Xu Hướng 10/2023 # Thiên Đường Thời Trang Quốc Tế # Top 15 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Thiên Đường Thời Trang Quốc Tế # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thiên Đường Thời Trang Quốc Tế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phố Milan

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ MILAN

Thành phố Milan (Milano), thành phố lớn thứ hai của nước Ý, nằm ở miền Bắc, là một trong những đô thị phát triển nhất Châu Âu và là thủ phủ của vùng Lombarrdia. Thành phố này được người Insubri lập nên với tên gọi Medhan, mãi sau đến năm 1796 bị Napoleon I chiếm và được chọn làm kinh đô của Vương quốc Ý.

Milano là thành phố lớn thứ 5 Châu Âu với hơn 1,3 triệu dân, trong đó có 13% dân số là người nước ngoài và được xếp vào top 12 thành phố đắt đỏ trên thế giới. Milan là một trong những trung tâm văn hóa chính của Châu Âu với sự ảnh hưởng lớn trong thương mại, công nghiệp, âm nhạc, nghệ thuật, văn học, thể thao và truyền thông đại chúng đã giúp Milan là một trong những thành phố toàn cầu trong đó thời trang là ngành vô cùng phát triển.

Dù mang diện mạo trẻ trung, hiện đạị, nhưng trong lòng Milan vẫn có nhiều vết tích cổ kính, với những công trình kiến trúc vĩ đại, đại diện cho kiến trúc baroque và gothic điển hình, các tác phẩm nghệ thuật giá trị. Trong đó nổi bật nhất là nhà thờ Milan, đứng sừng sững như núi trong thành phố, được xây theo kiến trúc Gotic có tổng cộng 135 ngọn tháp, được biết nhà thờ Milan mất hơn 5 thế kỷ để xây dựng.

Milan là kinh đô thời trang thế giới, dẫn đầu về các thiết kế thời trang đẳng cấp mang đậm chất Ý. Các sàn diễn thời trang của Milan được tổ chức hai lần một năm cho mùa xuân hè (tháng 2-3) và thu đông (tháng 9-10) thu hút các nhà thiết kế thời trang toàn cầu. Tất cả lịch sử và sự phồn thịnh đã khiến Milan là điểm đến du lịch nghệ thuật, văn hoá và kiến trúc phong phú để du khách khắp nơi đến khám phá.

THỜI ĐIỂM ĐẸP DU LỊCH MILAN

Nằm ở phía Bắc ước Ý, khí hậu Milan chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu và đông. Bạn có thể du lịch đến Milan bất cứ mùa năm trong năm, tùy theo sở thích cũng như thời gian phù hợp.

Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều người, thời điểm mà thích hợp nhất để đến Milan chắc sẽ là vào mùa xuân (tháng 3 – 5) hoặc mùa thu (tháng 9 – 12), đây là hai mùa đẹp nhất trong năm. Bởi vào lúc này thời tiết khá mát mẻ, không quá nóng, cũng không quá lạnh, rất dễ chịu, thuận tiện cho việc tham quan các địa điểm du lịch đẹp ở Milan và. Đặc biệt, mùa xuân cũng là thời điểm mà hoa thơm khoe sắc, rất nhiều các lễ hội được tổ chức sôi động mà du khách không thể bỏ lỡ. Vào mùa thu, cây cối sẽ sẽ được thay lá và đổi màu, tạo ra một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vô cùng lãng mạn.

Ngoài ta, mùa hè ở Milan (tháng 6 – 8), nhiệt độ khoảng 28 độ, thời tiết không quá nắng gắt, cũng rất phù hợp để thăm quan Milan.

Mùa đông (tháng 12 – 2 năm sau) ở Milan rấy lạnh, tuyết rơi nhiều, đây cũng là thời điểm du lịch khá tuyệt để du khách trải nghiệm những trò chơi trên tuyết.

GIAO THÔNG DU LỊCH

Hiện nay ở Việt Nam chưa có hãng hàng không nào bay thẳng tới Milan, bởi vậy bạn sẽ phải quá cảnh tại một số điểm. Tại Hà Nội có một số hãng hàng không bay tới Milan như VietNam Airlines (quá cảnh tại Frankfurt – Đức hoặc Paris – Pháp), Korean Air (quá cảnh tại Seoul), China Southern Airlines (quá cảnh tại Quảng Châu), Cathay Pacific (quá cảnh tại Hong Kong)…

Tại Hồ Chí Minh bạn khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất, một số hãng hàng không khai thác chuyến bay tới Milan chất lượng khách như: Thai Airways, Quatar Airways, Vietnam Airlines, United Airlines, Pacific Airline,…

Sân bay Milano Malpensa

Milan là thành phố phát triển nhiều loại hình giao thông để có thể phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách. Tuy nhiên, có 2 loại phương tiện được khách du lịch ưa chuộng hơn cả vẫn là tàu điện ngầm và xe bus bởi vì chúng thuật tiện mà giá cả tiết kiệm.

Tàu điện ngầm là phương tiện công cộng phổ biến nhất ở Milan vì nó nhanh và rất đúng giờ, ngoài ra khi du khách mua nhiều vé vùng sẽ rất rẻ. Bạn hãy kiểm tra lịch trình để chọn đúng chuyến tàu cho mình. Accelerato, Locale và Regionale là những loại tàu sẽ dừng lại ở tất cả các bến, rất phù hợp để bạn chọn di chuyển tới các điểm thăm quan.

Tàu điện ngầm – phương tiện giao thông phổ biến tại Milan

Xe Bus: Xe bus là phương tiện được rất nhiều khách du lịch lựa chọn đi lại trong thành phố Milan. Xe bus ở Milan chạy hầu hết trên tất cả các đường chính của thành phố, và giá cả phải chăng và di chuyển rất an toàn, thoải mái

Ngoài 2 phương tiện công cộng trên, du khách có thể chọn những loại phương tiện khác như: taxi, xe máy hay xe đạp để di chuyển,… những phương tiện này sẽ giúp bạn chủ động về thời gian hơn , bạn có thể dễ dàng đi vòng quanh để ngắm nhìn thành phố .Bạn cũng có thể đi bộ dạo quanh những con hẻm … để tận hưởng những điều bình dị tại thành phố.

ĐỊA ĐIỂM LƯU TRÚ Ở MILAN

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH NÔI TIẾNG Ở MILAN

Trung tâm mua sắm Quadrilatero d’Oro

Milan là là kinh đô thời trang thế giới thì dĩ nhiên tới đây, bạn không thể bỏ qua Quadrilatero d’Oro. Quảng trường này từ lâu được coi là trung tâm thời trang hàng đầu của thế giới.

Trung tâm mua sắm Quadrilatero d’Oro

Thiên đường mua sắm này kết hợp của 4 khu Via Monte Napoleone, Via Sant’Andrea, Via Manzoni và Via Senato, nơi bạn có thể tìm thấy những món đồ thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Prada, Versace, Valentino, Gucci,…. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi các cửa hàng thời trang cao cấp, mà còn bởi lối kiến trúc sang trọng cổ kính.

