Xu Hướng 10/2023 # Tổng Hợp Các Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mà Các Mẹ Nên Biết # Top 10 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tổng Hợp Các Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mà Các Mẹ Nên Biết # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Các Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mà Các Mẹ Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chúng ta đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh vì vậy bộ y tế khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sau 6 tháng, do nhu cầu năng lượng của trẻ tăng ta cần cho trẻ ăn bổ sung những thức ăn khác ngoài sữa mẹ, chế độ ăn này gọi là ăn dặm.

Từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn dặm đúng cách, đó là bột hay cháo nấu với các thực phẩm cung cấp đủ đường, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Trẻ dưới 1 tuổi thì thường được ăn bột, còn từ một tuổi trở lên thì ta có thể nấu cháo cho bé từ gạo tẻ nguyên hạt rôi.

Có nhiều loại cháo ăn dặm khác nhau từ các loại thực phẩm khác nhau đáp ứng điều kiện cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, hôm nay mình sẽ liệt kê các loại cháo cho bé ăn dặm mà các mẹ có thể dễ chuẩn bị từ thực phẩm của gia đình, giá hợp lý, dễ nấu.

1. Cháo lạc cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

50g gạo tẻ

4 thìa cà phê lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ

3 thìa cà phê rau xanh băm nhỏ

Nước vừa đủ

Cách nấu:

Gạo vo sạch, sau đó thêm lạc rang giã nhỏ, thêm nước. Nấu đến khi cháo sôi thì thêm rau băm nhỏ vào sau đó nấu đến khi cháo nhừ.

2. Cháo đậu xanh hoặc đậu đen cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

35g gạo tẻ

4 thìa cà phê bột đậu xanh hoặc đậu đen

2-3 thìa cà phê rau xanh thái nhỏ

2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu ăn

Nước vừa đủ

Cách nấu: tương tự như nấu cháo lạc

3. Cháo cá hoặc cháo tôm cho bé ăn dặm

40g gạo tẻ

5 thìa cà phê thịt cá ( cá chép luộc chín hoặc hấp chín, tách lấy thịt, bỏ xương, các mẹ phải tách thật cẩn thận để không lẫn xương nha). Hoặc nếu nấu cháo tôm thì là 5 thìa cà phê thịt tôm ( tôm bóc vỏ lấy thịt, giã nhỏ).

3 thìa cà phê rau xanh thái nhỏ ( nên chọn các loại rau có màu xanh đậm)

1.5 thìa cà phê mỡ hoặc dầu ăn

Thêm nước vừa đủ

4. Cháo thịt ( thịt heo, thịt bò, thịt gà) cho bé ăn dặm

50g gạo tẻ

25g thịt xay nhỏ

3 thìa cà phê rau xanh thái nhỏ

2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu ăn

Thêm nước vừa đủ.

5. Cháo trứng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

40 gam gạo tẻ

1 quả trứng gà ta

2-3 thìa cà phê rau xanh thái nhỏ

2 thìa cà phê mỡ động vật hoặc dầu ăn

Nước vừa đủ.

Cách nấu: khi cháo chín mềm mới cho trứng, đun sôi lại là được.

6. Cháo thịt đậu cô ve cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 1 bát cháo trắng, 20g thịt heo băm, 30g đậu cô ve.

7. Cháo tôm rau cải cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 1 bát con cháo trắng, 20g tôm, vài lá rau cải xanh.

Cách chế biến: Tôm bóc vỏ bỏ đầu đuôi, băm nhỏ thịt. Rau cải xanh thái nhỏ. Cho cháo lên đun sôi, nếu cháo đặc thì cho thêm nước, đun sôi thì tôm và rau cải xanh vào. Đun sôi khoảng 5 phút, thêm chút nước nắm ngon, nếu là nước mắm dành riêng cho trẻ em thì càng tốt.

8. Cháo thịt bò cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: gạo nếp gạo tẻ, 30g thịt bò nạc, 1 củ cà rốt nhỏ.

Cách chế biến: Gạo vo sạch nấu thành cháo loãng chín nhừ, tỉ lệ gạo nước khoảng 1 gạo: 4 nước, cháo đang sôi thì cho thịt bò băm nhuyễn và cà rốt xay nhuyễn vào. Đun sôi khoảng 5 phút, nêm thêm chút nước mắm ngon và thêm ít dầu ăn.

9. Cháo trứng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: gạo tẻ, 1 quả trứng gà ta, 1 quả cà chua.

Cách chế biến: Cháo nấu chín nhừ. Cà chua cắt hạt lựu nhỏ. Trứng đập tách lấy lòng đỏ, đánh đều. Khi cháo sôi thì cho cà chua và trứng vào, khuấy đều đun sôi khoảng 3 phút, thêm chút nước mắm ngon.

Trên là một số món cháo ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên, mong rằng chia sẻ về các loại cháo cho bé ăn dặm sẽ hữu ích với các mẹ. Ai cũng muốn chăm con tốt, tuy nhiên các mẹ cũng nên nhớ chăm cho tinh thần của con nữa.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Hùng

Từ khoá: Tổng hợp các cách nấu cháo cho bé ăn dặm mà các mẹ nên biết

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Trai Cho Bé Ăn Dặm

Cháo trai cho bé ăn dặm thường được rất nhiều bà mẹ áp dụng trong thực đơn của bé yêu bởi món cháo này không chỉ dễ ăn mà còn rất giàu dinh dưỡng, đôi khi còn cả công dụng chữa bệnh. Để có được những nồi cháo trai nhừ mịn mà vẫn giữ nguyên được vị tự nhiên, các mẹ thực hiện theo công thức của chuyên mục món ăn ngon cho bé như sau.

