễ hội cà phê – Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn

Những người đẹp rực rỡ trong đêm vinh danh “Nữ hoàng cà phê Việt Nam” năm 2013 – Ảnh: Nguyễn Hiển

Một gian hàng tại Hội chợ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần IV năm 2013 – Ảnh: Hồng Mong

Ngoài ra, du khách tham gia lễ hội cà phê còn có cơ hội để thưởng thức ly cà phê miễn phí, đi mua sắm tại chợ đêm, đi bộ dọc theo con đường cho người đi bộ và các hoạt động văn hoá khác.

Khách thưởng thức cà phê miễn phí tại Hội chợ – Triển lãm cà phê – Ảnh: Nguyễn Hiển

Cùng với lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2023 là thưởng thức chương trình pháo hoa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 – 10/3/2023).

Bắn pháo hoa nghệ thuật tại Buôn Ma Thuột – Ảnh: Sưu tầm

Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi tại Tây Nguyên, việc trồng cây cà phê với quy mô lớn, chế biến và xuất khẩu cà phê sẽ là hướng đi chiến lược để xoá nghèo, làm giàu cho người dân và đất nước. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột năm 2023 là cơ hội để Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên xúc tiến thương mại, đầu tư vào du lịch.

Đăng bởi: Phạm Hải

Từ khoá: Đặc sắc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 năm 2023

Hậu Giang Có Lễ Hội Gì?

Lễ hội Quan Thánh Đế Quân – Hậu Giang

Lễ hội Quan Thánh Đế Quân – Hậu Giang

Lễ hội Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội của người Việt gốc Hoa tại Vị Thanh. Lễ hội được cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Vị Thanh tổ chức các ngày mùng 10,11,12 và 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Đây là dịp để cộng đồng người Việt gốc Hoa đến cúng viếng, thắp hương bày tỏ lòng thành kính đối với Quan Công. Lễ hội dần dần được bà con tham gia khá đông với nhiều hoạt động phong phú như: múa lân, thả hoa đăng…

Lễ hội Quan Thánh Đế Quân là nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Việt gốc Hoa được duy trì nhiều năm qua, là lễ hội văn hóa mang đậm ý nghĩa của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Thành Phố Vị Thanh.

Ngày hội đua ghe ngo – Hậu Giang

Lễ hội Đua Ghe Ngo một trong những hoạt động sôi nổi và náo nhiệt nhất, quy tụ hàng chục đội ghe Ngo trong địa phương và các tỉnh trong khu vực tham gia thi đấu, tạo nên nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đất này.

Ngày hội đua ghe ngo – Hậu Giang

Có hàng ngàn người dân từ khắp nơi đến đây để “tận hưởng” sự thú vị, hấp dẫn của môn thể thao truyền thống. Khán giả đứng chen chúc nhau ở 2 bên bờ kênh xáng Xà No, trên cầu 30-4, cầu Đoàn Kết hay bất cứ nơi nào thuận tiện cho việc theo dõi giải đấu. Mỗi khi các đội ghe ngo tranh tài thì những tiếng reo hò, cổ vũ không ngừng vang lên, đặc biệt là thời điểm mà các đội đua về đến đích không khí càng trở nên náo nhiệt hơn khiến giải đấu trở thành một “ngày hội” thật sự cho tất cả mọi người.

Thông qua ngày hội đua ghe ngo, khán giả còn biết thêm nhiều điều về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer: từ trang trí hoa văn, hình vẽ mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình trên những chiếc ghe ngo đến những điệu múa đặc trưng của người Khmer cũng được vận động viên, cổ động viên thể hiện mọi người có cảm giác sống cùng “ngày hội văn hóa” của đồng bào dân tộc Khmer.

Tết Chol-chnam-thmay – Hậu giang

Tết Chol-chnam-thmay được tổ chức vào đầu tháng Pôsăk, còn gọi là tháng Chét theo Phật lịch Tiểu thừa. Nhưng dù vào tháng nào theo lịch Khmer, Tết này cũng rơi vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 4 Dương lịch (nếu năm nhuần thì bắt đầu từ ngày 13- 4 Dương lịch). Đây là thời gian khô ráo, mùa màng đã thu hoạch xong, người dân trong giai đoạn nông nhàn nên tha hồ vui Tết. Ăn tết xong là chuẩn bị đón mùa mưa, gieo sạ lúa.

Tết Chol-chnam-thmay – Hậu giang

Cũng như tết cổ truyền của các dân tộc khác, Chol- chnam- thmay của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tuy có cùng ý nghĩa nhưng lại được tổ chức với vài tập tục khác biệt theo bản sắc văn hóa của mình. Vì là một cộng đồng dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa nên mọi sinh hoạt Tết Chol-chnam- thây của đồng bào Khmer Nam Bộ đều diễn ra tại chùa.

Chùa Khmer Nam Bộ được xây cất trong khuôn viên rộng lớn, sạch sẽ, u trầm dưới bóng mát những hàng sao, hàng dầu cổ thụ được trồng ngay hàng thẳng lối, đẹp như tranh. Chùa Khmer là nơi sinh hoạt văn hóa, là chỗ dựa tinh thần, là nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất dành cho cả cộng đồng. Nên bất kỳ một cuộc lễ nào của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ cũng đều được diễn ra hoặc kết thúc tại chùa.

Lễ Sene Dolta – Hậu Giang

Cùng với Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta là lễ hội lớn của đồng bào Khơme ở tỉnh Hậu Giang, là dịp để các thế hệ con cháu thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.

Lễ Sene Dolta – Hậu Giang

Lễ Sen Dolta thể hiện nét đẹp truyền thống trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với ngôi chùa của người Khmer. Lễ Sene Dolta được đồng bào Khmer tổ chức từ ngày 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch hằng năm.

Lễ Sene Dolta hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân là dịp để con cháu báo hiếu, tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành. Đây cũng là dịp các thành viên trong dòng họ, gia đình sum vầy bên nhau. Vào những ngày này, các chùa Khmer và đồng bào Phật tử ở Hậu Giang có rất nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức.

Đăng bởi: Tùng Lâm

Từ khoá: Hậu Giang có lễ hội gì?

Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Lồng Tồng Ở Hà Giang trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!