Đây cũng là địa điểm tuyệt vời để bạn ăn trưa hay uống cà phê sau khi dạo bộ mua sắm.

Thánh đường Duomo

Đây là nhà thờ lớn thứ 3 ở châu Âu, thánh đường này không chỉ là nơi diễn ra buổi lễ mà còn là công trfinh kiến trúc Gothic vô cùng hoành tráng. Nhà thờ được xây dựng từ thế kỉ 14, cho đến nay nhà thờ vẫn giờ được nét độc đáo từ hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ cho đến những bức tường đá cẩm thạch quanh nhà thờ.Đặc biệt, từ nóc nhà thờ, bạn có thể quan sát toàn cảnh thành phố Milan đẹp ngỡ ngàng.

Thánh đường Duomo

Lâu đài Sforzesco

Đây là lâu đài lịch sử có nhiều phòng triển lãm và bảo tàng trứ danh nhất Milan, Ý. Lâu đài Sforzesco chưa đựng nhiều văn hóa lịch sử bao gồm bảo tàng nghệ thật Cổ đại. Trước đó, công trình này là dinh cơ của hoàng gia Visconti, sau đó bị người Milan phá hủy, sau vài năm được xây dựng lại với dáng vẻ như bây giờ, với ngọn tháp cao 70m ở trung tâm.

Lâu đài Sforzesco

Nhà hát Opera La Scala

La Scala là một nhà hát opera Ý, đây là điểm du dịch đẹp bạn không nên bỏ qua. Nhà hát nổi tiếng thế giới với sức chứa hơn 2000 người. Nó được xây dựng vào cuối những năm 1700, sau khi bị tàn phá do chiến tranh, đến năm 2001, La Scala được cải tạo trở nên rộng rãi và khang trang hơn.

Bên trong nhà hát Opera La Scala

Nhà hát có kiến trúc tân cổ điển và thời kỳ Baroque. Đối với những người yêu thích opera, tới đây bạn sẽ có cơ hội tham dự một buổi biểu diễn ca nhạc của những ca sĩ, nghệ sĩ opera nổi tiếng.

Nhà thờ Santa Maria delle Grazie

Nhà thờ gạch này được xây dựng năm 1465, theo phong cách Gothic, với mái vòm 6 mặt lớn. Nơi đây trưng bày bức tranh “Last Supper” của Leonardo da Vinci. Nhà nguyện Madonna delle Grazie ở cuối lối đi được xây dựng theo kiến trúc Baroque, với bức tranh của thánh Madonna

Nhà thờ Santa Maria delle Grazie

Art Gallery Brera

Art Gallery Brera là một trong những phòng triển lãm nghệ thuật quan trọng nhất trên thế giới. Nơi đây lưu trữ 400 tác phầm tranh vẽ nghệ thuật, một số bộ sưu tập tranh, điêu khắc cổ xưa và hiện đại của các danh họa nổi tiếng thế giới.

Triển lãm Art Gallery Brera

Dạo bộ quang quần thể rộng lớn này để khám phá các viện quan trọng nơi đây như Vườn Bách Thảo, hoặc tìm Đài Quan Sát và thăm Học viện Mỹ Thuật.

Tượng đài Leonardo Da Vinci

Đây là tượng đài nổi tiếng của Milan, được xây dựng để tượng niệm nghệ sĩ tuyệt vời Leonardo Da Vinci. Bức tượng nằm ở quảng trường Scala, có ý nghĩa giống như ông đang che chở, dẫn lỗi cho dân chúng.

Tượng đài Leonardo Da Vinci

Công viên Sempione

Công viên Sempione được thành lập năm 1888, đây là công viên thành phố lớn ở Milan. Công viên này có diện tích 386.000m2, nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, nằm sát khu vườn của lâu đài Sforza. Công viên có tác phẩm kiến trúc tân cổ điển đẹp nhất là Arch of Peace (Cổng vòm Hòa Bình) được xây dựng từ thế kỉ 19.

Công viên Sempione

Công viên được xây dựng với rất nhiều thảm thực vật xanh như cây cối, rừng, nhiều bãi cỏ xanh tươi và một hồ nước nhân tạo xinh đẹp, nơi nhiều loại chim trú ngụ. Sempione Park là điểm đến thu hút rất nhiều du khách đến thư giãn.

ĂN GÌ KHI DU LỊCH ĐẾN MILAN

Tinh tế ẩm thực Milan

Pizza: Đây là món ăn biểu tượng của nước Ý và cũng không hề xa lạ với nhiều người. Với công thức độc đáo và bí quyết riêng, Pizza ở Milan luôn mang một hương vị thơm ngon, lạ miệng mà ít nơi nào có được

Mì ống Milan Ý: Mì ống là món ăn ngon nổi tiếng ở Milan được nhiều người yêu thích. Món ăn được làm từ mì ống, thịt băm, nước sốt cà chua bà ray củ ,… hương vị rất ngon và màu sắc bắt mắt.

Risotto: Risotto là món ăn ngon và hấp dẫn nhất ở Milan. Món ăn được chế biến hoàn hảo từ nguyên liệu quen thuộc như gạo, cá, thịt, rau… tạo nên hương vị đậm đà khó quên cho du khách.

Lasagna: Lasagna là món ăn truyền thống của Ý. Món ăn mang hương vị đặc trưng béo ngậy của cheese, chua nhẹ của nước sốt cà chua và đậm đà của thịt bò băm, Lasagna quyến rũ du khách từ cách chế biến sáng tác. Lasagna có rất nhiều cách chế biến đa dạng nhưng Lasagna kiểu Milan vẫn siêu ngon.

KINH NGHIỆM MUA SẮM Ở MILAN

Các khu phố mua sắm nổi tiếng tại Milan

Via Monte Napoleone: Đường phố dành cho tất cả các thương hiệu nổi tiếng

Via Della Spiga: Đường phố ành cho các cửa hàng cao cấp

Corso Buenos Aires: Dành cho thời trang cao cấp

Corso Vittorio Emanuele II: Mua sắm và các quán cà phê

Via Dante: Nơi mua sắm những mặt hàng xa hoa

Via Brera: Nơi mua sắm trang sức và đồ cổ

DMAG: Khu vực với nhiều giá khuyến mãi

Fiera Di Sinigaglia: Dành cho khách mua quà lưu niệm giá rẻ

Chợ trời Cormano: Chuyên bán tơ lụa

Một số lưu ý đi du lịch Milan:

Thành phố Milan rất an toàn và bình yên. Tuy nhiên ở một số nơi thăm quan, bạn luôn phải thân trọng vì tại các khu vực này rất đông đúc, như nhà thờ hay công viên.

Bạn không cần phải trả tiền tip cho nhân viên như một số nước Châu Âu khác.

Các viện bảo tàng mở cửa miễn phí cho mọi người tham quan vào chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng

Vào tháng 8, rất nhiều các cửa hàng và bảo tàng sẽ đóng của. Nên hay lên kế hoạch chuyến đi của bạn cho phù hợp.