Thành phần dinh dưỡng trong trai

Trai là thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm, vitamin B rất bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, nam giới, người già, đặc biệt là trẻ biếng ăn. Cháo trai còn rất bổ dưỡng dùng trị mồ hội trộm cho bé. Cháo trai cũng có tính mát, phù hợp cho bé yêu trong thời tiết mùa hè.

Cách nấu cháo trai cho bé ăn dặm

1. Nấu cháo trai truyền thống cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Con trai

Gạo tẻ

Hành tím băm

Gia vị

Hành lá, rau ngò

Chế biến

Con trai khi mua về cho vào nước vo gạo ngâm, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cho đến khi nào hé miệng thì nhặt lấy thịt, phần nước gạn lấy nước trong. Thêm một ít lát gừng trong lúc luộc cho thơm.

Thịt trai lọc được rửa lại với nước, đợi ráo nước rồi bằm nhuyễn

Phi thơm hành tím với chút dần rồi cho phần thịt trai vào xào, nêm chút gia vị rồi múc ra bát

Gạo cho vào nước ngâm, rồi vớt vào nồi nước luộc trai ninh chín nhừ.

Thỉnh thoảng khấy đều để gạo không bị bón cục.

Khi nồi cháo ninh nhừ, bạn cho thịt trai vào đảo đều nêm thêm ít nước nắm ngon cho vừa miệng. Đun thêm 2 đến 3 phút rồi cho thêm hành ngò vào. Tắt bếp, múc cháo ra bát rồi cho bé dùng khi còn ấm.

2. Nấu cháo trai với lá dâu cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Gạo nếp

Gạo tẻ

Con trai loại vừa

Lá dâu non

Dầu oliu

Gia vị

Chế biến

Trai rửa sạch đem đi hấp chín, rồi năm nhuyễn cho bé dễ dùng.

Trước khi luộc hấp, bạn cho trai vào nước muối ngâm trong khoảng 30 phút cho sạch bùn

Phần nước luộc trai, gạn lấy nước trong cho gạo tẻ, gạo nếp vo sạch vào nấu thành cháo. Trong lúc nấu bạn nên cho lửa nhỏ và khuấy liên tục để không bị cháy.

Lá dâu chọn lấy lá non, rửa sạch rồi xay nhuyễn.

Khi cháo đã nhừ, đổ thịt trai băm nhuyễn cùng lá dâu vào khuấy đều, cho thêm dầu ăn và hành ngò rồi tắt bếp.

3. Nấu cháo trai với rau ngót cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Trai loại vừa

Gạo nếp, gạo tẻ

Rau ngót băm nhỏ

Dầu ăn, gia vị cần thiết

Chế biến

Trai mẹ cho vào nước vo gạch ngâm và rửa sạch trước khi đem đi hấp.

Đặt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi đổ hết trai làm sạch vào, khi nào trai trong nồi mở miệng thì tắt bếp, vớt ra lấy phần thịt trai.

Gạo làm sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ với lửa nhỏ, ninh khoảng 15-20 phút thì tắt bếp.

Thịt trai đem bóp ruột rồi rửa vài lần với nước ấm, để ráo rồi băm nhuyễn.

Cho chảo lên bếp cùng ít dầu ăn, xào thơm thịt trai bằm nhuyễn với hành tím. Đợi thịt nguội đổ hết vào máy xay cho bé dễ ăn.

Rau ngót chọn lá non, rửa sạch rồi xay nhuyễn.

Chờ cháo ninh mềm, cho thịt trai và rau ngót vào nấu sôi. Nêm thêm ít gia vị cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Múc ra bát đúc cho bé ăn khi còn nóng.

4. Nấu cháo trai với đậu xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Con trai loại vừa

Gạo nếp, gạo tẻ

Đậu xanh

Hành tím, gừng

Dầu ăn, rau thơm, gia vị cần thiết

Chế biến

Trai mua về đem ngâm với nước có vài lát gừng + ớt để trai sạch hết bùn đất. Sau đó cho vào nồi luộc chín.

Đợi trai nguội, bạn vớt thịt trai ra rồi băm nhuyễn, cho vào chảo xào thơm với chút hành tím phi vàng.

Gạo nếp, gạo tẻ cho vào tô nước ngâm, sau đó vo sạch gạo cho vào nồi nấu với lửa nhỏ cho gạo chín mềm nhừ.

Đậu xanh đem ngâm nước, đãi vỏ rồi cho vào máy xay làm vỡ nát. Khi làm xong bạn đổ hết phần vào đậu vào nồi cháo ninh cùng

Đợi hỗn hợp chín mềm thì cho thêm thịt trai làm nhuyễn vào khuấy đều. Nấu thêm 1-2 phút nữa rồi tắt bếp.

5. Nấu cháo trai với mướp cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Trai tươi sống

Mướp

Lá hẹ,

Gạo nếp, gạo tẻ

Dầu ăn, gia vị cần dùng

Chế biến

Trai mua về ngâm nước cho nhả bùn, sau đó rửa sạch lại rồi đem đi luộc chín. Nếu bạn lấy nước luộc trai thì bạn nên kì cọ vỏ trai cho thật sạch.

Hẹ nhặt lá sạch, bỏ đi lá già. Rửa sạch thái khúc nhỏ.

Mướp chọn quả non, không hạt. Đem gọt bỏ vỏ, làm sạch thái miếng nhỏ.

