Xu Hướng 10/2023 # Xứ Huế Mộng Mơ Mà Lại Có Món Ăn Nghe Tên Cực “Chất”: Cơm Âm Phủ # Top 17 Xem Nhiều | Xsye.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Xứ Huế Mộng Mơ Mà Lại Có Món Ăn Nghe Tên Cực “Chất”: Cơm Âm Phủ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xứ Huế Mộng Mơ Mà Lại Có Món Ăn Nghe Tên Cực “Chất”: Cơm Âm Phủ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không cần nguyên liệu cao sang, cơm âm phủ vẫn đủ sức lôi cuốn thực khách ở Huế cũng như khách đi Huế du lịch bằng sự tinh tế và dung hòa trong từng hương vị.

Cố đô Huế nổi tiếng với những dòng sông, ngôi chùa và những bài dân ca trữ tình ngọt ngào. Nhưng nếu có thế thì chẳng đủ khiến du khách quyến luyến mà nền ẩm thực tinh tế và dung dị của thành phố này đã góp phần làm nỗi nhớ thương đong đầy hơn. Các món ăn Huế không cầu kì, sang trọng nhưng mỗi hương vị lại như một lời thì thầm yêu thương gửi đến thực khách. Và ngoài bún bò, bánh bèo, bánh nậm, chè… còn có một cái tên khiến nhiều thực khách phải tìm ăn cho bằng được, đó chính là cơm âm phủ.

Chỉ ngồi nhà mà nghe nói thì có nhiều người lại ngần ngại, e dè bởi sự ma mị của món ăn. Tuy nhiên, có đi và khám phá mới hiểu và thích thú về nguồn gốc và lí do của cái tên này. Có mặt từ rất lâu ở đất Cố đô với độ tuổi cũng hơn 80 năm, đây thực chất là món cơm trộn thập cẩm đặc sắc về hình thức lẫn hương vị.

Vào giai đoạn 1914 – 1918, một doanh nhân thuộc gia đình vọng tộc là Tống Phước Kỷ đã cho mở một quán ăn. Điểm đặc biệt là quán nằm ngay vùng đất hoang sơ, hẻo lánh và có phần tối tăm. Trong quán chỉ có độc nhất một chiếc đèn dầu để thắp sáng và người ta thường ghé sau khi đi xem tuồng, ca múa hay dân lao động về khuya tạt ngang để “dằn” bụng. Thêm vào đó, thực khách chẳng có sự lựa chọn nào ngoài món cơm trộn bình dân. Chính vì sự u ám, hiu quạnh và khác lạ này của quán mà người ta gán cho cái tên “cơm âm phủ” và lưu truyền đến ngày nay.

Khi được phục vụ món ăn, bạn sẽ có chút ngạc nhiên khi chúng có vẻ khác hẳn so với tưởng tượng ban đầu, trông “sáng lạng” và hấp dẫn hơn. Cơm âm phủ truyền thống là một đĩa cơm trắng được bày xung quanh là trứng, thịt, rau củ, tôm cháy, nem chua, chả lụa… để tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc và hương vị. Bên cạnh đó, chén nước mắm tỏi ớt là phần không thể thiếu để món ăn thêm trọn vẹn.

Phần cơm bình dị, đơn giản nhưng được trang trí khéo léo và hòa hợp các gam màu trông vô cùng bắt mắt. Cơm âm phủ phải chọn loại gạo tơi, khô để khi trộn món sẽ không bị nhão và vón cục. Mỗi nguyên liệu tuy quen thuộc ấy vậy mà kết hợp, đan xen vào nhau mang một hương vị hấp dẫn đến lạ. Giò, thịt đậm đà và thơm lừng góp vị cùng tôm cháy mằn mặn hay trứng chiên mềm béo thơm thơm, lại còn độ giòn tươi của rau củ… tất cả như được dịp bùng tỏa trong vị giác thực khách.

Đĩa cơm đầy, từng hạt cơm ướm đều chút béo của mỡ hành, vị mặn ngọt dung hòa của nước mắm cứ thế mà “nâng niu” khiến người ta ăn mãi không ngán. Có thể nói, cơm âm phủ là một điểm chấm phá độc đáo trong nền ẩm thực đặc sắc của xứ Huế. Không chỉ khiến người ta tò mò từ cái tên mà hương vị của món ăn cũng giao hòa trọn vẹn giữa cái dung dị mà vô cùng tinh tế. Ngày nay, tuy có nhiều địa phương phục vụ cơm âm phủ nhưng chỉ có ở Huế bạn mới cảm nhận được đủ đầy sự đặc sắc mà món ăn này mang lại.