Đăng bởi: Thành Lê đình

Từ khoá: Du lịch Milan – Thiên đường thời trang quốc tế

Đắm Say Với Thiên Đường Những Món Ngon Nha Trang

Nếu như bạn đã say đắm với cảnh sắc hữu tình của Nha Trang thì không bao giờ bỏ qua được tinh hoa ẩm thực nơi đây. Khi vi vu ở đây mà bạn không lấp đầy dạ dày của mình bằng những món ngon Nha Trang thì thật là một thiệt thòi lớn.

Nội dung chính

Nem nướng Ninh Hòa

@sosimyum

Đây là một món ngon Nha Trang không thể không thử khi du lịch đến nơi đây. Nem Ninh Hòa từ lâu đã góp phần làm phong phú thêm cho ẩm thực Nha Trang. Nem Ninh Hòa có hai loại nem chua và nem nướng.

Nguyên liệu chính để làm món này đó là thịt nạc đùi của con heo. Quy trình làm nem hoàn toàn thủ công vì vậy nem ở đây rất dẻo, mềm và chắc. Ngoài ra hương vị Nem còn rất đậm đà nữa.

Mỗi loại nem đều có những vị ngon riêng, tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn hãy thử ngồi bên bếp than hồng, vừa ăn vừa cảm nhận mùi thịt nướng thơm lừng, vị lạnh của gió biển và thơm mát của các loại rau sống khiến cho món ăn này trở nên hấp dẫn hơn.

Địa chỉ:

Quán nem Ngọc Tiên nằm trên đường Lê Thành Phương gần với Ngã sáu Nhà thờ núi.

Quán Đặng Văn Quyên ở đường Lê lợi gần chợ Đầm.

Bún chả cá Nha Trang

Đây là một trong những món ngon Nha Trang mà bạn không nên bỏ qua khi đến đây, thực sự bún chả cá ở Nha Trang rất đặc biệt, khác hoàn toàn với những món bún chả cá ở nơi khác.

@nghiafox

Sợi bún chả cá ở Nha Trang thanh mảnh, ăn hơi dai, chả cá ở đây được làm từ chả cá thu, cá mối, cá cờ tươi, nên rất giòn dai, nước dùng bún trong vắt được ninh từ xương heo và đầu cá tươi.

Khi bạn thưởng thức món bún chả cá ở Nha Trang bạn sẽ thấy một hương vị mới lạ của nước lèo rất thanh ngọt, mát, bạn sẽ không cảm thấy vị béo của nước dùng như loại nước hầm từ hoàn toàn từ xương heo.

Địa chỉ:

Bún cá Năm Beo B2 Chung cư Phan Bội Châu (nằm ngay chợ Đầm).

Bún cá Cô Ba – 123 Yersin – Nha Trang

Bún cá Mịn – 170 Bạch Đằng – Nha Trang

Bún Cá Hằng – 37 Trần Nhật Duật – Nha Trang

Hải sản

Đến Nha Trang mà không thưởng thức hải sản thì đúng là một thiếu sót lớn đúng không nào? Ở Nha Trang là một thế giới thu nhỏ của tất cả các loại hải sản tươi ngon giá rẻ.

@lynlyn.food

Địa chỉ:

Gió Biển – Số 10 Phạm Văn Đồng (trên đường Trần Phú nối dài).

Quán Hoàng Long, Quán Bền… (bên dưới đường bờ kè chân cầu Trần Phú)

Bánh canh Nha Trang

Là một món ăn bình dân nhưng bánh canh cũng chính là món ngon Nha Trang bạn nên thưởng thức, món bánh canh rất được lòng khách du lịch khi ghé đến thành phố biển xinh đẹp này.

@builengoctran

Bánh canh Nha Trang thường có 3 loại: bánh làm từ bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Điều khác biệt và cuốn hút du khách nhất đó chính là nước dùng đậm đà, ngọt thanh mà không gây tanh, chả cá thì rất dai giòn sựt sựt rất thú vị.

Địa chỉ:

Bánh canh bà Thừa gần Yersin 

Bánh canh cua biển Hồng Hạnh – 74 Trần Quốc Tuấn – Ninh Hiệp – Ninh Hòa

Bánh canh Cô Hà – 14 Phan Chu Trinh – Nha Trang

Bánh canh Hai Cá – 156 Nguyễn Thị Minh Khai- Nha Trang

Gỏi cá Mai

Gỏi cá Mai là một món ngon Nha Trang rất nổi tiếng, bạn có thể tìm thấy món ngon này ở bất cứ quán ăn nào từ bình dân đến nhà hàng sang trọng ở Nha Trang. Cá mai có thân hình dài và dẹt, cá không có máu nên không có mùi hôi tanh, thịt cá mai rất giòn và ngon

@shawoumel

Cá mai sau khi đánh bắt về thì được lựa chọn kỹ lưỡng những con to béo, tươi ngon để làm gỏi. Cá được lọc thịt và loại bỏ hết phần xương, thịt mang đi rửa sạch, rửa lại qua với nước muối, người ta khi chế biến thường dùng khế chua để tái chín cá mai, ngâm cá trong nước khế đề 15 phút rồi cho ra đĩa, rắc đều lên bên trên lạc xay nhuyễn, thính, tiêu tỏi ớt.

Gỏi cá mai thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, rau thơm… giúp tăng thêm hương vị thơm ngon của cá mai.

Địa chỉ:

Gỏi cá mai cô Hằng

Gỏi cá mai 166 đường Hai Tháng Tư

Bánh Căn Hải Sản nha Trang

Bánh căn ở Nha Trang được sản xuất ra dưới bàn tay người dân ven biển nên mang đậm dấu ấn của biển. Cũng chính vì vậy, bánh căn của miền biển cũng toàn là nhân mực, nhân tôm… vô cùng tươi ngon.

@huy.foodee

Bánh căn là một món ngon Nha Trang được làm từ bột gạo cùng với bột cơm nguội, nhân bên trong là hải sản. Khi ăn bánh căn bạn sẽ ăn kèm với rau sống, xoài xanh và nước chấm.

Điều đặc biệt ngoài vỏ bánh hay nhân của bánh căn thì nước chấm cũng vô cùng đặc biệt, tạo nên hương vị nức lòng của món bánh căn. Nước chấm của bánh căn thường là mắm nêm, nước mắm pha ngọt hoặc mắm cá, tùy vào từng sở thích của mỗi người.

Địa chỉ:

Bánh căn Hải SẢn 7 -24 Tô Hiến Thành – TP Nha Trang.

Bánh căn Út Năm – 127 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nha Trang.

Bánh xèo mực

Bánh xèo thực sự là một món ngon Nha Trang chính hiệu, nhìn bên ngoài thì chiếc bánh nó cũng giống như bánh xèo ở những nơi khác. Tuy nhiên hương vị của bánh xèo mực Nha Trang thì bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.