Trai sau khi luộc chín, lọc lấy phần thịt rồi thái nhỏ. Cho dầu vào chảo phi thơm với hành tím, sau đó cho thịt trai vào xào săn.

Cuối cùng cho tất cả nguyên liệu sơ chế vào trong nồi cháo, nêm thêm ít gia vị, dầu ăn rồi tắt bếp.

Các Món Ăn Thay Cháo Cho Bé

Cháo là món ăn dinh dưỡng và rất tốt cho bé khi bắt đầu ăn dặm. Chính vì thế mà thực đơn ăn dặm của mỗi bé được nhiều bà mẹ lựa chọn chính là cháo. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng thích ăn mỗi cháo. 

Bạn đang xem: Các món ăn thay cháo cho bé

Vậy khi bé chán ăn cháo mẹ phải làm gì? Đây có là là câu hỏi mà rất rất nhiều bà mẹ quan tâm khi nuôi con. Khi con của bạn chán ăn cháo cũng đừng quá lo lắng bởi có rất nhiều món ăn dinh dưỡng khác mà bạn có thể làm để bổ sung khẩu phần ăn cho con giúp con có đủ chất. 

1. Làm gì khi bé chán cháo?

Rất nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con của mình chán ăn cháo. Tuy nhiên, khi bé chán ăn cháo bạn đừng quá lo bởi nếu lo lắng chỉ làm cho không khí bữa ăn trở nên căng thẳng, bé đã chán ăn sẽ càng chán ăn hơn.

Khi bé con có hiện tượng chán ăn hãy kiểm tra lại thực đơn cùng lượng thức ăn mà bạn cho bé có quá nhiều khiến con chán hay không, nếu có hãy thay đổi cách chế biến để món ăn trở nên hấp dẫn hơn, giúp bé thích thú hơn khi ăn. 

Một điều mà mẹ cần làm khi con có hiện tượng chán ăn chính là đa dạng hóa thực đơn cả tuần cho bé, điều này không chỉ giúp bé ăn cháo ngon hơn mà còn đổi khẩu vị để bé không bị nhàm chán. 

Ngoài cháo, bạn có thể đổi qua một số món có độ mềm mà bé có thể ăn như nui, mì, bún, phở,… điều này sẽ giúp bé không bị ngán và cảm thấy hứng thú hơn với đồ ăn mới của mình. 

Do đó, khi bé chán ăn cháo các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy đổi món ăn để bé có thể thưởng thức được nhiều món khác nhau. Điều này cũng phần nào giúp cho bé không bị ngán khi cứ ăn mãi một món cháo.

2. Mẹo để bé dễ ăn cháo hơn

Để con được đói

Trẻ thèm ăn là phản xạ tự nhiên của một đứa trẻ bình thường, từ khi sinh ra trẻ đã biết thèm bú, thèm ăn. Vậy lý do tại sao khi được 1 tuổi, thậm chí tới lúc lớn hơn, học mẫu giáo 3 – 4 tuổi trẻ lại sợ ăn? Đơn giản bởi vì khi bắt đầu chuyển từ ăn dặm, ăn bột, cháo hoặc cơm thì các mẹ bắt đầu áp đặt số lượng và khẩu phần ăn của con. 

Trong lúc ăn hãy giỗ dành con sao cho thật khéo léo và đặc biệt là hãy kiên trì để bé ăn đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Cách tốt nhất hãy tạo cảm giác thèm ăn, đừng ép buộc con ăn khi chúng thực sự đã ăn đủ. 

Hãy chắc chắn rằng bé thực sự đối mới cho bé ăn để mỗi bữa ăn không phải là cuộc chiến của nước mắt của con và sự bực bội của mẹ. Khi cho bé ăn bạn hãy sắp xếp thời gian ăn cho phù hợp, bữa phụ và bữa chính phải cách nhau 2 – 3 giờ.

Điều đặc biệt là hạn chế cho bé ăn vặt vì như vậy bé sẽ cảm thấy no “giả tạo” và không còn cảm giác thèm ăn. Rất nhiều bà mẹ thấy con đòi ăn bánh là đáp ứng ngay hoặc uống sữa thay vì nước lúc khát. Điều này vô tình làm giảm cảm giác đói và thèm ăn của con. 

Do đó, cách tốt nhất để con không cảm thấy chán khi ăn cháo là chỉ cho bé ăn vặt 1 lần/ngày và nên ăn sau khi đã ăn xong bữa chính. Nếu muốn giúp con tiêu thụ năng lượng cách tốt nhất là khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo trước khi ăn.

Đây là một trong số những mẹo giúp bé không chán khi ăn cháo mà rất nhiều bà mẹ đã áp dụng và cho kết quả tuyệt vời. 

Không kéo dài thời gian ăn 

Khi trẻ có biểu hiện chán ăn cháo, cha mẹ thường hay dỗ dành con bằng cách cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con của mình ăn hết bát cháo, do đó thời gian ăn thường kéo dài rất lâu. Điều này đã làm cho thức ăn của bé mất ngon khiến bé chán ăn hơn. 

Do đó, khi cho con ăn cha mẹ cần lưu ý chỉ được kéo dài bữa ăn tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa tiếp theo hoặc tăng thêm bữa cho bé. 

Việc kéo dài thời gian ăn không chỉ khiến cho thức ăn bị nguội, tanh mà còn tạo tâm lý sợ ăn cho bé. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến bé tạo tâm lý sợ ăn, chán ăn không tốt nếu cứ kéo dài.