Đăng bởi: Chữ Hoàng Thị

Từ khoá: Xứ Huế mộng mơ mà lại có món ăn nghe tên cực “chất”: cơm âm phủ

Thiên Đường Sống Ảo Xứ Huế Mộng Mơ

Khám phá xứ Huế mộng mơ, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những lăng tẩm cổ kính mà còn có nhiều cảnh đẹp tuyệt vời. Hòn Vượn là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. 

Khám phá xứ Huế mộng mơ, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những lăng tẩm cổ kính mà còn có nhiều cảnh đẹp tuyệt vời. Hòn Vượn là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Chinh phục được đỉnh Hòn Vượn, bạn sẽ được thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp giữa lòng xứ Huế mộng mơ, chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh núi non hùng vĩ.

1. Đôi nét về núi Hòn Vượn

Núi Hòn Vượn tọa lạc tại địa phận thôn Đồng Chầm (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Đỉnh Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ với vết tích còn lại của sân bay dã chiến, các chiến hào, hầm trú ẩn… xung quanh đỉnh núi. Hiện nay khu vực này vẫn còn một số động vật hoang dã sinh sống.

Đến đây, du khách sẽ được

ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên hoang sơ ở xứ Huế.

Ảnh: Nào Cùng Đi

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, địa điểm du lịch này vẫn chưa được khai thác nhiều.Vì vậy, đến đây bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên hoang sơ ở xứ Huế, với núi đồi đan xen, mây trời hòa quyện.

Cảnh quan tuyệt đẹp của đỉnh Hòn Vượn. Ảnh: chúng mình

Những mảng xanh mướt mắt của cảnh quan cùng khí hậu trong lành sẽ khiến bạn quên hết những mệt mỏi, chỉ cần thả mình vào mênh mông của thiên nhiên đại ngàn.

Hòn Vườn là điểm săn mây lý tưởng dành cho những bạn trẻ đam mê khám phá. Ảnh: TravelMag

Khi đã vượt qua hết mọi thử thách, bạn sẽ đặt chân lên đỉnh núi cao khoảng 300m so với mực nước biển. Đây được xem là điểm săn mây lý tưởng dành cho những bạn trẻ đam mê khám phá.

Đỉnh

Hòn Vượn có những khoảng đất rộng và bằng phẳng, thích hợp cho những buổi picnic.

Ảnh: chúng mình

Đặc biệt, Hòn Vượn có những khoảng đất rộng và bằng phẳng, thích hợp cho việc cắm trại, tổ chức bữa ăn nhẹ cùng bạn bè, gia đình.

2. Cách di chuyển lên đỉnh Hòn vượn

Dù không nằm quá xa trung tâm thành phố, nhưng để chinh phục được núi Hòn Vượn, bạn phải trải qua một hành trình khá gian nan, vất vả. Từ khu trung tâm, bạn đi về hướng chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, Võ Thánh. Sau khi qua cầu Xước Đu, bạn đi hơn 1 km nữa là đến ngã ba Đồng Chàm.

Khung cảnh hoang sơ của đỉnh Hòn Vượn. Ảnh: Thiên Bảo

Từ thôn này, bạn tiếp tục di chuyển thêm 3 km để đến chùa Huyền Không Sơn Thượng. Đây là một ngôi chùa có cảnh quan đẹp và thơ mộng ở Huế. Tại đây, bạn gửi xe trong chùa rồi tiếp tục hành trình leo núi Hòn Vượn.

Đường lên đỉnh Hòn Vượn khá gian nan, vất vả. Ảnh: Ivivu

Xuất phát từ chùa, bạn phải mất từ 1,5 đến 2 giờ đồng hồ leo núi, băng qua những rừng cây, cung đường đã được các sư thầy buộc sẵn nơ đỏ trên cây để làm dấu. Bạn nên đi theo con đường đã được đánh dấu sẵn để tránh lạc đường. Bạn nên kiếm người dẫn đường vì giữa núi rừng mênh mông không có kinh nghiệm rất dễ lạc đường.

3. Thời điểm tốt nhất để du lịch Hòn vượn

Thời điểm tốt nhất để khám phá đỉnh Hòn Vượn thuận lợi là vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Lúc này thời tiết khô ráo, dễ dàng leo trèo.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn khám phá núi Hòn Vượn.

Ảnh: Visit Huế

Đặc biệt, để chỉnh phục được đỉnh núi, bạn phải phải vượt qua rừng tràm có độ dốc tương đối, khá trơn trượt. Do đó, mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn khám phá địa điểm này.

