Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Trà Đá Vỉa Hè Đất Hà Thành được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để bán ly trà đá phục vụ khách hàng, các chủ quán đôi khi chỉ cần cái bàn nhỏ hoặc thùng xốp cùng vài chiếc ghế nhựa. Nơi đây có nhiều thông tin của đời sống, xã hội khá thú vị.
Du lịch Hà Nội khám phá văn hóa trà đá vỉa hèNếu bạn là người Hà Nội, hoặc đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội thì không thể không vương vấn trong trí nhớ hình ảnh rất thân thuộc về hàng nước và cốc trà đá. Nó hiện diện trên khắp phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…
Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời.
Trên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp hàng nước.
Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.
Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố.
Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, một bình trà, lọ kẹo, chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố, chuyện nhà cửa, mua bán…
Những người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời “cổ lỗ sĩ” vẫn đủ thu hút khán giả.
Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. “Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ”, bà tâm sự.
Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi, trà đá không hề xa lạ, còn là nét văn hóa riêng, rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra.
Trên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa.
Hai bà cháu bán hàng đang chơi khi vắng khách ở phố Gầm Cầu.
Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước…
Một quán trà nép mình trên con phố cổ kính Nguyễn Quang Bích.
Cụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: “Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê”.
Một em bé uống trà xanh ở quán nước trên phố Hàng Tre. Trà đá phục vụ cho mọi đối tượng, từ sinh viên, anh xe ôm, đến cán bộ nhà nước… Trà đá chẳng phân biệt giai cấp hay tính cách con người… thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá – Văn hoá vỉa hè”.
Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội, là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Theo Zing News
Đăng bởi: Hương Lê Thị
Từ khoá: Văn hóa trà đá vỉa hè đất Hà thành
Bên Ly Trà Đá Vỉa Hè Là Một Hà Nội Rất Khác
Văn hóa trà đá vỉa hè đã không còn xa lạ gì với người dân Hà Thành và thậm chí nó đã trở thành một nét rất riêng đặc trưng cho phố phường Hà Nội; giống như khi nhắc đến Sài Gòn, người ta sẽ nhắc đến những ly café đá vỉa hè giá rẻ.
Trà đá vỉa hè Hà NộiKhông khó để bắt gặp ở bất cứ một con ngõ hay hàng phố nào vài ba quán trà đá giản dị, đồ nghề của người chủ cũng chỉ gồm một chiếc bàn nhỏ bày bán bánh kẹo, thuốc lá, thuốc lào… với một chiếc thùng xốp ủ xuyến trà cùng vài chiếc ghế nhựa, ấy vậy mà cứ tấp nập khách khứa. Họ rủ nhau uống vài cốc, hóng gió ngắm phố, cắn hướng dương và kể cho nhau nghe vô vàn câu chuyện hay ho lúc trà dư tửu hậu. Trà đá vỉa hè hiện diện trên khắp các phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền… Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời, chuyện người.
Khắp nơi đều là hàng nướcTrên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp ngay hàng nước. Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.
Quán trà đá ở phố Bát ĐànKhông cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố. Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, bình trà, lọ kẹo, thêm chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế nữa là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố đến chuyện nhà cửa, đất đai…
Văn hóa trà đáNhững người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời “cổ lỗ sĩ” nhưng vẫn đủ thu hút khán giả. Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. “Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ”, bà tâm sự. Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi, thì hẳn cũng thấy trà đá vỉa hè nơi đây chẳng hề xa lạ, còn là nét văn hóa rất quen thuộc, rất riêng.
Tiện nghi đơn sơTrên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa, thế mà vẫn hút khách lắm đấy! Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước…
Bán trà đá là sở thíchCụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: “Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê”.
Loại hình văn hóa bình dân ở khắp 36 phố phườngTheo Thanh Hương (Wiki Travel)
Đăng bởi: Phạm Tịnh
Từ khoá: Bên ly trà đá vỉa hè là một Hà Nội rất khác
Năm Quán Vỉa Hè Lâu Đời Đông Khách Ở Hà Nội
Xôi xéo Hàng Bài, bún ốc Hàng Chai hay bún ngan Nhàn trong ngõ sâu có tuổi đời hàng chục năm, luôn được thực khách nhiều nơi tìm đến.