Một lưu ý dành cho các bậc phụ huynh là khi cho bé ăn không được bắt buộc con phải ăn hết theo yêu cầu của mình. Bởi điều này còn nguy hiểm hơn là suy dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc bắt buộc trẻ ăn thường không có hiệu quả, đôi khi còn làm tổn thương tình cảm giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển trí tuệ cho bé sau này.

Quan trọng nhất là việc khuyến khích bé thèm ăn chứ không bắt buộc phải ăn đủ số lượng mà bạn đặt ra vào từng thời điểm cố định trong ngày. Do đó, khi cho bé ăn cần tránh tình trạng kéo dài thời gian ăn làm ảnh hưởng đến bữa ăn của con. 

Tạo thực đơn đa dạng 

Ngay cả người lớn khi cứ ăn mãi ăn hoài một món sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngán và dĩ nhiên sẽ có những lúc chán không muốn ăn. Do đó, việc cho trẻ mỗi cháo không sớm thì muộn trẻ cũng sẽ chán và không ăn. 

Theo nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Trẻ em Việt Nam rất dễ thiếu vitamin và khoáng chất do chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo và đầu tư đúng mức. 

Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu ăn uống, sở thích và khẩu vị khác nhau không đứa nào giống đứa nào chính vì thế mà việc đa dạng thực đơn ăn uống của trẻ sẽ là cách giúp con không bị chán ăn, ngoài ra còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ có thể phát triển thật tốt. 

Hãy thay đổi món ăn cho bé, đừng để con chỉ ăn mỗi cháo như thế nó sẽ cảm thấy chán và ngán nếu cứ mãi ăn một món quen thuộc. Ngoài đổi khẩu vị cho con các mẹ cũng cần trang trí món ăn cho thật bắt mắt điều này sẽ phần nào kích thích được cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng con vào bếp, dựa vào từng độ tuổi mà các mẹ phân công con làm những việc trong bếp và cùng mẹ chuẩn bị món ăn. Khi con cùng mẹ làm việc con sẽ cảm thấy hào hứng và đặc biệt là thấy được vai trò quan trọng của mình khi chuẩn bị cơm cho gia đình, điều này sẽ phần nào giúp con cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Đưa ra quy tắc bàn ăn 

Việc thiết lập quy tắc trên bàn sẽ là cách giúp con của bạn ăn ngon hơn, các mẹ cần ghi nhớ 3 không: không ti vi, điện thoại – không đi rong – không đồ chơi. Hãy thiết lập nguyên tắc này ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. 

Nếu cho trẻ xem tivi, chơi đồ chơi sẽ khiến trẻ cảm thấy bị phân tâm, không tập trung để ăn điều này gây bất lợi đến hệ tiêu hóa của con nhỏ. Do đó thay vì chiều theo ý con mẹ tập để trẻ tập trung vào bữa ăn, chỉ khi chúng ý thức được mình đang ăn thì khi đó hệ tiêu hóa mới hoạt động tốt và tạo được sự ngon miệng cho trẻ.

Dạy con tính tự lập

Thông thường một số cha mẹ khi thấy con chán ăn sẽ dùng điện thoại cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là ép con ăn. Tuy nhiên, cách làm này vô tình lại khiến con của bạn cảm thấy sợ hãy và đôi khi nảy sinh sự chống đối vì không muốn ăn. 

Khi con có biểu hiện không muốn ăn cha mẹ hãy dừng bữa và không ép buộc con ăn thêm. Lúc này chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu con đã no hãy tôn trọng quyết định của con. 

Đối với những bé từ 7 – 9 tháng tuổi mẹ có thể tập cho con tự bốc ăn để tăng khả năng vận động của đôi tay. Hơn một tuổi bạn có thể cho bé tập cầm thìa để con có thể khám phá bữa ăn của mình. Hãy dạy cho con tính tự lập để con phát triển thật tốt.

Khuyến khích và khen ngợi

Tất cả mọi đứa trẻ đều thích được khen ngợi. Do đó, nếu con của bạn thử một món mới hãy đưa ra những lời khen thật nhiệt tình và vui vẻ để con cảm thấy phấn khích, cũng như hứng thú hơn với món ăn của mình. 

3. Khi nào bé có thể ăn những món khác ngoài cháo

Thường thời gian bắt đầu ăn dặm của trẻ là từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên một số mẹ bỉm bắt đầu cho con ăn dặm từ tháng 4 trở đi vì ít sữa. Tuy nhiên, thời gian ăn dặm hoàn hảo nhất là từ tháng thứ 6 lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu ổn định hơn.

Khi vừa mới bắt đầu trẻ chỉ ăn được mỗi bột, cháo còn đối với những món khác ngoài cháo như mì, nui, bún phở thì thời điểm thích hợp nhất là từ 8 tháng tuổi lúc này bé có thể ăn đồ thô tốt hơn. 

Đối với cơm nát thì cần một khoảng thời gian khá lâu mới có thể bắt đầu làm quen. Theo bác sĩ thời gian thích hợp nhất để bé ăn cơm nát là từ 19 tháng tuổi, khi đó trẻ đã có ít nhất 16 cái răng sữa vì vậy có thể bắt đầu làm quen với cơm nhão tán nhuyễn.

Khi đến 24 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có khoảng 20 cái răng lúc này các mẹ có thể cho con ăn cơm mềm, từ 18 – 24 tháng bạn có thể cho trẻ ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc. 

4. Thực đơn 1 số món thay thế để đổi món khi trẻ chán ăn cháo

Nếu trẻ chán ăn cháo bạn có thể đổi món ăn cho con để con không bị ngán, sau đây là một số món ăn có thể thay đổi thay vì cứ mãi cho con ăn cháo. 