Bình minh tại núi Hòn Vượn. Ảnh: Visit Huế

4. Kinh nghiệm vui chơi ở đỉnh Hòn Vượn

Trước đây, núi Hòn Vượn chỉ là điểm khám phá của các phượt thủ. Tuy nhiên ngày nay nhiều khách lịch cũng đã dành thời gian khám phá nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp này.

Đứng tại đỉnh Hòn Vượn có thể ngắm được bao quát cả thành phố Huế. Ảnh: Trải Nghiệm Sống

Ở độ cao lý tưởng khoảng hơn 300m so với mực nước biển, du khách có thể chiêm ngưỡng sông Hương, núi Ngự, hồ Khe Ngang, hồ Thọ Sơn cũng như toàn bộ thành phố Huế với những cảnh quan hùng vĩ từ trên cao.

Đứng từ trên đỉnh núi, bạn sẽ thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với mây trôi lãng đãng phía chân trời. Ảnh: chúng tôi là địa điểm tuyệt vời cho những du khách thích đi phượt, cắm trại qua đêm để săn mây ngắm bình minh và hoàng hôn. Đứng từ trên đỉnh núi, bạn sẽ thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những hồ nước to nhỏ, dãy núi trập trùng, mây trôi lãng đãng phía chân trời.

Ngồi trên đỉnh núi hít hà bầu không khí trong lành và cảm nhận làn gió nhè nhẹ thổi qua. Ảnh: Review Huế

Chỉ cần tìm một bãi đất trống bằng phẳng trải bạt, dựng lều,… là bạn đã có một góc nhỏ để ngồi ngắm cảnh, vui chơi ở đây cả ngày. Còn gì tuyệt hơn khi ngắm những tán cây xanh mướt mát, hít hà bầu không khí trong lành và cảm nhận làn gió nhè nhẹ thổi qua.

Cắm trại tại đỉnh Hòn Vượn. Ảnh: chúng mình

Ai thích chụp ảnh sống ảo có thể mang thêm bánh ngọt, trái cây, nước uống,… bày biện ra là có một góc chụp ảnh chất lừ cho riêng mình. Giữa một bức tranh thiên nhiên trong lành, thơ mộng và ngát xanh, vừa được ngắm cảnh, vừa được chụp ảnh lại còn được nhâm nhi đồ ăn nhẹ thì còn gì tuyệt vời hơn.

Check in tại núi Hòn Vượn để có những tấm ảnh đẹp nhất. Ảnh: Reviewnao

Có thể nói, đỉnh Hòn Vượn thích hợp cho những ai mê du lịch khám phá. Đây chắc chắn sẽ là hành trình thú vị khi bạn đặt chân đến Hòn Vượn.

Thanh Hà

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Đăng bởi: Thư Dương

Từ khoá: Khám phá Núi Hòn Vượn – thiên đường sống ảo xứ Huế mộng mơ

10 Món Mì Trên Thế Giới Nghe Tên Là Muốn Ăn Ngay

Mỳ là món ăn phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng ở mỗi quốc gia hương vị của chúng lại mang những đặc trưng riêng biệt. Những món mỳ sau đây sẽ làm “siêu lòng” tất cả các thực khách nếm thử.

Mì saimỳn (Hawaii – Mỹ)

Mì saimỳn (Hawaii – Mỹ) cũng là một trong những món mì nổi tiếng trên thế giới. Nguồn gốc của món mì này đến từ Hawaii – Mỹ. Với thành phần chính gồm mì trứng, nước dùng dashi được nấu theo kiểu Nhật, hành lá và các phụ gia khác, món mì này được khuyên nên dùng ngay khi vừa được mang đến bàn. Khi dùng ngay, bạn có thể cảm nhận được hương vị đậm đà mà nước dùng của món này mang lại. Loại mì nổi tiếng này hiện tại đã bán rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Mì saimin là sự hòa trộn giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau. Saimin được lấy cảm hứng từ món mì ramen nổi tiếng Nhật Bản, tuy nhiên, sợi mì lại được làm từ bột mì và trứng. Ngoài ra, khi ăn món mì saimin, bạn còn được nó được lấy cảm hứng từ món mì chiên pancit của người Philippines và món mì của người Trung Quốc. Mì sẽ được ăn kèm với nhiều loại topping như trứng luộc, thịt heo, há cảo và thêm một chút hành lá. Nhìn chung tô mì sẽ có vẻ ngoài khá giống mì ramen nhưng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Mì Udon

Mì saimỳn (Hawaii – Mỹ)