@titbongty

Ngoài những nguyên liệu chính để làm vỏ bánh, điểm khác biệt của bánh xèo Nha Trang đó chính là có nhân mực cơm tươi roi rói, căng tròn, hoàn toàn tươi sống. Vì mực ở đây để nguyên cả túi mực nên có khi ăn đến miếng thứ 2 thì bát nước chấm chuyển sang màu đen, kết hợp cùng với vị dịu ngọt của túi mực rất đặc trưng của miền biển.

Nếu ngồi bên bờ biển đầy gió vào buổi tối, thường thức những miếng bánh xèo giòn và thơm ngon thì còn gì bằng đúng không?

Địa chỉ:

Bánh xèo Chảo – 85 Tô Hiến Thành – Nha Trang

Bánh xèo Cô Tám – 6 Tháp Bà – Nha Trang

Bánh xèo 31 Ngô Đức Kế

Nem chua Ninh Hòa

Ở Ninh Hòa có món nem chua được nhiều du khách khi đến Nha Trang mua về làm quà biếu người thân, bạn bè. Nem chua ở đây rất đặc biệt bởi nem được gói trong lá khế hoặc lá chùm ruột để tạo được mùi thơm tự nhiên cho món ăn.

@huyentemo

Nem chua được làm từ thịt heo nạc xay, ướp cùng với muối, tiêu, ớt, đường vừa ăn, sau đó buộc kèm ít lá đinh lăng để cho nem có mùi thơm và lành bụng. Cuối cùng bọc bởi lá khế hoặc lá chùm ruột.

Khi thưởng thức nem chua bạn sẽ có được trải nghiệm đầy đủ các hương vị như mặn, ngọt, cay…đan xen với nhau, vô cùng tuyệt hảo khi thưởng thức món ngon Nha Trang là nem chua.

Địa chỉ:

Quán Bà Năm, gần Hạt kiểm lâm Ninh Hòa.

Quán Vũ Thành An – 15 Lê Lợi

Quán nem Đặng Văn Quyên – 16A Lãn Ông

Bánh đập Nha Trang

Bánh đập là một loại bánh dân dã quen thuộc của người dân Nha Trang. Là sự kết hợp của bánh tráng nướng và bánh ướt, kèm cùng với nhân tôm, thịt nạc xay nhuyễn kèm theo một số loại rau thơm.

@iam_yingyu

Bánh tráng nướng được kẹp phía bên ngoài bánh ướt nhân thịt hoặc là nhân tôm, khi ăn bạn chỉ cần để bán vào lòng bàn tay của mình đậm cho miếng bánh tráng bên ngoài vỡ ra, sau đó xé từng miếng bénh kẹp cùng với rau thơm và chấm mắm nêm là đã có thể thưởng thức món bánh đập ngon tuyệt của Nha Trang.

Địa chỉ:

Bánh đập Hồng Lĩnh – 16A Hồng Lĩnh – Nha Trang – Khánh Hòa

Bánh đập Bình Minh – 27 Lê Đại Hành

Bún Sứa Nha Trang

Thêm một món ngon Nha Trang nữa mà bạn nên thử đó là bún sứa, đây cũng là một loại đặc sản chính hiệu của Nha Trang. Thưởng thức một bát bún sứa với nước dùng trong vắt, ngọt lịm được ninh từ cá liệt với sứa tươi trắng đục rất dày và giòn.

@muoi6thang8

Món bún sứa ăn cùng với hành tươi, chả cá luộc và rau thơm sẽ khiến bạn cảm nhận được những hương vị ngọt thanh, mát lạnh, đậm đà nhưng không hề tanh mà bát bún sứa mang lại.

Địa chỉ:

Quán 23 Yết Kiêu

Bún cá sứa Yersin – 87 Yersin – Phương Sài

Đăng bởi: Tuấn Đậu

Từ khoá: Đắm say với thiên đường những món ngon Nha Trang 

Trang Phục Thời Đường Là Đỉnh Cao Của Trung Hoa Cổ Đại

Năm 618, Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường, chấm dứt các cuộc nội loạn chia rẽ Trung Nguyên hàng trăm năm. Thời Đường, văn minh Trung Hoa phát triển vô cùng cường thịnh, bất kể là về chính trị, kinh tế hay quân sự đều đạt đến đỉnh cao. Khi đó nghề tơ tằm có bước tiến dài. Con đường tơ lụa phồn thịnh giúp các dân tộc giao lưu mạnh mẽ hơn. Bởi thế trang phục thời kỳ này thực sự đạt đến mức độ sáng tạo nghệ thuật rất cao.

Văn minh thời Đường đạt đến đỉnh cao huy hoàng, trang phục nhà Đường đương nhiên cũng trở thành kiểu mẫu cho các vương triều khác học hỏi, noi theo. Đây chính là Thần Phật đã hữu ý lưu lại cho con người tương lai một khuôn vàng thước ngọc.

Thời hiện đại, những yếu tố không lành mạnh, những kiểu trang phục, thời trang biến dị, phản cảm đã xuất hiện đầy rẫy ngoài xã hội. Hơn lúc nào hết, con người thực sự cần những quy chuẩn phù hợp với đạo đức từ ăn mặc, đi lại, ăn mặc, nói năng… Trở về với truyền thống chính là con đường duy nhất.

Trang phục nam: Áo dài, cổ tròn và khăn vấn đầu

Khăn vấn đầu là loại khăn bông dùng cây ngô đồng, sợi gai, da thuộc chế tạo thành. Nó có tác dụng như một búi tóc giả, bảo đảm tạo hình bên ngoài cố định. Khăn vấn đầu có hai chân, giống như hai cái đai, từ sau đầu tự nhiên thẳng xuống, đến gáy hoặc quá vai, hoặc mềm hoặc cứng, hoặc tròn hoặc rộng, có thể thay đổi linh hoạt. Áo dài cổ tròn, còn có tên gọi “cổ đoàn viên” là trang phục chính của đàn ông thời Tùy – Đường.

Áo này thông thường là cổ tròn, phía dưới áo choàng, vạt trước bên phải có thiết kế một đường ngang, là trang phục dùng trong các trường hợp long trọng. Thông thường đa số người ta mặc áo choàng cổ tròn, khăn vấn phối với giày đen, vừa thoải mái, phóng khoáng, lại không mất đi khí chất uy vũ anh hùng.

Trong các bức họa cổ như “Bộ Liên đồ”, “Du kị đồ quyến”, “Hàn Hi tải dạ yên đồ”, “Phu nhân nước Quắc du xuân đồ”, chúng ta có thể thấy nam nữ thời đó đều thịnh hành các mẫu trang phục như vậy. Áo dài của quan viên thời Đường cũng dùng nhiều mẫu này, chủ yếu lấy màu sắc để phân biệt đẳng cấp.

Áo dài màu vàng đương nhiên được coi là sắc phục dành cho Hoàng đế. Màu vàng của hoàng phục bắt đầu sử dụng từ triều Đường cho đến triều nhà Thanh, trước sau kéo dài hơn 1300 năm. Thông thường màu tím quy định là trang phục của quan viên tam phẩm trở lên. Màu đỏ rực là trang phục của quan ngũ phẩm trở lên. Màu xanh lục là trang phục của quan lục phẩm thất phẩm, còn bát phẩm, cửu phẩm là màu xanh lam.