Súp cua măng tây

Món đầu tiên chính là súp cua măng tây, với món ăn này các bước thực hiện tương đối dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian. Để con có thể ăn ngon bạn có thể thực hiện món ăn này theo các bước sau đây.

Đầu tiên hấp hoặc luộc chín cua, bóc lấy thịt rồi cho vào bát 

Măng tây say khi mua về bạn rửa thật sạch, dùng dao thái thành lát mỏng băm nhỏ và nhuyễn, chỉ lấy phần non.

Dùng lòng trắng trứng cho vào bát sau đó đánh tan để nấu cùng.

Hòa tan bột năng bằng cách cho vào bát, cho thêm nước lọc vào rồi dùng thìa khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa tan. 

Dùng 2 thìa nhỏ dầu ăn, đun nóng rồi phi thơm hành và cho thịt cua đã làm sẵn vào xào thơm.

Nước luộc cua và cho thêm một ít nước lọc rồi đổ vào nồi thịt cua vừa xào, nêm vào muối và gia vị vừa ăn cho bé. 

Đun thật sôi rồi cho măng tây vào tiếp tục đun thêm khoảng 3 phút rồi từ từ cho bột năng từ bát vào nồi súp, sau đó dùng thìa khuấy đều hỗn hợp trong nồi đến khi súp sánh đặc lại.

Cuối cùng, tắt bếp rồi cho thêm vài giọt dầu ăn của bé vào, lấy ra tô và cho bé ăn. 

Bánh đa cua

Tiếp theo một món ăn dinh dưỡng mà bạn không thể bỏ qua cho con của mình chính là bánh đa cua. Các thực hiện món ăn này như sau:

Sau khi rửa sạch cua bạn cho vào nồi luộc hoặc hấp chín cua rồi gỡ thịt để riêng ra bát. 

Dùng bánh đa khô nhúng nước sôi cho thật mềm.

Cà chua bạn tiến hành rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt thật nhỏ. 

Hành lá cắt khúc nhỏ.

Dùng bột bắp pha với nước lạnh.

Phần thịt cua đã chuẩn bị bạn cho vào nồi xào sơ qua rồi dùng nước rau củ hoặc nước dùng vào đun sôi.

Tiếp theo là cho bánh đa, hành lá và nước bột bắp vào rồi khuấy đều món ăn. 

Đun cho đến khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, cho thêm một ít dầu ăn của bé vào rồi để ra bát cho bé ăn. 

Súp nui tôm thịt

Món tiếp theo chính là súp nui tôm thịt, nui được cho là món ăn được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Do đó, việc chế biến các món ăn từ nui rất được trẻ ưa chuộng. Khi bé chán ăn cháo mẹ không biết phải làm sao thì hãy thử ngay món súp nui tôm thịt, chắc chắn bé sẽ thích cho mà xem. 

Với món súp nui tôm thịt bạn tiến hành chế biến như sau:

Nui khi mua về bạn nên ngâm qua đêm đến hôm sau, khi nấu chỉ cần luộc 2 phút là nui sẽ mềm. 

Tôm bạn làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, đôi, cắt làm đôi và bỏ đường màu đen dọc sóng lưng rồi hấp chín sau đó xay nhỏ hoặc nhuyễn để bé có thể ăn. 

Thịt nạc rửa sạch, thái miếng rồi xay nhỏ hoặc băm thật nhuyễn, khi ướp nhớ cho thêm hành tỏi băm và gia vị, để 15 phút cho đến khi thịt ngấm gia vị rồi tiến hành nấu. 

Với cà chua bạn rửa sạch rồi trần qua nước sôi, lột lớp vỏ bên ngoài sau đó cắt bỏ hạt và băm nhỏ. 

Hành lá và rau mùi thì rửa thật sạch rồi thái nhỏ.

Pha khoảng 2 thìa bột năng với ít nước 

Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ bước tiếp theo chính là phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn rồi cho thịt, tôm vào xào nhẹ đến khi chín tái rồi đổ nước vào.

Khi nước sôi cho nui, cà chua, hành lá, rau vùi và để đun sôi, nêm gia vị để vừa miệng bé.

Tiếp theo đổ bột năng đã khuấy đều để súp sánh lại. 

Cuối cùng tắt bếp, cho thêm vài giọt dầu ăn của bé vào rồi cho món ăn ra bát để con thưởng thức. 

Cháo yến mạch cà chua 

Thay vì chỉ chọn mãi gạo để làm nguyên liệu chính nấu cháo bạn có thể đổi qua yến mạch nấu với thịt gà để thay đổi khẩu vị quen thuộc, giúp bé không bị ngán khi ăn. Với món ăn này bạn thực hiện các bước như sau:

Đầu tiên cho yến mạch vào ngâm 30 phút, thay nước 2 lần rồi mới nấu. 

Hạt đậu xanh bạn ngâm nước cho mềm, nấu chín. 

Phần ức gà hấp chín, cho thêm ít gia vị để ướp sau đó xay nhuyễn.

Sau khi đã chuẩn bị xong bạn cho yến mạch đã ngâm sẵn vào nồi rồi cho thêm nước đun sôi trong vài phút sau đó cho đậu xanh vào để nấu yến mạch mềm. Sau đó cho thịt gà vào rồi tắt bếp.

Cuối cùng cho thêm vài giọt dầu ăn của bé vào và cho cháo ra bát để bé thưởng thức.