Mì Udon là một loại mì đặc trưng của nước Nhật. Mì Udon hấp dẫn thực khách trên thế giới với sợi mì vàng ươm, nước dùng đậm đà. Mì Udon dai, mềm, với kết cấu trơn tuột, kết hợp với trứng chần sẽ tạo thành một bữa ăn nhanh đầy đủ dinh dưỡng cho mọi người. Điểm đặc trưng của mì udon chính là sợi mì dày cỡ bằng đũa ăn cơm và được làm được làm bằng bột mì. Mì udon thường có hai loại chính là mì nóng và lạnh. Mì udon lạnh sẽ ăn cùng bắp cải và dưa leo, trong khi đó mì nóng dùng với nước súp nóng hổi vào ngày đông.

Nước súp mỳ Udon được chế biến từ nước dashi (chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ và cả tảo biển), nước tương và rượu mirin. Mì Udon có rất nhiều phiên bản với đa dạng cách nấu, kết hợp nhiều loại topping, điển hình là: Kake Udon, Tempura Udon, Kitsune Udon – Mì Nhật “con cáo”, Karee Udon.

Mì Udon

Mì Khao Poon của Lào

Mì Udon

Khao Poon là một loại thực phẩm thoải mái ở Lào, bao gồm bún gạo trong một món súp cay. Súp hầm dài được làm từ thịt giã nhỏ (thịt gà, cá hoặc thịt lợn), nước mắm, tỏi, hẹ, ớt, lá chanh, riềng và lá tía tô. Những sợi bún trong món khao poon này cũng được làm bằng gạo đã được lên men trong vài ngày sau đó say thành hỗn hợp bột sền sệt, cho vào khuôn và ép xuống nồi nước đang sôi nên khá giống bún ở Việt Nam.

Mì Khao Poon khá giống bún bò ở nước ta, nước lèo có màu đậm, vị cay nóng. Ở một số quán ăn người ta thường cho thêm nước cốt dừa để thêm đậm đà, vị ngọt ngọt. Khi ăn người ta thường dùng cùng với chà bông cá, thịt gà băm nhỏ hoặc thịt heo và không thể thiếu các gia vị thông thường như chanh, rau sống, nước mắm, tỏi và gừng. Loại ớt được sử dụng tạo hương vị của món ăn được trồng tại Lào, vị cay nồng chỉ cần ngửi thôi cũng thấy nó sộc lên mũi, thách thức người ăn được món cay.

Mì Wanton ở Singapore

Mì Khao Poon của Lào

Hongkong là quê hương của món mỳ này nhưng nó lại được phát triển và có nhiều ở Singapore. Sợi mì được trụng chín chỉ qua thời gian khoảng 2 phút để sợi mì không quá chín, sẽ bị nhão, nở to. Mì Wanton được ăn kèm rau cải xanh, nước sốt và vài lát thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc. Nước sốt mang vị ngọt nhẹ, ăn cùng thịt nướng xá xíu mang hương vị rất lạ, thơm béo.

Mì Wanton có thể bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Hồng Kông nhưng do đã tồn tại ở Singapore nhiều năm nên cũng dần trở thành món ăn đặc sản của đất nước này. Phiên bản mì Wanton ở Singapore thường ăn khô nhưng được rưới một ít nước sốt nhẹ. Bên trên mì sẽ được cho thêm các lát thịt lợn nướng xá xíu và vài bánh há cảo nhân thịt lợn thơm ngon. Món mì này sẽ được phục vụ thêm một bát súp bên cạnh. Bạn có thể chọn ăn mì cay hoặc không cay. Nếu gọi mì cay thì phần nước sốt ớt sẽ được trộn lẫn trong mì, còn mì không cay sẽ sử dụng nước sốt cà chua.

Mì Pasta của Ý

Mì Wanton ở Singapore

Nước Ý mảnh đất phồn hoa, đô hội, nơi mà nền ẩm thực rất đa dạng và tinh tế, tỉ mỉ và sang trọng tới từng chi tiết. Ngày nay mì Pasta đã được chế biến với nhiều hương vị khác nhau, làm đa dạng thêm danh sách các món ăn phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Mì Ý truyền thống được xào với sốt cà chua, thịt bò bằm, hành tây xắt lựu.