Năm quán ăn Hà Nội ở vỉa hè lâu đời luôn luôn đông kháchXôi xéo Hàng Bài: Gánh xôi sáng đã quen thuộc với người dân khu Hàng Bài hơn 20 năm qua. Nằm ở góc ngã tư Hàng Bài – Lý Thường Kiệt, gánh xôi của chị Mây gồm hai thúng lớn, một chiếc làn với vài túi đựng hàng. Khách hàng mua ăn kịp giờ đi học, đi làm, đông nhất vào tầm 7h. Ảnh: ttol.
Xôi nếp dẻo thơm, được gói trong lá chuối tươi, lớp xéo (làm từ đậu xanh) thơm phức, hoặc gói xôi ngô đầy đặn, có giá 10.000 đồng. Ruốc, hành phi đều do nhà tự làm để giữ trọn vị xôi xéo Hà Nội. Ảnh: monngonhanoi.
Bún ngan Nhàn: Nằm sâu trong ngõ Trung Yên, quán bún ngan hơn chục năm thường xuyên có cảnh tượng khách xếp hàng dài đến lượt. Nhiều người cho rằng món ngan ở đây có sức hút riêng biệt, ăn một lần nhất định sẽ quay lại. Nước dùng được ninh từ xương ngan, thêm một ít nấm khô nên khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt, lại có mùi thơm của nấm. Miếng thịt ngan được ninh mềm, ăn kèm với mọc, măng khô. Ngoài ra, tùy vào sở thích bạn có thể gọi thêm quẩy nóng để ăn kèm. Ảnh: Uc House.
Quán bán từ 10h đến 14h, đông nhất là lúc 12h trưa. Một bát bún măng ngan bình thường có giá 40.000 đồng. Nếu muốn ăn thêm thịt ngan, quẩy, khách cũng có thể gọi thêm. Bên cạnh có quán nước bán nước sen nhãn dừa cũng rất được yêu thích. Ảnh: Mạnh Vinh.
Bún ốc Hàng Chai: Gánh bún ốc ba thế hệ của cô Thêm là địa chỉ ẩm thực nổi tiếng khu phố cổ. Chuyện xếp hàng 15-20 phút để đến lượt ăn bát bún ốc rất bình thường. Điều đặc trưng của tô bún Hàng Chai là chỉ gồm có bún, ốc và vài gia vị đi kèm như hành lá, cà chua. Nước dùng trong vắt, có phần chua hơn so với bún ốc khác nhưng vẫn rất thanh, đậm đà và vừa miệng. Ảnh: Phong Vinh.
Quán mở cửa từ 7h đến 13h. Đến với hàng bún lúc nào cũng tấp nập này, bạn phải tự tìm cách để xe, xếp hàng. Một tô bún chuẩn của quán giá 30.000 đồng. Ảnh: Phong Lưu.
Bánh giò Nguyễn Công Trứ: Hàng bánh giò nằm gọn trong ngõ chợ Nguyễn Công Trứ, đã lâu đời, ngay cạnh với hàng caramen thập cẩm tạo thành “bộ đôi” món ăn trứ danh của khu này. Bánh giò ở đây nhỏ, vừa ăn, đủ để bạn lót dạ cho những bữa chiều. Bạn có thể tùy chọn bánh giò không hoặc ăn kèm với giò lụa, chả cốm hay nem chua. Bánh giò không giá 10.000 đồng, suất có chả, giò… giá từ 16.000 đồng. Ảnh: Hoàng Giang.