Súp nui thịt bò cà chua

Súp nui thịt bò cà chua món ăn dinh dưỡng không thể chối từ, đặc biệt là các bạn nhỏ yêu thích món nui thì đây quả là món ăn tuyệt vời mà các bà mẹ không thể bỏ qua cho con mình. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây:

Ngâm nui qua đêm, sau đó luộc nui trong vòng 2 phút cho nui được mềm.

Tẩm ướp gia vị cho thịt bò, sau đó hấp chín, tùy vào nhu cầu của bé mà bạn có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt tùy vào từng bé. 

Cà chua bạn cũng trần qua nước sôi, lột vỏ, bỏ hạt rồi băm thật nhỏ để nấu.

Hành lá bạn rửa sạch, sau đó dùng dao thái nhỏ.

Pha bột năng với nước khoảng chừng 2 muỗng cà phê. 

Tiến hành nấu bạn cho nước dùng vào nồi, sau đó đun sôi rồi lần lượt cho nui vào nấu sôi rồi cho thịt bò, hành lá và nấu. Sau đó nêm nếm cho vừa miệng của con.

Súp sánh lại, tắt bếp rồi cho vài giọt dầu ăn dinh dưỡng vào rồi cho ra bát để con thưởng thức.

Miến nấu gà ác rau củ nấm hương

Nếu bé chán ăn cháo các mẹ có thể chọn món miến nấu gà ác rau củ nấm hương để chế biến món ăn này bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

Miến ngâm qua đêm, sau đó rửa sạch rồi cắt nhỏ 

Nấm hương ngâm nở rồi thái nhỏ, mịn

Gà ác làm sạch rồi luộc qua gỡ thịt và xé thật nhỏ. 

Tiếp theo xào gà với nấm hương và dầu hướng dương, rồi nêm thêm một chút gia vị của bé. 

Cho hỗn hợp vừa xào vào nồi nước miến, nấu khoảng chừng 10 phút cho đến khi sợi miến mềm, cắt nhỏ theo khả năng bé ăn. 

Cuối cùng thái thêm chút rau thơm vào cho món ăn thêm phần hấp dẫn kích thích cảm giác thèm ăn của bé. 

5. Một vài lưu ý khi chế biến thực đơn cho bé chán ăn cháo 

Khi tiến hành chế biến thực đơn cho bé chán ăn các mẹ nên lưu ý một vài điều sau đây:

Từ tháng thứ 8 con của bạn có thể ăn được hành, mùi,… vì thế khi chế biến thức ăn bạn nên cho thêm chút rau để món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn hơn. Hãy tập cho bé ăn những món này từ sớm để bé không bị ngán.

Để đảm bảo an toàn cho bé khi chế biến món ăn cá mẹ cần tìm hiểu xem những loại tôm, thịt nào có thể kết hợp với rau củ gì để món ăn không kị nhau. 

Để giữ được màu sắc và hương vị rau củ tự nhiên, khi chế biến các mẹ nên cắt nhỏ rau củ rồi cho vào bát rồi thêm chút nước, có thể cho vào lò vi sóng còn nếu không bạn có thể cho vào nồi cơm điện để hấp chín.

Để khử mùi thịt khi ướp bạn nên cho vào một ít hạt nêm của bé, hoặc thêm chút gừng và sả để hấp chín rồi xay nhuyễn.

Muốn nước súp ngọt hơn hay nấu bằng nước rau củ, khi nấu súp mẹ cần lưu ý đừng để súp quá lỏng hoặc quá sệt.

Thay đổi thực đơn để đa dạng món ăn cho bé, giúp bé ăn ngon hơn và bớt ngán khi ăn. 

Mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ có những thay đổi nhất định, về ăn dặm cũng thế nếu bạn chỉ cho con ăn mãi một món con sẽ bị ngán và chán ăn. 

Do đó, việc thay đổi thực đơn thường xuyên sẽ là các giúp bé có được món ăn ngon, hợp khẩu vị và đặc biệt là kích thích cảm giác thèm ăn của bé. Vậy nên, nếu bé chán ăn cháo hãy đổi món để bé lấy lại cảm giác thích thú khi ăn

Hy vọng rằng với những gì mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Từ đó có được bí quyết chăm con hiệu quả giúp con phát triển tốt hơn. 

Was this helpful?

0

Cách Nấu Cháo Tôm Cho Bé Giúp Con Ăn Ngon Miệng Hơn

Nguyên liệu nấu cháo tôm cho bé

Gạo 1 bát con: có thể sử dụng 1 phần gạo nếp: 3 phần gạo tẻ để món cháo dẻo hơn

Tôm 150g: nên chọn tôm to, tươi đảm bảo độ ngon và dinh dưỡng

Chuẩn bị sẵn nước dùng: có thể nấu từ xương gà hay heo

Súp lơ xanh 50g

Phô mai 1 miếng

Hành tây 1/4 củ

Gia vị cần thiết

Cách nấu cháo tôm cho bé

Bước 1: Ngâm gạo

Gạo đem vo sạch, ngâm trong nước 1-2 giờ cho gạo nở bung. Làm như vậy giúp quá trình ninh cháo nhanh nhừ hơn. Sau khi ngâm xong vớt ra rá để ráo nước.

Tiếp đến cho gạo vào nồi, thêm tỷ lệ nước dùng sao cho hợp lý rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi sôi thì mở vung, khuấy đều, vớt hết bọt. Đậy vung lại, đun nhỏ lửa và tiếp tục ninh cháo cho nhừ.