Tại sao người xưa lại coi trọng kiểu dáng, màu sắc cấp bậc đến vậy? Trước hết, màu sắc quy định dựa theo chế độ phân chia đẳng cấp từ trên xuống dưới. Thường thì vua chúa sử dụng màu vàng với các họa tiết rồng, phượng, chim muông, thú, cảnh vật, cây cỏ…

Màu sắc của trang phục còn bị chi phối bởi quy luật Âm dương – Ngũ hành, thông thường các màu tối được yêu thích hơn. Theo học thuyết Ngũ hành, màu tím, xanh, đen, đỏ và vàng thể hiện cho Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm. Màu vàng được chỉ định là trung tâm và cũng đại diện cho Trái Đất. Vì vậy, quần áo của Hoàng đế thường có màu vàng.

Ngoài ra, quan lại thời Đường khi ra vào cấm cung phải đeo “ngư phù” để khẳng định địa vị của mình, đồng thời phòng ngừa kẻ gian. Thông thường ngư phù để trong một chiếc túi nhỏ, đeo bên mình. Thời Đường ngư phù tùy thân có hai chiếc, một đeo bên phải, một đeo bên trái. Bên trái xuất trình khi vào, bên phải xuất trình khi ra. Quan từ tam phẩm trở lên mặc áo tím đeo túi trang sức bằng vàng, quan từ ngũ phẩm trở lên mặc áo đỏ, đeo túi trang sức bằng bạc. Đó chính là chế độ “chương phục” dành cho hệ thống quan lại thời Đường.

Trang phục của phụ nữ

Thời Đường, trang phục phụ nữ được coi là đặc sắc bậc nhất trong lịch sử. Người phụ nữ thời Đường trong những bộ trang phục truyền thống trở thành những bông hoa xinh đẹp khoe hương sắc truyền cảm hứng cho biết bao thi nhân, văn nhân.

Trang phục của phụ nữ thời nhà Đường phổ biến là: Tay ngắn, váy ngắn, tay áo rộng, váy dài, áo lụa choàng hoặc là áo ngắn bỏ trong váy, khoác khăn lụa trùm qua vai. Kiểu tóc thường là “búi tóc vọng tiên”, “vấn tóc vân”, “búi tóc rủ hai bên”. Áo ngắn, váy chủ yếu là trên mặc áo ngắn hoặc áo lót, dưới mặc váy dài, phối lụa phi, dài nửa tay, giày sợi hoặc giày cỏ đầu phượng, búi tóc hoa trên đầu, ra ngoài có thể đội nón có màng che.

Như cung nữ trong “Đảo luyện đồ” của Chương Huyên, áo trên rất ngắn, eo váy cao đến dưới nách, sau đó có thể biến hóa các loại như đai quấn buộc cổ, để hở cổ. Từ thời Thịnh Đường trở về sau này, trang phục rộng rãi hơn, dần dần thịnh hành tay áo rộng. Đây là mốt quần áo thịnh hành, giống như dáng tiên lúc ẩn lúc hiện, lụa quấn quanh người bồng bềnh bay theo gió.

Đầu thời Đường, sự giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Phụ nữ Trung Nguyên cũng có thêm nhiều lựa chọn trang phục đa dạng hơn theo kiểu Tây Vực (phía Tây) hoặc kiểu người Hồ (phía Bắc): Ống tay áo hẹp, cổ bẻ quần hoa, dày vải, đội mũ Hồ vành cong.

Đó chính là dụng ý “Thiên nhân hợp nhất” của người xưa. Trang phục nữ thời Đường rất giống với trang phục các tiên nữ trên trời, vừa thướt tha, kiều diễm, lại vừa kín đáo, nhuần nhị. Con người cổ đại tôn thờ, sùng ngưỡng Thần, luôn lấy trang phục, hành vi, phẩm chất của Thần mà đối chiếu, noi theo. Vậy nên trang phục thời ấy cũng mang được những nét thần thánh như vậy.

Trang phục quân sự

Cho đến thời nhà Đường, kỹ thuật chế tạo áo giáp đã tương đối hoàn thiện. Tượng võ sĩ mặc áo giáp sáng choang khắc trên đá tại cửa tháp Đại Nhạn Tây An Thiểm Tây có hình tượng cực giống thiên binh thiên tướng. Binh khí thời đó cũng rất giống pháp khí trên trời, hình tượng uy vũ của kim giáp ngũ sắc phảng phất thể hiện các võ tướng đang ở nhân gian thuận theo ý Trời mà binh chinh thiên hạ hoặc duy trì chính nghĩa.

Vì vậy hình tượng hoa văn chim muông trong chiến bào đều được thêu mạ vàng bạc, đều là mãnh thú thiên cầm như thao thiết, quỳ phong, kì lân. Ngoài ra các loại vũ khí, áo giáp, trong một không gian khác không nhìn được bằng mắt người thường thì đều có linh tính, đều là Thần khí, cũng chính là sự thể hiện của Thần.

“Mốt” khoe thân táo bạo của phụ nữ Đường triều

Bàn về cung cách ăn mặc và trang điểm táo bạo của phụ nữ Đường triều, nhà thơ Bạch Cư Dị trong bài “Thượng Dương nhân” từng viết:

“Tiểu đầu hài lý trách y thường

Thanh đại điểm mi, mi tế trường

Ngoại nhân bất kiến, kiến ưng khiếu

Thiên Bảo mạt niên thời thế trang.”

Dịch thơ:

Giày dép đi chật, áo quần hẹp

Sáp xanh tô mày, mày nhỏ sẹp

Người ngoài không nhìn, nhìn phải cười

Cuối thời Thiên Bảo thế mới đẹp!

Nhận xét về phương diện này, “Cựu Đường thư”cũng có đoạn:

“Phong tục xa hoa lãng phí, không thuận theo quy cách, lụa là, gấm vóc tùy theo sở thích mà dùng, từ hoàng thất cho tới người trong cung đều khoác lên mình những đồ xa xỉ, không kiêng dè giá cả…”

Điều này cho thấy, Đường triều từ lâu đã trở thành “thời đại của thời trang” trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả đàn ông hiện đại khi ngắm nhìn những bức bích họa mỹ nhân Đường triều cũng không khỏi bộc trực thú nhận: “phụ nữ thời ấy hóa trang quá đậm, ăn mặc quá hở, hết sức lập dị!”

Căn cứ theo “Hậu Hán thư”, mọi xu hướng thời trang của Đường triều đều bắt nguồn từ thành Trường An. Theo đó: “Người trong thành búi tóc rất cao, ai ai cũng búi cao tới gần một xích; người trong thành thích kẻ lông mày, có người còn kẻ dài tới nửa trán; người trong thành may tay áo rất rộng, phải tốn tới hàng xếp vải…”

Vậy mới thấy, vào thời bấy giờ, Trường An không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, mà còn trở thành “kinh đô thời trang” của Đường triều.