Ăn mì Ý ở các nhà hàng, khách sạn càng sang trọng càng toát lên cái tinh tế, sang “chảnh” của món ăn Tây, dành cho giới thượng lưu. Ngày nay người nội trợ có thể tự làm món mì Pasta theo hương vị yêu thích, loại mì này không hề tốn công sức, hay mất quá nhiều thời gian. Mì Pasta của Ý có rất nhiều loại, với đa dạng cách chế biến và kết hợp cùng topping thơm ngon. Một số loại pasta nổi tiếng của Ý chính là: Pasta Arrabiata, Creamy salmon pasta, Pasta Pesto,… Mức giá cũng đa dạng để thực khách chọn lựa.

Mì Pasta của Ý

Mì Pad Thai của Thái Lan

Mì Pasta của Ý

Mì xào kiểu Thái Lan hay còn gọi là Pad Thái là món ăn nổi tiếng của xứ sở Chùa Vàng. Thường được phụ vụ nhiều ở các nhà hàng cũng như các quán ăn lề đường ở Thái. Nếu đã một lần du lịch tới xứ Chùa Vàng, hãy ăn thử món mì Pad thai, đây là một trong những “món ăn quốc gia” của Thái Lan. Nguyên liệu để làm món Pad Thái bao gồm phở hoặc bún, thịt gà, tôm, mức, rau thơm, me chua, tỏi, ớt và đậu phụ.

Món mì này đòi hỏi ở khâu chuẩn bị nguyên liệu, khá là “lủng củng” với nhiều thứ, nhưng khi xào lại rất nhanh. Để có hương vị đặc biệt, người đầu bếp phải nhanh tay sử dụng bếp than với lửa cháy to và đều, khiến mì dậy mùi hơn. Món mì Pad Thai thường không được bán sẵn để nguội mà chỉ khi thực khách yêu cầu họ mới làm, đòi hỏi nguyên liệu đều được nóng hổi, như vậy mới dậy mùi vị thơm ngon.

Mì Mie Goreng của Indonesia

Mì Pad Thai của Thái Lan

Ẩm thực Indonesia có đầy các món mang bản sắc riêng không lẫn vào đâu được. Món ăn Indonesia sử dụng hương vị có phần đậm đà hơn, nhưng nếu đã một lần được thử qua có khi bạn lại mê mệt ẩm thực đất nước ngàn đảo này. Đây là món ăn hết sức bình dân ở Indonesia, bạn hầu như có thể tìm thấy ở mọi ngỏ ngách. Ăn mìMie Goreng ở những quán bình dân sẽ đúng vị chuẩn của người Indo. Nếu ăn ở những nhà hàng lớn, hay khu vực gần biển thì điểm khác là bạn sẽ cảm nhận được vị hải sản tươi ngon hơn.

Mì Mie Goreng của Indonesia được chế biến ngon nhất là xào khô. Điều đặc biệt tạo nên hương vị của món mì khô này là nó được chế biến từ bột mì hảo hạng, cùng với những gia vị tự nhiên làm nên vị thơm ngon không lẫn vào đâu được. Trong mì cũng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B12, sắt, Axit folic…khi mì xào chung với các loại rau củ thì rất ngon mà không sợ nóng, rất bổ dưỡng. Điều này cũng dễ hiểu khi xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách “10 loại mì ngon nhất thời đại”.

Mì Mie Goreng của Indonesia

Mì vịt tiềm Trung Quốc

Mì Mie Goreng của Indonesia

Mì vịt tiềm là món ăn nổi tiếng của Trung Quốc, dưới bàn tay khéo léo của người Hoa chế biến hương vị cay nồng của hồi, quế. Món ăn này đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, được người phương Đông ưa chuộng. Món ăn có sự hòa quyện của thịt vịt cùng các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, định hương… tạo nên hương vị đặc trưng thu hút người ăn.

Mì Laksa của Malaysia

Mì vịt tiềm Trung Quốc

Mì Laksa là món ăn chứa đựng “quốc hồn, quốc túy” của đất nước Malaysia. Laska là một món soup phổ biến của nền văn hóa ẩm thực Peranakan (nền văn hóa của những người Trung Quốc di cư đến Malaca – eo biển của Malaysia). Xét về hình thức, Assam Laksa khá giống các món bún của Việt Nam với thành phần chính là những sợi mì trắng đục, sợi to như bún bò Huế. Tuy nhiên linh hồn của Assam Laksa lại nằm ở phần nước dùng được kết hợp từ cá thu và me chua. Và cũng bởi có me chua nên nước dùng của món này có màu màu nâu đỏ.