Bước 2: Sơ chế tôm

Tôm mua về rửa sạch, luộc sơ qua. Đợi tôm bớt nóng thì nhặt bỏ râu, đầu, lột vỏ, rút chỉ đen ở lưng. Phần thịt tôm rửa qua nước muối pha loãng rồi đem băm thật nhuyễn.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Súp lơ xanh rửa sạch rồi chần qua nước sôi pha loãng với muối khoảng 10 phút rồi lấy ra rửa sạch lại lần nữa. Tiến hành thái súp lơ thật nhỏ sao cho bé vừa ăn là được.

Bước 4: Xào tôm

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng rồi trút hành tây vào xào thơm. Tiếp đến cho tôm vào xào, thêm chút nước mắm hoặc muối cho đậm đà.

Bước 5: hoàn thành và thưởng thức

Bạn trút tôm và hành tây vào nồi cháo, khuấy đều. Đến khi thấy cháo nhừ thì cho súp lơ xanh vào đun sôi cho chín rau.

Cho miếng phô mai vào nồi cháo, khuấy tan lên, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho bé ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hấp thu hết giá trị dinh dưỡng cũng như độ ngon thơm của cháo.

Các món cháo tôm cho bé Cháo tôm nấm rơm

II. Cháo tôm rau dền

III. Cháo tôm bí đỏ

Bí đỏ là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Vì thế sự kết hợp giữa tôm và bí đỏ mang đến món cháo cực kỳ lợi ích đối với bé. Bí đỏ lành tính nên ngay từ khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ có thể nấu món cháo này cho con yêu rồi.

IV. Cháo tôm rau ngót

Chỉ vài bước đơn giản thôi bạn đã hoàn thành cách nấu cháo tôm ngon cho bé rồi đấy. Thi thoảng vào bếp làm món cháo này đổi vị cho bé, chắc chắn con yêu sẽ ăn nhiều và tun tút cho mà xem!

Đăng bởi: Xuân Từ Thị Thanh

Từ khoá: Cách nấu cháo tôm cho bé giúp con ăn ngon miệng hơn

Các Loại Bột Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Giúp Bé Tăng Cân, Cứng Cáp

Bên dưới là các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi tốt cho con, tăng sức đề kháng và đặc biệt khiến bé cảm thấy ngon miệng. Trong thế giới hiện đại ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các bà mẹ luôn muốn cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, để con hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình khôn lớn.

Việc ăn dặm của bé của thể gặp khó khăn vì mẹ vừa phải ôm ãm, vừa cho ăn. Vì thế, để cho dễ dàng hơn mẹ có thể tham khảo các mẫu ghế ăn dặm cho bé cao cấp– giá rẻ- đặc biệt các mẫu ghế này dùng được cho cả những em bé chưa biết ngồi.

1. Bé 5 tháng ăn dặm được chưa

Người ta thường bảo nhau rằng: “Con ăn dặm càng sớm thì mẹ càng nhàn”. Với mong muốn con mình mau thêm khỏe mạnh, bụ bẫm, khá nhiều ông bố bà mẹ quyết định cho con ăn dặm sớm. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi bé là không giống nhau, vậy nên thời điểm vàng để bé ăn dặm không hề cố định. Để biết bé 5 tháng ăn dặm được chưa, các mẹ nên để ý xem bé đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

Bạn đang đọc: Các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giúp bé tăng cân, cứng cáp

Giờ giấc ăn uống dần ổn định, khoảng cách giữa mỗi bữa, lượng thức ăn mỗi bữa tăng lên

Quấy khóc, đòi ăn vào ban đêm

Tỏ ra thích thú, thèm ăn khi người lớn dùng bữa

Có thể ngồi vững vàng nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ

2. Các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi tăng cân

Khi xác lập bé đã hoàn toàn có thể ăn dặm, mẹ hãy khám phá thật kỹ và chọn cho con loại thực phẩm tương thích. Thông thường, mẹ bỉm thường tìm những loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân vì ở tiến trình này, bé hoàn toàn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm để tăng trưởng sức khỏe thể chất .

2.1 Bột ăn dặm Meiji

Là một trong các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cực kì phổ biến, bột ăn dặm Meiji có xuất xứ từ công ty sữa với bề dày hơn 100 năm lịch sử tại Nhật Bản. Đáp ứng được yêu cầu của đất nước có tiêu chuẩn sản xuất khắt khe bậc nhất thế giới, bột ăn dặm Meiji mang trong mình những ưu điểm nổi bật sau:

Bột mềm, thơm, dễ ăn cho các bé mới tập ăn dặm

Hương vị đa dạng để mẹ và bé thoải mái chọn lựa, gồm thịt gà, ngô, rong biển, cá, bí đỏ, bắp, phô mai,…

Cung cấp chất xơ, đem lại cho bé hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

Chứa thành phần từ tự nhiên, an toàn, rất phù hợp với khẩu vị trẻ em Việt.

2.2 Bột ăn dặm Gerber

Là một công ty con của Nestle, thương hiệu bột ăn dặm Gerber từ lâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới, được các chuyên gia Mỹ khuyến khích sử dụng với chất lượng cao cấp. Có thành phần chính là gạo, lúa mạch, chiết xuất từ rau củ quả, bột ăn dặm Gerber có hương vị thơm ngon đa dạng.

Với thành phần lí tưởng, mẫu sản phẩm cung ứng cho bé những dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin, … tăng cường hệ miễn dịch để bé ngày càng trưởng thành, khỏe mạnh. Đồng thời hàm lượng DHA trong bột giúp bổ mắt, tăng trưởng trí não cho bé một cách tốt ưu .