Chè Hàng Cân: Mở từ trước năm 1975, đây được coi là một trong những quán chè lâu đời nhất ở phố cổ Hà Nội. Dù quán có cả bàn ghế trong nhà nhưng thực khách quen vẫn thích kê ghế ngồi ăn chè ở vỉa hè, ngắm đường phố. Tới quán vào mùa hè, bạn có thể thưởng thức chè đậu xanh, đậu đen, sen nhãn dừa, thạch trân châu… Mùa đông, quán lại thay đổi thực đơn với chè bà cốt, bánh trôi tàu, lục tàu xá. Ảnh: Phiêu Linh.
Giá thành các món chè ở đây bình dân so với mặt bằng khu phố cổ. Mỗi cốc có giá từ 17.000 đồng, món đắt nhất là chè sen nhãn dừa có giá 30.000 đồng, thành phần bao gồm cùi nhãn ngọt mát bọc lấy hạt sen bùi bùi, nước dừa xiêm thơm dịu. Ảnh: Phiêu Linh.
Đăng bởi: Lời Tạ Ơn
Từ khoá: Năm quán vỉa hè lâu đời đông khách ở Hà Nội
Nét Đặc Sắc Ẩn Trong Văn Hóa Trà Đạo Trung Hoa
Ẩm thực Trung Quốc luôn là một trong những nét văn hóa đặc sắc và thú vị nhất. Chính vì vậy mà khi đi hành trình bạn nhất định phải thử qua những món ăn nổi tiếng. Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của những món ăn đặc biệt nơi đây.
Ẩm thực vùng này luôn là một trong những nét văn hóa đặc sắc và thú vị nhất. Chính vì vậy mà khi đi bạn nhất định phải thử qua những món ăn nổi tiếng. Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của những món ăn đặc biệt nơi đây.
Tuy nhiên nếu như là một người luôn am hiểu và yêu thích những nét văn hóa đặc sắc của đất nước mảnh đất này thì bạn sẽ ấn tượng bởi văn hóa trà đạo, một nét văn hóa nổi tiếng của mảnh đất này. Nét văn hóa này đã được truyền tụng từ rất lâu trong lịch sử của đất nước này, cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Nét văn hóa này cũng đã được rất nhiều nước trên thế giới hưởng ứng và học tập.
Uống trà luôn được xem như là một trong những nét văn hoá truyển thống của đất nước và của con người Trung Quốc và đó cũng là một phần không thể nào thiếu được khi bạn đến du lịch tại đất nước phương Đông xinh đẹp và huyền bí này. ở nơi này, trà đã được mọi người tôn vinh là “quốc ẩm”.
Cầm, kỳ (cờ), thư (thư pháp), họa, thi, tửu (rượu), trà được văn nhân nơi này coi là 7 thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, điều này cho thấy trà đã trở thành một thứ truyền tải văn hóa-nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Các triều đại nơi đây có rất nhiều tác phẩm thi, hội họa và âm nhạc về trà, uống trà viết thơ, hoạt động đánh giá chất lượng trà đã trở thành hoạt động giao tiếp được văn nhân yêu thích.
Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc
Trong văn hóa trà Trung Quốc, không những coi trọng việc lựa chọn kỹ càng lá chè, mà còn chú trọng hơn trình tự uống trà, tức là nghệ thuật uống trà. Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc, thịnh hành trong hai đời Tống và Minh, đến đời Thanh dần dần sa sút, hiện nay nghệ thuật uống trà lại được người vùng này kế thừa và tôn vinh.
Nghệ thuật uống trà bao gồm hai mặt: một mặt là nghi lễ gồm các khâu chuẩn bị để thưởng thức trà cũng như phương pháp thưởng thức; mặt khác là tư tưởng tu dưỡng, tức là phải thông qua uống trà tu thân, nuôi dưỡng tinh thần, nâng cao tư tưởng cá nhân lên trình độ hiểu biết triết lý.
Bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ
Khi thưởng Trà cần chú trọng 5 nội dung gồm chè đạt chất lượng cao, nước pha trà đạt yêu cầu, độ nóng vừa phải, bộ đồ pha chè tốt, môi trường thưởng thức trà tốt. Ngoài phải có chè đạt chất lượng cao ra, cũng đòi hỏi bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ; chủ trương dùng nước sạch pha trà, nếu có điều kiện thì cần sử dụng nước suối, nước sông, thậm chí dùng nước tuyết tan trên cành cây tùng hoặc nhụy hoa mai; còn yêu cầu bộ đồ chè đạt chất lượng cao, đòi hỏi trước tiên phải dùng nước nóng tráng chén hoặc lửa nóng làm nóng chén uống trà, để hương thơm của trà tỏa ra ngào ngạt.
ở đây, trà được tôn vinh là “quốc ẩm”
Trong thời cổ Trung Quốc, khi thưởng thức trà, không những yêu cầu phải có trà tươi, nước suối ngọt, bộ đồ pha chè tinh khiết, mà còn phải chọn thời tiết tốt, điều quan trọng hơn là phải có bạn trà phong lưu nho nhã, tâm đầu ý hợp cùng thưởng thức. Hiện nay người dân uống trà không còn yêu cầu cao như trước nữa, uống trà trở nên thoải mái hơn, tiếp khách bằng trà đã trở thành lễ nghi văn minh, tăng cường tình hữu nghị của nhân dân mảnh đất này cũng như nhân dân thế giới.
Đăng bởi: Nguyễn Diệu Linh
Từ khoá: Nét đặc sắc ẩn trong văn hóa trà đạo Trung Hoa
5 Điểm Nên Đến Tại Thành Phố Văn Hóa Salvador
Là thủ đô đầu tiên của Brazil, Salvador – thủ phủ bang Bahia, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa: Bồ Đào Nha, châu Phi, Ấn Độ, tạo nên một thành phố giàu bản sắc. Salvador đã từ lâu đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Brazil – nước chủ nhà của Olympics mùa hè năm nay.
Là thủ đô đầu tiên của Brazil, Salvador – thủ phủ bang Bahia, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa: Bồ Đào Nha, châu Phi, Ấn Độ, tạo nên một thành phố giàu bản sắc. Salvador đã từ lâu đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Brazil – nước chủ nhà của Olympics mùa hè năm nay.
1. Bảo tàng Afro-Brazilian
Quá trình sinh sống của người gốc Phi trên đất Brazil đã để lại rất nhiều các dấu ấn. Bảo tàng Afro-Brazilian là nơi trưng bày vố số các hiện vật quý giá từ các tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, trang phục còn để lại những dấu ấn của người Tây Phi, Trung Phi trên đất Brazil hàng trăm năm trước.
Ấn tượng nhất là bức phù điêu cao hơn 2,7m chạm khắc tinh xảo hình ảnh của thần Orishas – vị thần tối cao trong tín ngưỡng người Yoruba – một trong những tộc người lớn nhất châu Phi hiện sinh sống nhiều ở Nigeria và Benin. Cùng với 26 vị thần công giáo khác, người nô lệ xưa thờ Orishas để tiếp tục truyền thống người Yoruba xưa theo một tôn giáo mới là Candomblé.
2. Nhà thờ và tu viện São Francisco
Đời sống tâm linh của người dân bản địa vô cùng phong phú và đa dạng ở Salvador, nơi có tới 365 nhà thờ công giáo trong đó nhà thờ cổ xưa nhất được thành hình vào những năm 1700 mang đậm phong cách kiến trúc Baroque (Ba Rốc) và kiến trúc thuộc địa.
São Francisco là nơi không thể không thăm thú nếu bạn quan tâm đến đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây. Nhà thờ và cũng là tu viện São Francisco sẽ khiến bất cứ du khách nào choáng ngợp bởi vẻ lộng lẫy của nó với các chạm khắc và trang trí được cho là làm bằng vàng. Người ta đồn rằng, phải có tới 1 tấn vàng lá được dùng để trang trí trong São Francisco. Cứ nhìn những án thờ lấp lánh sắc vàng, người ta cũng rất khó đoán định con số thực tế.