Laska có 2 loại, vị cà ri nấu nước cốt dừa, vị tiếp theo là cá nấu chua. Món mì này ngon nhất nếu thực khách thưởng thức ở thành phố Penang, thành phố ẩm thực Malaysia. Sợi mì trắng to, dai giòn, nước mì rất đậm đà chủ yếu là vị cay nồng rất đặc trưng. Một tô Asam Laksa ở những khu ăn uống thường vô cùng dung dị, chỉ là một chiếc tô nhỡ đầy ắp mì, sóng sánh nước dùng nâu đầy những vụn cá và gia vị đã nghiền trong quá trình nấu nướng.

Mì Ramen Nhật Bản

Mì Laksa của Malaysia

Nếu một lần đi du lịch đến xứ sở mặt trời mọc hãy ăn thử món mì Ramen, bạn có thể thưởng thức nó ở bất cứ đâu trên đất nước này, hương vị của nó cũng rất đa dạng khiến bạn phải trầm trồ. Mì Ramen gắn liền với lịch sử của đất nước họ. Nó là món ăn của người nghèo và của thời buổi khan hiếm lương thực.

Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng giới thiệu về món mì này. Muốn ăn một tô mì Ramen ngon nhất, thực khách hãy chọn các quán cóc, các quán nhỏ trong tiếng húp, nuốt ồn ào của những người xung quanh. Điều đặc biệt ở khâu chuẩn bị nguyên liệu chính đó là nước tro tàu, có tác dụng tăng độ dẻo dai của sợi, tạo nên màu vàng đặc trưng của sợi mì.

Mì Ramen Nhật Bản

Mì đã là món ăn nhanh, tiện dụng của nhiều nước trên thế giới. ở mỗi quốc gia, người ta có những cách chế biến và nguyên liệu khác nhau, tạo nét đặc trưng riêng của món ăn dân tộc họ.

Đăng bởi: Lê Trình

Từ khoá: 10 món mì trên thế giới nghe tên là muốn ăn ngay

Món Ăn Kinh Dị, Nghe Tên Đã Rùng Mình Vì Độ Tàn Nhẫn

Lừa “tùng xẻo” tươi ngon song bị cấm tại Trung Quốc vì quá tàn nhẫn. Nhiều người nhận xét, nó ra đời nhằm mục đích thỏa mãn tính ích kỷ hơn là phục vụ thú vui ăn uống.

Thịt lừa cung cấp nguồn canxi, phốt pho, sắt, carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Thịt lừa còn giàu galetin động vật, phù hợp làm món ăn dưỡng thể cho người già, trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy.

Y học hiện đại cho rằng thịt lừa mang lại tác dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người xơ cứng động mạch, bệnh tim và cao huyết áp. Trong khi đó, Trung y quan niệm thịt lừa có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng khí, có lợi cho người khí huyết không đủ.

Có thể nói, cả y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận lợi ích sức khỏe của thịt lừa. Vậy nhưng, món lừa “tùng xẻo” nổi tiếng thơm ngon lại bị cấm ở Trung Quốc bởi cách chế biến tàn nhẫn.

Lừa “tùng xẻo” được sáng tạo bởi một người bán thịt thời Bắc Tống. Tên gọi ban đầu của món ăn hiện không xác định được song nhiều nơi gọi là món lừa “tùng xẻo” bởi nó gợi nhớ tới cách hành hình tàn bạo dành cho phạm nhân thời cổ.

Theo đó, lừa sẽ bị trói chặt tứ chi dẫn đến không thể kháng cự. Quan sát con vật, người mua sẽ tùy ý chọn mảng thịt mình ưng ý.

Lúc này, chủ hàng thịt sẽ tiến hành đổ nước sôi vào phần được chọn để làm lông, dùng dao cắt mảng thịt thấu tới tận xương, mặc cho chú cừu đau đớn, quằn quại.

Mua được những mảng thịt lừa này thực khách sẽ không bao giờ phải băn khoăn về độ tươi sống của thực phẩm mình đã rút hầu bao chi trả.

Thịt lừa thu được sẽ chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích người ăn. Đôi khi, nó sẽ được thái mỏng, trụng với nước sôi cho chín tái là có thể thưởng thức.

Một số người từng dùng lừa “tùng xẻo” cho biết, nếu không bàn đến cách chế biến tàn nhẫn thì món ăn tươi ngon từng thớ thịt. Vậy nhưng, không ít người cho rằng cách chế biến lừa “tùng xẻo” quá tàn nhẫn. Không thể viện cớ thỏa mãn thú vui ăn uống để đối xử dã man với động vật như vậy.

Thậm chí, nhiều ý kiến chỉ trích món ăn kinh dị ra đời không vì mục đích ăn uống. Nó là sự “lên ngôi” của sự ích kỷ, tàn nhẫn. Trong xã hội văn minh, khó có thể chấp nhận việc nhìn con vật đau đớn để tìm kiếm niềm vui.