2.3 Ridielac một trong các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Là sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk Việt Nam lâu đời, rất nhiều bà mẹ khi tìm kiếm các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân luôn coi bột ăn dặm Ridielac là sự lựa chọn tuyệt vời. Chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như vitamin A, B, C, sắt, chất xơ, i-ốt, DHA,… bột ăn dặm Ridielac mang đến những ưu điểm tuyệt vời như:

Mang cảm giác ngon miệng, dễ ăn

Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hoá

Giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí não

Giá cả hợp lý, vừa túi tiền của hầu hết các hộ gia đình

3. Cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Đun sôi tầm 120 ml nước, để nguội đến nhiệt độ pha bột tiêu chuẩn ( 40 – 45 độ C ).

Cho 3 – 4 thìa bột vào nước vừa đun, khuấy đều

Đợi khoảng 1 phút cho bột nở đều, sánh mịn

Để tránh tình trạng bé bị bỏng, cần kiểm tra độ ấm nóng của bột trước khi cho bé ăn.

Tổng đài CSKH: 1900 8668 92

5

/

)

Cách Nấu Cháo Cho Bé Bằng Nồi Cơm Điện

Nồi cơm điện có thể dùng để nấu cháo cho bé rất tiện lợi. Nhưng hẳn là rất ít mẹ biết cách nấu cháo cho bé bằng nồi cơm điện mà không bị trào.

Hôm nay Topchon sẽ chia sẻ với mẹ bí kíp nấu cháo bằng nồi cơm điện không bị trào mà cháo vẫn dền.

1. Mách mẹ 2 cách nấu cháo cho bé bằng nồi cơm điện

1.1. Mẹ hãy thêm một ít dầu ăn vào khi nấu cháo sẽ không bị trào

Hẳn là mẹ nào cũng biết cách nấu cháo bằng nồi cơm điện rồi phải không nào. Chỉ cần vo sạch gạo, đổ một lượng nước vừa phải vào trong nồi. Bật nút “cook” để nấu.

Vấn đề ở đây là đôi khi mẹ bận rộn mà quên bẵng đi nồi cháo, khiến cho nồi cháo bị trào ra ngoài. Điều này vừa dễ làm hỏng nồi mà mẹ còn phải tốn thêm thời gian để lau chùi nữa.

Vậy nên, khi nấu cháo mẹ hãy thêm khoảng 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ em vào nồi cháo. Phần dầu ăn này sẽ tạo thành lớp màng để tránh cho nước cháo sôi bùng mạnh, dẫn đến trào ra ngoài.

1.2. Mẹ hãy nấu cháo bằng cách ủ cháo qua đêm

Đối với cách nấu cháo này sẽ giúp mẹ không phải thức quá sớm để nấu cháo sáng cho con, mà còn tránh cháo bị trào hiệu quả nữa.

Mẹ chỉ cần vo sạch gạo rồi dùng nồi cơm điện nấu cháo như bình thường. Khi cháo đã sôi khoảng 5-7 phút. Mẹ hãy chuyển từ chế độ cook sang chế độ warm để ủ ấm qua đêm.

Sau khi cháo được ủ nóng khoảng 8 tiếng hạt gạo sẽ nở bung, rất dền rất ngon.

Lưu ý:

Khi sử dụng phương pháp nấu cháo này mẹ cần canh lượng nước phù hợp. Tránh để nước quá ít, cháo sẽ không nở đều.

2. Mách mẹ những mẹo hay khi nấu cháo bằng nồi cơm điện

– Để nấu cháo nhanh nhừ hơn, mẹ có thể vo sạch gạo rồi ngâm gạo với nước nóng trước khoảng 3 giờ.

– Khi nấu cháo bằng nồi cơm điện mẹ hãy đậy nắp nồi hơi lệch để tránh bí hơi. Như vậy cũng hạn chế được nồi cháo bị trào bùng lên.

– Nếu mẹ không cần nấu cháo gấp, mẹ có thể bật chế độ “cook” khoảng 30 phút, sau đó chuyển sang chế độ “warm” để ủ cháo thêm khoảng 1 giờ. Như vậy mẹ sẽ bớt được 1 khoảng thời gian để canh chừng nồi cháo.

3. Mách mẹ bí kíp nấu cháo giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất

Thông thường, khi các mẹ dùng nồi cơm điện để nấu cháo cho bé, mẹ sẽ tậu riêng 1 chiếc nồi cơm điện mini, chỉ phục vụ riêng cho việc nấu cháo cho bé.

Trong trường hợp này, mẹ có thể xem xét đến việc lựa chọn nồi nấu cháo cho bé.

Nồi nấu cháo cho bé hoạt động tương tự như nồi cơm điện nhưng có tính năng nổi bật là mẹ có thể điều chỉnh nhiệt độ nấu, cũng như thời gian nấu.

Lazada

Shopee

Tiki

Ưu điểm vượt trội của nồi nấu cháo cho bé chuyên dụng là khả năng nấu chậm, đảm bảo giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao trong thực phẩm, cháo chín đều, mềm nhừ. Và mẹ không phải lo cháo bị trào như khi dùng nồi cơm điện.

Topchon đã giúp mẹ biết cách nấu cháo cho bé bằng nồi cơm điện không bị trào. Và giúp mẹ biết thêm thông tin về nồi nấu cháo cho bé, giúp mẹ nấu cháo cho bé chuẩn hơn và đảm bảo giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất từ thực phẩm.

Hy vọng những chia sẻ từ Topchon sẽ giúp mẹ đảm ngày càng đảm hơn.

Đánh giá bài viết

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Các Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mà Các Mẹ Nên Biết trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!