Ngoài nội thất bên trong ấn tượng, bạn cũng sẽ mê say với thiết kế sân của São Francisco. Toàn bộ sân phủ hai màu xanh trắng đan xen hài hòa nhờ dùng gạch vẽ tay của Bồ Đào Nha.
Nếu tinh ý bạn cũng sẽ nhận thấy sự phản kháng âm thầm của người nô lệ trên những họa tiết vẽ cherub khá kì dị. Cherub là một thực thể siêu nhiên hay được nhắc đến trong Kinh Thánh, thường mang hình hài một em bé có cánh. Những người nô lệ bất bình đôi khi vẽ Cherub thành phụ nữ mang thai hay những hình ảnh kì dị khác mà họ nghĩ là sẽ gây khó chịu cho những chủ nô của họ.
3. Khu phố thuộc địa Largo do Pelourinho
Bạn sẽ bị mê hoặc bởi kiến trúc thuộc địa của khu phố Largo do Pelourinho đầy màu sắc. Đây cũng là trung tâm văn hóa của Brazil và di sản thế giới được UNESCO công nhận. Thật khó có thể tưởng tượng rằng nhiều thế kỷ trước, đây là nơi chứng kiến một lịch sử đen tối của thời kỳ nô lệ. Pelourinho trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là một cái khung nhục hình bằng gỗ dùng để tra tấn người nô lệ. Chợ nô lệ xưa, nay đã trở thành một khu phố thanh bình với những tòa nhà tuyệt đẹp đủ các sắc màu, từ hồng patel, xanh lá, xanh dương, vàng.
Dạo bước trên những con phố xinh đẹp này là khách bộ hành, người bán hàng rong và các đoàn nghệ thuật đường phố trình diễn impromptu capoeira – màn biểu diễn võ thuật và nhào lộn trong tiếng trống rộn rã ngay trên đường phố.
Đây cũng là nơi lý tưởng để tận hưởng lễ hội đường phố ở Salvador – lễ hội đường phố lớn nhất thế giới được Tổ chức kỉ lục thế giới Guinness công nhận. “Con trai của Gandhi” là một trong những phần trình diễn đặc sắc của lễ hội này, với cảnh tượng hàng nghìn người đàn ông trong khăn xếp màu trắng hát bài thánh ca có nguồn gốc châu Phi. Người Ile Aiyê diễu hành trong trang phục màu vàng, đỏ và đen. Và các nhóm văn hóa Olodum thể hiện những điệu reggae độc đáo – một sự pha trộn của điệu merengue, salsa và reggae.
4. Thang máy Lacerda
Có lẽ đây là hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trên các tấm postcard về Salvador, thang máy Lacerda được đưa vào hoạt động từ năm 1873 để kết nối giữa khu vực cao nhất và thấp nhất trong thành phố. Chuyến “du ngoạn” đặc biệt này sẽ đưa bạn đi một hành trình 70m trên một trong những chiếc thang máy cao nhất thế giới. Điều đặc biệt là hai trong số 4 cabin của thang máy này sẽ đưa bạn đi xuyên qua một tảng đá.
5. Nhà hát ba lê Folclorico
Nếu ở bảo tàng Afro-Brazilian, bạn sẽ được nhìn ngắm các di sản lịch sử của nền văn hóa Afro-Brazilian bằng mắt, thì ở nhà hát này, bạn còn được cảm nhận di sản ấy bằng các vũ điệu ba lê tuyệt vời. Balé Folclorico da Bahia vốn nổi tiếng khắp thế giới với các vũ điệu dân gian Bahian truyền thống.
Vũ công sẽ hóa thân thành các linh hồn Yoruba: Oxum – nữ thần tượng trưng cho các dòng sông và sự phì nhiêu trong trang phục váy dài màu trắng pha vàng, và Xango – nam thần tượng trưng cho sấm sét và lửa trong trang phục trắng và đỏ. Bằng những vũ điệu duyên dáng, họ kể lại những truyền thuyết về các linh hồn.