Xét về tổng thể, phụ nữ thời Đường theo đuổi ba xu hướng làm đẹp: Về hình thức: Chuyển từ kín đáo sang hở hang. Về trang sức: Chuyển từ đơn giản sang phức tạp. Về phong cách trang phục: Chuyển từ giản dị sang xa hoa. Về hình thể: Chuyển từ thanh mảnh sang đẫy đà.

Cụ thể mà nói, kiểu cách thời trang của phụ nữ Đường triều thể hiện qua 5 phương diện: kiểu tóc, dáng lông mày, môi, ngực và y phục. Vào thời kỳ này, phụ nữ thường để tóc theo 3 kiểu chính: Tóc xõa cho các thiếu nữ chưa chồng, tóc búi cao sát đầu cho người đã có chồng, và tóc búi cầu kỳ dành cho giới quý tộc. Lúc bấy giờ, những người phụ nữ có địa vị trong xã hội rất ưa chuộng các kiểu búi cao và lớn như: búi đôi, búi mây, búi hình hoa… Thậm chí, để tăng thêm độ “kỳ quái” cho mái tóc của mình, họ còn sử dụng thêm nhiều trang sức được chế tác vô cùng tinh xảo.

Về cách trang điểm cho lông mày, phụ nữ thời này thịnh hành hai kiểu vẽ: vẽ lông mày mảnh và dài, hoặc kẻ khuôn lông mày rộng, nhưng ngắn. Điểm chung của họ là đều tô lông mày nhạt. Bởi vậy, khi miêu tả về “nét xuân sơn” của nữ nhân Đường triều, cổ nhân thường hay dùng cụm từ “đạm tảo nga mi” (lông mày tô nhạt).

Đường triều cũng là thời đại đánh dấu sự ra đời của son môi tại Trung Hoa. Lúc bấy giờ, son được chế tạo từ một chút đất sét đỏ, khoáng và mỡ động vật, có tên gọi là “ô cao”. Khi mới ra đời tại Trung Quốc, son môi chủ yếu được đựng trong những hũ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, rất tiện lợi và có thể mang theo người.

Có thể nói, điểm “đáng nể” nhất của phụ nữ Đường triều chính là sự phóng khoáng và cởi mở trong trang phục. Họ thường chọn những chiếc áo cổ rộng, đai lưng nâng lên phía trên ngực, biến thành váy không có đai, khoe trọn vẻ đẹp đẫy đà và những quyến rũ trên cơ thể. Bởi vậy, trên trang nghiên cứu lịch sử chúng tôi có học giả đã bình luận: “Về việc khoe ngực, không triều đại nào trong lịch sử có thể so sánh với phụ nữ Đường triều.”

Thông qua những bức bích họa còn lưu lại của triều đại này, ta cũng có thể thấy rõ: nữ nhân thời Đường không màng tới lễ pháp, sẵn sàng đi ngược lại truyền thống, thản nhiên theo đuổi và phô diễn cái đẹp về thân thể.

Chịu sự chi phối của yếu tố lịch sử, trang phục và phong cách trang điểm của phụ nữ Đường triều mới có thể trở thành yếu tố “truyền thống” của Trung Hoa một cách đầy miễn cưỡng.

Thực tế, mắt thẩm mỹ kỳ lạ, phong cách ăn mặc và trang điểm “lệch chuẩn” của họ hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống và thuần phong mỹ tục của các triều đại phong kiến trước đó.

Bởi vậy, mỗi khi nhắc tới “thời trang” Đường triều, các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc lại không khỏi lắc đầu ngán ngẩm!

Đăng bởi: Vũ Thị Hằng

Từ khoá: Trang phục thời Đường là đỉnh cao của Trung Hoa cổ đại

Chuyên Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên

Đánh giá

Review ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở

Trong những năm trở lại đây, sự bùng nổ dân số cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như chúng ta đã biết thì hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó nếu sử dụng không hợp lý sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU – một ngành học có nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và tối ưu.

1. Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì?

Mã ngành: 52110107

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (Natural Resource Economics) là một ngành khoa học nghiên cứu sự tác động của nền kinh tế đối với tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường cũng như sự tác động của tài nguyên thiên nhiên đối với nền kinh tế, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững nhưng vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý và giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đến môi trường.

2. Học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU kéo dài 4 năm, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (còn gọi là học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là của ngành là 130 tín chỉ, với 43 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương và 87 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (trong đó kiến thức chuyên sâu có 18 tín chỉ và chuyên đề thực tập có 10 tín chỉ).

Sinh viên theo học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; kiến thức chuyên sâu về quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, kiến thức về kinh tế tài nguyên; kiến thức định giá tài nguyên và kiến thức về thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh kiến thức, sinh viên cũng sẽ được đào tạo kỹ năng lập và quản lý dự án khai thác và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng xác định giá trị tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng giám sát và đánh giá tác động môi trường của các  dự án và chương trình về tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm để vận dụng kiến thức vào việc phân tích và hoạch định chính sách tài nguyên thiên nhiên một cách thành thạo. 

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên sau khi tốt nghiệp ra sao?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một ngành học vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành này là rất nhiều. Sau khi tốt nghiệp ngành này tại NEU, sinh viên có thể hoàn toàn tự tin ứng tuyển vào làm ở các vị trí sau:

– Bạn có thể làm chuyên viên, quản lý dự án tại các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên các cấp từ trung ương đến địa phương.

– Bạn có thể làm nhân viên, quản lý chuyên quản lý, tư vấn và phân tích các vấn đề kinh tế tài nghiên thiên nhiên tại các tổ chức, doanh nghiệp, các sở tài nguyên.

– Bạn có thể làm giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Chuyên Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Đánh giá

Review ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành học hot, đầu ra “siêu hit”

1. Ngành Kinh doanh Quốc tế là gì?

Kinh doanh là một hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, là việc sản xuất và phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận. Còn quốc tế đề cập đến mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Từ đó, kinh doanh quốc tế có thể hiểu đơn giản là: Toàn bộ hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các quốc gia trên toàn thế giới, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của cả người mua, người bán lẫn các tổ chức kinh tế giữa các quốc gia giao thương với nhau. Do những hoạt động kinh doanh này rất đa dạng: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sản xuất và phân phối sản phẩm,.. nên nội dung học của ngành Kinh doanh quốc tế cũng rất sôi động và mang tính quốc tế.

2. Học ngành Kinh doanh Quốc tế tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Kinh doanh Quốc tế trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 133 tín chỉ (chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng).

Chương trình chất lượng cao của ngành Kinh doanh quốc tế Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tôn Đức Thắng có chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn kiến thức của Trường ĐH Monash (Úc). Chương trình đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia, học giả đến từ các cơ quan quản lý, hiệp hội, viện nghiên cứu và doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước như FIATA, Hiệp hội Logistics Việt Nam, Tân Cảng STC…

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế, logistics, quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu….