Hiện món ăn bị cấm phục vụ tại Trung Quốc. Tuy vậy, món ăn thi thoảng vẫn được chế biến bởi người dân ở các vùng quê tỉnh Hà Nam và Hà Bắc.

Đăng bởi: Thùy Dương Nguyễn

Từ khoá: Món ăn kinh dị, nghe tên đã rùng mình vì độ tàn nhẫn

Cách Nấu Cơm Hến Ngon Chuẩn Vị Xứ Huế

Cơm hến là một món ăn đặc trưng xuất xứ từ Huế được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo và gà. Món ăn này đặc biệt do được kết hộ từ hương vị béo ngậy từ hến kết hợp với cơm dẻo tạo nên một sự độc đáo riêng. Bài viết này, cachlambep xin giới thiệu với các bạn cách nấu món cơm hến ngon chuẩn vị xứ Huế vô cùng đơn giản.

1. Nguyên liệu nấu món cơm hến ngon

Hến: 2 kg

Gạo tẻ: 450 g

Da heo sấy khô: 50 g

Đậu phộng: 150 g

Khế chua: 2 quả

Bạc hà: 200 g

Hành khô: 1 củ

Gừng: 1 củ

Ớt chưng

Mắm ruốc Huế

Gia vị: đường, muối, bột ngọt,..

Các loại rau sống: bắp chuối, hoa chuối, …

2. Cách nấu cơm hến ngon chuẩn vị xứ Huế.

– Bước 1: Nấu cơm

Gạo tẻ bạn cần phải nhặt sạn, vo sạch, rồi nấu như bình thường.

– Bước 2: Sơ chế rau sống cùng các nguyên liệu khác

Bạc hà đem tước vỏ, rửa sạch, rồi cắt xéo, sau đó trộn với muối rồi vắt ra nước để giảm vị mặn. Chần chín rau bạc hà rồi vớt ra, rồi vắt ráo nước.

Khế chua bạn rửa sạch, cắt bỏ phần riềm rồi thái lát mỏng.

Bắp chuối non cùng hoa chuối đem bào mỏng rồi ngâm trong nước lạnh có nước cốt chanh để tránh bị thâm. Rửa lại rồi để ráo

Hành khô, gừng làm sạch vỏ rồi rửa sạch, cắt thành lát mỏng.

Các loại rau thơm, và rau xà lách bỏ gốc lá úa, … rửa sạch, để ráo nước. Rau muống thì  chẻ nhỏ, đem ngâm cùng với nước muối loãng.

Đậu phộng rang cùng vớii dầu ăn.

Da heo đem cắt miếng, chiên phồng, và giòn, vớt ra đợi ráo dầu.

– Bước 3: Sơ chế hến

Rửa sạch, và loại bỏ những con bị chết rồi cho vào nồi luộc chín với 1 muỗng muối hạt đến lúc hến mở miệng thì tắt bếp. Đem chắt lấy nước để ra bát riêng đợi lắng cặn rồi đem lọc lấy nước trong.

Sau cùng, cho hến vào rổ đãi trong nước lạnh lấy phần thịt.

Ướp thịt hến với nước mắm để vị đậm đà.

Phi thơm hành khô  rồi cho hến đã ướp vào chảo xào nhanh tay để hến không bị dai và bị teo lại, thêm gia nước mắm, bột ngọt, và hạt tiêu vừa ăn.

Đun sôi nước luộc hến cùng 1 muỗng mắm ruốc Huế, cùng với đó nêm thêm 1 muỗng hạt nêm, cùng với gừng cắt lát vào.

– Bước 5: Tiến hành xào mắm ruốc ăn cùng

Phi thơm hành tỏi, rồi thêm 2 muỗng mắm ruốc Huế, 2 muỗng nước luộc hến, 1 muỗng đường để làm giảm vị mặn của mắm, sau đó khuấy đều, đun sôi lên là được.

Thành phẩm và thưởng thức

Bạn xới cơm ra bát dùng chung với các loại rau sống, hến xào, da heo sau đó rắc thêm một chút đậu phộng rang, và rưới mắm ruốc được xào lên rồi trộn đều thì có thể thưởng thức rồi.