Đăng bởi: Ngô Tấn Quyền
Từ khoá: 5 điểm nên đến tại thành phố văn hóa Salvador
Địa Điểm Du Lịch Trà Vinh Đẹp Nhất, Khám Phá Văn Hóa Khmer Độc Đáo
Biên tập bởi Nguyen Huynh Phuong
Đăng 1 năm trước
2.980
Trà Vinh là một tỉnh duyên hải có cảnh quan khá đa dạng cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đến nơi đây, du khách sẽ ấn tượng bởi vẻ yên bình, thừa hưởng sự phong phú của nền ẩm thực Vĩnh Long, nền văn hóa đa sắc tộc và người dân thì thân thiện. Cùng điểm qua những địa điểm view đẹp nhất định phải đi ngay.Sơ lược về tỉnh Trà Vinh:
Vị trí địa lý: Trà Vinh là tỉnh thuộc duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Phía Đông giáp Biển Đông, Phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển.
Đặc điểm địa hình: Bằng phẳng, sở hữu nhiều giồng cát theo hình vòng cung của bờ biển. Có nhiều kênh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp.
Khí hậu: Nhiệt độ trung bình quanh năm từ 20 – 27 độ C, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Thời tiết ở Trà Vinh có nhiệt đô tương đối ổn định, tuy nhiên mưa hơi ít.
Điểm mạnh du lịch: Nguồn lực phong phú, phát triển du lịch về các di tích văn hóa lịch sử, nhiều tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển với nhiều hình thức đa dạng.
Đặc điểm nổi bật: Cảnh quan thiên nhiên lớn, giàu tài nguyên và khoáng sản, hệ thống sông ngòi chằng chịt.
1Thời gian thích hợp nên đi du lịch Trà VinhDu lịch Trà Vinh có một nét đẹp riêng biệt vào mỗi mùa khác nhau. Nếu bạn thích sự vui nhộn, tấp nập, sôi động thì hãy đến Trà Vinh vào tháng 7 hoặc tháng 10 âm lịch hàng năm để thưởng những lễ hội sôi động diễn ra.
Vào mùa hè, nếu đến nơi đây thì bạn sẽ thưởng thức được các loại trái cây chín ngọt tươi ngon ngay tại vườn cây nơi đây, đặc biệt là dừa sáp đặc sản của Trà Vinh, các mùa khác nơi đây vẫn có nét đẹp riêng độc đáo nên riêng.
Hơn nữa, Trà Vinh nổi tiếng với nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội Chôl Chnăm Thmây – lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ. Vào ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13 – 4 dương lịch), người dân tộc Khmer sẽ tổ chức múa Miên và thả đèn trời. Đây sẽ là dịp để bạn trải nghiệm những điều thú vị.
2Các địa điểm check in nổi tiếng nhất Trà Vinh cho bạn tha hồ “sống ảo” Chùa Hang
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Trà Vinh.
Lịch sử: Chùa được thành lập năm 1637 và đã trải qua 22 đời sư trụ trì. Năm 1968 trong sự kiện Tết Mậu Thân, chùa bị bom đạn tàn phá nặng nề. Năm 1977, sư Thạch Suông (nay là sư trụ trì đời thứ 23) trở về và vận động phục dựng lại chùa.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Chùa Hang khác với những công trình kiến trúc được tôn tạo tỉ mỉ, ngôi chùa này lại có sự hòa hợp hoàn hảo với thiên nhiên. Khuôn viên trong chùa chiếm một nửa là rừng cây, cũng là nơi cư trú của nhiều loài chim độc đáo.
Tận dụng nguồn lực phong phú, các nhà sư đã tự mình điêu khắc những thân cây to, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đặc trưng riêng có của chùa, du khách đến đây sẽ ấn tượng bởi vẻ đẹp độc đáo này.
Ao Bà Om
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Ấp Tà Cú, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, Trà Vinh.
Lịch sử: Địa điểm du lịch Trà Vinh này còn được bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia năm 1994.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Ao Bà Om là 1 quần thể ao hồ – cây cối xanh mát tạo khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây có tên gọi khác là ao Vuông, một hồ nước trong xanh, yên ả dài khoảng 500m, rộng khoảng 300m.