Ngoài những kiến thức nền tảng lý thuyết, chương trình còn chú trọng cho sinh viên tiếp cận thực tế và thực hành những kỹ năng chuyên môn cần thiết ngay từ năm đầu tiên thông qua các chương trình kiến tập tại doanh nghiệp.

Sinh viên được thực hiện các đề tài thực tế có sự hướng dẫn của các chuyên gia đang làm việc tại doanh nghiệp, sau đó thuyết trình bảo vệ trước Ban giám khảo là các chuyên gia.

Ngoài ra, các môn học thuộc nhóm môn chuyên ngành được thiết kế bao gồm học phần thực hành doanh nghiệp trong các học kỳ chính khóa và thực tập nghề nghiệp trong các học kỳ hè tại doanh nghiệp với tỷ lệ không dưới 30%.

Hiện tại, để tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng đã kí hợp tác với nhiều đại học quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp sinh viên có môi trường nghiên cứu, thực tập, phát triển nghề nghiệp và đào tạo chuyên môn, đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên theo học ngành Kinh doanh quốc tế có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp ngành là 100%

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế chương trình tiêu chuẩn, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

– Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;

– Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)

– Kỹ năng mềm: Kỹ năng tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống về khoa học quản trị; Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu; Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động nghiên cứu tại đơn vị công tác.

– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:

– Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học trong quản trị nói chung và quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng; Có khả năng ứng dụng những lý thuyết đã học đưa vào giải quyết những tình huống quản trị và kinh doanh thực tế;

– Khả năng thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu kinh doanh và sử dụng thông tin có hiệu quả;

– Kỹ năng quản lý nhân sự trong môi trường hội nhập toàn cầu;

– Có kỹ năng nghiệp vụ về giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu;

3. Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Tôn Đức Thắng

TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Tôn Đức Thắng

Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế 37.536.534.532.8278707507003836.2536.3Ghi chú

Đánh giá

Toán*2

Đánh giá

Xét học bạ, Anh*2

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Đánh giá

CLC

Đánh giá

CT ĐH bằng tiếng Anh

Đánh giá

Học bạ

Đánh giá

Chương trình chất lượng cao

Anh nhân đôi

Học bạ

Đánh giá

A01, D01: Anh nhân hệ số 2

4. Đầu ra “siêu hit hot”  của sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế

Trong thế giới hội nhập hiện nay, việc giao thương buôn bán giữa các nước trở nên đầy triển vọng vì thế mà nhóm ngành kinh doanh quốc tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này cũng tăng cao kèm theo mức lương đáng để theo đuổi. Cơ hội được làm việc trong một môi trường quốc tế, ngành nghề năng động và hiện đại khiến cho ngành kinh doanh quốc tế được nhiều người theo đuổi.

Sinh viên có cơ hội được nhận vào các vị trí tuyển dụng như: Chuyên viên xuất nhập khẩu; Chuyên viên Quản trị Logistics; Chuyên viên giao nhận vận tải, chuyên viên thanh toán quốc tế…đủ điều kiện làm việc trong môi trường toàn cầu và các vị trí chức năng quan trọng khác trong môi trường kinh doanh quốc tế… Tại đây, các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành nghề, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế,…

Thành Phố Busan Hàn Quốc – Thiên Đường Biển Du Học Sinh Không Thể Bỏ

Không sôi động như thủ đô Seoul nhưng thành phố Busan của Hàn Quốc vẫn có sức hút riêng với du học sinh nhờ vị trí địa lý thuận lợi cũng như  được biết đến là thành phố biển nổi tiếng của xứ sở kim chi.

ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THÀNH PHỐ BUSAN

Thành phố Busan lớn thứ hai chỉ sau thủ đô Seoul Hàn Quốc có vị trí địa lý nằm ở phần đông nam bán đảo Hàn và là thương cảng hàng đầu của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Hiện nay, Busan không chỉ được biết đến là thành phố có nền kinh tế phát triển mà còn là nơi có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc.

Thành phố Busan có diện tích khoảng 769,83 km2, được chia thành 15 quận cùng một huyện. Được biết các quận của Busan độc lập về tài chính và hành chính;

Busan có dân số: 3.505.821 người (9/2023) và mật độ dân số: 4,576 người/km2.

Địa hình thành phố Busan Hàn Quốc chủ yếu là núi và đồng bằng, cùng với đó là đất nông nghiệp tương đối màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển ngành trồng trọt;

Thành phố Busan nằm tiếp giáp với eo biển Hàn Quốc và Nhật Bản nên có lợi thế về trao đổi thương mại và du lịch, buôn bán trao đổi sầm uất với các nước trên thế giới. Giao thông vận tải và đóng tàu chính là hai lĩnh vực kinh tế quan trọng của thành phố Busan Hàn Quốc.

Nhiệt độ trung bình ở Busan là 14,7 độ C, lượng mưa trung bình là 1519,1 mm. Khí hậu ở thành phố Busan được chia làm 4 mùa rõ rệt với đặc trưng thời tiết là mùa đông tương đối lạnh khô, còn mùa hè thì ẩm ướt.

Nhớ vị trí địa lý được bao bọc bởi sông, núi nên thành phố Busan có nhiều di tích lịch sử và văn hóa truyền thống lâu đời cũng như đan xen với hiện đại được nhiều người biết đến. Đây cũng là lý do khiến cho Busan trở thành địa điểm du lịch thu hút khách hàng năm.

Thành phố Busan của Hàn Quốc có vị trí địa lý thuận lợi.

LỊCH SỬ THÀNH PHỐ BUSAN

Ban đầu thành phố Busan được gọi là quốc Geochilsan trong thế kỉ 2 và thế kỉ 3, sau đó thì trở thành một phần của vương quốc Tân La và đổi tên thành quận Geochilsan.

Đến năm 757, quận Geochilsan đổi tên lại thành Dongnae (Đông Lai) và cái tên này vẫn đang được tồn tại trong thời nay.

Vào đầu thế kỉ 15, chính quyền Triều Tiên cho phép người Nhật được định cư sinh sống tại Busan và có sự phát triển nhanh chóng cho đến khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản vào Triều Tiên năm 1592.

Sau chiến tranh, Triều Tiên cho phép Waegwan được xây dựng lại và đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa hai nước Triều Tiên và Nhật Bản. Đến năm 1876 thì Busan trở thành thương cảng quốc tế đầu tiên của Triều Tiên.

Busan giữ vai trò là một hải cảng vô cùng quan trọng trong thời kỳ cai trị của Nhật Bản, không chỉ vậy mà Busan còn là thành phố đầu tiên của Triều Tiên có đường xe lửa chạy bằng hơi nước trước khi được điện khí hóa vào năm 1924.

Được biết trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Busan là vùng không bị rơi vào tay quân cộng sản Bắc Triều Tiên và nó cũng từng là thủ đô lâm thời của Hàn Quốc.