Video hướng dẫn nấu món cơm hến chuẩn vị xứ Huế

Thông tin nấu món cơm hến chuẩn vị xứ Huế

Thời gian chuẩn bị : 20 M

Thời gian nấu : 15M

Tổng thời gian : 35M

Số lượng người ăn : 3

Món ăn dành cho bữa : sáng, trưa, hoặc  tối

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 415 Kcal

Đăng bởi: Phượng Khúc

Từ khoá: Cách nấu cơm hến ngon chuẩn vị xứ Huế

Thưởng Thức Bánh Canh Bà Đợi Món Ăn Nức Lòng Người Xứ Huế

Bánh canh Bà Đợi – món ăn dân dã, giản dị của người Huế

Bánh canh là một trong những món ngon nổi tiếng ở Huế, được người dân biến tấu với nhiều nguyên liệu và hương vị khác nhau. Dù thưởng thức theo kiểu nào cũng khiến du khách phải mê mẩn. Nếu làng Nam Phổ nổi tiếng với món phở gia truyền, bánh canh Hàn Thuyên gợi nhớ về phố đèn dầu độc đáo thì bánh canh bà Đội Huế cũng có sức hấp dẫn riêng.

Bánh canh bà Chờ để khách tự nêm nếm theo khẩu vị riêng.

Đúng như tên gọi của quán, thực khách đến thưởng thức món bánh canh phải đợi khá lâu. Tuy nhiên, bạn sẽ không thất vọng khi nếm thử món ăn hấp dẫn này. Ban đầu, khi dọn ra tô bánh canh, bạn sẽ khá bất ngờ vì món ăn đơn giản, chỉ có chút bánh, vài con tôm và miếng bánh, nước dùng trong và không bắt mắt.

Sau khi nêm nếm gia vị tiêu, hành lá cho vào tô bánh canh trông bắt mắt hơn

Nhưng khi cho hành lá, tiêu, ớt vào bát thì mọi thứ trở nên khác hẳn, ăn miếng đầu tiên thấy vị ngọt tự nhiên vô cùng hấp dẫn. Ăn đến đâu nghe vị ngọt của tôm thịt tươi đến đó. Nước dùng được ninh kỹ, có vị ngọt tự nhiên, không có hương vị đặc trưng của hạt nêm. Bánh nhỏ và dai như ở Quảng Bình, không phải cách nhào bột rồi nén thành hình tròn mà nước dùng đúng chất Huế.

Bánh canh bà Đợi chỉ đơn giản là vài con tôm, ít bánh cuốn, trứng cút nhưng khiến thực khách thích mê khi ăn thử.

Món bánh canh ngon ở Huế khiến nhiều thực khách yêu thích

Không giống như những tiệm bánh khác, người ta nêm gia vị để chuẩn bị trước khi phục vụ. Đối với bánh canh Cô Đội Huế, khách hàng tự nêm nếm và tô màu cho tô bánh canh của mình bằng các loại gia vị mà quán đã chuẩn bị sẵn bên cạnh. Ngoài ra, quán bánh gối bà Đợi còn có thêm trứng cút luộc bạn có thể cho vào bát tùy theo khả năng và sở thích.

Thực khách đến ăn và check in trên mạng xã hội

Tô bánh canh Huế ngon không cưỡng nổi

Nếu ai sành ăn và là khách quen của quán bánh xèo bà Đợi chắc chắn sẽ gọi một tô bánh tráng trứng cút – trứng cút luộc trong nước dùng để thưởng thức. Không hiểu sao món ăn bình dị ấy lại trở thành món ăn gây thương nhớ, khiến nhiều thực khách khó quên dù chỉ nếm thử một lần.

Bát trứng cút – trứng cút luộc với nước lèo độc đáo ở quán bánh gối bà Đợi

Mỗi tô bánh canh nhìn không nhiều nhưng ăn rất đã bụng và đủ dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể thêm nó vào các bữa chính hoặc bữa phụ trong ngày. Vào những ngày mưa se lạnh, được làm bát bánh canh bà Đợi thì còn gì tuyệt vời hơn.

Thực đơn rất đa dạng và rẻ

Từ một quán bình dân nhỏ ở số 40 Đào Duy Anh, nay bánh canh bà Đợi đã mở thêm 3 cơ sở tại thành phố Huế. Bạn có thể đến các địa chỉ sau:

34 Ngô Gia Tự, TP Huế

01 Đường Văn An, Thành phố Huế

69 Nguyễn Trãi, TP Huế

Giá từ 15.000 – 35.000 đồng

Đăng bởi: Giảng Đặng

Từ khoá: Thưởng thức Bánh canh bà Đợi món ăn nức lòng người xứ Huế

Cập nhật thông tin chi tiết về Xứ Huế Mộng Mơ Mà Lại Có Món Ăn Nghe Tên Cực “Chất”: Cơm Âm Phủ trên website Xsye.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!