Hàng trăm cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi trên gò cát mấp mô đại đa số là cây sao, cây dầu,… với bộ rễ lớn trồi lên mặt đất với nhiều hình dạng khác nhau, bao bọc xung quanh ao. Với vị trí địa lý đắc địa như thế này, ao Bà Om luôn là địa điểm du lịch hút nhiều khách du lịch của tỉnh.
Khu du lịch sinh thái rừng đước
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, Trà Vinh.
Lịch sử: Hình thành hơn 20 tuổi, khu du lịch sinh thái rừng đước từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch Trà Vinh hấp dẫn với những ai yêu thích khám phá thiên nhiên.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Với đặc sản là rừng đước có diện tích lớn bạt ngàn, điểm đặc biệt nơi đây mang lại là không gian hoang sơ kì vĩ đến choáng ngợp. Thêm vào đó, ẩn mình trong hệ thống rừng nguyên sinh là thế giới động, thực vật vô cùng phong phú.
Xuôi theo con thuyền, con ghe dọc miền sông nước, khách du lịch vừa được tận mắt bắt gặp những loài động thực vật quý hiếm, vừa được người dân địa phương giới thiệu những tập quán, đặc tính thú vị của chúng.
Cù lao Tân Quy
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Trà Vinh.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Cù lao Tân Quy có diện tích rộng lớn khoảng 929 hecta, nằm trên dòng sông Hậu với nhiều phù sa trù phú. Ngoài ra nơi đây sở hữu rất nhiều trái cây miệt vườn sai trĩu, đó cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Đường Bạch Đằng, ấp Long Bình A, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: 100.000đ – 350.000đ/ người
►
Đây là địa điểm không giống với những khu sinh thái thông thường, mà còn tích hợp khu vui chơi giải trí, nhà hàng ẩm thực Việt, khu resort… rất tiện cho những ai không muốn di chuyển nhiều. Khu cafe của Huỳnh Kha lên tới có diện tích 1.577 mét vuông đa dạng về không gian như bể bơi, sân vườn,.. Cùng với nhiều không gian thoáng đãng cùng chất lượng dịch vụ tốt đã giúp nơi đây có vị trị đặc biệt trong lòng du khách du lịch Trà Vinh.
Chùa Âng
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Lịch sử và phát triển: Chùa Âng được mệnh danh là ngôi chùa lâu đời nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh, là niềm tự hào của người dân Khmer khi nhắc đến tâm linh suốt 10 thế kỉ qua.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Chùa Âng là ngôi chùa có kiến trúc cổ kính được khắc họa bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ngôi chùa mang đậm văn hóa tâm linh của đồng bào Khmer Nam Bộ với đường nét, hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc.
Những lễ hội lớn của Trà Vinh như Chol Chnam Thmây (lễ mừng Năm mới), Đôn-ta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng) thường được ưu ái tổ chức tại chùa Âng. Vào ngày thường, chùa là nơi bà con đến thờ cúng, gửi mong ước vọng bình an, sung túc.
Bảo tàng Khmer
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Đường Nguyễn Du, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Lịch sử và phát triển: Bảo tàng văn hóa Khmer tại Trà Vinh là nơi lưu giữ nhiều hiện vật về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của đồng bào Khmer ở miền Tây.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Bảo tàng Khmer nằm trong quần thể khu văn hóa – du lịch, cùng với di tích danh thắng Ao Bà Om, Chùa Âng. Bảo tàng là địa điểm du lịch hấp dẫn với khách thập phương, các nhà khảo cổ, có đầy đủ văn hóa dân tộc trong và ngoài nước.
Đến với bảo tàng, bạn sẽ có dịp hiểu được sâu hơn những giá trị văn hóa to lớn mà cộng đồng người dân tộc Khmer đã gìn giữ và phát huy. Hiện tại cả nước chỉ có hai bảo tàng văn hóa Khmer, một ở Sóc Trăng và một ở Trà Vinh.