Giống như thủ đô Seoul thì thành phố Busan là một khu vực đại đô thị có chính quyền tự quản và là một cảng biển lớn cũng như quan trọng bậc nhất của đất nước Hàn Quốc.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THÀNH PHỐ BUSAN

Được biết đặc điểm kinh tế của thành phố Busan Hàn Quốc với ngành công nghiệp giao thông vận tải và đóng tàu là hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu.

Được biết đến là hải cảng lớn nhất thế giới, thành phố Busan nổi bật với lượng lưu thông tới 13,2 triệu TEU côngtenơ hàng hóa mỗi năm. Đặc biệt, từ năm 1978, Busan đã mở ba cảng côngtenơ lớn là Jaseungdae, Shinsundae và Gamman.

Bên cạnh đó thì khu vực Tự do Kinh tế Busan-Jinhae được thành lập đã thu hút nhiều tàu bè đến với Busan, tạo điều kiện để thành phố này trở thành một trung tâm tài chính lớn của đất nước Hàn Quốc, đồng thời trở thành cảng biển lớn thứ ba thế giới theo khối lượng hàng hóa lưu thông và năng suất vận tải.

Không chỉ có đặc điểm về kinh tế nổi bật bên trên mà thành phố Busan còn là một trung tâm thương mại sầm uất với những chợ nông phẩm, khu vực bán hải sản sầm uất cho đến các siêu thị lớn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ được nền kinh tế phát triển với những thành tựu nổi bật rực rỡ của thành phố Busan, ngày nay nó càng phát triển hơn cả về nền văn hóa truyền thống đặc sắc.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM NỔI TIẾNG TẠI BUSAN

Bởi nơi đây không chỉ có những ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc về chất lượng đào tạo mà nó còn gây thương nhớ cho các bạn du học sinh đến đây bởi những bãi biển cát trắng trải dài tuyệt đẹp hay những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức thường niên, con người thì vô cùng thân thiện, dễ mến.

1. Làng văn hóa Gamcheon

Trước kia Gamcheon có khoảng 800 ngôi nhà gỗ lụp xụp trải dọc theo các sườn đồi và nó được coi là khu ổ chuột bởi những người tị nạn nghèo khó trong các cuộc chiến tranh đều đổ về đây để sinh sống.

Đến năm 2009, Bộ Du lịch Hàn Quốc đã biến Gamcheon thành điểm đến văn hóa và sáng tạo với sự tham gia của các nghệ sĩ. Cụ thể, khắp các ngóc ngách của làng đều được trang trí bằng những bức họa độc đáo, rực rỡ khiến nơi đây như khoác lên mình một tấm áo hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó thì nhiều công trình cũng được chuyển đổi thành phòng trưng bày nghệ thuật hay những quán cà phê để phục vụ du khách tham quan.

2. Bãi biển Haeundae

Haeundae là một trong những bãi biển nổi tiếng ở Busan mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến trải nghiệm của mình, nơi đây thường thu hút nhiều người đến vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.

Không những thế mà Haeundae còn nổi tiếng với những sự kiện văn hóa và lễ hội diễn ra quanh năm khiến các du khách vô cùng thích thú khi đến nơi đây.

Cụ thể, tại bãi biển Haeundae còn có một quảng trường văn hóa dân gian mà bạn có thể đến đây để chơi các trò chơi dân gian truyền thống như: nhảy bập bênh (neoldduigi), đấu vật kiểu Hàn, ném tên (tuho), kéo co và yutnori (một trò chơi truyền thống Hàn Quốc).

Ngoài ra, vào buổi tối, các bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng màn trình diễn pháo hoa ấn tượng ngay bên bờ biển tuyệt đẹp, khoảng không gian này thật phù hợp với những cặp đôi thích sự lãng mạn.

3. Tháp truyền hình Busan

Được biết đây là tòa tháp cao thứ hai của Hàn Quốc, nó có hàng rào được trang trí bởi những ổ khóa tình yêu đầy màu sắc do các cặp đôi đến đây lưu dấu ấn ở lại như một minh chứng cho tình yêu bền chặt của họ.

Đặc biệt, tháp Busan được xây dựng vào năm 1973 với mục đích sử dụng chủ yếu vào giải trí nên nó không có bất kì thiết bị truyền tải nào như các tháp truyền hình khác.

4. Khu chợ cá Jagalchi Busan

Chợ cá Jagalchi chính là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng ở thành phố biển Busan và nó cũng chính là chợ cá lớn nhất trên cả nước.

Đặc biệt rằng chợ Jagalchi vẫn bảo tồn được lối kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ là thuộc địa của Nhật Bản và đây chính là một nét văn hóa truyền thống lâu đời người dân Busan còn giữ lại đến tận ngày nay.

5. Đền Haedong Yonggungsa

Đền Haedong Yonggungsa được xây dựng từ năm 1376 và là ngôi chùa cổ nhất của đất nước Hàn Quốc.

Một trong những điều vô cùng thú vị khi bạn có cơ hội đến đây là trải nghiệm cảm giác dừng chân giữa đoạn bậc thang 108 bậc với đèn lồng đá đặt dọc tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn và thích thú cho mọi du học sinh khi lần đầu được đặt chân đến nơi đây.

Được biết rằng xung quanh ngôi đền có rất nhiều bức tượng khác nhau cùng với một ngôi chùa được làm bằng đá có tượng của Quan Âm Bồ Tát, mặt hướng ra biển như đang lắng nghe những ước muốn hay nguyện vọng của con người.

Đền Haedong Yonggungsa chính là địa điểm mà du học sinh có thể đến để cầu nguyện công danh, sự nghiệp và sự bình an.

6. Công viên Taejongdae Reosrt Busan

Nếu phải kể đến điểm thu hút nhiều bạn du học sinh đến nhiều nhất ở Busan thì không thể nào bỏ lỡ công viên Taejongdae với những vách đá hùng vĩ hướng ra bờ biển cực nam của đảo Yeongdogu, bên cạnh đó là rừng thông với hơn 200 loài thực vật khác nhau tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.

Được biết công viên nằm ở độ cao 250 mét so với mặt nước biển và có ngọn hải đăng giúp các bạn có thể nhìn thấy được cả hòn đảo Daema của Nhật, cách bờ biển 56km.

Du học sinh sẽ có chuyến đi trải nghiệm thật thú vị nếu lựa chọn đến công viên Taejongdae với những món ăn truyền thống đặc điểm đậm hương vị của thành phố biển Busan.

7. Con đường ánh trăng Dalmaji

Con đường Dalmaji được xem như là con phố văn hóa của người dân Busan mà bạn có thể lựa chọn đến trải nghiệm vô cùng thú vị.

Đặc biệt là vào ban đêm khắp các nẻo đường từ đảo Dongbaekseom đến bãi biển Haeundae có những hàng cây hoa anh đào sẽ là dấu ấn ghi mãi trong lòng mỗi con người khi đến nơi đây mà họ không thể nào quên được.

Đăng bởi: Thị Nòi Bành

Từ khoá: Thành phố Busan Hàn Quốc – thiên đường biển du học sinh không thể bỏ

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiên Đường Thời Trang Quốc Tế trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!