Biển Ba Động
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Điểm mạnh du lịch: Cứ mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển lại nổi lên ba động cát (gồm hai động nhỏ và một động lớn) rất đẹp mắt và độc đáo.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Biển Ba Động là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Trà Vinh. Biển Ba Động có phong cảnh xanh mênh mông, hít thở không khí một cách thoải mái nên thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước
Đến với biển Ba Động, du khách còn được thưởng thức những loại đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây bên những nhà hàng hải sản ven biển. Ngoài ra, ở đây còn có rất nhiều những công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động như cầu Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim…
Chùa Vàm Rây
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: ấp Vàm Rây, xã Hàm Thuận, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Lịch sử và phát triển: Chùa Vàm Ray là ngôi chùa cổ, có thời gian tồn tại hơn 600 năm.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Chùa Vàm Rây là ngôi chùa Khmer lớn nhất tại Việt Nam mang đậm lối kiến trúc Khmer. Nơi đây thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn hấp dẫn khách du lịch tứ xứ đến tham quan và chiêm bái.
Ngôi chùa sở hữu kiến trúc độc đáo đã góp phần tạo diện mạo mới cho du lịch văn hóa của tỉnh Trà Vinh cũng như người dân Khmer Nam Bộ.
Chùa Cò (còn gọi là chùa Nodol)
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Lịch sử và phát triển: Chùa được gọi là chùa Cò vì hơn 100 năm nay xung quanh chùa, từ chánh điện đến các khu sinh hoạt, ăn uống của các nhà sư là nơi cư ngụ của hàng trăm chủng loại cò.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Chùa Nodol có kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội…
Chùa Nodol được ghi nhận như là một trong những sân chim lớn nhất ở miền Tây. Đến với chùa Nodol, ngoài chiêm bái và thưởng ngoạn cảnh chùa, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng nhiều loại cò như cò trắng, cò đầu đỏ, cò mỏ vàng, cò quắm, cò mỏ đen,…
Chợ Lớn Trà Vinh
Xem bản đồ: Tại đây
Địa điểm: Đường Điện Biên Phủ, Phường 3, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Thời gian tham quan: Tự do
Phí tham quan: Miễn phí
►
Chợ nằm ở trung tâm thành phố Trà Vinh, có diện tích lớn nên chúng ta có thể dễ tìm thấy chợ khi di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
3Một số lưu ý khi đi tham quan các địa điểm du lịch Trà VinhBạn nên mặc quần áo gọn gàng, đặc biệt là khi tham quan các cảnh chùa cần phải ăn mặc cho nghiêm chỉnh, mang giày dép bệt để tiện di chuyển. Mang theo nón, áo gió, kính vì miền Tây rất nắng nóng.
Trường hợp đi du lịch vào mùa mưa thì có thể mang theo quần áo ít thấm nước, áo mưa, dù, túi chống nước dành riêng cho điện thoại.
Phương tiện di chuyển: Nếu di chuyển từ Sài Gòn, thì xe khách chính là phương tiện được lựa chọn nhiều nhất. Khoảng cách từ TPHCM – Trà Vinh là 130km (nếu đi Quốc lộ 60 từ Bến Tre sang) còn đi theo QL1A thì khoảng 200 km.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy xe máy đến Trà Vinh nếu biết đường đi, có bạn đồng hành và niềm đam mê phượt bằng xe máy. Còn nếu bạn quan ngại về khả năng lái xe của mình, cũng như sợ sức khỏe thì có thể đi xe khách.
Từ tháng 04/2023, các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy XANH đã mở bán vé máy bay nội địa của tất cả các hãng hàng không Việt Nam gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Dịch vụ vé máy bay của Điện máy XANH luôn có nhiều lợi thế về giá, chính sách hoàn trả và hủy bỏ.
Mời các bạn tham khảo một số mẫu vali đang kinh doanh tại Điện máy XANH:
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Trà Đá Vỉa Hè Đất Hà Thành trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!